Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cây Kế sữa, Silybum marianum, Milk Thistle | Medicine Hunter, có thể chữa bệnh gan

24/02/201112:34(Xem: 5989)
Cây Kế sữa, Silybum marianum, Milk Thistle | Medicine Hunter, có thể chữa bệnh gan

Tác dụng chữa bệnh gan của Cây Kế Sữa

Kế sữa tên tiếng Anh là Thistle Milk là một loại cây được biết có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Loài cây này có thể coi là một loại thảo dược quý chứa do một hợp chất gọi là Silymarin, được dùng để chữa các bệnh về gan và do đó nó được xem là loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh gan tốt nhất so với các loại thảo dược thông thường khác.

Trong thực tế,  cây kế sữa là lựa chọn điều trị duy nhất đối những trường hợp ngộ độc thực phẩm gây nên phá hủy gan,. Hiệu quả điều trị của nó là không thể phủ nhận, thậm chí cả trong y học cổ truyền.

Công dụng chữa bệnh gan của cây kế sữa

Loài cây này do tác dụng đặc biệt của nó nên đã được chính thức phê duyệt đưa vào sử dụng từ năm 1985, như là một loại thuốc rất hữu hiệu để điều trị bệnh gan do vậy Nó được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh về gan như : viêm gan , gan nhiễm mỡ , xơ gan, nhiễm độc gan và viêm gan siêu vi .Qua nghiên cứu  Cây Kế Sữa đã được chứng minh với tác dụng bảo vệ gan chống lại các loại thuốc như acetaminophen và thuốc giảm đau không có aspirin.

Cây Kế sữa có một thành phần hoạt chất là silymarin đượccoi là rất quý. Hoạt chất này bao gồm một nhóm các hợp chất được gọi là flavonolignands, tác dụng phục hồi và sửa chữa các tế bào gan hư hại do rượu và các chất độc hại khác bằng cách kích thích sự tổng hợp chất đạm. Silymarin còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng tế bào gan, nó có tác dụng làm giảm viêm đối với những người bị viêm gan , và còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị những tổn thương gây ra do một quá trình hóa học được gọi là quá trình oxy hóa.

Cây kế sữa còn có một số tác dụng giống như estrogen, có thể kích thích sự sản sinh sữa mẹ ở những phụ nữ đang cho con bú. Kế sữa cũng có thể có một số tác dụng hữu ích đối với các bệnh nhân nam mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Loại thảo dược này được dùng cho bất kỳ ai bị rối loạn chức năng gan hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây kế sữa có thể giúp điều trị một số bệnh về gan như viêm gan và xơ gan. Họ phát hiện ra rằng Silybin có tác dụng:

–     Tăng cường hiệu quả điều trị của thuốc cisplatin và doxorubicin chống lại ung thư buồng trứng và các tế bào ung thư vú

–     Trực tiếp phá hủy tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt,phá hủy các tế bào ung thư cổ tử cung không cho chúng có cơ hội phát triển và lây lan thêm.

–     Có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tiền liệt

Nghiên cứu Silybin trên động vật cho thấy nó có một số tác dụng:

–     Giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu

–     Giúp cho một số loại thuốc hóa trị liệu làm việc tốt hơn và có công dụng cao hơn

–     Làm Ngừng hoặc làm chậm lại sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư

–     Ngăn và làm chậm lại sự phát triển của các khối u.

–     Giúp sửa chữa và phục hồi các mô gan

–     Giảm tăng trưởng tế bào ung thư ở chuột

Một vài thử nghiệm đã xem xét tác dụng của cây kế sữa đối với ung thư ở người đã cho thấy rằng silymarin giảm tác hại của hóa trị liệu trên gan mà không cần ngừng điều trị.

