Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phái đoàn PGVNTN Liên Châu cứu trợ Nepal đợt 2

14/12/201516:34(Xem: 5382)
Phái đoàn PGVNTN Liên Châu cứu trợ Nepal đợt 2

 

Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (1)



PHÁI ĐOÀN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT LIÊN CHÂU
VÀ PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN CỨU TRỢ ĐỘNG ĐẤT TẠI NEPAL– LẦN THỨ HAI

 (từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 10 năm 2015)

 

                                                                                          Thích Thông Hải tường thuật

 

Kathmandu - Nepal, ai trong chúng ta đã một lần đến xứ này để cứu trợ sau động đất khủng khiếp với cường độ chấn động 7,8 độ richter và chứng kiến sự tàn phá của thiên tai cũng như hoàn cảnh chính trị ở nơi đây đối với người dân, thì khi ấy chúng ta mới thấu hiểu được vì sao Đức Phật lại thị hiện nơi vườn Lâm Tỳ Ni thuộc thành Ca Tỳ La Vệ, xứ Ấn Độ cổ xưa, nay là xứ Nepal (xứ Nepal nằm trải dài dọc theo rặng núi Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ, tuyết phủ kín quanh năm. Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Thế Tôn giáng trần cách đây hơn 2.600 năm, nằm tọa lạc trong vùng đồng bằng Terai. Những người dân ở nơi đây hầu hết là những người dân Ấn Độ chính thống được gọi là dân Madhasi, chứ không phải là dân Nepal hay dân Ấn Độ). Bởi vì hạnh nguyện độ sanh của các bậc Thánh nhân là thường hay thị hiện vào những nơi nào có nhiều khổ nạn, nhằm thực hiện Bồ tát hạnh, cứu khổ ban vui cho muôn loài.

Theo địa lý, thủ đô Kathmandu là thành phố nằm trên núi Hy Mã Lạp Sơn với độ cao từ mặt biển khoảng 12.000 mét và nằm trải dài từ phía Đông Bắc đến Tây Bắc, dọc theo ba tiểu bang của Ấn Độ là Bihar, Ulta Radesh và West Bangle. Phía Bắc giáp ranh với Trung Quốc và phía Nam là Ấn Độ. Do vậy, xứ Nepal, nơi quê hương của Đức Phật nằm giữa hai cường quốc Ấn Độ và Trung Hoa. Về mặt kinh tế, hằng mấy chục thế kỷ qua, Nepal đã chịu ảnh hưởng mạnh của Ấn Độ. Vì vùng đồng bằng Terai nằm giáp ranh giới Ấn Độ, nên việc vận chuyển hàng hoá và nguồn nhiên liệu v.v… từ các cửa khẩu của hai nước rất tiện lợi trên vấn đề mậu dịch. Đối với Trung Hoa, mặc dù Nepal cũng chịu ảnh hưởng, nhưng không mạnh bằng Ấn Độ, bởi lẽ vấn đề thông thương bị cách ngăn do núi đồi hiểm trở, khó khăn. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, Nepal vẫn phải chịu sức ép về mặt chính trị và kinh tế của hai quốc gia nầy.

Trận động đất đã xảy ra vào cuối tháng tư năm 2015 vừa qua đã làm cho hàng chục ngàn người bị chết, mấy chục ngàn người bị thương và hàng trăm ngàn nhà cửa bị hư sập, đổ nát. Các nạn nhân đã sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Những thảm cảnh nầy, có lẽ chúng ta đã từng nhìn thấy trên các đài truyền hình, hay đọc tin tức từ báo chí và các trang mạng v.v… Tuy nhiên, đến nhìn tận nơi mới hiểu rõ những cảnh nghèo khổ bi thương của đồng bào nạn nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn để phục hồi lại cuộc sống bình thường, nhất là những ngày tháng giá lạnh mùa Đông của xứ tuyết. Mặc dù Chính phủ và nhiều đoàn thể thiện nguyện đã đến đây thăm viếng và cứu trợ, nhưng rồi  hơn sáu tháng qua, các trường học, chùa viện, đền thờ, bệnh viện và nhà cửa của các nạn nhân vẫn chưa được tái thiết.

