Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phái đoàn Hoằng Pháp Âu-Mỹ đã đến thăm Orange County

11/10/202408:55(Xem: 808)
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu-Mỹ đã đến thăm Orange County

PHÁI ĐOÀN HOẰNG PHÁP ÂU MỸ TẠI CALIFORNIA

KIỀU MỸ DUYÊN

 



phai doan-ht nhu dien (1)

Bìa báo Viên Giác- số 263, tháng 10/2024, kỷ niệm 1 năm ngày mất của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

 

          Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach. Chư Tôn Đức phái đoàn gồm có: trưởng đoàn Hòa Thượng Thích Như Điển- Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác Đức Quốc, Hòa Thượng Thích Thông Triết- Viện chủ Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, Thượng Tọa Thích Hạnh Định và Thượng Tọa Thích Thiện Trí. Buổi gây quỹ thành công và được các Phật tử đóng góp tích cực

 


phai doan-ht nhu dien (1)

Buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach. (Hình: Thu Anh)

 

          Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.

 


phai doan-ht nhu dien (2)
Thu Anh, Hòa Thượng Thích Thông Triết, Hòa Thượng Thích Như Điển và Kiều Mỹ Duyên (Hình từ trái sang phải)

 

          Kiều Mỹ Duyên: Chúng con vinh hạnh được đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ, trưởng đoàn là Hòa Thượng Thích Như Điển- Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác Đức Quốc và Hòa Thượng Thích Thông Triết- Viện chủ Thiền Viện Chánh Pháp Oklahoma.

          Hòa Thượng Thích Như Điển: Lần này, chúng tôi đến Hoa Kỳ trong thời gian rất ngắn, từ ngày 2/10 đến 22/10/2024, ngoài việc Hoằng Pháp, còn một việc nữa là vận động xây dựng học viện Phật giáo Viên Giác, nên số chư tăng ni đi cúng thì ít hơn, có thể sang năm từ tháng 3 đến tháng 5 thì chương trình đi dài hạn hơn.

          Kiều Mỹ Duyên: Kính xin Hòa Thượng cho biết mục đích của chuyến đi lần này và sau khi giã từ Orange County, phái đoàn sẽ đến đâu?

          Hòa Thượng Thích Như Điển: Mục đích là nghe pháp, huân tu tịnh độ, pháp thoại và ngoài ra còn có văn nghệ và bữa cơm chay với mục đích gây quỹ xây dựng học viện Phật giáo Viên Giác ở Hannouer, Đức Quốc. Chúng tôi tổ chức một buổi gây quỹ nhẹ nhàng hơn với bữa cơm chay, vừa tu tập, vừa nghe pháp, vừa nghe văn nghệ. Vị nào phát tâm thì họ tự động ủng hộ từ sáng đến chiều, không phân biệt người giàu hay người nghèo cho nên không khí tương đối yên tĩnh, đó là lý do đổi mới một chút. Về vấn đề ăn uống cũng không đãi thịnh soạn như ở nhà hàng. Chúng tôi nhờ các chùa ở địa phương như chùa Phật Tổ ở Long Beach ủng hộ mấy trăm phần ăn và một số chùa ở vùng Orange County ủng hộ bữa ăn tối. Cho nên số người không nhiều. Những người đến tham dự có 2 mục đích: thứ nhất là nghe pháp và thứ hai ủng hộ gây quỹ.

          Kiều Mỹ Duyên: Sinh hoạt của Hòa Thượng Thích Như Điển ở Đức Quốc rất phong phú và thầy đã đào tạo nhiều tăng ni có bằng tiến sĩ ở các trường học lớn ở Âu Châu. Đa số những sinh viên du học trước 1975 ở Âu Châu như Pháp, Đức, Bỉ, Hòa Lan, Phần Lan, chúng tôi gặp các tiến sĩ rất nhiều, nhất là tiến sĩ về triết học, tiến sĩ về Phật học. Hòa Thượng có tờ báo Viên Giác và in sách liên tục. Hòa Thượng có thể giới thiệu về tờ báo và các quyển sách Hòa Thượng đã phát hành.

