Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Để Tâm Vô Trụ khi làm Từ Thiện

07/08/201719:26(Xem: 3800)
Để Tâm Vô Trụ khi làm Từ Thiện

Diana and charity-2Diana and charity-5

Hình ảnh Vương Phi Diana làm từ thiện tại Châu Phi năm 1995



Để Tâm Vô Trụ khi làm Từ Thiện



Ngày nay, thế giới tràn đầy niềm đau và nỗi khổ do sân giận, hơn thua, tham lam, đố kỵ, vô minh mà ra. Vậy những người con Phật, phát tâm bồ đề dũng mãnh, hành bồ tát đạo ở chốn Ta bà rối ren, đáng sợ như thế phải trụ tâm gì mới có thể tự tại, không bị chao đảo, lung lây đạo tâm? Theo tuệ giác của Thế Tôn, Bồ tát ở trong sinh tử đáng sợ nên để tâm vô trụ khi làm phật sự, tức là không đính mắc một pháp nào, chấp ngã, chấp pháp bởi lẽ tất cả các pháp đều như huyễn, không thật có. Đây là pháp môn tối quan trọng, hy hữu bậc nhất, được Thế Tôn tuyên thuyết xuyên  suốt trong năm thời giáo pháp 49 năm kể từ khi thành đạo cho đến nhập niết bàn.

Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai Trung Hoa đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Theo năm thời giáo pháp, bài luận này chỉ ra pháp môn vô trụ không chỉ được tuyên thuyết trong thời Bát Nhã mà cả bốn thời còn lại, chỉ dấu cho thấy tầm quan trọng bậc nhất, như gươm báu trao tay chặt đứt phiền não cho bất kể ai, đặc biệt các hành giả đang hành Bồ tát đạo trong thế giới loạn trược ác thế này.

Thời Hoa Nghiêm: Sau khi Phật thành-đạo, trong 21 ngày đầu vì chư Bồ-tát pháp-thân Đại-sĩ trong hàng Thập-tín, Thập-trụ, Thập-hạnh, Thập hồi-hướng, Thập-địa… mà thuyết ra kinh Hoa Nghiêm. Trong thời này, Vô trụ có thể được Phật chỉ rõ trong phẩm Thập Hạnh:

Tất cả các pháp đều hư vọng, chẳng thiệt, chóng sanh, chóng diệt, không kiên cố, như mộng như huyễn, như bóng như vang, NÓI DỐI PHỈNH KẺ NGU. Hiểu được như vậy liền được giác ngộ, được tất cả hành pháp, thông đạt sanh tử và niết bàn, chứng Phật bồ đề, tự được độ, khiến người được độ, tự giải thoát, khiến người giải thoát… (Hoa Nghiêm Kinh, Tập II, trtr.455-456).

Rõ ràng tất cả các pháp là huyễn hoặc, luôn biến diệt, không thật có, nên hành giả không sinh tâm dích mắc, trụ tâm ở một pháp nào, tức là vô trụ. Ai hiểu được vậy, theo Thế Tôn, liền được Giác Ngộ.

Thời A-Hàm: Kế tiếp sau thời Hoa-Nghiêm, bắt đầu từ nơi vườn “Lộc-dã” với nhóm của ngài Kiều, Trần, Như… Phật thuyết ra các bộ kinh (Tiểu-thừa) A-Hàm. Những bộ kinh A Hàm này tương đương với bộ kinh Nikàya (Pali) của Phật giáo Nam truyền ở Việt Nam.  Kinh Phật Tự Thuyết trong Tiểu Bộ Kinh (Nikàya), Thế Tôn đã để lại bài kệ pháp vô trụ trong bài kinh Udàna 79 về nhân duyên 500 cung nữ bị chết cháy trong cung điện như sau:

Đời bị si trói buộc,
Được thấy bị tái sanh,
Bị trói bởi sanh y,
Kẻ ngu bị mù vây,
Tự thấy mình thường còn, 
Nhưng với ai thấy được,
Sẽ không có vật gì.

