Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9: Những vấn đề đặc biệt cần quan tâm

20/06/201316:28(Xem: 3544)
Chương 9: Những vấn đề đặc biệt cần quan tâm

Dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh tật

Chương 9: Những vấn đề đặc biệt cần quan tâm

Tâm DiệuTâm Linh

Nguồn: Tâm Diệu và Tâm Linh

Có ba vấn đề đặc biệt mà người ăn chay cần phải lưu ý là: protein, calcium, và vitamin B-12. Thực tế hai vấn đề đầu không có vấn đề, đó chỉ là huyền thoại. Chỉ riêng vấn đề thứ ba, những người ăn chay "vegan" mới phải đặc biệt quan tâm.

PROTEIN


Một điều bất hạnh cho chúng ta là có quan điểm sẵn về chữ protein như là đồng nghĩa với từ sức khỏe. Đây chỉ là huyền thoại được dựng lên bởi kỹ nghệ thịt và kỹ nghệ bơ sữa. Thực tế cho biết, chúng ta không cần nhiều protein, nhất là protein thịt. Có nhiều lý do tốt trong việc giới hạn protein. Như hai vị bác sĩ McDougall và Rosenthal đã giải thích, chế độ dinh dưỡng nhiều protein thịt đem lại hai hậu quả là: bệnh thận (kidney disease) và bệnh xốp xương (osteoporosis). Ăn thực phẩm chứa nhiều protein bắt bộ phận thận làm việc nặng nhọc hơn trong nỗ lực loại bỏ chất ammonia, phó sản của tiến trình biến dưỡng thực phẩm và có thể dẫn đến việc hư thận sớm hơn. Nhiều protein cũng tạo nên tình trạng thất thoát calcium qua đường tiểu.

CALCIUM


Calcium là một chất khoáng rất cần thiết để tăng trưởng và bảo trì hệ thống xương cốt và răng của con người. Vào khoảng giữa tuổi trung niên và tuổi già, sự thiếu hụt chất vôi sẽ dẫn đến tình trạng xương dễ bị xốp và gẫy mà danh từ y khoa gọi là "osteoporosis". Chính vì điều này mà các nhà sản xuất sữa đã thúc dục dân chúng Hoa Kỳ nên ưống ba ly sữa một ngày vì sữa có chứa nhiều chất calcium.
Nếu điều trên đúng thì chúng ta phải thấy những khu vực dân số uống nhiều sữa như Thụy Điển, Na Uy, Tân Tây Lan và Hoa Kỳ, dân chúng không bị bệnh xốp xương. Thực tế trái lại, những quốc gia này uống nhiều sữa bò và ăn nhiều protein thịt nhất trên thế giới lại có tỷ lệ bị bệnh xốp xương nhiều nhất.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã cho biết rằng dinh dưỡng bằng protein thịt là nguyên nhân làm thất thoát calcium qua sự bài tiết. Họ cho hay, càng ăn nhiều protein thịt, càng nhiều lượng calcium bị thất thoát ra ngoài.
Để kết luận, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng nơi những quốc gia ăn nhiều protein có nguồn gốc thực vật, ăn ít thịt, mặc dầu số lượng calcium vào cơ thể ít hơn, xương cốt dân chúng vẫn cứng cáp hơn qua tỷ xuất bể xương thấp hơn. Các quốc gia này theo khuyến cáo của World Health Organization là giữ mức calcium ở 400 và 500 mg một ngày, trong khi đó, Hoa Kỳ khuyến cáo dân chúng là 800 đến 1200 mg một ngày.
Có lẽ chúng ta không cần nhiều như vậy, chúng ta chỉ cần nhiều hơn để phát triển xương cốt trong thời kỳ còn trẻ và cần vừa đủ để cầm giữ ở trạng thái quân bình hầu ngăn ngừa bệnh xốp xương về sau.
Tuy nhiên nên nhớ, calcium chỉ là một trong các yếu tố tác dụng đến xương cốt. Hàm lượng tiêu thụ calcium ảnh hưởng bởi loại protein chúng ta ăn, cũng như thói quen tập thể dục và dinh dưỡng. Hoa kỳ đã chiến đấu chống lại bệnh xốp xương bằng một loại vũ khí không thích hợp. Chiến đấu chống lại bệnh này đòi hỏi những sự thay đổi căn bản trong đường lối ăn uống cũng như lối sống của con người.

