Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10 lợi ích sức khỏe từ trà gừng

05/08/201100:56(Xem: 26349)
10 lợi ích sức khỏe từ trà gừng

10 lợi ích sức khỏe từ trà gừng

Trà gừng là đồ uống phổ biến, có lợi cho sức khỏe, nhất là vào mùa đông lạnh giá. 10 tác dụng dưới đây được rút ra từ hàng trăm tác dụng của trà gừng nói chung đối với sức khỏe của con người vừa được tạp chí Health cập nhật.

10 lợi ích sức khỏe từ trà gừng - 1

  1. Lợi thế lớn nhất của trà gừng là tốt cho sức khỏe của dạ dày, khắc phục sự cố liên quan đến tiêu hóa kém, đầy hơi và bệnh dạ dày, thậm chí cả ung thư ruột kết. Khả năng kỳ diệu này của trà gừng tập trung ở tính kháng khuẩn của gừng, có chứ nhiều tác nhân trung hòa môi chất gây bệnh như khuẩn E. Coli, Candia, Salmonella và loại khuẩn nguy hiểm có tên là Psendomonasaeruginosa.
  2. Hạn chế tình trạng ốm, nôn nghén ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Cách làm như sau: cho nửa inxo(1,25cm) củ gừng thái lát ngâm vào nước nóng, uống nhiều lần trong ngày. Ngoài ra đồ uống này còn có tác dụng tang cường tiết dịch nước bọt và dịch tiêu hóa, giúp cơ thể chống chọi sự mất cân bằng trong giai đoạn thai kỳ.
  3. Cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng ở đàn ông, đó là kết luận rút ra từ ngiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Havard Mỹ thực hiện ở gừng. Cũng theo ngiên cứu đàn ông uống trà gừng đều đặn sẽ có số lượng lẫn chất lượng tinh dịch cao hơn trước khi uống nước gừng và so với nhóm người không dung đồ uống này.
  4. Giàu chất chống oxi hóa: Trà gừng nói riêng và các món có chứa trà gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá hủy tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
  5. Trà gừng ổn định máu mỡ: từ thời cổ đại xa xưa con người đã biết dùng gừng cho mục đích chữa bênh, ngày nay khoa học hiện đại cũng phát hiện thấy lợi ích này, đặc biệt là tác dụng ổn định mỡ máu, hạn chế nguy cơ liên kết tiểu cầu, làm giảm mỡ máu xấu LDL và làm tang mỡ máu tốt ( HDL) hạn ché mỡ hấp thụ vào thành ruột, tang cường sức khỏe cho máu, giúp loại bỏ những chất độc hại này, cuối cùng loại bỏ nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  6. Tác dụng giảm viêm nhiễm xương, hạn chế bênh viêm khớp thong qua trình ức chế các enzyme và prostaglanding gây viêm, phát sinh đau ở những người mắc bệnh khớp. Ngoài việc dung gừng trực tiếp, có thể dung dưới dạng dầu, kem bôi trơn tại các vị trí khủy khớp bị đau nhức.
  7. Phòng ngừa bệnh ung thư: Qua ngiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mo và các bộ phận khỏe mạnh khác.
  8. Hạn chế bệnh tiểu đường đường túp II: Những người có rủi ro mắc bệnh tiểu đường cao, như nhóm có tiền sử mắc bệnh, mắc bệnh chuyển hóa…nếu tang cường ăn gừng hàng ngày, sử dụng trà gừng là ở hợp chất gingerol, nó kích thích làm tăng độ nhạy insulin và giảm độ đường tích tụ trong máu.
  9. Lợi thế giảm béo của gừng: Gừng có chứa nhiều hợp chất hữu ích, tang cường quá trình chuyển hóa của cơ thể, hạn chế hấp thụ mỡ và tích tụ mỡ trong cơ thể. Có thể sử dụng trà gừng với mật ong. Cách làm như sau, cho vài lát gừng pha cùng trá, sau khi trà ngấm có thể pha them một chút mật ong vào, mỗi ngày dung 2-4 tách sẽ có tác dụng tích cực.
  10. Đẩy lùi bệnh cảm lạnh: khi thời tiết giao mùa, nhất là mùa đông, nên uống trà gừng sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nếu uống đều đặn 2-4 tách trà gừng tươi sẽ có tác dụng xoang thong suốt, long đờm, hạn chế chất gây nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virut và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.

chung tra 4
Trà gừng
Trà gừng cay và nóng, vì vậy nó là loại thức uống tuyệt vời trong ngày lạnh. Tuy nhiên, trà gừng còn hơn cả là một loại thức uống.
 