Theo lời của bà Ramila Shakya - Hiệu trưởng trường Bồ Đề Yashadhsra Bauddha, các ngôi trường học, chùa tháp, đền thờ và cả nhà cửa của dân làng mãi đến nay vẫn chưa được phục hồi. Vì sự an toàn cho thầy cô giáo và các em, nên chính quyền địa phương không cấp giấy phép hoạt động cho đến khi nào được sửa chữa an toàn. Đã hơn sáu tháng qua, có một số trường học bị hư nứt do động đất gây ra vẫn chưa được mở cửa trở lại cho các em đến học. Bà cũng cho biết Chính phủ Nepal không có trợ giúp gì cả trong vấn đề tu sửa. Vả lại, người dân trong làng rất nghèo khó, không đủ khả năng để giúp nhà trường sửa chữa.

Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (2)

Một xứ sở nghèo đói, không kỹ nghệ như Nepal lại bị thiên tai, cộng thêm tình trạng chính trị trong nước mấy năm qua chưa được ổn định, kể từ khi thay đổi guồng máy chính trị từ chế độ quân chủ sang chế độ dân chủ. Gần đây Nepal đã thay đổi hiến pháp theo chế độ dân chủ, có những điều luật mới trong hiến pháp đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến giống dân Madhasi trong vấn đề quyền lợi của họ đối với đất nước nầy. Từ đó các cuộc biểu tình, bạo động, thảm sát đã thường xuyên xảy ra tại các cửa khẩu biên giới, khiến đời sống dân chúng trở nên không được ổn định. Tình trạng nầy đã kéo dài hơn hai tháng qua, chính sự hỗn loạn đã làm cho mọi sinh hoạt hằng ngày của người dân bị tắt nghẽn rất nhiều.

Chúng tôi cũng nói thêm rằng những người dân Madhasi, họ sinh sống tại vùng đồng bằng Terai, dưới rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, gần với biên giới giữa hai nước Nepal và Ấn Độ, nhưng họ không được vào quốc tịch Nepal, kể cả chưa được thừa nhận như người dân Ấn Độ. Họ rất mong mỏi được trở thành người công dân của xứ Nepal. Hầu hết người dân sinh sống bằng ngành nông nghiệp, trồng trọt các loại ngũ cốc như lúa, mè, đậu phộng, khoai củ và rau cải v.v… Họ đã từng đứng ra biểu tình và đòi hỏi những yêu sách về quyền lợi trong hiến pháp mới.

Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (3)

Trong hơn tuần lễ vừa qua, tại cửa khẩu biên giới vùng Terai, gần vườn Lâm Tỳ Ni đã xảy ra bạo động, xô xát giữa cảnh sát Nepal và những người biểu tình, làm trên mười người bị thiệt mạng. Họ chặn đường không cho xe cộ qua lại buôn bán tiếp tế nguồn lương thực, thuốc men v.v… cho những người dân ở thủ đô Kathmandu. Trong khi đó nguồn nhiên liệu của chính phủ Ấn Độ cũng đã bị cắt đứt trong hơn hai tháng nay.

Tại thủ đô Kathmandu, đời sống của người dân bị tắc nghẽn. Nhiên liệu (petrol) bị khô cạn, thực phẩm không đủ cung cấp cho dân chúng, thuốc men của các bệnh viện và bệnh xá cũng dần dần cạn kiệt. Đời sống tại đây trở nên khó khăn và khốn khổ, nhất là các nạn nhân động đất. Hiện nay, họ phải chịu cộng nghiệp chung trong cảnh màn trời chiếu đất tại quê hương mà Đức Phật sinh ra đời.

