Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hơn một tỷ động vật đã chết do cháy rừng ở Australia

11/01/202018:06(Xem: 6819)
Hơn một tỷ động vật đã chết do cháy rừng ở Australia

Hơn một tỷ động vật đã chết do cháy rừng ở Australia

Thứ Sáu, 10/01/2020, 09:21:18

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF-Australia , ngày 9-1, ước tính có khoảng 1,25 tỷ động vật có thể đã bị chết trực tiếp hoặc gián tiếp từ các vụ cháy đang diễn ra ở nước này.

Hơn một tỷ động vật đã chết do cháy rừng ở Australia

Nhân viên cứu hỏa đang bế con koala bị bỏng ở gần đảo Kangaroo vào ngày 7-1. Ảnh: APE

Ông Dermot O'Gorman, CEO của WWF-Australia cho biết trong một tuyên bố, trong số lượng động vật khủng khiếp bị chết này gồm có hàng nghìn con gấu túi quý giá ở bờ biển phía bắc của bang New South Wales, cùng với các loài mang tính biểu tượng khác như các loài thú có túi kangaroo, wallaby, glider, potoroo, vẹt mào cockatoo và chó honeycoat.

Nhiều khu rừng sẽ mất nhiều thập kỷ để phục hồi và một số loài có thể đã bị tuyệt chủng. Cho đến khi đám cháy giảm bớt, toàn bộ thiệt hại sẽ vẫn là ẩn số.

Giáo sư Chris Dickman, một nhà sinh thái học thuộc Khoa Khoa học của Đại học Sydney cũng đã cập nhật ước tính trước đây của ông về số lượng động vật bị chết trong các vụ cháy rừng lên hơn 800 triệu động vật ở New South Wales, tổng cộng hơn 1 tỷ động vật trên toàn nước Australia.

Vào cuối tháng 12, Giáo sư Dickman suy đoán rằng khoảng 480 triệu động vật có thể đã thiệt mạng từ những vụ cháy rừng đang diễn ra khắp nước Australia. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng cháy rừng tiếp tục diễn ra, giờ đây ông tin rằng con số đó có khả năng tăng gấp đôi.

Số liệu của Dickman dựa trên báo cáo năm 2007 của WWF đã từng đo mật độ dân số của động vật có vú, chim và bò sát trong bang.

Đảo Kangaroo ở bang Nam Úc đã phải hứng chịu tác động lớn do các vụ hỏa hoạn gần đây. Hòn đảo được biết đến với những loài động vật hoang dã độc đáo và quý hiếm, như vẹt mào đen bóng và thú nhỏ có túi dunnart vốn đang có nguy cơ tuyệt chủng. Dữ liệu vệ tinh của NASA chỉ ra rằng có tới một phần ba hòn đảo (hơn 383.000 mẫu Anh) đã bị cháy trụi.

blank

Một ngọn lửa bùng cháy vào ngày 4-1 tại Hồ Tabourie, cách Sydney khoảng 200 km về phía nam. Các vụ cháy rừng lớn trong mùa này là do nguyên nhân kép bởi hạn hán, nhiệt độ khắc nghiệt trong thời gian dài và trở nên trầm trọng hơn bởi thời tiết lưỡng cực Ấn Độ Dương. Ảnh: Getty.

Theo Reuters, đám cháy vẫn tiếp tục hoành hành. Số liệu mới nhất cho thấy ít nhất 27 người đã chết. Kể từ khi bắt đầu mùa cháy rừng vào tháng 9, ước tính 10,3 triệu ha (25,5 triệu mẫu Anh) đã bị đốt cháy. Số diện tích này bằng cả đất nước Hàn Quốc.

