Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phái đoàn Hoằng Pháp Âu-Mỹ đã đến thăm Orange County

11/10/202408:55(Xem: 745)
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu-Mỹ đã đến thăm Orange County

PHÁI ĐOÀN HOẰNG PHÁP ÂU MỸ TẠI CALIFORNIA

KIỀU MỸ DUYÊN

 



phai doan-ht nhu dien (1)

Bìa báo Viên Giác- số 263, tháng 10/2024, kỷ niệm 1 năm ngày mất của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

 

          Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach. Chư Tôn Đức phái đoàn gồm có: trưởng đoàn Hòa Thượng Thích Như Điển- Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác Đức Quốc, Hòa Thượng Thích Thông Triết- Viện chủ Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, Thượng Tọa Thích Hạnh Định và Thượng Tọa Thích Thiện Trí. Buổi gây quỹ thành công và được các Phật tử đóng góp tích cực

 


phai doan-ht nhu dien (1)

Buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach. (Hình: Thu Anh)

 

          Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.

 


phai doan-ht nhu dien (2)
Thu Anh, Hòa Thượng Thích Thông Triết, Hòa Thượng Thích Như Điển và Kiều Mỹ Duyên (Hình từ trái sang phải)

 

          Kiều Mỹ Duyên: Chúng con vinh hạnh được đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ, trưởng đoàn là Hòa Thượng Thích Như Điển- Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác Đức Quốc và Hòa Thượng Thích Thông Triết- Viện chủ Thiền Viện Chánh Pháp Oklahoma.

          Hòa Thượng Thích Như Điển: Lần này, chúng tôi đến Hoa Kỳ trong thời gian rất ngắn, từ ngày 2/10 đến 22/10/2024, ngoài việc Hoằng Pháp, còn một việc nữa là vận động xây dựng học viện Phật giáo Viên Giác, nên số chư tăng ni đi cúng thì ít hơn, có thể sang năm từ tháng 3 đến tháng 5 thì chương trình đi dài hạn hơn.

          Kiều Mỹ Duyên: Kính xin Hòa Thượng cho biết mục đích của chuyến đi lần này và sau khi giã từ Orange County, phái đoàn sẽ đến đâu?

          Hòa Thượng Thích Như Điển: Mục đích là nghe pháp, huân tu tịnh độ, pháp thoại và ngoài ra còn có văn nghệ và bữa cơm chay với mục đích gây quỹ xây dựng học viện Phật giáo Viên Giác ở Hannouer, Đức Quốc. Chúng tôi tổ chức một buổi gây quỹ nhẹ nhàng hơn với bữa cơm chay, vừa tu tập, vừa nghe pháp, vừa nghe văn nghệ. Vị nào phát tâm thì họ tự động ủng hộ từ sáng đến chiều, không phân biệt người giàu hay người nghèo cho nên không khí tương đối yên tĩnh, đó là lý do đổi mới một chút. Về vấn đề ăn uống cũng không đãi thịnh soạn như ở nhà hàng. Chúng tôi nhờ các chùa ở địa phương như chùa Phật Tổ ở Long Beach ủng hộ mấy trăm phần ăn và một số chùa ở vùng Orange County ủng hộ bữa ăn tối. Cho nên số người không nhiều. Những người đến tham dự có 2 mục đích: thứ nhất là nghe pháp và thứ hai ủng hộ gây quỹ.

          Kiều Mỹ Duyên: Sinh hoạt của Hòa Thượng Thích Như Điển ở Đức Quốc rất phong phú và thầy đã đào tạo nhiều tăng ni có bằng tiến sĩ ở các trường học lớn ở Âu Châu. Đa số những sinh viên du học trước 1975 ở Âu Châu như Pháp, Đức, Bỉ, Hòa Lan, Phần Lan, chúng tôi gặp các tiến sĩ rất nhiều, nhất là tiến sĩ về triết học, tiến sĩ về Phật học. Hòa Thượng có tờ báo Viên Giác và in sách liên tục. Hòa Thượng có thể giới thiệu về tờ báo và các quyển sách Hòa Thượng đã phát hành.