          Hòa Thượng Thích Như Điển: Chúng tôi đi du học ở Nhật năm 1972, năm 1977 xong chương trình đại học, chúng tôi sang Đức tị nạn vì lý do tôn giáo. Năm 1977, tôn giáo ở Việt Nam bị đàn áp hết sức khốc liệt. Đến năm 1979, chúng tôi nghĩ mình cần có một cơ quan ngôn luận, nên ra tờ báo Viên Giác, hai tháng ra một lần, năm nay là năm thứ 45. Đây là một trong những tờ báo Đạo kể cả trong nước lẫn ngoại quốc, có tuổi thọ lâu nhất. Tờ báo số 263 tháng 10/2024, kỷ niệm một năm Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chủ tịch ủy ban dịch đại tạng kinh, viên tịch. Nội dung trong đó viết về Ôn Tuệ Sỹ rất nhiều, thơ văn trong này không những nói về Phật giáo không mà còn nói về văn chương, tin tức, thời sự thế giới cũng như những bài nghiên cứu về đạo Phật. Chúng tôi đã ra 263 số báo. Tôi đã viết và dịch 53 tác phẩm tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hoa và tiếng Việt. Đó là những việc chúng tôi làm mấy chục năm nay ngoài việc tu tập bình thường.

          Kiều Mỹ Duyên: Khi Hòa Thượng nhắc đến thầy Tuệ Sỹ, chúng tôi nhớ Hòa Thượng Thích Mẫn Giác, tức thi sĩ Huyền Không, có nói là thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu (23 tuổi đã tốt nghiệp tiến sĩ về Phật học ở đại học Minnesota) là hai viên ngọc kim cương của Phật giáo Việt Nam. Thầy Tuệ Sỹ đã qua đời, thầy Trí Siêu còn đang ở trong nước. Khi Cộng Sản chiếm miền Nam, hai thầy đã đọc bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền trước Quốc Hội, nên bị bắt và bị kết án tử hình. Trong lúc chờ thi hành án, thầy Tuệ Sỹ đã bấm độn nói với thầy Trí Siêu rằng tôi với ông không chết đâu. Đúng như vậy. Các nguyên thủ quốc gia trên thế giới can thiệp nên hai thầy không bị tử hình, nhưng ở tù 20 năm. Các thầy ở ngoại quốc tiếp tục can thiệp nên hai thầy ở tù 16 năm, được thả về Sài Gòn nhưng không có hộ khẩu.

 


phai doan-ht nhu dien (2)
Các Hòa Thượng phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ tụng kinh trong buổi tiệc chay gây quỹ.

 

          Thu Anh: Kính thưa Hòa Thượng Thích Thông Triết, Hòa Thượng đã đi nhiều nước trên thế giới, thầy có thể cho biết rõ hơn về chuyến đi đến Orange County lần này có gì khác so với với các chuyến đi trước?

          Hòa Thượng Thích Thông Triết: Tôi xuất thân từ Châu Đốc, xuất gia với Hòa Thượng Thích Thanh Từ, năm 2002 đến Thiền Viện Chánh Pháp ở Oklahoma. Do cái duyên đi đến nơi này nơi kia, Thích Thông Triết cũng biết chút ít về Phật pháp, về thiền, nên được mời sang Úc Châu, Canada, và các bang ở Hoa Kỳ. Thích Thông Triết đến nhiều nơi và nhận thấy rằng ở nơi nào có người Việt là nơi đó có chùa, tình đồng hương ấm áp của người Việt rất thắm thiết. Tôi đi nhiều bang ở Mỹ, và thấy California, thủ phủ của người Việt tị nạn, có khí hậu ôn hòa. Nơi nào có khí hậu tốt, có đông người ở thì có phước mới sống được ở đây. Tôi mong rằng ở những nơi người Việt mình thành tựu nhất như ở Mỹ này, giúp đỡ những nơi khác như khi tôi về thăm Hòa Thượng Thanh Từ, các chùa hay nhà thờ kêu gọi đóng góp thì đồng hương ở Mỹ gửi tịnh tài ủng hộ nhiều nhất, nhất là ở tiểu bang California. Thông Triết nguyện mười phương chín Phật luôn hộ nguyện cho quý đồng hương, quý Phật tử cũng như bổn đạo cô Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh luôn an lành trong cuộc sống và có tâm từ với mọi người. Hãy nhớ rằng mình là người Việt Nam, ăn ở có phúc Đức không sức mà ăn. Đức Phật dạy này các con, các con hãy nhớ con chim đi đâu cũng mang hai cánh theo: một cánh phước đức và một cánh trí tuệ. Mong quý đồng hương càng ngày càng thăng tiến, và vươn cao lên ngang tầm với các nước văn minh trên thế giới.

          Kiều Mỹ Duyên: Xin Hòa Thượng Thích Như Điển cho biết sự phát triển của Phật giáo ở hải ngoại sau 1975?