Ảnh minh họa: Internet
Hãy cũng khám phá những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của trà gừng.
Tôi cứ trách bố mẹ tôi sao cứ thích tích trữ lắm trà gừng ở trong nhà làm gì, uống thì nóng chứ mát mẻ gì đâu. Nhưng bố mẹ tôi lại bảo trà gừng có rất nhiều tác dụng, nào thì là có thể trị cảm lạnh, có thể giúp tránh buồn nôn, giảm đau, giảm viêm...
Quả thực tôi chẳng muốn tranh luận với bố mẹ mình làm gì, nhưng tôi không phủ nhận công dụng làm ấm người hay trị cảm lạnh của trà gừng, nhưng công dụng trị đau đầu hay "chiến đấu" với tình trạng chuột rút thì tôi không tin lắm.
Vậy nên dù bố mẹ nói rất nhiều nhưng tôi vẫn không thích loại trà này.
Một hôm, không hiểu do trúng gió thế nào mà tôi vừa "mò" về được đến nhà là có cảm giác buồn nôn kinh khủng. Mẹ tôi nói tôi bị trúng gió và pha cốc trà gừng cho tôi uống.
Bụng dạ thì cuồn cuộn muốn cho hết mọi thứ ra ngoài, lại bảo tôi uống thứ nước cay cay đó thì làm sao tôi chịu nổi.
Tôi nhất quyết không uống và cứ chạy liên tục vào nhà vệ sinh để cố nôn ra. Nhưng càng cố càng không được, cái cảm giác buồn nôn ứ ở cổ khiến tôi khó chịu vô cùng.
Cuối cùng, chẳng còn cách nào khác, tôi nhắm mắt uống đại cốc trà gừng của mẹ.
Chỉ khoảng 5 phút sau, tôi hết luôn triệu chứng buồn nôn. Công nhận trà gừng công hiệu thật trong cái khoản trị buồn nôn.
Tôi vốn hay bị chuột rút. Trước đây cứ mỗi khi bị chuột rút mẹ tôi thường khuyên tôi uống trà gừng. Nhưng tôi thấy hai cái này có vẻ chẳng liên quan với nhau nên tôi không tin lắm vào tác dụng giảm đau hay giảm chuột rút của trà gừng. Nhưng sau lầm trúng gió vừa rồi, tôi bắt đầu nghĩ "tội gì không thử, biết đâu loại trà này có nhiều tác dụng".
Vậy là, cứ khi nào tôi bị chuột rút là tôi lại nhấm nháp ly trà gừng ấm nóng. Và quả thực, cơn đau do chuột rút giảm đi đáng kể. Hóa ra, thành phần có trong trà gừng không chỉ có tác dụng làm cân bằng hệ thống tiêu hóa mà còn có tác dụng như những tác nhân chống viêm giúp xoa dịu tình trạng chuột rút.
Tôi bắt đầu tin nhiều hơn vào những công dụng diệu kì của trà gừng, trong đó còn có các tác dụng sau:
1. Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa
Trà gừng làm dịu rối loạn dạ dày. Uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động đường ruột. Trà gừng cũng có tác dụng trong việc điều trị tiêu chảy và đầy hơi. Trà gừng cũng giúp giảm khí đường ruột. Một số vấn đề về hệ tiêu hóa như viêm đại tràng cũng có thể được chữa khỏi nếu bạn thường xuyên uống trà gừng.
2. Điều trị chứng đau nửa đầu
Một trong những lợi ích tuyệt vời của trà gừng là giúp làm dịu cơn đau nửa đầu và thậm chí có thể chữa chứng đau nửa đầu hoàn toàn nếu bạn uống thường xuyên và đủ lượng cần thiết. Thay vì dùng một viên aspirin để vượt qua cơn đau đầu hay uống vài tách trà gừng. Nếu đau đầu là căn bệnh phổ biến của bạn, hãy uống 3 – 4 tách trà mỗi ngày bạn sẽ thấy tần suất đau đầu giảm xuống rõ rệt.
3. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Gừng có chứa chất chống oxy hóa, sắt, canxi, kali, protein, selen, magiê và một loạt các vitamin, khoáng chất khác giúp nó trở thành siêu thực phẩm. Để tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ sức khỏe hãy uống vài chén trà gừng mỗi ngày. Chúng sẽ trang bị cho cơ thể của bạn những công cụ cần thiết để tránh khỏi bệnh tật.
4. Trị chứng hôi miệng
Trà gừng có tác dụng tốt hơn bạc hà trong việc làm giảm hơi thở có mùi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng hơi thở có mùi là do đầy hơi và hệ thống tiêu hóa có vấn đề. Y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc đều coi trà gừng là phương thuốc để điệu trị chứng hơi thở có mùi.
5. Chữa bệnh cảm lạnh thông thường
Nếu bạn bị cảm lạnh thông thường hãy vượt qua nó bằng một ly trà gừng. Những người thường xuyên uống trà gừng ít bị ho và cảm lạnh hơn so với những người không uống. Trà gừng có hiệu ứng làm nóng các đường hôn hấp và gần như ngay lập tức giảm cảm giác nghẹt mũi. Bên cạnh đó, trà gừng còn làm giảm cảm giác khó chịu của bệnh nhân hen.
6. Giảm đau, chống viêm
Ngay cả đối với bệnh nhân đau khớp cũng có thể giảm đau bằng trà gừng. Gừng có đặc tính kháng viêm tự nhiên, từ đó chúng có thể giúp làm giảm các cơn đau khớp. Trà gừng còn có thể làm giảm sưng tấy gây ra bởi viêm khớp. Thậm chí bạn có thể điều trị bệnh viêm khớp bằng các uống trà gừng mỗi ngày. Trà gừng có đặc tính chống vi khuẩn và chống virus, vì vậy mà chúng có thể giúp ngăn chặn nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên uống trà gừng có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.
7. Chữa bất lực sinh lý
Ở một số nước phương Tây và Bắc Mỹ hiện nay, người ta có xu hướng dùng gừng thay cho viagra trong việc chữa bất lực sinh lý ở cả nam và nữ. Có thể nhấm dập 1 lát gừng tươi rồi ngậm trước khi lên giường.
 


