Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biến cơm thành thuốc

02/12/201011:39(Xem: 4203)
Biến cơm thành thuốc

Biến cơm thành thuốc

Bác sĩ LƯƠNG LỄ HOÀNG Nguồn: Báo Giác Ngộ

Bàn về chế độ dinh dưỡng của người da vàng mà không nhắc đến hạt gạo ắt hẳn là thiếu sót lớn. Bằng chứng là nhiều người dù dự tiệc ê hề vẫn thấy đói nếu không dằn bụng với chén cơm. Nhờ cơ chế tác dụng theo kiểu “ 3 trong 1 ” xây dựng trên tỷ lệ hài hòa giữa sinh tố, khoáng tố và chất xơ mà gạo là món ăn lý tưởng nhờ hiệu năng “kép”, vừa cung cấp năng lượng, vừa bổ sung dưỡng chất. Tuy không nổi bật về thành phần dưỡng chất vì không chứa nhiều chất đạm và chất béo như thịt cá, nhưng hạt gạo lại khéo nhờ sự hiện diện của chất xơ để món cơm vừa ăn đã tiêu. Chén cơm vì thế, tất nhiên còn tùy số lượng, khó là gánh nặng cho cơ quan giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột.

Song song với tiến bộ của kỹ thuật, hột gạo cũng phải thay đổi bộ mặt từ thế kỷ 19. Do có nhà máy xay gạo nên hột gạo tuy một mặt trắng hơn, bóng hơn, đẹp hơn nhưng mặt khác lại đánh mất phần lớn hoạt chất trong phần vỏ lụa. Vì quá coi trọng bề ngoài, vì quá chuộng màu trắng sữa của hột gạo đã qua tinh chế mà cám trở thành món ăn của gia súc! Hột gạo từ đó không còn là dạng thực phẩm thân thương ngày nào. Nói chi đến cám, ai cũng hiểu, nhất là các chuyên gia trong ngành dinh dưỡng, gạo càng trắng càng không còn hữu ích cho sức khỏe, nhưng chẳng qua nhờ “đẹp phấn son” nên gạo trắng vẫn cao giá hơn gạo lức!

Nhưng đó chưa phải là điểm đáng nói. Đáng lo hơn nhiều là tình trạng nhiều bệnh lý trầm kha có cơ phát tán từ khi gạo trắng chiếm lĩnh thị phần. Tuy không là yếu tố trực tiếp nhưng khuynh hướng lạm dụng chất đường, chất mỡ trong khẩu phần trong khi thiếu sự hiện diện của chất xúc tác biến dưỡng nằm trong vỏ lụa của hạt gạo là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh chứng nghiêm trọng. Không lạ gì khi nhiều căn bệnh thuộc nhóm “bệnh thời đại” bộc phát từ khi gạo lức càng lúc càng vắng mặt trên tiệm bán gạo.

Lý do rất đơn giản. Phần vỏ lụa của hột gạo chứa nhiều sinh tố B1, B2, B3, B5, E và tiền sinh tố A với ảnh hưởng trên toàn bộ chức năng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, vận động… Bên cạnh đó là các khoáng tố sắt, magne, phorphor, kẽm, vôi…cần thiết cho chức năng tư duy và cấu trúc khỏe mạnh của tóc, da, móng tay…Chưa hết, hoạt chất trong vỏ lụa của hột gạo chính là hợp chất có tác dụng phòng chống ung thư thông qua cơ chế trung hòa độc chất oxy – hóa trong môi trường ô nhiễm do phế phẩm kỹ nghệ, trong hóa chất gia dụng, nông nghiệp, dược phẩm tổng hợp… Trước đây có nhà nghiên cứu thậm chí báo động về sự hiện diện của chất sinh ung thư trong hột gạo chà quá trắng. điều đó không có gì khó hiểu khi vắng chủ nhà trong lớp vỏ lụa thì tránh sao khỏi gà trong lỏi hột gạo không sớm mọc đuôi tôm!

Từ nhận thức đó nhiều thầy thuốc nổi tiếng, dù ở phương Tây, nơi chén cơm không là món ăn căn bản, đã từ lâu không ngừng kêu gọi người tiêu dùng trở về với thiên nhiên, trở về với hột gạo còn nguyên vỏ lụa. Điều đó cũng không đồng nghĩa là suốt đời phải theo món gạo lức. Không nhất thiết phải khắt khe như thế, vì đơn điệu trong chế độ dinh dưỡng, nhất là khi đến độ cường điệu, bao giờ cũng có hại. Chỉ cần thỉnh thoảng nên thay thế bữa cơm gạo trắng với gạo lức, với nếp than… Nếu được ít ngày trong tuần càng hay, nếu được 1-2 tuần trong tháng càng tốt, như một hình thức giải độc định kỳ cho cơ thể. Không cần phải lên lịch đổi món chi cho cuộc sống thêm phần căng thẳng. Miễn là đừng quên.

Nước Mỹ xưa nay bao giờ cũng là ứng viên hàng đầu về số huy chương vàng trong các thế vận hội. Ấy thế mà nhiều người chưa biết là từ mấy chục năm nay, vận động viên Hoa Kỳ bao giờ cũng có món ăn từ gạo thiên nhiên trong khẩu phần hằng ngày, thậm chí còn thường hơn thịt bò bít-tết! Lẽ nào các chuyên gia bên đó không có cơ sở khoa học vững chắc khi quyết định nuôi nâng động viên của họ như thế?