          Hòa Thượng Thích Như Điển: trước 1975, giáo hội Việt Nam thống nhất ở trong nước, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Hòa Thượng Thiện Hòa, Hòa Thượng Quảng Độ, Hòa Thượng Thiện Quang và Hòa Thượng Thiện Minh muốn Phật giáo phát triển ở ngoại quốc nên đã gửi ba tượng Phật ra ngoại quốc, đặt một tượng ở Ấn Độ, một tượng bên Pháp và một tượng ở Nhật. Nhưng trước năm 1975, giáo hội vẫn chưa xây được một ngôi chùa nào hết, cho đến 30/4/2975, ngày tang thương của đất nước Việt Nam, chúng ta đã hai lần bị chia đôi, từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh ở sông Gianh. Từ sông Gianh về phía Bắc, gọi là Đàng Ngoài, từ sông Gianh về phía Nam gọi là Đàng Trong. Ngày 20 tháng 7 năm 1954 lại chia đôi một lần nữa ở sông Bến Hải và năm 1975 phải đi tị nạn Cộng sản. Chúng ta mất mát, quê hương bỏ lại sau lưng. Chúng ta đã mất quê hương nhưng không thể đánh mất văn hóa của dân tộc, trong đó có Phật giáo.

 

Quê tôi có gió bốn mùa

Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm.

Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm:

Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi.

Mai ngày tôi bỏ quê tôi,

Bỏ trăng, bỏ gió, chao ôi! bỏ chùa.

(Thơ Xuân Tân)

          Ngôi chùa rất là quan trọng. Khi chúng tôi đến Đức học 1 năm tiếng Đức, sau đó học tiếp ở bậc hậu đại học. Người Việt đến Đức tị nạn nhiều, nên nhu cầu về quan, hôn, tang, tế tăng lên, chúng tôi đã thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác vào năm 1978, sinh hoạt cho đến năm 1989, chúng tôi xây dựng thành chùa Viên Giác. Đó là một ngôi chùa lớn và đầu tiên ở Âu Châu. Ở Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Bắc Âu, những xứ lạnh như vậy vẫn có chùa. Ở Nga, ông Nguyễn Minh Cần, pháp danh Thiện Mẫn, nhà bình luận chính trị rất nổi tiếng, đã quy y với chúng tôi năm 1994 sau khi Nga xô sụp đổ. Bà giáo sư Erina, nhà ngôn ngữ học Nga, nói tiếng Việt rất giỏi, đã thành lập một ngôi chùa tên là Thảo Đường, bây giờ ni sư Tuệ Đàm Hương đang coi sóc ở đó.

          Bây giờ ở Nhật có 600.000 người Việt Nam, có khoảng 10 ngôi chùa.

"Mái chùa che chở hồn dân tộc,

Nếp sống muôn đời của tổ tông”.

(Bài thơ "Nhớ Chùa" của thi sĩ Huyền Không- Cố Hòa thượng Thích Mãn Giác)

          Ngôi chùa rất quan trọng, là nơi nuôi dưỡng tinh thần của những người Việt Nam sống xa xứ. Dù chúng ta sống bất cứ nơi đâu, cho dù khác tín ngưỡng. Khi chúng tôi mới đến Đức, các Phật tử vẫn vào các nhà thờ Công giáo, Tin Lành để cầu nguyện. Hình ảnh đó rất là đẹp! Cùng với các trường học tổ chức các hoạt động cho sinh viên, cho kiều bào, chúng tôi cũng thực hiện liên tục cho tới bây giờ.

          Tôi nhận thấy sự phát triển về Phật giáo riêng người Việt mình tốt rồi. Ngày xưa có khoảng 100 ngôi chùa mà bây giờ trên khắp thế giới có 1500 ngôi chùa.

 

phai doan-ht nhu dien (3)
Hòa Thượng Thích Như Điển, Kiều Mỹ Duyên và 2 Phật tử tại bữa tiệc chay gây quỹ.

 

          Kiều Mỹ Duyên: Theo Hòa Thượng, ở Đức có sự kỳ thị không? Tây Đức và Đông Đức khác nhau một trời một vực, ở Tây Đức phồn thịnh, tiệm ăn rất nhiều, hoa khắp nơi. Đông Đức cách Tây Đức chỉ một cây cầu, mà người Đông Đức mặt lạnh lùng, đi bộ rất nhanh. Kính tế giữa hai nơi rất khác biệt. Số người hợp tác lao động ở Đông Đức, Hungary, họ tràn xuống Tây Đức. Hòa Thượng thấy họ có hội nhập được sự văn minh ở Tây Đức không?