Câu kệ cuối cùng, không có vật gì thì làm sao mà trụ. Câu kệ này tương ưng với câu kệ thứ ba của bài kệ thấy tánh được Ngài Lục Tổ Huệ Năng hơn 1000 năm sau ứng tác đối với 4 câu kệ của Ngài Thần Tú như sau,

Bồ đề vốn không cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay chẳng có vật

Chỗ nào dính bụi nhơ.

Thời Phương Đẳng: Sau thời A-Hàm, liên-tiếp trong 8 năm, Phật thuyết ra các bộ kinh Đại-thừa, giảng rộng về bốn khoa: Tạng-giáo , thông-giáo , biệt-giáo , viên-giáo. Trong thời này, nhiều bộ kinh được Thế Tôn thuyết giảng như Lăng Nghiêm, Kim Quang Minh, Vô Lượng Thọ, Phật thuyết A Di Đà Kinh, vv. Vô trụ cũng được thuyết  trong nhiều kinh điển thời này như  trong Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Lăng Già vv. Pháp môn không hai ở Phẩm 9 trong Kinh Duy Ma Cật cho thấy lý trung đạo, là những ví dụ điển hình về không chỗ trụ, không chấp ngã hay một pháp nào, như Bồ Tát Thiện Nhãn nói, Nhất tướng với vô tướng là hai. Hiểu được nhất tướng rốt ráo là vô tướng, không chấp vào vô tướng để thành tựu bình đẳng, đó là vào Pháp môn không hai (Trtr.122-131). Trong khi ở Phẩm 7: Quán Chúng Sanh có đoạn Ngài Duy Ma Cật nói, Bồ tát muốn diệt phiền não, trừ điên đảo, thì từ nơi vô trụ, vô trụ thì không gốc, ở nơi gốc không trụ mà lập tất cả pháp. (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, trtr.97-98).

Thời Bát Nhã: Sau thời Phương Đẳng, Phật thuyết ra các bộ kinh BÁT-NHÃ liên-tiếp trong 22 năm. Trong thời này, Vô trụ được Đức Phật thuyết pháp chi tiết, cụ thể và rõ ràng, đặc biệt là trong Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh. Tất cả tướng đều bị Phật phủ định, Không Ngã, Không Nhân, Không Chúng sanh, Không Thọ Giả, không còn một chỗ có thể nói. Huyễn tướng và thật tướng cả hai đều không. Ở đây Phật phủ định luôn cả việc ngài có thuyết pháp. Rốt ráo không còn chỗ để trụ.

Cuối cùng là Thời Pháp Hoa & Niết Bàn. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh được Phật thuyết trong 8 năm và Đại Bát Niết Bàn Kinh trong một ngày một đêm. Phẩm An Lạc Hạnh Thứ 14 trong Kinh Pháp Hoa, vô trụ cũng được Như Lai thuyết về “Hành xứ và thân cận xứ của Bồ tát” như, Văn-Thù-Sư-Lợi! Thế nào gọi là chỗ "Hành-xứ" của đại Bồ-tát? Nếu vị đại Bồ-tát an trụ trong nhẫn-nhục hòa-dịu khéo thuận mà không vụt-chạc lòng cũng chẳng kinh sợ, lại ở nơi pháp không phân-biệt mà quán tưởng như thực của các pháp cũng chẳng vin theo, chẳng phân-biệt, đó gọi là chỗ "hành-xứ" của Bồ-tát.”(Tr.291). Lại nữa, vị đại Bồ-tát quán sát "Nhất-thiết, pháp không như thật tướng" chẳng điên-đảo, chẳng động, chẳng thối, chẳng chuyển, như hư-không, không có thật-tính, tất cả lời nói phô dứt, chẳng sinh, chẳng xuất, chẳng khởi, không danh, không tướng, thực không chỗ có, không lường, không ngằn, không ngại, không chướng, chỉ do nhân-duyên mà có, từ điên-đảo mà sinh cho nên nói, thường ưa quán-sát pháp-tướng như thế đó gọi là "chỗ thân-cận" thứ hai của vị Đại Bồ-tát. (tr. 293).