Ngoài ra một số thử nghiệm lâm sàng đã nghiên cứu cho thấy cây kế sữa hoặc silymarin giúp điều trị cho các rối loạn viêm gan, xơ gan hay ống dẫn mật. Những thử nghiệm này đã đưa ra được những kết quả khác nhau. Một vài thử nghiệm cho thấy chất này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, người dùng silymarin có triệu chứng nhiễm bệnh ít hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Một số nghiên cứu cho biết cây kế sữa giúp giải độc và bảo vệ gan và có thể ngăn ngừa viêm gan hoặc ung thư gan, bảo vệ các cơ quan khác của cơ thể như túi mật và lá lách. Một số nữa cho rằng nó làm chậm sự tăng trưởng của một số loại ung thư như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Cách dùng:

*    Rể : Rể cây Kế sữa có chất nhờn, mùi thơm dịu có thể dùng sống hoặc nấu chín:

*    Lá dùng sống hay chín: Lá kế sữa non có vị hơi ngọt, hơi dày,. Thời tiết nóng và khô khiến lá có vị đắng.Lá Kế sữa có nhiều gai cứng do đó trước khi dùng nên dùng dao cạo sạch gai. .

*    Nụ hoa nấu chín .

*    Thân cây dùng chín hoặc sống:

Nên bóc vỏ và ngâm trước khi dùng để giảm vị đắng.

Thời điểm mà Cây Kế sữa được sử dụng tốt nhất là vào mùa xuân khi chúng còn non nhỏ.

Tác dụng phụ của cây kế sữa

Mặc dù lấy cây kế sữa thường được coi là an toàn với ất ít tác dụng phụ, nhưng phụ nữ có thai hay đang cho con bú không nên sử dụng thảo dược này, ở liều cao (hơn 1.500 mg một ngày) có thể gây ra phản ứng dị ứng nhẹ.

Mặc dù chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh rõ ràng về việc cây kế sữa có ảnh hưởng tích cực đến phương pháp điều trị ung thư, nhưng do nó có tác dụng bổ sung chất chống oxy trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị có thể ngăn chặn việc làm chết tế bào ung thư từ các phương pháp điều trị.

Tuy nhiên, có một phương pháp đặc biệt mà nhiều người đã tìm đến để đạt hiệu quả cao nhất trong việc điều trị bệnh gan, đó là sử dụng thảo dược gia truyền Doctor Lê một phân hiệu của trung tâm thảo dược gia truyền Doctor Ninh


Kế sữa[1] (tên khoa học: Silybum marianum), còn được gọi là kế thánh, kế đức mẹ, cúc gai,[cần dẫn nguồn] là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Được (L.) Gaertn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1791.[2]

medicine_hunter_-_milk_thistle_morocco_684

Phân bố

Hình minh họa

Kế sữa vốn mọc hoang dã ở vùng Địa Trung Hải. Kể từ khi y học phát hiện ra dược chất silymarin trong cây kế sữa có tác dụng chữa bệnh thì loại cây này đã được trồng khắp nơi trên thế giới. Nó là một loại thực phẩm chức năng phổ biến được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và châu Âu[3].

Toàn thân cây kế sữa
Lá kế sữa

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Cây kế sữa có thể được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất. Môi trường sinh trưởng của cây kế sữa là ở những vùng khô ráo, nhiều ánh nắng mặt trời. Cây kế sữa trưởng thành cao từ 1,2m đến 3m; lá lớn có chấm hoặc gân màu trắng; bông màu đỏ tím; trái nhỏ, có vỏ cứng màu nâu bóng với nhiều chấm. Toàn thân cây và lá đều có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức nên người ta phải mang bao tay dày khi thu hoạch. Trà làm từ cây kế sữa đã được sử dụng cho việc điều trị các bệnh về gan trong thời cổ đại. Từ thời Hy Lạp cổ đại (Theophrastus, thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên) và La Mã (Pliny the Elder thế kỷ 1), hạt giống của cây kế sữa đã được sử dụng để bảo vệ gan[4]. Trong thế kỷ 1, Dioskurides sử dụng loài cây này như một loại thuốc gây nôn, cũng như một loại dược thảo cơ bản thời bấy giờ. Nó đã trở thành một loại thuốc được chuyên dùng để điều trị các bệnh gan mật vào thế kỷ 16 và vào năm 1960 ở trung tâm châu Âu[5][6]. Cây kế sữa có chiều cao lên đến 6 feet, đặc biệt phát triển tốt trên các sườn dốc nắng ở các nước Địa Trung Hải như Tây Ban Nha và Hy Lạp. Hoa cây kế sữa nở từ tháng 6 đến tháng 8, các hạt màu đen được thu hoạch vào cuối mùa hè để sử dụng cho các mục đích y học

