Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn loại thức ăn

11/07/201107:38(Xem: 3749)
Bốn loại thức ăn
anchay

Bốn loại thức ăn
Thích Nhất Hạnh


Loại thức ăn thứ nhất là "đoàn thực"
Tức là những thức ăn đi vào miệng của chúng ta. Chính kiến cũng là biết phân biệt những đoàn thực có hại và những đoàn thực không có hại. Chúng ta phải biết những thức ăn và thức uống nào gây tàn phá và làm mất sự điều hòa trong cơ thể. Khi chúng ta ăn những món hiền lành và bố dưỡng thì chúng ta cũng biết. 
 
Đó gọi là chính kiến. Ta thực tập chính kiến ngay trong đời sống hằng ngày, trên bàn ăn và trong khi nấu ăn, chứ không phải chỉ thực tập trong thiền đường mà thôi. Trước khi ăn chúng ta nói: "chỉ xin ăn những thức ăn có tác dụng nuôi dưỡng và ngăn ngừa tật bệnh", đó là chính kiến áp dụng khi ăn và khi nấu ăn.
 
Nói về đoàn thực, Bụt đã dùng hình ảnh của hai vợ chồng nhà kia ăn thịt con. Hai vợ chồng này mang đứa con trai duy nhất đi qua sa mạc. Họ nghĩ rằng số lương thực đem theo là đủ dùng cho chuyến đi. Nhưng chưa ra khỏi sa mạc họ đã hết thực phẩm. Hai vợ chồng biết rằng cả ba người sẽ chết đói. Cuối cùng họ phải đành tâm ăn thịt đứa con để sống mà ra khỏi sa mạc. Họ vừa ăn thịt con vừa khóc. Bụt hỏi rằng: "Này các thầy, khi hai vợ chồng đó ăn thịt đứa con thì họ có thấy thích thú gì không?" Các thầy thưa: "Bạch đức Thế Tôn, làm sao thích thú được khi biết mình đang ăn thịt con." Bụt dạy: " 
 
Trong đời sống hằng ngày, trong khi tiêu thụ, chúng ta cũng phải biết thức ăn của mình đã có thể được tạo ra bằng sự đau khổ cùng cực của kẻ khác, của những loài sinh vật khác."
 
"Hai tay nâng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần." Ăn không có chính niệm, ta tạo khổ đau cho mọi loài và khổ đau cho chính bản thân ta. Khi ta hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều thức béo vào, là ta đang ăn bộ phổi của ta, đang ăn buồng gan, trái tim của ta, ta tự đang ăn thịt ta. Nếu là cha, là mẹ thì lúc đó ta đang ăn thịt con ta tại vì các con cần có cha mẹ mạnh khỏe, tươi vui. 
 
Và nếu cha mẹ trong khi ăn uống mà tàn hại thân thể của chính mình thì chính cha mẹ đang giết con. Thành ra ăn như thế nào để đừng tạo ra những khổ đau cho các loài và đừng tạo khổ đau cho chính mình, đó là chính niệm và chính kiến. Đạo Bụt trong cả Nam Tông và Bắc Tông đều tin rằng chúng sinh từ đời này sang đời khác thay phiên lần lượt làm cha làm mẹ của nhau. Vì vậy mỗi khi ăn thịt, chúng ta hãy có ý thức rằng có thể ta đang ăn thịt cha mẹ hay con cái của ta. Do đó chúng ta đã tập ăn chay và tập không sát sinh.
 
Loại thức ăn thứ hai là "xúc thực". 
Chúng ta có sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Chúng tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Ta phải thấy rằng việc tiếp xúc đó có đem chất độc vào người hay không. Ví dụ như khi ta xem truyền hình, mắt ta tiếp xúc với hình sắc. Phải thực tập chính kiến xem chương trình truyền hình kia có đưa vào trong tâm ta những độc tố như sợ hãi, căm thù và bạo động hay không. 
 
Có những phim mang lại cho lòng ta sự hiểu biết, lòng từ bi, chí quyết tâm muốn giúp người, quyết tâm không làm những điều lầm lỗi. Ta biết ta có thể xem phim đó. Ấy là ta thực tập chính kiến. Người lớn cũng như trẻ em, trong khi xem phim, phải biết thực tập chính kiến. Phải biết rằng có những chương trình truyền hình chứa đựng rất nhiều độc tố như bạo động, căm thù và dục vọng. 
 
Ngay cả những phim quảng cáo cũng khơi động thèm khát, dục vọng hay sợ hãi của người ta. Khi xem một tờ báo không có chính niệm, chúng ta có thể tiếp nhận rất nhiều độc tố. Đọc xong ta có thể mệt nhoài vì những điều ta đọc có thể khiến chúng ta chán nản, lo lắng và ghê sợ. Chính những câu chuyện hàng ngày cũng có thể mang nhiều độc tố. Đó là xúc thực.
 