15 loại bệnh tuyệt đối không được uống trà
07:11 - 20/12/2014
Trà là loại thức uống rất phổ biến đối với người Á Đông, vừa có tác dụng làm ấm cơ thể vừa giúp tĩnh tâm, thư thái. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp sử dụng trà.
 
 
1.Khi bị sốt
Chất caffein trong lá trà không những khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc.
2. Mắc bệnh gan
Các chất có trong lá trà bao gồm caffein đại đa số đều phải chuyển hoá qua gan. nếu gan có bệnh, lượng trà uống vào quá nhiều so với khả năng chuyển hoá sẽ làm tổn thương các mô gan.
3. Người suy nhược thần kinh
Caffein trong trà có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh. Khi thần kinh suy nhược nhưng vẫn uống trà đặc vào buổi chiều và tối, sẽ dẫn tới mất ngủ, khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Người bệnh nên uống trà hoa vào buổi sáng và trà xanh và trưa muộn để có được tinh thần tỉnh táo phấn chấn.
4. Người bị loét dạ dày
Trà là một loại chất kích thích bài tiết axit dạ dày. Uống trà có thể làm tăng lượng axit dạ dày, kích thích cho bề mặt loét. Vì vậy, thường xuyên uống trà đặc sẽ khiến bệnh tình tồi tệ hơn. Nhưng đối với những người bị loét nhẹ, có thể thưởng thức trà loãng sau khi uống thuốc 2 tiếng.
Ngoài ra, trà đen pha đường, sữa góp phần làm tiêu viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày, cũng có tác dụng nhất định đối với bệnh loét. Đặc biệt, uống trà còn có thể ngăn chặn sự tổng hợp của các hợp chất nitroso trong cơ thể, phòng ngừa đột biến tiền ung thư.
5. Người suy dinh dưỡng
Lá trà có chức năng phân giải chất béo. Vì vậy, thức uống này không thích hợp với người suy dinh dưỡng và nếu cố tình sử dụng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
6. Người bị thiếu máu
Chất tanin trong trà có thể kết hợp với sắt để tạo thành các hợp chất không hoà tan, khiến cơ thể không nhận được đủ nguồn cung cấp sắt, vì vậy người thiếu máu không nên uống trà.
7. Bệnh nhân sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu thông thường là sỏi canxi oxalate. Trong trà có chứa axit oxalic, sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu bài tiết,hình thành sỏi. Vì vậy, người bị sỏi tiết niệu được khuyến cáo không nên uống trà.
8. Bệnh nhân động mạch vành
Đối với người mắc bệnh động mạch vành có nhịp tim nhanh, đập sớm hoặc rung tâm nhĩ, chất caffein, theophylline trong trà gây hưng phấn, có thể tăng cường chức năng của tim, uống quá nhiều trà đặc sẽ khiến bệnh tái phát hoặc tăng nặng.
Do đó những người bệnh nhóm này chỉ có thể uống trà loãng nếu muốn. Nếu người bệnh có nhịp tim thường dưới 60 lần/phút nên uống nhiều trà để nâng cao nhịp tim, có tác dụng phối hợp trị liệu với thuốc.
9. Bệnh nhân cao huyết áp
Khi pha, mỗi gam trà chỉ dùng dưới 50 ml nước sôi được coi là “trà đặc”. Bệnh nhân cao huyết áp nếu uống quá nhiều trà đậm đặc, do tác dụng gây hưng phấn của chất caffein sẽ dẫn tới huyết áp tăng cao, không có lợi cho sức khoẻ.
10. Uống trà khi say rượu
Lá trà có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, sau khi say rượu uống trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng của tim. Uống trà còn đẩy nhanh tác dụng lợi tiểu, khiến chất aldehyde độc hại có trong rượu chưa phân huỷ đã bị thải ra ngoài qua thận, tạo kích thích lớn cho thận và nguy hại đến sức khoẻ. Do đó, đối với người bị bệnh tim và thận hoặc chức năng tim thận kém, không nên uống trà khi say rượu. Người khoẻ mạnh, có thể uống ít trà đặc, đợi sau khi tỉnh lại áp dụng các phương pháp như ăn nhiều hoa quả, hoặc uống một ngụm giấm, để đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, xoa dịu cơn say rượu.