          Hòa Thượng Thích Như Điển: Chúng tôi đi du học ở Nhật năm 1972, năm 1977 xong chương trình đại học, chúng tôi sang Đức tị nạn vì lý do tôn giáo. Năm 1977, tôn giáo ở Việt Nam bị đàn áp hết sức khốc liệt. Đến năm 1979, chúng tôi nghĩ mình cần có một cơ quan ngôn luận, nên ra tờ báo Viên Giác, hai tháng ra một lần, năm nay là năm thứ 45. Đây là một trong những tờ báo Đạo kể cả trong nước lẫn ngoại quốc, có tuổi thọ lâu nhất. Tờ báo số 263 tháng 10/2024, kỷ niệm một năm Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chủ tịch ủy ban dịch đại tạng kinh, viên tịch. Nội dung trong đó viết về Ôn Tuệ Sỹ rất nhiều, thơ văn trong này không những nói về Phật giáo không mà còn nói về văn chương, tin tức, thời sự thế giới cũng như những bài nghiên cứu về đạo Phật. Chúng tôi đã ra 263 số báo. Tôi đã viết và dịch 53 tác phẩm tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hoa và tiếng Việt. Đó là những việc chúng tôi làm mấy chục năm nay ngoài việc tu tập bình thường.

          Kiều Mỹ Duyên: Khi Hòa Thượng nhắc đến thầy Tuệ Sỹ, chúng tôi nhớ Hòa Thượng Thích Mẫn Giác, tức thi sĩ Huyền Không, có nói là thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu (23 tuổi đã tốt nghiệp tiến sĩ về Phật học ở đại học Minnesota) là hai viên ngọc kim cương của Phật giáo Việt Nam. Thầy Tuệ Sỹ đã qua đời, thầy Trí Siêu còn đang ở trong nước. Khi Cộng Sản chiếm miền Nam, hai thầy đã đọc bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền trước Quốc Hội, nên bị bắt và bị kết án tử hình. Trong lúc chờ thi hành án, thầy Tuệ Sỹ đã bấm độn nói với thầy Trí Siêu rằng tôi với ông không chết đâu. Đúng như vậy. Các nguyên thủ quốc gia trên thế giới can thiệp nên hai thầy không bị tử hình, nhưng ở tù 20 năm. Các thầy ở ngoại quốc tiếp tục can thiệp nên hai thầy ở tù 16 năm, được thả về Sài Gòn nhưng không có hộ khẩu.

 


phai doan-ht nhu dien (2)
Các Hòa Thượng phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ tụng kinh trong buổi tiệc chay gây quỹ.

 

          Thu Anh: Kính thưa Hòa Thượng Thích Thông Triết, Hòa Thượng đã đi nhiều nước trên thế giới, thầy có thể cho biết rõ hơn về chuyến đi đến Orange County lần này có gì khác so với với các chuyến đi trước?

          Hòa Thượng Thích Thông Triết: Tôi xuất thân từ Châu Đốc, xuất gia với Hòa Thượng Thích Thanh Từ, năm 2002 đến Thiền Viện Chánh Pháp ở Oklahoma. Do cái duyên đi đến nơi này nơi kia, Thích Thông Triết cũng biết chút ít về Phật pháp, về thiền, nên được mời sang Úc Châu, Canada, và các bang ở Hoa Kỳ. Thích Thông Triết đến nhiều nơi và nhận thấy rằng ở nơi nào có người Việt là nơi đó có chùa, tình đồng hương ấm áp của người Việt rất thắm thiết. Tôi đi nhiều bang ở Mỹ, và thấy California, thủ phủ của người Việt tị nạn, có khí hậu ôn hòa. Nơi nào có khí hậu tốt, có đông người ở thì có phước mới sống được ở đây. Tôi mong rằng ở những nơi người Việt mình thành tựu nhất như ở Mỹ này, giúp đỡ những nơi khác như khi tôi về thăm Hòa Thượng Thanh Từ, các chùa hay nhà thờ kêu gọi đóng góp thì đồng hương ở Mỹ gửi tịnh tài ủng hộ nhiều nhất, nhất là ở tiểu bang California. Thông Triết nguyện mười phương chín Phật luôn hộ nguyện cho quý đồng hương, quý Phật tử cũng như bổn đạo cô Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh luôn an lành trong cuộc sống và có tâm từ với mọi người. Hãy nhớ rằng mình là người Việt Nam, ăn ở có phúc Đức không sức mà ăn. Đức Phật dạy này các con, các con hãy nhớ con chim đi đâu cũng mang hai cánh theo: một cánh phước đức và một cánh trí tuệ. Mong quý đồng hương càng ngày càng thăng tiến, và vươn cao lên ngang tầm với các nước văn minh trên thế giới.

