Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

James Bond của giới từ thiện: Sinh ra tay trắng, cuối đời trắng tay

05/04/201707:16(Xem: 4692)
James Bond của giới từ thiện: Sinh ra tay trắng, cuối đời trắng tay

James Bond của giới từ thiện: Sinh ra tay trắng, cuối đời trắng tay

Tỷ phú Chuck Feeney là người đầu tiên ở Mỹ bỏ ra số tiền lớn là tài sản của mình để làm từ thiện. Ông chính thức rỗng túi, đi ở thuê vào tuổi ngoài 80, nhưng đã hoàn thành khát vọng “cho đi khi còn đang sống”.


Tỷ phú Charles F. Feeney năm 2007

“James Bond” của giới từ thiện

Tỷ phú Charles F. Feeney (1931) là một người Mỹ gốc Ireland. Ông thường được gọi với cái tên thân mật Chuck Feeney, thời gian gần đây ông được giới truyền thông Mỹ đặt cho biệt danh “James Bond của giới từ thiện”.

Vị tỷ phú Mỹ này nói thông thạo 2 tiếng Pháp và Nhật, là người xây lên đế chế các cửa hàng miễn thuế. Từ nhỏ, ông đã nghỉ ra đủ mọi cách để kiếm tiền như: gõ cửa từng nhà để bán thiệp Giáng sinh, dọn tuyết trên đường hay nhặt bóng trên sân golf,...

Charles F. Feeney bắt đầu sự nghiệp kinh doanh cùng với bạn học cùng đại học từ đầu thập niên 1950: bán rượu không thuế cho thủy thủ Mỹ. Sau đó, ông bán xe hơi cho lính Mỹ và lập nên chuỗi cửa hàng miến thuế (DFS) ở các cửa khẩu, với doanh thu đạt 3 tỷ USD/năm.

Vào những năm 60, khi Nhật Bản tổ chức thế vận hội và dỡ bỏ hạn chế du lịch nước ngoài, Chuck Feeney đã chộp cơ hội này để thu tiền của khách du lịch Nhật. Đó là những khoản tiết kiệm khổng lồ người Nhật bỏ ra mua sắm rượu, nước hoa, đồ trang sức miễn thuế,... tại các địa điểm nổi tiếng như Hawaii, Hong Kong, San Francisco, Saipan và Guam...

Mặc dù kiếm được rất nhiều tiền từ rất sớm, với tổng tài sản theo New York Times lên tới 8 tỷ USD, nhưng Chuck Feeney có cuộc sống riêng tư rất bình lặng và đơn giản, không xa hoa, không bao giờ thắt cà-vạt Hermes hay mang giày Gucci.

New York Times tiết lộ, trong nhiều năm ở New York, bữa trưa của ông không phải ở các nhà hàng sang trọng mà là ở khu nhà Irish Pavillion Tommy Makem trên phố East 57th - nơi ông ăn bánh mì kẹp thịt.

Feeney kín tiếng tới mức, mãi tới 1988, thế giới mới biết đến sự giàu có của ông. Khi đó, lần đầu tiên Forbes ước tính Feeney có khoảng 1,3 tỷ và xếp thứ 31 tại Mỹ. Tuy nhiên, tài sản thực của ông vẫn là một ẩn số, chỉ sau những lần làm từ thiện, thế giới mới biết được.

Công chúng còn kinh ngạc về cuộc sống giản dị và tiết kiệm tới mức tối đa. Ông keo kiệt với bản thân, gia đình nhưng hào phóng với người dưng. Ông ghét sự phung phí, không muốn con cái trở thành con nhà giàu hư hỏng và bắt chúng làm hầu bàn, bồi phòng khách sạn, thu ngân trong các kỳ nghỉ hè ngay từ khi còn nhỏ.

Sự hà khắc của Feeney không làm cho con cái khó chịu, thậm chí con gái đầu của Feeney còn cho rằng, cách làm của người cha đã giúp họ sống như những người bình thường khác, làm được việc đáng làm và vẫn có đủ tiền để chi tiêu cho cuộc sống.
 
