Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài XI: Rau má và bệnh thấp khớp

06/05/201312:31(Xem: 10263)
Bài XI: Rau má và bệnh thấp khớp
Bí Quyết Để Sống Khỏe


Bài XI: Rau Má Và Bệnh Thấp Khớp

Trần Anh Kiệt
Nguồn: (Trích dịch từ nguyên bản Anh ngữ của Báo The Northern Stars trong quyển Arthritis and Paradoxycal Pennywort của ông Russ Maslen, do ông Thượng Công Huân ở Mount Pritchard tặng)


for-allLời người viết :Tháng 12 năm 2003 vừa qua, Trong chương trình phóng sự hàng ngày The Current Affair của đài truyền hình số 9 tại Sydney có tường thuật một số người Úc đã tự chữa bịnh thấp khớp bằng loại thảo dược dân gian cổ truyền (folk medicine) . Mỗi ngày chỉ cần nhai hai lá rau má tươi và nuốt sống, một thời gian sau, bịnh thấp khớp có thể giảm bớt hoặc bình phục. Các bài tường thuật này trùng hợp với tài liệu trong sách Arthrtis and Paradoxical Pennywort (Bịnh thấp khớp và lá rau má) của tác giả Russ Maslen, nên chúng tôi xin trích dịch một đoạn trong quyển sách ấy để cống hiến quý độc giả tham khảo.

“Rus Maslen ở tại vùng Mullumbimby tin tưởng rằng ông đã tình cờ khám phá ra loại rau cỏ có thể chữa được chứng phong thấp của ông.

Nếu câu chuyện nhai mỗi ngày 2 lá rau má, một loại rau cỏ tầm thường mọc hoang dã khắp nơi trên đất Úc có thể làm giảm đau và chữa lành hàng ngàn bịnh nhân của chứng thấp khớp là sự thật thì đó là một chuyện hi hữu. Rau má còn có tên là Centella và thông thường người ta gọi nó là Swamp Pennywort.

Ðây là một loại rau bò sát mặt đất mọc hoang dã tại miền Bắc tiểu bang Queensland chạy dài tận tiểu bang Tây Úc (Western Australia) và kể cả tiểu bang hải đảo Tasmania nữa.

Ông Russ và bà vợ của ông đã được nổi danh vì là những người khởi xướng và thành lập công viên bảo tồn di sản thiên nhiên Brunswick Valley trên một đồng cỏ sỏi đá rộng 4 mẫu tây tọa lạc đối diện với ngôi nhà của ông bà ở Mullumbimby.

Khi khởi sự vào công tác thành lập, đã có khoảng 12 người tình nguyện phụ giúp. Nhưng con số này dần dà giảm thiểu, rồi vài năm sau đó chỉ còn lại võn vẹn có hai vợ chồng ông Russ và bà Beryl săn sóc công viên ấy mà thôi.

Chỉ có những cây cối bản xứ ở những địa phương như Tweed, Bruswick và thung lũng Richmond, khoảng 400 chủng loại, được phép trồng ở công viên này. Và nơi đây nghiễm nhiên đã trở thành địa phương bảo tồn thảo mộc, trong số đó có vài loại hiện nay được tìm thấy rất hiếm.

Vào tháng 7 năm 1989, một khách phương xa đến viếng công viên, thấy ông Russ đang nhổ cọng rau má bò sát mặt đất dưới bóng mát của một tàng cây lớn, bèn dừng lại nói chuyện với ông. Người đàn ông này đề cập huyên thuyên về chuyện ông Russ đã vô tình cắt bỏ đi loại cỏ dại mà theo ông ấy là “một thứ dược thảo quan trọng” . Rồi sau đó diễn tả về hình dáng và đặc tính của loại rau này.

Ông nói tiếp : “Mỗi người chỉ cần nhai và nuốt hai lá rau má liên tục, chỉ hai lá chớ không phải một hoặc ba, thì trong một thời gian sau có thể chữa lành hoặc giảm bớt được bịnh thấp khớp”.Ông Russ lúc đó không thấy hứng thú về dược thảo nên không màng để ý và chỉ ít lâu sau đã quên phứt câu chuyện mà người khách phương xa đã nói.