Theo ScienceNews, mùa cháy của Australia thường đạt cực đại vào cuối tháng 1, nhưng đến tháng 1 năm nay, các vụ cháy rừng đã hoành hành ở nước này trong bốn tháng, đặc biệt là ở phía đông. Cuộc khủng hoảng cháy rừng là do Australia trải qua nhiều tháng nóng chưa từng có. Trên toàn cầu, năm 2019 là năm nóng nhất trong lịch sử, nhưng tại Australia, điều này còn tồi tệ hơn. Trên khắp lục địa, nhiệt độ cao hơn 1,52ºC so với mức trung bình kể từ khi các phép đo đáng tin cậy bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước. Kỷ lục trước đó là 1,33ºC được thiết lập vào năm 2013. Các nhà khí tượng học cũng đổ lỗi cho thời tiết kỳ dị trên một hệ thống khí hậu ít được biết đến có tên là Ấn Độ Dương lưỡng cực (IOD) đã gây ra sự sụt giảm nhiệt độ mặt nước biển ở phía tây Ấn Độ Dương và tạo ra thời tiết khô hơn ở Australia.

HOA LAN

Theo Science News, Iflscience

https://nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/item/42885802-hon-mot-ty-dong-vat-da-chet-do-chay-rung-o-australia.html

Nửa tỷ động vật chết do cháy rừng ở Australia

Gần nửa tỷ động vật ở bang New South Wales, Australia có thể thiệt mạng trong các vụ cháy rừng kể từ tháng 9 - và con số này vẫn chưa dừng lại.

Nghiên cứu do ông Chris Dickman, Đại học Sydney dẫn đầu, cho biết nhiều động vật trong số 480 triệu động vật có vú, chim và bò sát có thể chết trực tiếp do đám cháy ở Australia hoặc gián tiếp do mất môi trường sống.

blank

Gia súc dưới bầu trời đầy khói ở phía đông Gippsland vào ngày 2/1. (Ảnh: Darrian Traynor/Getty Images)

"Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng ở những khu vực bị đốt cháy nghiêm trọng, việc thiếu nơi trú ẩn, thiếu thức ăn và sự xâm nhập của những kẻ săn mồi - cáo đỏ và mèo hoang - dẫn đến việc giảm số lượng động vật mạnh mẽ một cách gián tiếp", ông Dickman cho biết hôm thứ Sáu (3/1).

Hình ảnh thảm thương của động vật bản địa Australia, khi những con vật bị thương hoặc chết - gồm gấu túi koala và chuột túi - tràn ngập các phương tiện truyền thông xã hội khi đám cháy dữ dội quét qua miền Đông Nam nước này, phá hủy nhà cửa và các vùng đất rộng lớn.

Số người chết từ khi mùa cháy bắt đầu nhiều tháng trước ở khu vực tăng lên 20.

Koala là loài bị ảnh hưởng đặc biệt, theo Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley. Có tới 30% số lượng Koala ở bờ biển phía Bắc bang New South Wales có thể đã chết. Nhà sinh thái học của Hội đồng Bảo tồn Thiên nhiên, Mark Graham cũng nhấn mạnh hoàn cảnh của koala vào tháng 12/2019. "Khi những đám cháy lan rộng, koala thực sự không di chuyển đủ nhanh để chạy thoát... Hiện tại có một khu vực rộng lớn vẫn đang cháy và có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy xác của chúng."

Phương Anh (Nguồn: Bloomberg)
https://vietgiaitri.com/nua-ty-dong-vat-co-the-chet-do-chay-rung-o-australia-20200103i4581126/


Việc giải cứu động vật hoang dã trong đại thảm họa cháy rừng ở Úc diễn ra như thế nào?

 

Tracy Burgess là một tình nguyện viên của Trung tâm Thông tin, Giải cứu và Giáo dục động vật hoang dã tại Úc - một trong những đơn vị đã đóng góp rất nhiều công sức vào công cuộc giải cứu những loài động vật hoang dã khỏi đại thảm họa cháy rừng đang diễn ra. Và mới đây, cô đã xuất hiện trên chương trình As It Happens để kể lại về những trải nghiệm của mình khi tham gia giải cứu các cá thể động vật hoang dã.

Việc giải cứu động vật hoang dã trong đại thảm họa cháy rừng ở Úc diễn ra như thế nào? - Ảnh 1.

Số liệu thống kê cho thấy đã có khoảng nửa tỉ động vật hoang dã bỏ mạng bởi cháy rừng, và con số này thực sự rất... đau lòng. Là người trực tiếp nhìn thấy những đám cháy, cô nghĩ sao về những con số thống kê đã được đưa ra?