Làm từ thiện ở khắp 5 châu

Theo quan điểm của vị tỷ phú này, “bạn chỉ có thể mặc một chiếc quần vào cùng một thời điểm”. Ông thích kiếm tiền nhưng không muốn sở hữu chúng, tiền quá nhiều cũng không thể đem ra tiêu xài hết. Một thời gian dài, ông sống trong căn hộ đi thuê và toàn bộ tài sản được dần hiến tặng cho các tổ chức từ thiện. Các con ông cũng phải tự lăn lộn kiếm sống khi đến tuổi trưởng thành. Feeney cho biết, đây chính là cách để ông giáo dục các con biết quý trọng giá trị của đồng tiền.

“Sinh ra tay trắng thì khi trở về cũng phải trắng tay”

Suốt hơn 30 năm qua, Chuck Feeney đã đi khắp thế giới để làm từ thiện từ tài sản 8 tỷ USD của mình, tập trung và giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế,... tại Mỹ, Úc, Việt Nam, Nam Phi và Ireland.

Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập đã rót khoản tiền cuối cùng trị giá 7 triệu USD vào cuối 2016 cho Đại học Cornell nhằm hỗ trợ sinh viên làm công tác dịch vụ cộng đồng. Chuck Feeney đã hoàn thành khát vọng “cho đi khi còn đang sống” và chính thức rỗng túi.

Trả lời trên tờ New York Times, ông Feeney cho biết: “Bạn luôn lo lắng khi phải quản lý quá nhiều tiền như thế, nhưng chúng tôi dường như đã làm việc đó khá tốt”.

Tới đầu 2017, tổng giá trị tài sản còn lại của Feeney là hơn 2 triệu USD. Hiện ông và vợ (Helga) đang sống trong một căn hộ thuê ở San Francisco.

Tại Việt Nam, quỹ Atlantic bắt đầu rót tiền vào chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, tài trợ bắt đầu từ miền Trung như xây dựng Trường Đại học Đà Nẵng.

Cho đến nay, 2 người còn gái của ông là: Diane Feeney và Juliette Feeney cũng tiếp tục theo gót cha làm từ thiện. Họ làm chủ tịch của một số tổ chức từ thiện của gia đình và cộng đồng.

Quỹ Atlantic Philanthropies của Feeney bắt đầu sứ mệnh “làm rỗng túi” từ năm 1982 với ước mơ muốn tạo ra sự thay đổi lớn cho cuộc sống của những người gặp khó khăn. Ông ước mơ mang lại hòa bình cho Bắc Ireland, hiện đại hóa hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam hay biến Roosevelt Island của New York trở thành một trung tâm công nghệ.
 
Tỷ phú Chuck Feeney đã quyên tặng tổng cộng 
8 tỷ USD tài sản và giờ chỉ còn lại 2 triệu USD


Cho đến nay, Feeney đã xây cả ngàn tòa nhà khắp châu lục, nhưng tên của ông không hề xuất hiện trong bất cứ công trình nào, từ trên các viên đá ốp tòa nhà hay trong các văn bản. Trong nhiều năm, quỹ Atlantic Philanthropies của Feeney yêu cầu những người được hưởng lợi không được công khai sự tham gia giúp đỡ của họ.

“James Bond” của giới từ thiện cho biết, ông làm từ thiện và quyên tặng hết tài sản rất đơn giản là bởi vì, “vải liệm không có túi”, người chết ra đi không mang được gì. Con người “sinh ra tay trắng thì khi trở về cũng phải trắng tay”.

Khối tài sản lớn cuối cùng được Chuck Feeney quyên tặng vào cuối năm ngoái. Ông Feeney giờ 86 tuổi và quỹ Atlantic Philanthropies theo kế hoạch sẽ đóng cửa vào năm 2020.

Giàu có không lộ diện, nhiều tiền không tiêu xài sang, làm từ thiện không cần ghi danh nhưng những việc làm của ông được cả thế giới biết đến. Hành động cao cả của Feeney là động lực cho nhiều người, là nguồn cảm hứng cho cả những người rất giàu có và nổi tiếng, cũng hay làm từ thiện như Bill Gates và Warren Buffett.
 