Một tháng sau, trong khi đang sửa soạn cho buổi ăn trưa, Beryl đã than là không còn có thể đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón tay được nữa. Các ngón tay đều đau nhức, đặc biệt là các ngón của bàn tay trái. Ông Russ bảo: “Những tiếng bực mình gắt gỏng luôn luôn xảy ra trong nhà bếp. Tôi đã bảo về việc người đàn ông nọ đã miêu tả về sự hữu dụng của cây rau má. Nhà tôi tin ngay và mỗi ngày đã nhai hai lá một cách thường xuyên như đã được chỉ dẫn. Ðến tháng 11 năm đó, Beryl đã đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón tay trở lại được như xưa, các ngó tay khác thì không còn bị quặp xuống và đau nhức nữa. Ðồng thời những tiếng bực mình không còn được nghe thấy xảy ra trong nhà bếp, chẳng hạn như những tiếng than đau nhức về các ngón tay” .

Ðến tháng Tư năm sau, ông Russ đi khám bịnh đã được xét nghiệm thấy bị viêm khớp ở các đốt xương cổ, nên thường hay cảm thấy đau nhức. Ông cũng bắt đầu nhai hai lá rau má mỗi ngày để tự chữa như vợ ông. Chỉ ba tháng sau, các triệu chứng của bịnh viêm khớp không còn nữa.

Thấy rau má quả thật có hiệu nghiệm trong việc chữa trị một số các chứng bịnh thấp khớp. Ông Russ cảm thấy phấn khởi, nên đã bứng trồng vào các chậu nhỏ để tặng cho bà con và bạn bè bị cùng chứng bịnh như ông. Tiếng đồn lan xa. Sau đó rất nhiều người đến từ khắp nơi đổ xô về công viên này để hỏi han về cây Rau Má.

Ngoài ra ông cũng nhiệt tâm và cố gắng phổ biến cho những người đồng bịnh ở các tiểu bang khác về cách trị liệu đặc biệt này. Theo ông cho biết, đã có 15 bịnh nhân bịnh thấp khớp chỉ nhai hai lá rau má mỗi ngày, sau ba tháng, đã hoàn toàn bình phục hoặc thuyên giảm một cách rõ rệt gần như đã dứt hẳn. Mặc dầu cây Rau Má có công hiệu thực sự trong việc chữa trị bịnh thấp khớp, nhưng sự kiện này chưa được thử nghiệm và chứng minh bằng phương pháp khoa học. Nó cũng không gây được sự hứng thú để người ta làm một cuộc thử nghiệm như vậy. Ông Russ Maslen bảo rằng ông đã viết thư cho Phân Khoa Y Học của trường Ðại Học Monash ở Melbourne và Quỹ Giúp Ðỡ Bịnh Nhân Phong Thấp (Arthritis Foundation) tại Sydney nhằm cố gắng thuyết phục họ đưa vào chương trình nghiên cứu để chữa bịnh lâm sàn. Nhưng cho đến giờ phút này, ông không nhận được một sự phúc đáp nào. Ông buồn và bảo: “Tôi nói bằng sự thật, qua kinh nghiệm, rau má chữa được bịnh thấp khớp; nhưng tôi không có gì để chứng minh. Nếu nó không công hiệu thì tôi đã thành thật bảo nó không công hiệu rồi”.

Ông tiếp:“Hiện thời tại nước Úc, đã có hơn một triệu sáu trăm ngàn bịnh nhân bị bịnh thấp khớp, và việc chữa trị bằng phương pháp này nếu được chấp thuận cũng góp phần đáng kể. Nhưng tôi đã đủ cay đắng mà nghĩ rằng, bởi vì Rau Má là một loại cỏ hoang dại, tầm thường và không mất tiền mua, nên không ai màng đến việc thử nghiệm nó. Theo tôi, nếu nó được thí nghiệm và được công nhận có công hiệu đàng hoàng thì người ta cũng có thể hái ra tiền trên loại rau cỏ hoang dại này”. 