          Hòa Thượng Thích Như Điển: Sau Đệ Nhị Thế Chiến 1945, nước Đức bị chia cắt chính thức vào năm 1949, bức tường Berlin được xây dựng 1960, và chính thức sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Khi bức tường Berlin sụp đổ, các sinh viên miền Bắc du học bên Đức cũng như người thợ từ Đông Đức, Nga Xô, Ba Lan chạy qua Tây Đức. Họ nương tựa đầu tiên ở chùa vì họ qua vào thứ bảy, chủ nhật, không có cơ quan nào làm việc. Ngày thứ hai, chúng tôi dẫn họ đi tị nạn.

          Bây giờ nước Đức đã thống nhất, đúng 35 năm. Nhưng tư tưởng giữa miền Đông và miền Tây không giống nhau, do chế độ Cộng Sản cai trị mấy chục năm bên Đông Đức. Kinh tế gần như nhau nhưng tư duy của người Đông Đức và người Tây Đức khác nhau. Riêng đối với người Việt, người Đức cũng đối xử rất tốt. Tiếng Đức rất khó, không đơn giản như các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, nên người Việt mình học cũng khó khăn lắm. Ban đầu, thế hệ trước gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ, về thời tiết nhưng thế hệ con cháu của người Việt tị nạn hoặc đi du học trước 1975 bây giờ rất thành công giống như ở Mỹ.

          Thu Anh: Xin Hòa Thượng Thích Thông Triết nói về những điều đặc biệt về các ngôi chùa và các sinh hoạt Phật tử ở Oklahoma?

          Hòa Thượng Thích Thông Triết: Thông Triết ở vùng Trung Mỹ của Hoa Kỳ, nơi đây chùa rất đông. "Ông bà xưa khéo công tu, ngày nay con cháu võng dù nghênh ngang", bây giờ mình đi đâu mình cũng thấy hãnh diện về cộng đồng người Việt của mình. Nước Mexico, sát nước Mỹ, tìm một người bác sĩ hay kỹ sư rất khó, Thông Triết biết một gia đình người Việt ở San Jose, có 6 người con: 5 người là bác sĩ và một người là kỹ sư. Nơi nào có người Việt là nơi đó có chùa, có sinh hoạt Phật tử đều đặn, không những trong nước tu mà ngoài nước tu nhiều hơn. Một tháng Thông Triết chỉ ở chùa 2- 3 ngày, còn lại được các chùa khác mời đi nói chuyện để cho mọi người biết làm lành, làm thiện. Do đó thấy tinh thần tu học của người Việt ở nước Mỹ hay những nơi trên thế giới như Canada hay Úc Châu, họ rất nhiệt tình. Thông Triết nghĩ rằng đó là nhờ vào ân đức của tổ tiên ngày xưa. Con người cũng sẽ trở về với cát bụi, cuộc đời rất ngắn ngủi, chỉ có trí tuệ và phước đức mới để lại cho đời sau cho con cháu.

 

 

 

phai doan-ht nhu dien (3)

Hòa Thượng Thích Như Điển, Hòa Thượng Thích Thông Triết, Thượng Tọa Thích Thiện Trí, Thượng Tọa Thích Hạnh Định và các Phật tử tại buổi gây quỹ.

 

          Kiều Mỹ Duyên: Hòa Thượng Thích Như Điển hy vọng gì vào tuổi trẻ Việt Nam, tranh đấu làm sao cho Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền? Tuổi trẻ ở Mỹ đi vào dòng chánh nhanh hơn. Việt Nam qua Mỹ sau nước Cu Ba, sau các quốc gia khác nhưng Việt Nam có chánh án di trú liên bang, dân biểu liên bang, dân biểu tiểu bang, thượng nghị sĩ tiểu bang và về hành pháp, lập pháp, tư pháp, có nhiều tướng lãnh, nghị viên của thành phố, thị trưởng, v.v.