V. Hà (tổng hợp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/04/2020(Xem: 6718)
Đến hôm nay là đúng 1 tháng 1 ngày kể từ ngày Ấn Đô phong tỏa. Vê mặt tích cực, đó là cấp độ lây nhiễm dịch bịnh Covid nước này không gia tăng quá nhanh như các nước phương Tây nhưng về mặt tiêu cực thì đời sống dân nghèo càng ngày càng thảm thê, tệ hại.. Đây là vấn đề quá lớn cùa một quốc gia, thế nhưng những khổ đau của cuộc đời chẳng thà khuất mắt chúng ta thì thôi, chứ là cảnh trang diễn ra trước mắt mỗi ngày, là người con Phật chúng con, chúng tôi nguyện cố gắng san sẻ trong khả năng của mình làm được.
25/04/2020(Xem: 4961)
Lần về Việt Nam, tôi đã được một nhóm bạn rủ đi tham dự ngày “Quốc tế công tác xã hội“ được tổ chức tại đường Tôn Đức Thắng, quận nhất. Chủ đề của buổi họp mặt là “Gặp gỡ yêu thương“, khách được mời chính là các em khiếm thị thuộc “Mái ấm Thiên Ân“ quận Tân Phú và Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật. Một chương trình khá hay, rất cảm động đầy lòng nhân ái và chủ đề buổi họp mặt thật thấm thía, mang ý nghĩa sâu xa vô cùng!
22/04/2020(Xem: 6487)
Hai tay Bốn túi Không đồng An tâm bước đến Cửa Không nhận quà Không đồng Nên cứ bước qua Sớt sang gói bọc một nhà chia nhau Chẳng là to tát gì đâu
22/04/2020(Xem: 5695)
Cảm tác khi đọc được tin, xem được hình ảnh quý Thầy, quý Chú chùa Giác ngộ đang vác gạo vào kho để "Tiếp sức cho người khó khăn vượt qua đại dịch Covid-19"
21/04/2020(Xem: 9284)
Hôm nay 19 April, chúng con, chúng tôi lại được đủ duyên lên đường thực hiện chuyến cứu trợ nạn đói lần thứ 2 tại bang Bihar xứ Ấn. Hiện tại India vẫn còn trong giai đoạn phong tỏa và Quarantine (cách ly). Nhờ hồng ân đức Phật nên những vùng thuộc Phật tích như Bồ Đề Đao Tràng- Nalanda,những nơi thuộc Phật tích của bang Bihar đến thời điểm này vẫn chưa có ca nhiễm CoVi nào, do vậy mà chính quyền sở tại đã cho phép và nhiệt tình cho Cảnh sát ủng hộ chúng tôi trong việc phát chẩn cho dân nghèo tại đây trong tình trạng LockDown quá dài ngày..
08/04/2020(Xem: 3519)
Hội Công đức Từ Tế - Hội từ thiện Phật giáo (Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation) lớn nhất hành tinh này, trụ sở chính tại Đài Loan và các chi nhánh khắp nơi trên thế giới, đã hợp tác với Đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại Tòa Thánh Vatican để viện trợ Tòa thánh Vatican thành phố Roma, Ý để đối phó với cuộc khủng hoảng Đại dịch Virus Corona.
15/03/2020(Xem: 5105)
Kính thưa quý Thiện Hữu Tri Thức, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước thân kính! Là hành giả học Phật, trong tâm khảm của mỗi chúng ta đều phải lấy Hiếu Đạo làm nền tảng. Bậc Cổ Đức dạy: "Tâm Hiếu là Tâm Phật. Hạnh Hiếu là hạnh Phật. Phật Giáo coi trọng Hiếu xuất thế gian. Là người con Phật chúng ta phải làm cách nào, phương tiện ra sao để cho Cha Mẹ giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Như vậy mới được coi là chí hiếu đích thực. Đây là quan điểm Hiếu Đạo cao tột, khác hẳn với những quan điểm Hiếu ở thế gian. Xuất gia học Phật, trưởng dưỡng đời sống tâm linh của Cha Mẹ thì khi ấy ta mới sống trọn vẹn được với niềm Hiếu Đạo. Tinh thần Báo Hiếu được xuất phát từ gương hiếu hạnh cứu thân mẫu của Tôn Giả Mục Kiền Liên được chép lại trong Kinh Vu Lan Bồn. Kinh dạy rõ về ân nghĩa song thân, phương pháp báo hiếu và nhân quả tất yếu của Đạo Phật.
13/02/2020(Xem: 4336)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị thiện hữu Houston TX & San Jose chúng tôi vừa thực hiện xong 20 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa, hiện chúng tôi vẫn đang trong quá trình hoàn tất số giếng còn lại mà quí vị giao phó. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
13/02/2020(Xem: 2959)
Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 7 Feb 2020 chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là lần phát quà đầu tiên trong chuyến trở về xứ Phật, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567