Trong khi đó ở Phẩm Như Lai Tánh, Đại Bát Niết Bàn Kinh, Thế Tôn chỉ rõ trong thân ngũ ấm giả tạm của mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh. Vô trụ, hay tánh vốn không hai, một lần nữa Đức Phật chỉ dạy rõ ràng cụ thể như, “Nếu nói vô minh làm nhơn duyên mà có các hành pháp, người phàm phu liền phân biệt tưởng rằng có hai pháp: ‘Minh’ đến ‘Vô Minh’. Người trí rõ biết tánh đó vốn không hai. Tánh không hai đó tức là thật tánh”. (Tr.259, Đại Bát Niết Bàn Kinh, Tập I, Phẩm Như Lai Tánh Thứ XII).

Qua năm thời giáo Pháp từ Pali tạng cho đến Hán tạng, Đức Phật đều thuyết pháp vô trụ, không chấp một pháp nào, tất cả pháp đều bình đẳng không hơn, không kém. Vì rõ biết tất cả pháp đều do nhân duyên, từ điên đảo mà ra, rời tất cả các tướng trạng, thì thử hỏi phiền não có thể dung được sao?

Như vậy, các hành giả phát tâm bồ đề làm phật sự ở thế gian trong đời ngũ trược ác thế này nên để tâm vô trụ, nhất là khi làm từ thiện. Do lòng từ, Bồ tát thông cảm, thương xót, và hoan hỷ chia sẻ tình thương bằng những hành động thiết thực, nhằm làm vơi đi nỗi bi sầu của hữu tình mà không phân biệt thân sơ, giàu nghèo, danh phận; không vì tài lợi, không vì phước báu; và cũng không tự hào hay kiêu mạn về những việc thiện đã làm, như lời Phật dạy trước khi tịch trong Kinh Đại Bát Niết Bàn:

“Bồ tát nếu chẳng thấy được chúng sanh nghèo cùng thời không duyên để sanh lòng từ. Nếu lòng từ chẳng sanh thời không thể khởi tâm HUỆ THÍ. Do nhơn duyên HUỆ THÍ  làm cho chúng sanh đặng an vui, ban cho những đồ uống ăn, xe cộ, y phục, hoa hương, giường ghế, nhà cửa đèn đuốc. Lúc ban cho như vậy lòng cởi mở chẳng sanh niệm tham đắm, quyết định hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Cháng giác. Lúc đó tâm của Bồ tát không dừng chỗ nào, dứt hẳn vọng tưởng, chẳng kẹt nói sự sợ sệt, danh dự, tài lợi, chẳng cầu quả báo vui sướng cõi trời, cõi người, chẳng kiêu mạn, chẳng trông người trả ơn, chẳng vì phỉnh người mà làm việc bố thí, chẳng cầu giàu sang phàm lúc làm việc bố thí, chẳng thấy người thọ là trì giới hay phá giới, là phước điền hay chẳng là phước điền, là tri thức hay chẳng phải tri thức. Lúc bố thí cũng chẳng thấy là căn khí hay chẳng căn khí, chẳng lựa ngày giờ, chẳng chọn chỗ nơi cũng chắng tính được mùa hay đói kém, chẳng thấy nhơn quả, chẳng phân biệt chúng sanh hay chẳng phải chúng sanh, là phước hay chẳng là phước” ( trtr.509-510).

Bồ tát ở trong chốn Ta-bà rối rắm này thực hành thiện sự vì chúng hữu tình không để tâm trụ pháp nào. Điều này được Thế Tôn thuyết giảng cho Ngài Tu Bồ Đề trong Kinh Kim Cang như sau:

Tu Bồ Đề! Nếu tâm Bồ tát trụ chấp ở pháp làm việc bố thí, như đi vào hang tối, không thấy được gì. Nếu Bồ tát tâm không trụ chấp ở pháp mà làm việc bố thí, như người sáng mắt đi dưới ánh mặt trời, vạn vật đều thấy rõ hết (Tr.55).