          Hòa Thượng Thích Như Điển: Chúng tôi rất vui mừng. Chúng tôi đã ở ngoại quốc được 53 năm (5 năm ở Nhật và 48 năm ở Đức) nhận thấy Hoa Kỳ là một đất nước cơ hội, có nhiều cơ hội tiến thân từ quân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị, thương mại, v.v. Trong những luận án nghiên cứu về người tị nạn, dân tộc Việt Nam là một trong các dân tộc giỏi nhất so với người Ấn Độ, người Israel. Ông Dr. Philippines  Roessler, phó thủ tướng Đức, đến Đức theo diện cô nhi năm 1973, ông đã học thành bác sĩ. Thế hệ bây giờ các cháu là tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, khoa học gia rất nhiều. Chúng tôi chỉ mong một điều thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở ngoại quốc, dù mình giỏi tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Tàu gì cũng được nhưng đừng bao giờ quên tiếng mẹ đẻ vì tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ quan trọng nhất. Chúng tôi mong rằng những người mẹ Việt Nam dạy dỗ cho con mình tiếng đầu lòng là tiếng Việt, sau đó là các ngôn ngữ khác. Sau này, các em sẽ tiếp thu sự giao thoa giữa trong nước và ngoại quốc, nếu làm lớn mà về Việt Nam không biết tiếng Việt mà cần người thông dịch thì khó thành công. Người địa phương theo đạo Phật rất nhiều, không biết ngoại ngữ là một sự thiệt thòi lớn. Người trẻ nên giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình.

          "Mất tiền là không mất gì hết cả, mất danh dự là mất một phần lớn của cuộc đời. Kẻ nào đánh mất hết đức tin, kẻ đó mới là kẻ mất hết tất cả." Tiền bạc làm rất khó nhưng mất việc này, mình có thể tìm một công việc khác mình làm nhưng còn danh dự, một khi đã mất thì không thể tìm lại được. Chúng tôi mong quý vị có niềm tin vững chắc vào tôn giáo mà mình đang theo.

 

 

          Hòa Thượng Thích Thông Triết: Sau chuyến đi này, Thông Triết cùng Hòa Thượng Thích Như Điển sẽ đi qua San Jose và trở qua Dallas, sau đó Hòa Thượng Thích Như Điển sẽ trở về Đức Quốc. Trước mắt xuống Houston có khóa tu ở đó. Xin nhắn nhủ quý đồng hương và Phật tử phàm làm việc gì cũng phải nhớ hậu quả của nó. Người nhận được sự vui trên cõi đời này là người luôn lo nghĩ mang hạnh phúc đến cho người khác, còn người chỉ lo nghĩ cho hạnh phúc cá nhân mình thì chỉ nhận lấy sầu bi, khổ não cho riêng mình mà thôi. Cộng đồng người Việt chúng ta hơn các quốc gia khác rất nhiều, người Việt mình rất thông minh, đi đến đâu thành công rất dễ dàng. Mong quý đồng hương luôn an lành và mang vinh dự cho tổ quốc.

          Kiều Mỹ Duyên: Chân thành cảm ơn Hòa Thượng. Cầu chúc phái đoàn đi bình yên và về bình yên. Kính chúc Hòa Thượng pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, như ý tự tại và đạt được ý nguyện xây dựng học viện Phật giáo Viên Giác tại Đức Quốc.

 


phai doan-ht nhu dien (4)
Hòa Thượng Thích Như Điển, Hòa Thượng Thích Thông Triết và 2 Phật tử đến thăm văn phòng
Ana Real Estate và Ana Funding ngày 8/10/2024. (Ảnh: Christina Lê)


 

          Xin liên lạc Hòa Thượng Thích Như Điển tại email: [email protected], địa chỉ Chùa Viên Giác, Karlsruherstr. 6, Hannover, Niedersachsen 30519 và Hòa Thượng Thích Thông Triết tại số điện thoại 405-517-2959, email: [email protected].

          Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của quý đồng hương để xây dựng học viện Phật giáo Viên Giác. Cầu chúc quý ân nhân thâm tâm được an nhàn, tự tại, bồ đề tâm kiên cố và thiện căn được vun bồi.