          Kiều Mỹ Duyên: Xin Hòa Thượng Thích Như Điển cho biết sự phát triển của Phật giáo ở hải ngoại sau 1975?

          Hòa Thượng Thích Như Điển: trước 1975, giáo hội Việt Nam thống nhất ở trong nước, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Hòa Thượng Thiện Hòa, Hòa Thượng Quảng Độ, Hòa Thượng Thiện Quang và Hòa Thượng Thiện Minh muốn Phật giáo phát triển ở ngoại quốc nên đã gửi ba tượng Phật ra ngoại quốc, đặt một tượng ở Ấn Độ, một tượng bên Pháp và một tượng ở Nhật. Nhưng trước năm 1975, giáo hội vẫn chưa xây được một ngôi chùa nào hết, cho đến 30/4/2975, ngày tang thương của đất nước Việt Nam, chúng ta đã hai lần bị chia đôi, từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh ở sông Gianh. Từ sông Gianh về phía Bắc, gọi là Đàng Ngoài, từ sông Gianh về phía Nam gọi là Đàng Trong. Ngày 20 tháng 7 năm 1954 lại chia đôi một lần nữa ở sông Bến Hải và năm 1975 phải đi tị nạn Cộng sản. Chúng ta mất mát, quê hương bỏ lại sau lưng. Chúng ta đã mất quê hương nhưng không thể đánh mất văn hóa của dân tộc, trong đó có Phật giáo.

 

Quê tôi có gió bốn mùa

Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm.

Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm:

Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi.

Mai ngày tôi bỏ quê tôi,

Bỏ trăng, bỏ gió, chao ôi! bỏ chùa.

(Thơ Xuân Tân)

          Ngôi chùa rất là quan trọng. Khi chúng tôi đến Đức học 1 năm tiếng Đức, sau đó học tiếp ở bậc hậu đại học. Người Việt đến Đức tị nạn nhiều, nên nhu cầu về quan, hôn, tang, tế tăng lên, chúng tôi đã thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác vào năm 1978, sinh hoạt cho đến năm 1989, chúng tôi xây dựng thành chùa Viên Giác. Đó là một ngôi chùa lớn và đầu tiên ở Âu Châu. Ở Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Bắc Âu, những xứ lạnh như vậy vẫn có chùa. Ở Nga, ông Nguyễn Minh Cần, pháp danh Thiện Mẫn, nhà bình luận chính trị rất nổi tiếng, đã quy y với chúng tôi năm 1994 sau khi Nga xô sụp đổ. Bà giáo sư Erina, nhà ngôn ngữ học Nga, nói tiếng Việt rất giỏi, đã thành lập một ngôi chùa tên là Thảo Đường, bây giờ ni sư Tuệ Đàm Hương đang coi sóc ở đó.

          Bây giờ ở Nhật có 600.000 người Việt Nam, có khoảng 10 ngôi chùa.

"Mái chùa che chở hồn dân tộc,

Nếp sống muôn đời của tổ tông”.

(Bài thơ "Nhớ Chùa" của thi sĩ Huyền Không- Cố Hòa thượng Thích Mãn Giác)

          Ngôi chùa rất quan trọng, là nơi nuôi dưỡng tinh thần của những người Việt Nam sống xa xứ. Dù chúng ta sống bất cứ nơi đâu, cho dù khác tín ngưỡng. Khi chúng tôi mới đến Đức, các Phật tử vẫn vào các nhà thờ Công giáo, Tin Lành để cầu nguyện. Hình ảnh đó rất là đẹp! Cùng với các trường học tổ chức các hoạt động cho sinh viên, cho kiều bào, chúng tôi cũng thực hiện liên tục cho tới bây giờ.

          Tôi nhận thấy sự phát triển về Phật giáo riêng người Việt mình tốt rồi. Ngày xưa có khoảng 100 ngôi chùa mà bây giờ trên khắp thế giới có 1500 ngôi chùa.

 

phai doan-ht nhu dien (3)
Hòa Thượng Thích Như Điển, Kiều Mỹ Duyên và 2 Phật tử tại bữa tiệc chay gây quỹ.