Dược chất[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng hơn 50 năm qua, các nhà khoa học đã thành công trong việc xác định các hoạt chất có trong cây kế sữa, đáng chú ý nhất là một nhóm hỗn hợp liên quan có tên chung là silymarin gồm các flavonolignan. Phần lớn những sản phẩm của cây kế sữa được bào chế đúng tiêu chuẩn và tinh chất của nó được trích ra từ hạt và trái chứa khoảng 70-80% chất flavonolignan.

  • Silibinin là một hợp chất polyphenol flavonoid có hoạt tính sinh học chính của cây kế sữa[7][8], tồn tại dưới 2 dạng phổ biến là Silibinin A và B.
  • Isosilibinin gồm isosilibini A và B
  • Silichristin
  • Silidianin

Dược tính[sửa | sửa mã nguồn]

Ngộ độc[sửa | sửa mã nguồn]

Silibinin hoặc chất dẫn xuất, thường được dùng để chữa trị chứng ngộ độc nấm Amanita phalloides hoặc Amanita muscaria.

Với gan[sửa | sửa mã nguồn]

Được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc dân gian điều trị các bệnh về gan, ké sữa được xem là một loại thảo dược an toàn và có khả năng dung nạp tốt vào cơ thể, giúp bảo vệ gan tránh khỏi các tổn thương do rượu hoặc thuốc gây ra.

  • Ổn định màng tế bào gan, ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc vào bên trong gan.
  • Tăng tổng hợp protein ở tế bào gan do kích thích hoạt động của RNA polymerase, góp phần giải độc cho gan.
  • Thúc đẩy sự phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại, kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới thay thế các tế bào gan đã bị hủy hoại.
  • Ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan. Giúp các bệnh nhân bị xơ gan do cồn sống lâu hơn.
  • Chống peroxyde hóa lipid, tăng khả năng oxi hóa acid béo của gan, làm ổn định các tế bào gây viêm, ức chế phản ứng viêm, giảm các nồng độ enzym gan, làm cải thiện các triệu chứng của bệnh gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.
  • Xơ gan, viêm gan nhiễm mỡ (do cồn và không do cồn), nhiễm độc gan do hóa chất hoặc ma túy là các nguy cơ tiềm tàng gây ra bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Kháng insulin và tình trạng mất cân bằng các tác nhân oxy hóa là những cơ chế phát sinh bệnh chủ yếu dẫn đến tổn thương tế bào gan ở những bệnh nhân này. Làm giảm đáng kể sự phát triển tế bào ung thư, sự tạo mạch cũng như sự hình thành kháng insulin.

Xơ vữa động mạch[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, cây kế sữa còn có thế có một số công dụng khác như ngăn cản quá trình oxy hóa LDL cholesterol thành các mảng bám vào thành động mạch, là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch; giúp tăng cường nhu động ruột và ngăn cản sự nhiễm độc, làm sạch thận, hỗ trợ bài tiết; làm tan sỏi thận và sỏi mật; giúp làm dịu các cơn đau hành kinh và là một loại thảo dược tổng hợp hỗ trợ tiền kinh nguyệt rất có giá trị.

Ung thư[sửa | sửa mã nguồn]

Khả năng kháng viêm và tác dụng ức chế của silymarin đối với sự phát triển của các di căn ung thư cũng đã được xác nhận. Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh tác dụng của silibinin (thành phần hoạt tính sinh học chính của cây kế sữa) trong việc ức chế nhiều dòng tế bào ung thư, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết, da, bàng quang và ung thư phổi.