VITAMIN B-12


Vitamin B-12 thường không có ở những thực phẩm chay, nên những người ăn chay thuần túy (vegans) không dùng trứng gà và sữa bơ, cần phải ăn thêm các thực phẩm có pha trộn vitamin B-12 như thức ăn sáng cereals, sữa đậu nành Eden Soy Extra của Eden Foods, Inc. hay uống thêm multivitamins.
Được biết cơ thể con người cũng như con vật không thể tự tạo ra vitamin B-12, tuy nhiên con vật có được vitamin B-12 là nhờ những bacteria sinh sống trong miệng và trong hệ thống tiêu hóa. Một vài thực phẩm đậu nành dạng lên men như miso và tempeh sản xuất ở Á Châu có chứa một lượng nhỏ vitamin B-12. Tuy nhiên, nếu hai loại thực phẩm này được sản xuất tại Hoa Kỳ lại không có vì sự biến chế quá sạch sẽ nên thường hủy hoại loại bacteria sản sinh ra vitamin B-12.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2011(Xem: 6698)
Rau sam tốt cho da, đường tiết niệu và hệ tiêu hóa. Người Ai Cập cổ sử dụng rau sam để chữa các bệnh tim mạch và suy tim. Nhận biết rau sam Loại cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới và được sử dụng như rau xanh hoặc cây thuốc chữa bệnh. Rau sam thường mọc như cỏ, bạn có thể dễ dàng nhổ ở trong vườn. Rau sam là loại có tán lá rộng, phát triển mạnh vào mùa hè và sống ở lớp đất bề mặt có cỏ mọc. Muốn xác minh là rau sam, hãy kiểm tra lá của chúng. Lá rau sam thông thường hình ovan và mượt, dày thịt và có màu như màu ngọc bích. Rau sam thường mọng nước, thân màu nâu đỏ và phát triển trực tiếp từ rễ trái. Thân cây có thể dài tầm 20cm và xòe ra từ vùng trung tâm.
30/01/2011(Xem: 4226)
Từ trước đến nay dân gian vẫn dùng các vị thuốc Đông Y để điều trị cao huyết áp lâu dài. Mà trong đó nhiều vị rất quen thuộc.
25/01/2011(Xem: 9170)
Mong là báo chí địa phương nên đưa tin về những loại thức ăn được làm từ hóa chất của Tàu như các loại nấm này. Để bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta, nên in ra những hình ảnh này, đem đến các chợ yêu cầu chủ chợ không nên bán những thứ độc hại này. Nếu không, chúng ta cần thu thập hình ảnh chứng cớ gởi lên văn phòng FDA địa phương yêu cầu kiểm tra và cấm bán. FDA Office San Francisco District (Pacific Region) 1431 Harbor Bay Parkway Alameda, CA 94502
20/01/2011(Xem: 3438)
Ngày còn nhỏ, dĩ nhiên chúng tôi chưa biết ăn chay là gì. Chỉ thấy cứ vài ngày trong tháng là Má tôi lại ngồi ăn riêng. Má không ăn đồ ăn ‘bình thường’ của chúng tôi, mà Má có chén chao, và rau luộc.
19/01/2011(Xem: 5215)
Ở Việt Nam, đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, và đạo Hindu đều khuyến khích tín đồ ăn chay. Dù rằng mỗi tôn giáo đều có sự khác biệt về mục đích hay trong cách ăn chay. Hoặc ăn chay kỳ, hoặc ăn chay trường, hoặc ăn chay tuyệt đối (không trứng) hoặc ăn chay không tuyệt đối. Đa số ăn chay vì tôn giáo, vì một lời nguyện nào đó, nhưng cũng có người ăn chay vì sức khỏe, ăn chay vì thói quen, vì kinh tế hay vì phong trào.
19/01/2011(Xem: 5235)
Ở các tỉnh phía Nam, vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, Phật giáo có ảnh hưởng mạnh đến đời sống người dân. Vì đây là vùng đất mới khẩn hoang, nên họ rất cần nhu cầu tâm linh và đạo Phật đã đến với họ, hòa quyện vào đời sống mới của người dân...
18/01/2011(Xem: 3204)
Nếu chừng hai, ba năm trước, có ai đoán rằng tôi sẽ ăn chay trường, tôi sẽ cho là người đó quá hoang tưởng. Đúng vậy cứ nhìn lại ‘quá trình’ ăn chay của mình mà tôi tự xấu hổ.
15/01/2011(Xem: 5535)
Chắc hẳn ngoài phong cảnh thiên nhiên, nền văn hóa của đất nước bạn đến thì ẩm thực luôn có sức hút riêng của nó. Nếu bạn là tín đồ ẩm thực thì đừng bỏ lỡ chuyến đi đến Tây Tạng, vì đây là xứ sở của 9 món ăn tuyệt với làm bạn không thể quên.
15/01/2011(Xem: 3495)
Cho dầu canola vào chảo nóng. Thả mì căn non vào và chiên ngập dầu cho vừa vàng để được cứng chắc.
14/01/2011(Xem: 5731)
“Hết thảy các pháp đều do duyên sinh, và cũng đều do duyên mà diệt”. Duyên sinh duyên diệt, sinh lão bệnh tử trong cõi trần gian phù du này, là hiện tượng mà vạn loại không thể tránh khỏi. Nỗi thống khổ của chúng sinh, ngoài bệnh tật đến từ các bộ phận cơ thể, còn bao gồm bệnh tật tâm lý, cũng chính là do vô minh tham sân si.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]