 

          Kiều Mỹ Duyên: Theo Hòa Thượng, ở Đức có sự kỳ thị không? Tây Đức và Đông Đức khác nhau một trời một vực, ở Tây Đức phồn thịnh, tiệm ăn rất nhiều, hoa khắp nơi. Đông Đức cách Tây Đức chỉ một cây cầu, mà người Đông Đức mặt lạnh lùng, đi bộ rất nhanh. Kính tế giữa hai nơi rất khác biệt. Số người hợp tác lao động ở Đông Đức, Hungary, họ tràn xuống Tây Đức. Hòa Thượng thấy họ có hội nhập được sự văn minh ở Tây Đức không?

          Hòa Thượng Thích Như Điển: Sau Đệ Nhị Thế Chiến 1945, nước Đức bị chia cắt chính thức vào năm 1949, bức tường Berlin được xây dựng 1960, và chính thức sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Khi bức tường Berlin sụp đổ, các sinh viên miền Bắc du học bên Đức cũng như người thợ từ Đông Đức, Nga Xô, Ba Lan chạy qua Tây Đức. Họ nương tựa đầu tiên ở chùa vì họ qua vào thứ bảy, chủ nhật, không có cơ quan nào làm việc. Ngày thứ hai, chúng tôi dẫn họ đi tị nạn.

          Bây giờ nước Đức đã thống nhất, đúng 35 năm. Nhưng tư tưởng giữa miền Đông và miền Tây không giống nhau, do chế độ Cộng Sản cai trị mấy chục năm bên Đông Đức. Kinh tế gần như nhau nhưng tư duy của người Đông Đức và người Tây Đức khác nhau. Riêng đối với người Việt, người Đức cũng đối xử rất tốt. Tiếng Đức rất khó, không đơn giản như các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, nên người Việt mình học cũng khó khăn lắm. Ban đầu, thế hệ trước gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ, về thời tiết nhưng thế hệ con cháu của người Việt tị nạn hoặc đi du học trước 1975 bây giờ rất thành công giống như ở Mỹ.

          Thu Anh: Xin Hòa Thượng Thích Thông Triết nói về những điều đặc biệt về các ngôi chùa và các sinh hoạt Phật tử ở Oklahoma?

          Hòa Thượng Thích Thông Triết: Thông Triết ở vùng Trung Mỹ của Hoa Kỳ, nơi đây chùa rất đông. "Ông bà xưa khéo công tu, ngày nay con cháu võng dù nghênh ngang", bây giờ mình đi đâu mình cũng thấy hãnh diện về cộng đồng người Việt của mình. Nước Mexico, sát nước Mỹ, tìm một người bác sĩ hay kỹ sư rất khó, Thông Triết biết một gia đình người Việt ở San Jose, có 6 người con: 5 người là bác sĩ và một người là kỹ sư. Nơi nào có người Việt là nơi đó có chùa, có sinh hoạt Phật tử đều đặn, không những trong nước tu mà ngoài nước tu nhiều hơn. Một tháng Thông Triết chỉ ở chùa 2- 3 ngày, còn lại được các chùa khác mời đi nói chuyện để cho mọi người biết làm lành, làm thiện. Do đó thấy tinh thần tu học của người Việt ở nước Mỹ hay những nơi trên thế giới như Canada hay Úc Châu, họ rất nhiệt tình. Thông Triết nghĩ rằng đó là nhờ vào ân đức của tổ tiên ngày xưa. Con người cũng sẽ trở về với cát bụi, cuộc đời rất ngắn ngủi, chỉ có trí tuệ và phước đức mới để lại cho đời sau cho con cháu.

 

 

 

phai doan-ht nhu dien (3)

Hòa Thượng Thích Như Điển, Hòa Thượng Thích Thông Triết, Thượng Tọa Thích Thiện Trí, Thượng Tọa Thích Hạnh Định và các Phật tử tại buổi gây quỹ.