Tuy nhiên, để tâm vô trụ trong việc hành bố thí là không phải chuyện dễ dàng, một sớm một chiều là có thể làm được, mà là cả một tiến trình hành thiện lâu dài trong khi đó hành giả phải luôn quán niệm các pháp đều như huyễn, không có thật tướng, vô ngã, để tâm rỗng rang cho đến thuần thục. Đây có thể nói là cả lộ trình thâm nhập chuyển hóa thành tam nhẫn, như đã được Như Lai xác quyết trong Kinh Kim Cang với Ngài Tu Bồ Đề:

Tu Bồ Đề! Như Lai nói cho Thầy biết. Nếu có thiện nam, tín nữ nào biết tất cả pháp vô ngã, và thâm nhập chuyển hóa thành tiến trình tam nhẫn, thì phước đức người này nhiều hơn phước đức của bồ tát bố thí vật chất đầy cả tam thiên đại thiện thế giới.”

Lộ trình thuần thục để tâm không trụ chấp ở pháp nào được Ngài Duy Ma Cật dạy trong phẩm Quán Chúng Sanh như sau:

Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi: Sự sanh tử đáng sợ, Bồ tát phải y nơi đâu?

Ngài Duy Ma Cật đáp: Bồ tát ở nơi sanh tử đáng sợ đó, phải y nơi công đức của Như Lai.

Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi: Bồ tát muốn y sức công đức của Như Lai, phải trụ nơi đâu?

-          Bồ tát muốn y sức công đức của Như Lai, phải trụ nơi độ thoát tất cả chúng sanh.

Lại hỏi:

-          Muốn độ chúng sinh phải trừ những gì?

-          Muốn độ chúng sanh phải trừ phiền não.

-          Muốn trừ phiền não phải thật hành những gì?

-          Phải thật hành chánh niệm.

-          Thế nào là thật hành chánh niệm?

-          Phải thật hành pháp không sanh không diệt

-          Pháp gì không sanh, pháp gì không diệt?

-          Pháp bất thiện không sanh, pháp thiện không diệt

-          Pháp thiện và pháp bất thiện lấy gì làm gốc?

-          Thân là gốc.

-          Thân lấy gì làm gốc?

-          Tham dục là gốc.

-          Tham dục lấy gì làm gốc?

-          Hư vọng phân biệt là gốc.

-          Hư vọng phân biệt lấy gì làm gốc?

-          Tưởng điên đảo làm gốc?

-          Tưởng điên đảo lấy gì làm gốc?

-          Không trụ là gốc.

-          Không trụ lấy gì làm gốc?

-          Không trụ thì không gốc.

-          Thưa Ngài Ngài Văn Thù Sư Lợi, ở nơi gốc không trụ mà lập tất cả pháp (Trtr.97-98).

Qua đoạn kinh văn này, người hành Bồ tát đạo muốn trừ phiền não trước hết phải tu các thiện pháp và xa lìa pháp bất thiện, dần đến không còn một pháp nào có thể trụ, có thể được.

Lộ trình này cũng đã được thể hiện rõ ràng và cô động trong bốn câu kệ mà chư Phật ba đời đều thuyết

Tránh làm các điều ác,

Tu tập các việc lành

Giữ tâm ý thanh tịnh

Là lời dạy của chư Phật."

Vì vậy khi thực hành thiện sự ở thế giới hiện đại phức tạp như ngày nay, hành giả phải tập không sinh tâm chấp thủ vào việc làm lành của mình hay bất kể pháp nào mà luôn tác ý từ duy: do duyên mà làm, đủ  nhân duyên là sinh, hết duyên là tan, tất cả đều huyễn hoặc, không có thật tướng. Luôn quán niệm như vậy đến một ngày thành thục, tâm ý hành giả thanh tịnh, không chấp thiện, chấp ác, đạt đến chỗ vô trụ, niết bàn.


Tâm Tịnh


Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc.


Tài liệu tham khảo

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, quyện 5, Phẩm An Lạc Hạnh Thứ 14 (2009, PL 2553). India: Việt Nam Quốc Tự. Bồ Đề Đạo Tràng.

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh (2002, PL2546). Thích Huệ Hưng. Minh Đăng. Queensland: Brisbane.

Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Như Lai Tánh (1999, PL2543). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hoa Nghiêm Kinh. Tập II. XXI Phẩm Thập Hạnh (1984, PL2527). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Phật Học Viện Quốc Tế.

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh (2013). Pháp sư Từ Thông. Giáo án cao đẳng Phật học: Trực chỉ đề cương. Nhà xuất bản Tôn Giáo.

Tiểu Bộ Kinh. Kinh Phật Tự Thuyết Udena. Chương sáu. Phẩm Sanh ra đã mù. Phần X (Ud 79). Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch. [Online] Available http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo1/tb13-ptt3.htm

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2017(Xem: 4519)
Với tâm niệm Hành thiện đầu năm, vào sáng mùng 6 Tết vừa qua một số Tăng Ni VN tu học trên xứ Phật đã đến thăm phát quà tại làng Uruvela Village, nơi mà ngàn xưa đức Phật đã hóa độ cho 3 anh em ngài Ca Diếp theo đạo thờ thần lửa (bái hỏa giáo). Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn. Buổi từ thiện được sự ủng hộ của những Tấm Lòng: Đạo hữu Diệu Tịnh- Dược sỹ TX Đạo hữu Diệu Hảo- Canada Đạo hữu- Diệu Ngọc- Thụy Sỹ Đạo hữu Diệu Lành & chư thiện hữu Seatle Đạo hữu Nguyên Diệu (Xuân- North Carolina) Đạo hữu Diệu Bảo- Colorado Đạo hữu Như Hiệp- Lộc- Diệu Thiện- Phương Ni cô Hương Từ Niệm & Hương Từ Bi Gia đình họ Liêu( Liêu đức Châu- Phương Hồng- Liêu Richard- Liêu Kevin- William- Liêu Phương- Lieu Kathy Huỳnh- Jena Huỳnh Deana Huynh- Luu Điền Thị .
17/01/2017(Xem: 5915)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
05/01/2017(Xem: 14101)
Qua mạng thông tin toàn cầu cũng những truyền hình báo chí tại quê nhà Việt nam bắt đầu từ ngày 10/10/ 2016, thiên tai mưa bão và lũ lụt đã liên tục tàn phá các tỉnh Miền Trung Việt Nam như như Hà Tỉnh có 12 người chết, Quảng Bình có 42 người, Nghệ An có 5 người, Quảng Trị có 3, Thừa Thiên có 2, số người mất tích khá nhiều, chưa kiểm chứng được.
23/12/2016(Xem: 3819)
Sáng ngày 14/12/2016 Được sự phát tâm ủng hộ 10.000 Dollars của Thượng tọa Thích Minh Thiện và các Phật tử tu viện Tuệ Viên cùng Tăng Thân Hoa Sen Lá Bối ở San jose Cali Hoa Kỳ.Thầy Chon Tịnh cùng thầy Minh Thiện đã trực tiếp trao cho 120 bệnh nhân ung bướu.Mỗi bệnh nhân 1 triệu đồng và 1 lóc sửa cùng 1 hộp bánh tây.Trong đó có sự đóng góp ủng hộ 20 triệu đồng của nhóm cô Mai, cô Diễm và cô Tiên.Sắp tới sẽ tiếp tục trao cho 100 bệnh nhân ung bướu nữa. Xin chân thành cám ơn tất cả quí vị.
22/12/2016(Xem: 4157)
Xứ Ấn se lạnh và mù sương vào những ngày Đông Chí. Được sự quan hoài của quí vị thiện tâm, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo trên xứ Phật trong Tình lân giữa con người. - Xin tường trình và chia sẻ một vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Chandan Vil (Chiên đàn) Bodhgaya, gần núi Khổ Hạnh Lâm vào sáng Dec 18.2016 - Chúng tôi thành kính tri ân quí vị thiện tâm đã góp những bàn tay nhân ái bằng những tấm chăn, những gói quà.. làm ấm áp bao mảnh đời khốn khó nơi đây