 

Orange County, 9/10/2024

Kiều Mỹ Duyên

[email protected]

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2020(Xem: 8400)
- Trong tuần qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi dọc theo dòng sông Ni Liên thuyền, cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Vì bận điều hành cứu trợ lụt ở VN nên chúng con, chúng tôi chậm trễ tường trình, mong quị vị hoan hỉ cho!.. - Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 304 hộ nghèo. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD, trị giá mỗi phần quà là 9.50usd.(Bên cạnh đó là những phần phụ phí cần phải trả như $ mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, Tip cho những người bảo vệ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
23/10/2020(Xem: 9331)
Một miếng khi đói giữa cơn lụt lũ, Gửi ngàn, chục ngàn bánh tét bánh chưng. Tấm lòng vàng chất phát tuy chỉ tượng trưng, San sẻ chút tình nhân ái... hồn dân tộc!
21/10/2020(Xem: 5219)
Thư Ngỏ Kêu Gọi "Thương Về Miền Trung Quê Hương"
17/10/2020(Xem: 8301)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mấy hôm nay vì lo vận động giúp đỡ đồng bào thiên tai bão lụt Miền Trung nên chúng con, chúng tôi chậm trễ việc tường trình các thiện sự trên xứ Phật, mong chư vị cảm thông và hoan hỉ. - Trong tuần qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple, đánh dấu nơi mà ngàn xư Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ nay`
16/10/2020(Xem: 7084)
Thư Kêu Gọi Cứu Trợ Nạn Nhân Lũ Lụt Miền Trung
15/10/2020(Xem: 8914)
Miền Trung mưa gió tơi bời. Nước dâng ngập lối, cuốn trôi cửa nhà, Đập thủy điện, xả nước ra, Lũ chồng lên lũ, thật là hiểm nguy Xin hãy mở lòng từ bi, Chung tay góp sức, cứu nguy đồng bào.
14/10/2020(Xem: 7905)
TÂM THƯ Kêu gọi Cứu trợ nạn lũ lụt Miền Trung Việt Nam năm 2020 Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Quý Ni Trưởng, Ni Sư, Chư Đại Đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử Cư Sĩ Thiện Hữu, Quý Đồng Hương Đồng Bào Kính Thưa Quý Vị, Trong tuần lễ vừa qua, trên những kênh truyền thông mạng, đã đăng lên những hình ảnh thật bi thương cho dân chúng đồng bào quê hương miền Trung nước Việt Nam. Nhìn cảnh nước mênh mông không thấy đất bằng, chỉ thấy những nóc nhà nhô lên khỏi mặt nước. Có những nơi thì cây cối cột điện ngã nghiêng, mái nhà tôn ngói bay tứ tung. Nhìn cảnh vật thật đau đớn thương thay cho đồng bào quê hương miền Trung gồm những tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đúng là Họa Vô Đơn Chí, cơn dịch nhiễm Corona chưa qua khỏi, bây giờ lại hứng lấy cảnh thiên tai bão lụt.
14/10/2020(Xem: 3740)
Thư Kêu Gọi Cứu Trợ Nạn Nhân Lũ Lụt Miền Trung Việt Nam của Trung Tâm Từ Thiện Bảo Tạng
11/10/2020(Xem: 10520)
Qua mạng thông tin toàn cầu cũng như các tin tức từ quê nhà Việt Nam cho biết bắt đầu từ ngày 10/10/ 2020, thiên tai mưa bão và lũ lụt đã liên tục tàn phá các tỉnh Miền Trung Việt Nam như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Những ngày mưa bão và lũ lụt vừa này, nước đã ngập lên tận mái nhà, trâu bò và các loài gia súc, hoa mầu mùa màng đã hoàn toàn mất trắng. Tính từ ngày 11/10 đã có 13 người chết, nhiều người mất tích, và hàng ngàn ngôi nhà bị hư hỏng nặng , vài chục ngàn mẫu ruộng lúa, hoa mầu của các tỉnh miền trung đã chìm trong biển nước. Cầu cống, giao thông đường bộ, xe lửa... cũng đã bị gián đoạn, tê liệt trong thời gian qua.
07/10/2020(Xem: 7023)
Kể từ khi bắt đầu thực hiện các buổi cứu trợ nạn đói do Dịch Covid ở bang Bihar India đến nay, phần nhiều chúng con, chúng tôi thường đi phát chẩn ở các vùng xa Bồ Đề Đạo Tràng tầm 20 đến ngoài 30 cây số, bởi vì chúng con, chúng tôi nghĩ rằng dân chúng vùng BDDT ít nhiều cũng đã được các chùa chung quanh ngôi Đại Tháp cứu trợ. Tuy nhiên vào thời điểm này mùa hành hương đã đến, Bodhgaya không bóng khách hành hương, dân chúng quen sống nhờ khách du lịch càng lúc càng rơi vào tình cảnh túng thiếu ngặt nghèo. Vì vậy từ khoảng thời gian này trở đi, chúng con, chúng tôi sẽ ưu tiên chia sẻ đến những ngôi làng gần Cội Bồ Đề nơi Thế Tôn thành Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]