quan trọng nhất trong năm 2016
1. Ra đời vắc xin đầu tiên cho chứng sốt xuất huyết
2. Cấy mô dưới da hỗ trợ cai nghiện ma túy
6. Robot phẫu thuật khéo léo
7. ‘Làn da thứ hai’ loại bỏ tức thì các dấu hiệu lão hóa
8. Thiết bị kiểm tra đường huyết không cần lấy máu
10. Liều thuốc tê nha khoa “không tiêm, qua đường mũi”
10 phát minh y học sẽ bùng nổ trong năm 2016
Ra đời vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh công cộng được xếp đầu bảng trong Top 10 phát minh của năm 2016.
Cứ vào dịp cuối năm, Bệnh viện Cleveland, Mỹ, lại công bố danh sách Top 10 phát minh y học 'điểm nhấn' trong năm tiếp theo. 10 công nghệ dưới đây theo Cleveland sẽ bùng nổ trong năm 2016, giúp định hình diện mạo ngành y trong tương lai không xa.
1. Ra đời vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh công cộng
Tại Hội nghị Cách tân Y học Cleveland nhóm họp ngày 28/10/2015, việc ra đời các loại vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh công cộng được xếp đầu bảng trong Top 10 phát minh của năm 2016. Điều này cho thấy, cộng đồng y học thế giới đang trọng tâm đến lĩnh vực phòng bệnh.
Theo Dr. Steven Gordon ở Viện Y học Sức khỏe cộng đồng, người tham gia trong ban giám khảo bình chọn các phát minh này, vắc-xin phòng chống bệnh truyền nhiễm được ngành y rất quan tâm, hy vọng ngăn chặn nhiều loại bệnh nan y lan truyền mà nhiều người mắc phải, như HPV (bệnh lây qua đường tình dục) là một ví dụ.
Ra đời vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh công cộng được xếp đầu bảng trong Top 10 phát minh của năm 2016 (Ảnh minh họa: Internet)
2. Thử nghiệm lâm sàng theo hướng gen
Hiện tại, con người mất rất nhiều thời gian và tiền của để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng nhưng tương lai, phương pháp thử nghiệm lâm sàng đi theo hệ gen sẽ được thay thế, dựa trên tỉ lệ trao đổi chất để xác định thuốc điều trị, nhằm khẳng định tác dụng điều trị trong giai đoạn đầu, giai đoạn được xem là quan trọng nhất của quá trình điều trị. Tiến sĩ Charis Eng ở Viện Gen Mỹ cho hay, viện này đang có kế hoạch thực hiện một cuộc thử nghiệm điều trị bệnh tự kỷ bằng kỹ thuật nói trên, dự kiến dài một năm rưỡi, bắt đầu từ năm 2016.
3. Chỉnh sửa gen bằng CRISPR
Gần đây, dư luận nhắc nhiều đến thủ thuật này song không phải là vị trí số 1, nhưng nó sẽ thịnh hành từ năm 2016 để điều trị hàng loạt những căn bệnh liên quan đến rối loạn di truyền. Việc ứng dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR được ví như 'dập tắt một đám cháy rừng'. Một trong những thành công nổi bật trong năm 2015 là dùng tế bào biến đổi gen để trị bệnh ung thư máu cho một bé gái người Anh 1 tuổi mắc bệnh bạch cầu thể nặng (leukaemia) sau khi đã hết phương cứu chữa. Chỉnh sửa gen bằng CRISPR (Gene editing using CRISPR) là thay đổi các ADN như bổ sung các thông tin di truyền nhằm tạo ra các đặc điểm mới hoặc loại bỏ khu vực mã di truyền, tức những vùng gây bệnh cho con người.
4. Ra đời hệ thống lọc nước phòng ngừa bệnh truyền nhiễm
Năm 2016, sẽ ra đời hệ thống lọc nước phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, chính xác hơn là lọc nước thải hay rác thải thành nước sinh hoạt, có thể uống được ngay. Đây là dự án Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF) của tỉ phú công nghệ Bill Gates hợp tác với hãng Janicki Bioenergy, cho ra đời hệ thống lọc nước có tên Omniprocessor.
Theo Bill Gates, nước đóng vai trò quan trọng, nếu hợp vệ sinh sẽ ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm. Hệ thống Omniprocessor không chỉ cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh cho gần một nửa dân số toàn cầu, mà nó còn tạo ra một nguồn năng lượng bền vững, một viên đá ném trúng hai con chim. Sản phẩm thử nghiệm đã được Bill Gates uống trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người. Sau khi uống, Bill Gates cho hay, đây là thứ nước uống an toàn giống như nước thông thường.