 

          Kiều Mỹ Duyên: Hòa Thượng Thích Như Điển hy vọng gì vào tuổi trẻ Việt Nam, tranh đấu làm sao cho Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền? Tuổi trẻ ở Mỹ đi vào dòng chánh nhanh hơn. Việt Nam qua Mỹ sau nước Cu Ba, sau các quốc gia khác nhưng Việt Nam có chánh án di trú liên bang, dân biểu liên bang, dân biểu tiểu bang, thượng nghị sĩ tiểu bang và về hành pháp, lập pháp, tư pháp, có nhiều tướng lãnh, nghị viên của thành phố, thị trưởng, v.v.

          Hòa Thượng Thích Như Điển: Chúng tôi rất vui mừng. Chúng tôi đã ở ngoại quốc được 53 năm (5 năm ở Nhật và 48 năm ở Đức) nhận thấy Hoa Kỳ là một đất nước cơ hội, có nhiều cơ hội tiến thân từ quân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị, thương mại, v.v. Trong những luận án nghiên cứu về người tị nạn, dân tộc Việt Nam là một trong các dân tộc giỏi nhất so với người Ấn Độ, người Israel. Ông Dr. Philippines  Roessler, phó thủ tướng Đức, đến Đức theo diện cô nhi năm 1973, ông đã học thành bác sĩ. Thế hệ bây giờ các cháu là tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, khoa học gia rất nhiều. Chúng tôi chỉ mong một điều thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở ngoại quốc, dù mình giỏi tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Tàu gì cũng được nhưng đừng bao giờ quên tiếng mẹ đẻ vì tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ quan trọng nhất. Chúng tôi mong rằng những người mẹ Việt Nam dạy dỗ cho con mình tiếng đầu lòng là tiếng Việt, sau đó là các ngôn ngữ khác. Sau này, các em sẽ tiếp thu sự giao thoa giữa trong nước và ngoại quốc, nếu làm lớn mà về Việt Nam không biết tiếng Việt mà cần người thông dịch thì khó thành công. Người địa phương theo đạo Phật rất nhiều, không biết ngoại ngữ là một sự thiệt thòi lớn. Người trẻ nên giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình.

          "Mất tiền là không mất gì hết cả, mất danh dự là mất một phần lớn của cuộc đời. Kẻ nào đánh mất hết đức tin, kẻ đó mới là kẻ mất hết tất cả." Tiền bạc làm rất khó nhưng mất việc này, mình có thể tìm một công việc khác mình làm nhưng còn danh dự, một khi đã mất thì không thể tìm lại được. Chúng tôi mong quý vị có niềm tin vững chắc vào tôn giáo mà mình đang theo.

 

 

          Hòa Thượng Thích Thông Triết: Sau chuyến đi này, Thông Triết cùng Hòa Thượng Thích Như Điển sẽ đi qua San Jose và trở qua Dallas, sau đó Hòa Thượng Thích Như Điển sẽ trở về Đức Quốc. Trước mắt xuống Houston có khóa tu ở đó. Xin nhắn nhủ quý đồng hương và Phật tử phàm làm việc gì cũng phải nhớ hậu quả của nó. Người nhận được sự vui trên cõi đời này là người luôn lo nghĩ mang hạnh phúc đến cho người khác, còn người chỉ lo nghĩ cho hạnh phúc cá nhân mình thì chỉ nhận lấy sầu bi, khổ não cho riêng mình mà thôi. Cộng đồng người Việt chúng ta hơn các quốc gia khác rất nhiều, người Việt mình rất thông minh, đi đến đâu thành công rất dễ dàng. Mong quý đồng hương luôn an lành và mang vinh dự cho tổ quốc.

          Kiều Mỹ Duyên: Chân thành cảm ơn Hòa Thượng. Cầu chúc phái đoàn đi bình yên và về bình yên. Kính chúc Hòa Thượng pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, như ý tự tại và đạt được ý nguyện xây dựng học viện Phật giáo Viên Giác tại Đức Quốc.

 


phai doan-ht nhu dien (4)
Hòa Thượng Thích Như Điển, Hòa Thượng Thích Thông Triết và 2 Phật tử đến thăm văn phòng
Ana Real Estate và Ana Funding ngày 8/10/2024. (Ảnh: Christina Lê)


 

          Xin liên lạc Hòa Thượng Thích Như Điển tại email: [email protected], địa chỉ Chùa Viên Giác, Karlsruherstr. 6, Hannover, Niedersachsen 30519 và Hòa Thượng Thích Thông Triết tại số điện thoại 405-517-2959, email: [email protected].

          Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của quý đồng hương để xây dựng học viện Phật giáo Viên Giác. Cầu chúc quý ân nhân thâm tâm được an nhàn, tự tại, bồ đề tâm kiên cố và thiện căn được vun bồi.

 

Orange County, 9/10/2024

Kiều Mỹ Duyên

[email protected]

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2016(Xem: 5502)
Đã là con của Phật không mấy ai mà không nghĩ đến, còn mấy ngày nữa là đến Tết ai ai cũng tất bật mua sắm vật dụng để chuẩn bị cho cái Tết,, quây quần bên mái ấm gia đình và người thân, cái Tết đủ đầy, sung túc xa hoa, rực rỡ, Ai cũng muốn mình có những điều to lớn, có đủ mọi thứ...Nhưng cuộc sống không cho chúng ta lựa chọn...Chúng ta hãy chấp nhận nó và hãy luôn cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta sống trên thế giới này. Quanh ta vẫn còn rất nhiều người trong mảnh đời bất hạnh vất vả để mưu sinh qua ngày, chỉ cần bữa cơm no lòng, 1 chiếc áo mới, hay 1 chiếc chăn ấm thôi đối với những người vô gia cư cũng thật xa vời., một gói quà cho người tàn tật cô đơn nằm trong trại Xã Hội, hay một viên kẹo cho những trẻ em Mồ Côi sống bơ vơ trong các Trung Tâm từ thiện,hãy chia sẻ quan tâm nhau hơn giữa con người với con người, không chỉ là những món quà vật chất mà chỉ cần những món quà tinh thần, những điều động viên, an ủi những người khó khăn, cơ nhỡ khuyết tật những người không được như mọi n
12/01/2016(Xem: 5276)
Thêm một lần nữa được sự thương tưởng của quý Phật tử thiện hữu, sáng hôm 9 Jan 2016 chúng tôi lại có dịp lên đường gieo hạt Từ tâm. Dẫu biết rằng việc làm của chúng ta cũng chỉ là việc ''lấy muối bỏ bể'', không làm sao vơi bớt khổ cho đời, nhưng thiết nghĩ điều đó không quan trọng, quan trọng là Tấm lòng san sẻ mà thôi. Biết đâu trong cuộc luân hồi vô tận, những người được chúng ta quan tâm hôm nay đều đã từng là Cha, mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc của nhau!?.. Buổi phát quà thực hiện tại Làng Rampur- Bodhgaya- Bihar & được bảo trợ bởi những Tấm Lòng:
04/01/2016(Xem: 4956)
Trong tinh thần'' Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật '', được sự quan hoài, trợ duyên của quí vị chúng tôi vừa thực hiện một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Nalanda & Bồ Đề Đạo Tràng- tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình - Jan 3, 2016
25/12/2015(Xem: 6628)
Kính thưa chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm . Mùa Giáng Sinh sắp đến cũng là mùa hạnh phúc của tuổi thơ. Được sự trợ duyên của quí vị, sáng ngày 23 -Dec- 2015 chúng tôi đã thực hiện một buổi tặng quà nho nhỏ cho các em thơ tại một ngôi trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng không xa lắm. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến làng này tặng quà cho các em, mặc dầu số quà tặng có giới hạn song chúng tôi cũng đã chia sẻ được 157 phần quà của quí vị gửi gắm cho các em. Buổi phát quà được bảo trợ bởi :
23/12/2015(Xem: 5223)
Gần cuối năm, India ngày càng se sắt lạnh, được quí vị quan hoài, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo trên xứ Phật, thắp cho họ chút lửa ấm mùa Đông - Xin tường trình và chia sẻ một vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Sujata Bodhgaya, nơi mà ngàn xưa đức Phật đã thọ nhận bát sữa đề hồ của nàng thôn nữ Sujata sau những tháng năm Người tu khổ hạnh. Chúng tôi thành kính tri ân quí vị thiện tâm đã góp những bàn tay nhân ái cùng chúng tôi đắp những tấm chăn, tặng những món quà .. làm ấm áp bao mảnh đời nghèo nơi đây trong những ngày Đông tháng giá - Buổi phát quà được thực hiện vào sáng (Dec 18.2015) & được bảo trợ bởi của những Tấm Lòng: GĐ Đạo hữu Diệu Ngọc- CND Đạo hữu Diệu Tịnh- TX Quảng Chiếu & thân hữu Đạo hữu Diệu Khánh- CND Đạo hữu Hằng & Tráng- TX Đạo hữu Kim Tuệ- NVD Đạo hữu Tâm Thủy & thân quyến Đạo hữu Thanh Vi (MyKimNga) Đạo hữu Bùi Anh Tú ĐH Nguyễn Phúc Thanh Điền