Chính kiến phát sinh ra chính niệm và chính niệm cũng làm phát sinh chính kiến. Tôi biết rằng nhìn, nghe và tiếp xúc với những gì thì thân tâm tôi sẽ khỏe khoắn, nhẹ nhàng và an lạc và tôi quyết định mỗi ngày tiếp xúc với những chất liệu đó. Còn những thứ làm tôi mệt, tôi buồn, tôi lo, tôi giận thì tôi sẽ tránh không tiếp xúc. Đó là chính niệm về xúc thực, có được nhờ chính kiến về xúc thực. 
 
Bụt dạy rằng con người rất dễ bị thương tích, trên cơ thể cũng như trên tâm hồn. Bụt đã dùng hình ảnh một con bò bị lột da dẫn xuống sông. Dưới sông có hàng vạn loài sinh vật li ti bu lại hút máu và rỉa thịt con bò. Và khi ta đưa con bò tới đứng gần một bức tường hay một cây cổ thụ, cũng có những sinh vật li ti sống trên bức tường và trong cây cổ thụ bay ra, bám vào con bò để hút máu.

Nếu chúng ta không giữ gìn thân và tâm bằng chính kiến và chính niệm thì các độc tố trong cuộc đời cũng bám lại và tàn phá thân tâm ta. Năm giới mà chúng ta tiếp nhận và hành trì là bộ da bao bọc thân thể và tâm hồn ra. Nếu không hành trì năm giới là chúng ta không thực tập chính kiến. Và trong mỗi chúng ta vốn đã có hạt giống của chính niệm. Thực tập chính niệm cũng như tạo ra những kháng thể để chống lại sự thâm nhập của các độc tố kia.
 
Loại thức ăn thứ ba là tư "niệm thực". 
Đó là những nỗi ước ao ta muốn thực hiện cho đời ta. Mong muốn làm giám đốc một hãng buôn lớn, hay mong muốn đậu bằng tiến sĩ, những mong muốn như thế thâm nhập vào người ta giống như một thức ăn. Mong muốn là một loại thực phẩm gọi là tư niệm thực. Ước muốn mạnh sẽ giúp ta năng lượng để thực hiện hoài bão. 
 
Nhưng có những loại tư niệm thực làm cho ta khổ đau suốt đời. Như danh, lợi, tài và sắc. Muốn được mạnh khỏe và tươi vui, muốn được giúp đở cho gia đình và xã hội, muốn bảo vệ thiên nhiên, tu tập để chuyển hóa, để thành một bậc giác ngộ độ thoát cho đời.v.v... thì đó là loại tư niệm thực có thể đưa tới an lạc, hạnh phúc.
 
Về tư niệm thực, Bụt kể chuyện một người bị hai lực sĩ khiêng người kia ném xuống hầm lửa đang bốc cháy. Bụt nói rằng khi ta bị những tư niệm thực bất thiện chiếm cứ, bị danh, lợi, tài và sắc lôi cuốn thì cũng như ta bị những anh chàng lực sĩ kéo đi liệng xuống hầm lửa. So đó người tu học phải có chính kiến, phải nhận diện được tư niệm thực trong ta là loại nào.
 
Loại thức ăn thứ tư là "thức thực". 
Chúng ta là sự biểu hiện của thức, gồm có y báo và chánh báo. Chánh báo là con người gồm năm uẩn của ta và y báo thuộc hoàn cảnh chung quanh ta. Vì hành động từ nhiều kiếp xưa nên bây giờ ta có chánh báo này, với y báo này. Chánh báo và y báo đều là sự biểu hiện của tâm thức. Khi làm công việc nhận thức, tâm cũng giống như cơ thể đón nhận các món ăn. 
 
Nếu trong quá khứ tâm thức ta đã tiếp nhận những thức ăn độc hại, thì nay tâm thức ta biểu hiện ra y báo và chánh báo không lành. Những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc, suy tư, tưởng tượng, tất cả những thứ ấy đều như muôn sông chảy về biển tâm thức. Và những vô minh, hận thù và buồn khổ của ta đều trở về biển cả của tâm thức ta. Vì vậy ta phải biết mỗi ngày chúng ta nhận vào tâm thức của ta những món ăn nào. Chúng ta cho nó ăn từ, bi, hỷ, xả hay là chúng ta cho nó ăn trạo cử, hôn trầm, giải đãi, phóng dật?

Về thức thực, Bụt đã dùng hình ảnh một người tử tù và ông vua. Buổi sáng vua ra lệnh lấy 300 lưỡi dao cắm vào thân thể của một tử tội. Tới buổi chiều vua hỏi: " Người tù đó bây giờ sao?" - "Tâu bệ hạ, nó còn sống." - "Vậy thì đem hó ra, lấy 300 lưỡi dao đâm qua người nó một lần nữa." Và buổi tối, vua hỏi: " Kẻ đó bây giờ ra sao?" - "Còn sống." - "Hãy lấy 300 mũi dao đâm qua thân thể nó một lần nữa!" 
Bụt dùng ví dụ đó để nói chúng ta cũng đang hành hạ tâm thức của ta y như thế. Mỗi ngày chúng ta đâm 300 mũi dao của độc tố vào trong tâm thức ta. Những mũi dao của tham lam, giận dữ, ganh tỵ, hờn giận, thù oán, vô minh.
 