11. Cẩn thận khi uống thuốc bằng nước trà
Thuốc có nhiều loại với các tính năng khác nhau. Có nên dùng trà để uống thuốc, hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin, theophylline. Đó là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy, dùng trà để uống thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
Một số thảo dược Đông y như ma hoàng, câu đằng, hoàng liên cũng không nên uống cùng với nước trà. Ngoài ra, trong dân gian thường cho rằng khi uống các loại thuốc bổ như nhân sâm cũng không nên uống trà.
12. Tránh uống trà khi bụng đói
Bụng rỗng uống trà sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng “say trà” như đánh trống ngực, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn, và ảnh hưởng hấp thu protein, dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày. Nếu bị “say trà”, có thể ngậm kẹo hoặc uống ít nước đường, giúp giảm nhẹ triệu chứng.
13. Không uống trà để qua đêm
Pha trà xong nên uống ngay. Nước trà để lâu không những làm mất đi vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác, mà còn dễ biến chất chua, uống vào dễ sinh bệnh.
14. Không uống nước trà đầu
Hiện nay, trong quá trình trồng, gia công, đóng gói, lá trà khó tránh khỏi bị nhiễm thuốc sâu, phân hoá học, đất cát. Nước trà đầu nên để rửa trà, nên đổ bỏ đi sau đó nhanh chóng cho nước sôi vào lại, để đảm bảo vệ sinh.
15. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên uống trà
Trong lá trà chứa nhiều Polyphenol, caffein, nhân tố bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy thai phụ chỉ nên uống ít hoặc không uống trà. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà đặc. Lượng caffeine trong trà sẽ vào sữa mẹ, gây hung phấn khiến trẻ ngủ ít và quấy khóc nhiều.
Theo Zing
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2010(Xem: 6000)
Trong lễ Tạ ơn, một cuộc lễ truyền thống có tính chất tôn giáo tổ chức trong tháng 11 ở Mỹ, trên một cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại, một nhà sư nêu ý kiến về việc nên hội nhập, mà một trong những hình thức biểu hiện là cũng nên ăn gà tây như người Mỹ, nhưng người theođạo Phật thì nên ăn gà tây chay (tức là món chay tạo hình gà tây).
02/12/2010(Xem: 4231)
Bàn về chế độ dinh dưỡng của người da vàng mà không nhắc đến hạt gạo ắt hẳn là thiếu sót lớn. Bằng chứng là nhiều người dù dự tiệc ê hề vẫn thấy đói nếu không dằn bụng với chén cơm.
02/12/2010(Xem: 4218)
Trà không chỉ là đồ uống khởi đầu một ngày mới. Nó còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, đái tháo đường, bệnh nướu và giảm stress...
02/12/2010(Xem: 4569)
Các nhà khoa học Mỹ và Canada hôm qua cho biết chế độ ăn chay ít béo và không dùng sản phẩm bơ sữa có tác dụng hạ đường huyết và giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường.
02/12/2010(Xem: 4253)
Một chế độ dinh dưỡng cao bao gồm protein, cacbohyđrát phức tạp, chất xơ, chất béo cao cấp và phytonutrients là đòi hỏi cần thiết cho hoạt động tại trường hay tại công sở.
18/11/2010(Xem: 4453)
Hạnh phúc là điều con người luôn tìm kiếm. Có nó chắc chắn đời bạn sẽ dài hơn.
17/11/2010(Xem: 4122)
Đậu hủ là thức ăn làm từ đậu nành giàu protein. Đậu hủ còn có thể hấp thu hương vị của các thành phần khác trong món xào, súp, canh…
14/11/2010(Xem: 4291)
Các loại hạt nổi tiếng là giàu chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
14/11/2010(Xem: 5019)
Bài thể dục chăm sóc ngón tay, nhẹ nhàng đánh đuổi bệnh tật, người trung niên và người lớn tuổi cần học!
13/11/2010(Xem: 6595)
Những món ăn dưới đây rất dễ chế biến, bạn có thể thực hiện để thực đơn mùa ăn chay thêm phong phú
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]