Nguyên lý lọc của Omniprocessor có thể tóm tắt như sau: rác thải sinh hoạt hoặc nước thải được đưa qua công đoạn xử lý sơ bộ, sau đó nạp vào cho Omniprocessor. Quy trình kéo dài 5 phút, gồm các công đoạn chủ yếu như đun sôi và lọc. Sản phẩm đầu ra là nước sạch và điện năng dùng cho chính hệ thống Omniprocessor, nếu thừa sẽ phát lưới, chất thải dạng tro dùng làm phân bón.
5. Xét nghiệm ADN thai nhi không tế bào
Xét nghiệm ADN thai nhi không tế bào (cffDNA) hay xét nghiệm ADN tự do của thai nhi, tức ADN của thai nhi lưu hành tự do trong dòng máu của người mẹ. Nó tồn tại trong máu thai phụ sau tuần thứ 7 mang thai và tự mất 2 giờ sau khi vượt cạn. Đây là một xét nghiệm mới về di truyền không xâm lấn, giảm đáng kể kết quả âm tính giả mà hiện nay y học đang tìm hương khắc phục. Theo Viện sức khỏe phụ nữ Mỹ, xét nghiệm này dùng để phát hiện giới tính, các rối loạn di truyền, xác định tính bội không chỉnh (aneuploidies) trong bào thai đang phát triển, phát hiện sớm nguy cơ sảy thai…
6. Phân tích chất tạo sinh học protein tầm soát ung thư
Đây là phương pháp phân tích protein mới nhằm tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc protein ở nhóm người mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú có số lượng và cấu trúc protein bất thường. Ngoài ra, phép phân tích này còn có thời gian xác định bệnh nhanh hơn so với phương pháp truyền thống.
7. Chân tay nhân tạo điều khiển tự nhiên
Khoa học dự báo, trong năm 2016, hệ thống cài đặt EEG sẽ không cần phải mổ xẻ, cấy ghép, chỉ cần đặt trên đầu sẽ có tác dụng giúp cho chân tay giả di chuyển, tạo ra những cử chỉ đúng với ý nghĩ của người trong cuộc thông qua các tín hiệu thần kinh. Với cải tiến này sẽ giúp cho người bệnh không cần phải phẫu thuật đau đớn, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm nhiều chi phí cho người bệnh.
Khoa học dự báo, trong năm 2016, hệ thống cài đặt EEG sẽ không cần phải mổ xẻ, cấy ghép (Ảnh minh họa: Internet)
8. Chế ngự rối loạn HSDD
HSDD (Hypoactive Sexual Desire Disorder) là bệnh rối loạn chức năng tình dục phổ biến ở phụ nữ, bệnh nhạy cảm ít được công khai, hy vọng năm 2016 con người sẽ tìm ra thuốc 'đặc trị', đó chính là loại thuốc Viagra dùng cho Eva. Tuy không giống Viagra nhưng nó lại đảm nhận chức năng hóa học, kích hoạt não, làm tăng ham muốn cho phụ nữ. Thuốc uống hàng ngày, ít để phản ứng phụ và giúp phụ nữ cải thiện cuộc sống tình dục, làm cho cuộc sống hôn nhân thêm bền chặt và nhiều tác dụng tích cực khác cho sức khỏe.
9. Sôi động thị trường sinh trắc học chăm sóc sức khỏe
Từ lâu, nhóm thiết bị chăm sóc sức khỏe mang trên người (wearable) được xem là bùng nổ, trào lưu này hiện đang duy trì phát triển. Riêng tại Mỹ có khoảng 20% dân số sử dụng các thiết bị nói trên. Tương lai, từ năm 2016, trào lưu thiết bị mới không xâm lấn mang tên sinh trắc học sẽ lên ngôi. Rất đa dạng như dấu vân tay, quét vân tay trên iPhone, quét tĩnh mạch lòng bàn tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc học hành vi, đo nhịp tim… cho đến miếng dán trên da để theo dõi nồng độ glucose...
Riêng tại Mỹ có khoảng 20% dân số sử dụng các thiết bị này (Ảnh minh họa: Internet)
10. Phương pháp mới điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ
Phương pháp này dùng stent mạch máu thần kinh (Neurovascular stent retriever), kết hợp với các loại thuốc truyền thống để khử cục đông máu. Theo Viện Thần kinh Mỹ, phương pháp này không phải là mới nhưng sau nhiều năm thử nghiệm, được chứng minh là mang tính hiệu quả cao trong điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ và sẽ được ứng dụng đại trà kể từ năm 2016.
Theo Khắc Nam/Suckhoedoisong.vn