Xin lưu ý :Mỗi ngày nhai hai lá rau má để trị bịnh thấp khớp là liều lượng trung bình. Không nên sử dụng quá liều trong một thời gian lâu dài vì nó có thể làm hạ huyết áp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2011(Xem: 6695)
Rau sam tốt cho da, đường tiết niệu và hệ tiêu hóa. Người Ai Cập cổ sử dụng rau sam để chữa các bệnh tim mạch và suy tim. Nhận biết rau sam Loại cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới và được sử dụng như rau xanh hoặc cây thuốc chữa bệnh. Rau sam thường mọc như cỏ, bạn có thể dễ dàng nhổ ở trong vườn. Rau sam là loại có tán lá rộng, phát triển mạnh vào mùa hè và sống ở lớp đất bề mặt có cỏ mọc. Muốn xác minh là rau sam, hãy kiểm tra lá của chúng. Lá rau sam thông thường hình ovan và mượt, dày thịt và có màu như màu ngọc bích. Rau sam thường mọng nước, thân màu nâu đỏ và phát triển trực tiếp từ rễ trái. Thân cây có thể dài tầm 20cm và xòe ra từ vùng trung tâm.
30/01/2011(Xem: 4220)
Từ trước đến nay dân gian vẫn dùng các vị thuốc Đông Y để điều trị cao huyết áp lâu dài. Mà trong đó nhiều vị rất quen thuộc.
25/01/2011(Xem: 9169)
Mong là báo chí địa phương nên đưa tin về những loại thức ăn được làm từ hóa chất của Tàu như các loại nấm này. Để bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta, nên in ra những hình ảnh này, đem đến các chợ yêu cầu chủ chợ không nên bán những thứ độc hại này. Nếu không, chúng ta cần thu thập hình ảnh chứng cớ gởi lên văn phòng FDA địa phương yêu cầu kiểm tra và cấm bán. FDA Office San Francisco District (Pacific Region) 1431 Harbor Bay Parkway Alameda, CA 94502
20/01/2011(Xem: 3432)
Ngày còn nhỏ, dĩ nhiên chúng tôi chưa biết ăn chay là gì. Chỉ thấy cứ vài ngày trong tháng là Má tôi lại ngồi ăn riêng. Má không ăn đồ ăn ‘bình thường’ của chúng tôi, mà Má có chén chao, và rau luộc.
19/01/2011(Xem: 5212)
Ở Việt Nam, đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, và đạo Hindu đều khuyến khích tín đồ ăn chay. Dù rằng mỗi tôn giáo đều có sự khác biệt về mục đích hay trong cách ăn chay. Hoặc ăn chay kỳ, hoặc ăn chay trường, hoặc ăn chay tuyệt đối (không trứng) hoặc ăn chay không tuyệt đối. Đa số ăn chay vì tôn giáo, vì một lời nguyện nào đó, nhưng cũng có người ăn chay vì sức khỏe, ăn chay vì thói quen, vì kinh tế hay vì phong trào.
19/01/2011(Xem: 5229)
Ở các tỉnh phía Nam, vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, Phật giáo có ảnh hưởng mạnh đến đời sống người dân. Vì đây là vùng đất mới khẩn hoang, nên họ rất cần nhu cầu tâm linh và đạo Phật đã đến với họ, hòa quyện vào đời sống mới của người dân...
18/01/2011(Xem: 3203)
Nếu chừng hai, ba năm trước, có ai đoán rằng tôi sẽ ăn chay trường, tôi sẽ cho là người đó quá hoang tưởng. Đúng vậy cứ nhìn lại ‘quá trình’ ăn chay của mình mà tôi tự xấu hổ.
15/01/2011(Xem: 5525)
Chắc hẳn ngoài phong cảnh thiên nhiên, nền văn hóa của đất nước bạn đến thì ẩm thực luôn có sức hút riêng của nó. Nếu bạn là tín đồ ẩm thực thì đừng bỏ lỡ chuyến đi đến Tây Tạng, vì đây là xứ sở của 9 món ăn tuyệt với làm bạn không thể quên.
15/01/2011(Xem: 3480)
Cho dầu canola vào chảo nóng. Thả mì căn non vào và chiên ngập dầu cho vừa vàng để được cứng chắc.
14/01/2011(Xem: 5722)
“Hết thảy các pháp đều do duyên sinh, và cũng đều do duyên mà diệt”. Duyên sinh duyên diệt, sinh lão bệnh tử trong cõi trần gian phù du này, là hiện tượng mà vạn loại không thể tránh khỏi. Nỗi thống khổ của chúng sinh, ngoài bệnh tật đến từ các bộ phận cơ thể, còn bao gồm bệnh tật tâm lý, cũng chính là do vô minh tham sân si.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]