22/12/2015(Xem: 4977)
Tiếng rên rỉ, thống thiết đớn đau của người đàn ông trong cái lạnh buốt mùa đông xứ cao nguyên Pleiku. Anh là Đặng Đôn Hùng ( 1965) cư ngụ : 154/30 đường Âu Cơ Phường Thắng Lợi Pleiku Gialai. Anh cùng vợ ( chị Nguyễn Thị Bình 47 tuổi ) sau khi cưới nhau, từ quê hương Hà Tĩnh vào Dacklack làm thuê làm mướn lần đến cư trú đất Pleiku, nghề nghiệp của anh chị là ai gọi gì làm nấy và thêm nghề bán vé số. Từ một người khoẻ mạnh , trên mặt anh nay bỗng dưng mang một chứng bệnh lạ tựa như có môt loại virut ăn thịt trên gương mặt đã biến dạng của anh. Nhà nghèo vợ anh đã vay mượn nợ để đưa anh vào Sài gòn chạy chữa nhưng tiền hết mà bệnh vẫn còn, không khả năng chạy chữa cho chồng, chị đành mang anh về tự tay chăm sóc .
14/12/2015(Xem: 5379)
Kathmandu - Nepal, ai trong chúng ta đã một lần đến xứ này để cứu trợ sau động đất khủng khiếp với cường độ chấn động 7,8 độ richter và chứng kiến sự tàn phá của thiên tai cũng như hoàn cảnh chính trị ở nơi đây đối với người dân, thì khi ấy chúng ta mới thấu hiểu được vì sao Đức Phật lại thị hiện nơi vườn Lâm Tỳ Ni thuộc thành Ca Tỳ La Vệ, xứ Ấn Độ cổ xưa, nay là xứ Nepal (xứ Nepal nằm trải dài dọc theo rặng núi Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ, tuyết phủ kín quanh năm. Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Thế Tôn giáng trần cách đây hơn 2.600 năm, nằm tọa lạc trong vùng đồng bằng Terai. Những người dân ở nơi đây hầu hết là những người dân Ấn Độ chính thống được gọi là dân Madhasi
01/12/2015(Xem: 7943)
Được quí vị quan hoài, thương tưởng đến tâm nguyện hành thiện của chúng tôi trên xứ Phật. Cuối tuần qua, nhân dịp lễ Thanks Giving (26-Nov-2015) chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang cho đời chút ấm lúc Đông sang. Xin tường trình buổi phát quà từ thiện tại làng Armoba- Bodhgaya, được bảo trợ bởi những Tấm Lòng:
25/11/2015(Xem: 5557)
Xứ Ấn trời đã lập Đông. Được sự quan hoài của quí vị đến các trẻ em mồ côi India, vào cuối tuần qua (Nov 19. 2015) chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm và phát quà cho các em nhỏ tại trại mồ côi Ashardram- Bodhgaya- Bihar. Kính mời quý vị xem qua một vài hình ảnh tường trình buổi phát quà dành cho 122 em mồ côi với nhiều tình cảnh sai biệt... Uớc mơ rằng buổi phát quà này sẽ an ủi được một phần nào đó cho '' những loài chim không tổ ấm'' trong mùa Đông, đồng thời qua thiện sự này nguyện gieo kết duyên lành cho các bé cùng Tam Bảo - Phương danh của những Tấm Lòng đã phát tâm cho quà các em :
24/11/2015(Xem: 7169)
Xứ Ấn giữa tháng 11 đã bắt đầu se lạnh. Nhờ sự trợ duyên từ thiện của quý vị Phật tử thiện hữu, sáng hôm qua (Nov 13 -2015) chúng tôi vừa đến thăm và '' đắp mền '' cho một ngôi làng, nghèo cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 7 cây số. Xin gửi về một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân. Buổi phát quà được bảo trợ bởi những Tấm Lòng :
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]