18/12/2016(Xem: 4064)
Tịnh Xá Trung Tâm :Từ ngày 06/12 đến 13/12/2016 Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật Tử Hệ Phái Khất Sĩ và Các Tự Viện Tại San Diego - Hoa Kỳ đi thăm và tặng 4000 phần quà đồng bào Lũ Lụt 5 tỉnh Miền Trung đợt 2: Tỉnh Phú Yên - Quảng Ngãi - Quảng Nam - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị. Tổng trị giá đợt 2 cứu trợ hơn 2 tỷ đồng.
15/12/2016(Xem: 5053)
Được sự phát tâm lành của chư Phật tử chùa Nam Hòa Tokyo Japan và quí vị ân nhân cùng trong tâm niệm: '' Sáng cho người thêm niềm vui. Chiều giúp người bớt khổ '', hôm qua (Dec/13/2016) chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya để san sẻ.. với những phần đời bất hạnh nơi này khi trời xứ Ấn đang mùa lạnh. Xin tường trình và chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh của buổi phát quà vừa qua. - Buổi phát quà được thực hiện từ lòng bi mẫn của quí vị thiện tâm:
21/11/2016(Xem: 7548)
Trước tiên Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, thành kính tri ân chư Tôn Đức Tăng Ni, quý tự viện và chân thành tán thán công đức vô lượng của bà con phật tử gần xa đã nhiệt tâm hưởng ứng ủng hộ theo Thông Tư Kêu Gọi Cứu Trợ Lũ Lụt của Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội đã nhận được số tịnh tài từ quý Ngài và quý vị chuyển vào số trương mục Cứu Trợ, gởi về chùa Khánh Anh Evry và các thùng Cứu Trợ Nạn Nhân Lũ Lụt Miền Trung tại chùa. Như theo những nguồn tin từ báo đài và hệ thống mạng toàn cầu, cơn lũ lụt đã không ngừng lại, mà còn tiếp tục đổ xô vào các tỉnh miền Trung, không biết đến bao giờ dừng hẳn lại. Nhưng dẫu lũ lụt có dừng lại chăng nữa, thì những hủy hoại về tài sản của đồng bào thật không ít, thế là đời sống khó khăn cứ mãi dồn dập lên người dân, khúc ruột miền Trung đau thương lại thêm đau thương, khốn khổ càng thêm khốn khổ. Ngưỡng mong Tam Bảo và chư vị thiện thần từ bi gia hộ cho
21/11/2016(Xem: 8369)
Chùa Pháp Vân Canada gây quỹ giúp miền Trung VN, thứ bảy 19-11-2016
19/11/2016(Xem: 7750)
Ngày 19/11/ 2016, Chư Tôn Đức Tăng Ni thuộc Hệ phái Khất Sĩ gồm 230 vị, đã đến thăm và tặng quà cho đồng bào bị thiên tai lũ lụt vào tháng 10 vừa qua ở 3 tỉnh miền Trung là Quảng Bình, Hà Tỉnh và Nghệ An, tổng trị giá quà tặng và tiền mặt là 1 tỷ 700 ngàn đồng VN. Mỗi tỉnh 1000 phần quà, cụ thể, ngày 19/11/2016, phái đoàn đã tặng đồng bào tại Quảng Bình 1000 phần quà ở 2 Huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, trị giá mỗi phần 600 ngàn VN. Ngày mai, 20/11/2016, đoàn sẽ đến ủy lạo tại Huyện Hương Khê, và HuyềnNghi Xuân và Vũ Quang thuộc Hà Tỉnh, và ngày 21/11/2016, đoàn sẽ ủy lạo tại Nghệ An 1000 phần quà. Tiền và quà tặng do đồng hương Phật tử hải ngoại ở San Diego, Hoa Kỳ và TV Minh Quang, Sydney, Úc Châu cùng chư Tăng Ni và Phật tử Khật Sĩ thuộc 3 giáo đoàn 4 và 5 ở Sài gòn ủng hộ cho công cuộc cứu trợ. Nam Mô A Di Đà Phật, Nay tường trình từ Quảng Bình, HT Thích Minh Hiếu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567