Khuyến cáo và chống chỉ định[sửa | sửa mã nguồn]

Liều dùng[sửa | sửa mã nguồn]

Các sản phẩm từ cây kế sữa thường được chuẩn hóa để chứa 70% đến 80% silymarin. Chiết xuất từ cây kế sữa thường được chuẩn hóa lên đến 70% silymarin, một liều thông thường sẽ là 200 mg 3 lần/ngày được cung cấp 420 mg silymarin.

Khi điều trị bệnh gan mãn tính, thời gian sử dụng ngắn nhất là 2 tháng cho đến vài năm và trong suốt tuổi thọ của bệnh nhân trong các trường hợp viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc xơ hóa. Liều uống nên được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân tùy theo tình trạng bệnh: 

  • Xơ gan: Silymarin, 280–450 mg/ngày chia làm 2-3 liều. 
  • Viêm gan mãn tính: Silipide, 160–480 mg/ngày hoặc silymarin 420 mg/ngày chia làm ba lần.
  • Viêm gan siêu vi cấp tính: Silymarin, 420 mg/ngày chia làm 3 lần. 
  • Nhiễm độc gan do dược/độc tố: Silymarin 280–420 mg/ngày chia làm 3 lần; có thể lên đến 800 mg /ngày.

Phản ứng phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng cây kế sữa cũng có thể xảy ra những phản ứng phụ, tuy rất hiếm, bao gồm: nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, rôm sảy, đau nhức khớp xương, bất lực (sinh lý), hơi thở ngắn và dồn dập, bất tỉnh,.

Tương tác thuốc[sửa | sửa mã nguồn]

Chiết xuất silymarin từ cây kế sữa có thể tương tác với một số thuốc chữa bệnh khác như thuốc chữa bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia); thuốc trị bệnh tai biến mạch máu não; thuốc gây tê hay làm mất cảm giác (anesthesia).

Chống chỉ định[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng cây kế sữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2010(Xem: 6310)
Cần chuẩn bị các vật liệu trước khi cuốn Bò Bía. Hành tím cắt mỏng, cho 4 muỗng canh dầu ăn vào chảo và phi hành cho vàng rồi vớt ra rải trên khăn giấy cho khô.
14/12/2010(Xem: 5914)
Bún tàu chiên phồng trong dầu deep fry để ráo (chú ý khi chiên bún tàu lửa mid. Dầu phải nóng thì bún mới nở đều). Carrot bào sợi xào sơ với chút dầu...
14/12/2010(Xem: 6222)
Bì chay có thể dùng để làm thành các món ăn sáng như bánh mì bì, cơm tấm bì, bún bì và bì cuốn. Ăn kèm với nước tương chua ngọt và đồ chua.
14/12/2010(Xem: 5198)
Đun sôi 4 tách nước với 1 muỗng cà phê muối. Thả các viên bột mè vào và đun sôi khoảng 5phút. Vớt ra để ráo, xắt thành lát khi bột nguội.
14/12/2010(Xem: 5734)
Bắt chảo lên bếp để cho thật nóng, cho dầu thực vật vào, để dầu sôi, múc bột đổ vào chảo, xoay chảo cho bột lan thật đều bỏ vào 4 lát tàu hủ, tôm chay và ít giá, đậu xanh.
13/12/2010(Xem: 5018)
Rau dưa tuy đơn giản nhưng không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày, nhất là sau Tết mọi người thường háo và thích những món nhẹ.
13/12/2010(Xem: 4812)
Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus...
13/12/2010(Xem: 5435)
Sinh tố chanh đu đủ như một thứ “thần dược” bổ sung năng lượng, giúp bạn thư giãn, tỉnh táo, đặc biệt tốt khi dùng trong bữa sáng.
13/12/2010(Xem: 4705)
Với cách làm quất ngâm này bạn vừa có món mứt quất thơm ngon lại có nước uống tốt cho sức khỏe, màu vàng óng ánh của quất còn mang lại vận may cho năm mới sắp đến nữa
12/12/2010(Xem: 5707)
Đậu hũ là món ăn không béo và dường như không bao giờ làm bạn ngán. Hãy làm đậu xốt nấm cho bữa cơm hôm nay nhé.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]