Đó là một con số rất đáng buồn, và thực tế là chúng tôi không nhận được nhiều cá thể động vật hoang dã bị thương lắm đâu - bởi rất nhiều động vật đã bị những đám cháy rừng thiêu chết. Tôi có được nghe vài câu chuyện từ bên phòng cháy chữa cháy của New South Wales, và họ kể rằng đã nhìn thấy xác hàng trăm con chuột túi Wallaby giữa những đám cháy rừng.

Ngoài chuột túi Wallaby ra, còn những loài nào đã trở thành nạn nhân cháy rừng vậy?

Trong số những loài động vật hoang dã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cháy rừng có chồn possum, thú lông nhím echidna, gấu túi, koala, cũng như rất nhiều loài chim khác. Ngoài bị lửa thiêu, nhiều loài động vật còn chết vì ngạt khói cũng như vì không chịu được nhiệt độ cao ở khu vực xung quanh các đám cháy.

Việc giải cứu động vật hoang dã trong đại thảm họa cháy rừng ở Úc diễn ra như thế nào? - Ảnh 2.

Cô có thể kể lại trải nghiệm giải cứu động vật hoang dã khỏi cháy rừng của mình được không?

Hôm trước, tôi đã cứu được một chú gấu túi wombat khỏi khu vực cháy rừng, với sự giúp đỡ của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Họ đi cùng để đảm bảo an toàn cho tôi trong quá trình cứu hộ động vật hoang dã. Lúc ấy xe cứu hỏa ở khắp mọi nơi, khói thì mù mịt, còn tôi thì chỉ muốn cứu chú gấu túi tội nghiệp kia càng nhanh càng tốt.

Về phần chú gấu túi, may mắn là nó không bị cháy hay bỏng gì, nhưng nó cũng bị thương do bị cành cây rơi vào người.

Việc giải cứu động vật hoang dã trong đại thảm họa cháy rừng ở Úc diễn ra như thế nào? - Ảnh 3.

Những loài động vật được giải cứu thì sẽ ra sao?

Chúng tôi sẽ đưa chúng về nhà để chăm sóc và chữa trị các vết thương, rồi trả chúng về tự nhiên sau khi hồi phục. Chúng đều là động vật hoang dã, nên cần được trả về môi trường sống tự nhiên càng sớm càng tốt. 

Tuy nhiên, tình hình cháy rừng diễn biến như hiện tại khiến điều này trở nên hết sức khó khăn. Chúng tôi không thể trả chúng về những cánh rừng đang cháy được. Thế nhưng càng chăm sóc động vật hoang dã lâu, thì sẽ càng khó để trả chúng về với thiên nhiên hoang dã hơn, bởi bản năng của chúng bị thui chột đi.

Việc giải cứu động vật hoang dã trong đại thảm họa cháy rừng ở Úc diễn ra như thế nào? - Ảnh 4.

Vậy những loài động vật hoang dã phản ứng như thế nào?

Có một cô chồn possum bị bỏng rất nặng, nhưng vẫn bám trụ trên một cái cây bị cháy ba ngày liền. Không ai đến cứu nó, bởi tất cả đều cho rằng nó đã chết. Thế nhưng đến ngày thứ tư, nó đã trèo xuống và tìm tới trước cửa một căn nhà tại Clarence.

Theo kinh nghiệm của tôi, rất nhiều loài động vật khi biết mình gặp nguy hiểm sẽ tìm đến con người. Tôi cũng không hiểu tại sao, nhưng có vẻ bản năng sinh tồn cho chúng biết nên tìm tới con người để được cứu sống. 

Việc giải cứu động vật hoang dã trong đại thảm họa cháy rừng ở Úc diễn ra như thế nào? - Ảnh 5.

Thế nên, tôi nghĩ là cô chồn này hiểu rằng tôi đang cố gắng chữa trị cho nó, nên dù không thích thì nó cũng không phản ứng thái quá kiểu như cào cấu hay cắn tôi trong quá trình điều trị. Điều này khác hẳn với phản ứng hung dữ của loài chồn possum mỗi khi bị thương.