Bốn ví dụ kể trên được chép trong kinh Tử Nhục. Tử Nhục là thịt của đứa con. Bốn ví dụ nghe rất ghê sợ, có tác dụng răn bảo chúng ta phải tỉnh táo giữ gìn chính kiến.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2017(Xem: 4346)
Phật giáo quan niệm mạng sống là duy nhất và quí báu nhất đối với mọi loài, do đó có tính thiêng liêng. Bởi thế, người Phật tử không giết hại để vui chơi (săn bắn). Đại thừa Phật giáo khuyến khích ta ăn chay để tránh bớt việc sát hại loài vật do thói quen ăn thịt của loài người. Thật ra, khoa học tân thời và khoa dinh dưỡng cũng đồng ý là người ăn chay được mạnh khỏe và sống lâu hơn.
01/04/2017(Xem: 4332)
Trong các tôn giáo toàn cầu, đạo Phật đứng nhất về phương diện hòa bình và tôn trọng sự sống. Trải qua hơn 2500 năm, chưa có một giọt máu đổ hay một sinh linh bị giết hại nhân danh đạo Phật. Đức Phật Thích-Ca dạy chúng ta phải tôn trọng sự sống, kể cả những sinh vật nhỏ nhất và các loài cây cỏ. Ngài đặt "giết hại" là giới cấm số 1 trong Ngũ Giới Cấm.
21/03/2017(Xem: 4312)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
13/02/2017(Xem: 9296)
Thuyết phục người thân, bạn bè hay bất kể ai chuyển chế độ ăn mặn sang chế độ ăn chay dù vài ngày trong tháng là điều không phải dễ dàng vì họ thường viện cớ là ăn chay không đảm bảo sức khỏe. Cho dẫu người ăn chay có đưa ra một số lý do từ những phát hiện nghiên cứu khoa học về lợi ích của ăn chay. Cũng có người cho rằng họ cũng được biết đâu đó từ một bài báo hay từ người khác rằng ăn chay dễ bị suy dinh dưỡng, ăn đậu hũ có thế gây ung bướu vv … đại loại là không tốt. Để có bằng chứng khoa học thuyết phục cho nhiều người, bài viết này tập trung khai thác lợi ích của chế độ ăn chay trên hai cơ sở chính: 1. Ấn bản tháng 12 năm 2016 của Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng Học của Mỹ về chế độ ăn chay, 2. Thông tin dinh dưỡng cho người chay từ Mayo Clinic Hoa Kỳ
15/12/2016(Xem: 22992)
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc Theo chuyên gia Đông y, vỗ tay là bài tập vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Duy trì hàng ngày theo hướng dẫn này có thể hỗ trợ chữa rất nhiều loại bệnh.
14/09/2016(Xem: 6048)
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, một Phật tử ở vùng Westminster (California) đã hỏi tôi: "Vì sao người cư sĩ Phật giáo phải ăn chay, trong khi ngay cả những vị xuất gia theo Nam tông vẫn không ăn chay?"
31/08/2016(Xem: 4862)
Mẹ ru con tiếng ngọt bùi Như ca dao đẹp, như lời nước non Như sông ra biển về nguồn Con mang tình Mẹ trong hồn lâng lâng ...
06/06/2016(Xem: 7297)
Đặt câu hỏi đó thành tựa đề bài viết này để thấy giữa hai thái cực thực tế & giải trí vốn đối lập và loại trừ nhau qua cách nhìn của một khán giả xem truyền hình. Trong hai thái cực ấy, chuyện tưởng thật lại hóa ra chuyện đùa và chuyện tưởng đùa lại hóa ra là cứu cánh cho chuyện thật! Vâng! Hai "ông vua" đầu bếp người viết muốn nói đến đã xảy ra trên truyền hình! Một từ năm 2013 và một chỉ mới đây thôi, ngày 27/5/2016.
07/03/2016(Xem: 6417)
Thịt và xúc-xích chay thật sự có hương vị và hiện nay đang chinh phục các siêu thị. Phải chăng đây là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng về thực phẩm sắp diễn ra?
21/02/2016(Xem: 11713)
The date of the UN Day of Vesak Annual Friendship Dinner at Quang Minh Temple has been decided as Saturday the 9th of April from 6.30pm. Publicity flyers & tickets have been designed using Gerald's artwork of last year. Printing will be sent to Xtreem Print Solutions in Richmond for ready before Lunar New Year celebrations. After a consultation with Ven Thich Phuoc Tan, ticket price for this year is $30.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567