Không có dẫn chứng nào hùng hồn cho bằng kết quả trên thực tế. Oshawa đã không vô cớ bỗng nổi tiếng nhờ phương pháp dinh dưỡng với gạo lức muối mè. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ cần dựa vào gạo lức muối mè mà quên vai trò không thể thay thế của thầy thuốc. Đừng tự chữa bệnh theo lời đồn. Cũng đừng tự ngưng thuốc đặc hiệu vì tưởng có thể thay thế tức khắc bằng chế độ dinh dưỡng. Món ăn nào cũng thế, cho dù đã được thử lửa qua bao thế hệ, chỉ nên thuốc nếu dùng đúng chỉ định, từ cách dùng, liệu trình cho đến liều lượng. Sai chỉ định thì nước lã cũng có hại. Gạo lức cũng thế mà thôi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2017(Xem: 9584)
Ngoài việc dùng làm thực phẩm để ăn, nhất là món hạt dẻ nướng nóng hổi trong mùa lạnh, loại hạt này còn là vị thuốc quý dùng để chữa nhiều loại bệnh. Bổ thận, tốt cho tim mạch, ngừa nguy cơ ung thư Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae). Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C và các khoáng chất. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong tất cả các loại hạt, chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao. Bên cạnh đó, với thành phần giàu tinh bột nên loại hạt này có khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Nhờ thành phần dinh dưỡng cao mà hạt dẻ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chứng minh, hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Loại axit béo thuộc họ Omega-3 trong hạt dẻ có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim. Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu c
17/04/2017(Xem: 4864)
Phật giáo quan niệm mạng sống là duy nhất và quí báu nhất đối với mọi loài, do đó có tính thiêng liêng. Bởi thế, người Phật tử không giết hại để vui chơi (săn bắn). Đại thừa Phật giáo khuyến khích ta ăn chay để tránh bớt việc sát hại loài vật do thói quen ăn thịt của loài người. Thật ra, khoa học tân thời và khoa dinh dưỡng cũng đồng ý là người ăn chay được mạnh khỏe và sống lâu hơn.
01/04/2017(Xem: 4832)
Trong các tôn giáo toàn cầu, đạo Phật đứng nhất về phương diện hòa bình và tôn trọng sự sống. Trải qua hơn 2500 năm, chưa có một giọt máu đổ hay một sinh linh bị giết hại nhân danh đạo Phật. Đức Phật Thích-Ca dạy chúng ta phải tôn trọng sự sống, kể cả những sinh vật nhỏ nhất và các loài cây cỏ. Ngài đặt "giết hại" là giới cấm số 1 trong Ngũ Giới Cấm.
21/03/2017(Xem: 4793)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
13/02/2017(Xem: 9955)
Thuyết phục người thân, bạn bè hay bất kể ai chuyển chế độ ăn mặn sang chế độ ăn chay dù vài ngày trong tháng là điều không phải dễ dàng vì họ thường viện cớ là ăn chay không đảm bảo sức khỏe. Cho dẫu người ăn chay có đưa ra một số lý do từ những phát hiện nghiên cứu khoa học về lợi ích của ăn chay. Cũng có người cho rằng họ cũng được biết đâu đó từ một bài báo hay từ người khác rằng ăn chay dễ bị suy dinh dưỡng, ăn đậu hũ có thế gây ung bướu vv … đại loại là không tốt. Để có bằng chứng khoa học thuyết phục cho nhiều người, bài viết này tập trung khai thác lợi ích của chế độ ăn chay trên hai cơ sở chính: 1. Ấn bản tháng 12 năm 2016 của Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng Học của Mỹ về chế độ ăn chay, 2. Thông tin dinh dưỡng cho người chay từ Mayo Clinic Hoa Kỳ
15/12/2016(Xem: 23665)
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc Theo chuyên gia Đông y, vỗ tay là bài tập vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Duy trì hàng ngày theo hướng dẫn này có thể hỗ trợ chữa rất nhiều loại bệnh.
14/09/2016(Xem: 6609)
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, một Phật tử ở vùng Westminster (California) đã hỏi tôi: "Vì sao người cư sĩ Phật giáo phải ăn chay, trong khi ngay cả những vị xuất gia theo Nam tông vẫn không ăn chay?"
31/08/2016(Xem: 5272)
Mẹ ru con tiếng ngọt bùi Như ca dao đẹp, như lời nước non Như sông ra biển về nguồn Con mang tình Mẹ trong hồn lâng lâng ...
06/06/2016(Xem: 8034)
Đặt câu hỏi đó thành tựa đề bài viết này để thấy giữa hai thái cực thực tế & giải trí vốn đối lập và loại trừ nhau qua cách nhìn của một khán giả xem truyền hình. Trong hai thái cực ấy, chuyện tưởng thật lại hóa ra chuyện đùa và chuyện tưởng đùa lại hóa ra là cứu cánh cho chuyện thật! Vâng! Hai "ông vua" đầu bếp người viết muốn nói đến đã xảy ra trên truyền hình! Một từ năm 2013 và một chỉ mới đây thôi, ngày 27/5/2016.
07/03/2016(Xem: 6924)
Thịt và xúc-xích chay thật sự có hương vị và hiện nay đang chinh phục các siêu thị. Phải chăng đây là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng về thực phẩm sắp diễn ra?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]