Thông thường, chúng tôi sẽ lưu ý mọi người hạn chế tối đa việc thường xuyên cho các loài động vật hoang dã ăn, vì không muốn chúng quá quen với việc ỷ lại vào con người mà quên đi khả năng kiếm ăn. Tuy nhiên điều kiện hiện tại không cho phép, thế nên chúng tôi cũng nhờ một số gia đình sống gần các khu rừng bị cháy để dành một ít thức ăn cho các loài động vật hoang dã.

Việc giải cứu động vật hoang dã trong đại thảm họa cháy rừng ở Úc diễn ra như thế nào? - Ảnh 6.

Vậy cô đánh giá sao về nguy cơ mà các loài động vật hoang dã gặp phải nếu những đám cháy như vậy còn tiếp diễn trong tương lai?

Về cơ bản, những cánh rừng rồi sẽ hồi sinh sau những đám cháy, tuy nhiên chúng tôi cũng đang hết sức lo lắng. Bởi lẽ, hệ sinh thái luôn diễn ra quá trình tự cân bằng giữa cây cối và các loài động vật. Tuy nhiên, đám cháy này đã giết quá nhiều động vật hoang dã, đến mức chúng tôi không biết là liệu hệ sinh thái tự nhiên tại đây có còn có thể cân bằng lại được như trước hay không nữa. Úc là một quốc gia nổi tiếng với sự đa dạng về môi trường hoang dã, nhưng sau thảm họa cháy rừng này thì, thật khó mà biết tương lai sẽ ra sao.

Theo cbc

 https://genk.vn/viec-giai-cuu-dong-vat-hoang-da-trong-dai-tham-hoa-chay-rung-o-uc-dien-ra-nhu-the-nao-20200110153830426.chn







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/02/2020(Xem: 4017)
Bố thí là đem tài sản sở hữu của mình ra cho người khác, nhưng không phải tất cả trường hợp bố thí đều có giá trị giống nhau. - Giá trị cao thấp của sự bố thí tùy vào tâm lý bố thí của người cho. Có tám tâm lý bố thí (A.IV.236):
10/01/2020(Xem: 5518)
Một vài Tăng Ni trẻ, trong đó có Sư cô Ngọc Lãm (người đã từng thay mặt Tăng Ni và bạn đạo hải ngoại, phát tặng xe đạp và quà cho học sinh và đồng bào nghèo tỉnh Đắc Lắc vào tháng 9.2019), nhân các chuyến đi hoằng pháp ở các vùng sâu vùng xa, biên địa nghèo khó, đã quan tâm tìm hiểu đời sống và nhu cầu của dân làng, đề nghị cách giúp đỡ cụ thể.
02/01/2020(Xem: 12596)
Như quý vị đã biết qua các phương tiện truyền thông đại chúng, Úc Châu đang trải qua thảm họa cháy rừng lịch sử, tình trạng hạn hán tiếp diễn ba năm qua do biến đổi khí hậu, là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ cháy này. Bắt đầu từ đám cháy đầu tiên vào đầu tháng 11 và mới nhất xảy ra hôm nay tại East Gippsland (Victoria) và Cobrargo (NSW) đã có thêm hai người chết hơn 140 đám cháy đang hoành hành ở các khu vực núi đồi của hai tiểu bang New South Wales và Queensland. Hệ quả là có hơn một triệu hecta rừng và đất nông nghiệp cũng như hàng ngàn căn nhà bị cháy rụi. Tin mới nhất cho biết 6 người đã thiệt mạng và hàng ngàn người khác phải sơ tán, phong tỏa các tuyến đường và đóng cửa các cơ sở công cộng. Đặc biệt khói bụi mịt mù đang đe dọa trung tâm thành phố Sydney và các vùng phụ cận.
07/11/2019(Xem: 10142)
Các Ngày Âm Lịch: Kỷ Hợi (2019), Canh Tý (2020), Tân Sửu (2021), Nhâm Dần (2022), Quý Mẹo (2023), Giáp Thìn (2024), Ất Tỵ (2025), Bính Ngọ (2026) Buddhist Lunar calendar from 2019-2026 (Cảm ơn chị Mỹ Lý Nhật Dung đã gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức bản đối chiếu âm lịch này)
23/10/2019(Xem: 6212)
CHƯƠNG TRÌNH CÚNG DƯỜNG KHÓA SƠ CẤP PHẬT HỌC CHO CHƯ TĂNG ẤN ĐỘ TẠI KOLKATA NĂM 2020 - 2021
03/10/2019(Xem: 9969)
Tâm thư kêu gọi trợ giúp em Đức, huynh trưởng GĐPT Phú Cát, Huế, Ở nhà máy HBI Huế có em Hồ Xuân Đức ( 140450), nhân viên may - Bộ phận Newstyle, cách đây cách đây 4 tháng, Đức phát hiện bị bệnh Wilson, một loại bệnh do di truyền gây ảnh hưởng gan, hệ thần kinh và kéo dài suốt đời. Mặc dù mới chỉ phát hiện cách đây 4 tháng, nhưng bệnh đã ảnh hưởng đến gan và hiện tại gan của em đã bị xơ ở giai đoạn cuối.
01/09/2019(Xem: 5113)
Tháng 7 âm lịch hằng năm, mưa trút hạt nơi đây, dày đặc, có khi cả ngày lẫn đêm không ngớt. Xứ này là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên. Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số như Thượng, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,… nhưng lẫn trong chòm xóm ấy là cơ số người dân di cư từ các tỉnh miền Trung Việt Nam như Quảng Ngãi, Quảng Nam, và Huế. Họ sống thành từng cụm, đùm bọc lẫn nhau. Nguồn sống chính yếu của họ là trồng lúa nước và cà phê; tuy nhiên, canh tác vẫn còn thô sơ, không khác gì mấy chục năm về trước - thời mới ‘đi kinh tế mới’.
04/07/2019(Xem: 8340)
Sáng nay, thứ Năm, 4/7/2019, nhằm ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Hợi, Thượng Tọa Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng cùng quý Phật tử địa phương Nha Trang đã đến thăm ủy lạo và tặng 230 phần quà tình thương cho quý bệnh nhân tâm thần và khuyết tật (người lớn và trẻ em) tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa (Đồng Đế, nội thành Nha Trang). Tổng số tiền hơn 35 triệu đồng, mỗi người được tặng 1 họp bánh quy bơ, 4 lon sửa tươi và 1 bao thư tiền mặt 100 VNĐ. Thành tâm tán thán công đức quý Phật tử Tu Viện Quảng Đức (Ban Tương Trợ, đại diện: PT Hồng Hạnh) cùng các cá nhân: quý Phật tử Loan-Tỷ, Huệ Hương, Quảng Thiện Duyên, Quảng Hương Nghiêm đã gởi tịnh tài ủng hộ cho công việc từ thiện này. Sáng cho người thêm niềm vui. Chiều giúp người bớt khổ. Đệ tử Phật nguyện sống cuộc đời thiểu dục, có nếp sống lành mạnh an hòa, để có khả năng, có cơ hội tiếp tục lên đường làm từ thiện, đem niềm vui yêu thương đến cho mọi người. Nam Mô A Di Đà Phật Tin và ảnh: Quảng Hương Nghiêm, Quảng Hươ
12/06/2019(Xem: 8223)
Hội Hướng Thiện Bồ Đề (Bodhi Charity Foundation), một tổ chức từ thiện Phật giáo tại thành phố San Jose, tiểu bang California đã tổ chức buổi tiệc buffet chay gây quỹ từ thiện vào ngày 08-6-2019 vừa qua. Đến dự buổi tiệc chay có Sư cô Thích Nữ Thiện Tâm (Tu viện Huyền Không), Sư cô Thích Nữ Đạo Hạnh, cùng đông đảo quý vị thiện tri thức, Phật tử và đồng hương.
20/03/2019(Xem: 5885)
Xứ Ấn đã qua mùa Đông lạnh lẽo, thời điểm này khí hậu đang nóng lên từng ngày. Trước khi từ biệt Bồ Đề Đạo Tràng, được sự phát tâm lành từ quí vị, chúng tôi đã thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda- Gaya tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn cho dần làng trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình (19 March 2017).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]