Đa số dân chúng Nepal theo Ấn Độ giáo, chỉ có khoảng 20% là theo Phật giáo. Những người theo đạo Phật sinh sống tập trung nhiều nhất tại thành phố Patan cổ xưa hơn là các nơi khác. Nơi đây, các chùa tháp được xây dựng trong nhiều thế kỷ qua. Trong trận động đất vừa qua, các chùa tháp, đền thờ cũng bị ảnh hưởng hư hao, nhưng không bị thiệt hại lớn. Người dân bản xứ cho biết, những dân cư tại thành phố Patan nầy là những người thuộc dòng dõi họ Thích Ca - Shakya - giống dân Newali, không phải là người dân Nepali. Giống dân nầy phần lớn theo đạo Phật và rất sùng kính Tam Bảo. Bản chất của họ rất hiền hoà và hiếu khách.

Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (4)

Từ sự phức tạp, khó khăn về mặt văn hóa, chủng tộc, tôn giáo và chính trị nêu trên đã làm cho xã hội Nepal trở nên khó khăn và gây trở ngại không ít cho các đoàn thể từ thiện từ các quốc gia bên ngoài đến Nepal. Trong tình huống như thế, nhưng với sự khẩn cấp cần cứu trợ cho các nạn nhân bị thiên tai tại Nepal, bốn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu: Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan đã đồng thuận chia làm hai đợt cứu trợ:

Cứu trợ đợt 1, do Phái đoàn Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan đứng ra đảm trách. Chư Tôn đức Tăng Ni Giáo phẩm thuộc Giáo hội gồm chín vị trong Phái đoàn: Hòa thượng Thích Quảng Ba - Phó Hội chủ làm Trưởng đoàn, Thượng tọa Thích Nhật Tân - Tổng Thư ký, Thượng tọa Thích Tâm Phương - Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội, Thượng tọa Thích Nguyên Trực - Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Cư sĩ cùng với quí Ni sư các tự viện (Phần cứu trợ đợt 1 do Thượng tọa Tổng Vụ Trưởng của Giáo hội tường thuật, phần nầy quí vị có thể vào trang nhà quangduc.com để biết thêm chi tiết).

Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (5)

Cứu trợ đợt 2, lần cứu trợ nầy có thời gian sắp xếp chu đáo hơn đợt 1, vì cứu trợ lần đầu nằm trong tình thế khẩn cấp, một tuần lễ sau khi động đất. Chiếu theo phiên họp bất thường để chuẩn bị cho việc cứu trợ đợt 2 vào ngày 13-08-2015, bốn Giáo hội Liên Châu đã có một phiên họp tại chùa Khánh Anh, Pháp quốc trong dịp Đại lễ Khánh thành chùa Khánh Anh, Lễ Hiệp kỵ Chư Lịch đại Tổ sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 9 và Lễ Đại tường Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Minh Tâm, Viện chủ Khai sơn Khánh Anh Tự. Trong phiên hợp nầy, bốn Giáo hội Liên Châu đã quyết định lấy các ngày 22-27 tháng 10 năm 2015 để thực hiện chuyến đi cứu trợ Nepal đợt 2. Trong phiên họp này, Chư Tôn đức đã cung thỉnh tôi (Thích Thông Hải) chịu trách nhiệm đứng ra lo sắp xếp và điều hợp chương trình cứu trợ cho lần 2. Theo đề nghị của quí Ngài, lần cứu trợ đợt 2, chúng ta nên đặt trọng tâm trong công việc tu sửa các ngôi trường học, chùa tháp bị hư sập và xây cất các Ngôi nhà Tình thương cho đồng bào nạn nhân thiên tai. Tuy nhiên, đoàn cũng  dành một ngày phát quà cho đồng bào.

Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (6)

Tôi và Thượng tọa Sutadhara Tapovane, người Tích Lan - Trung tâm Trưởng Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Ventura, thuộc tu viện An Lạc, Ventura đã đến Kathmandu, Nepal trước Phái đoàn một tuần lễ để chuẩn bị sắp xếp cho việc cứu trợ và cung đón Chư Tôn đức Giáo phẩm cùng Phật tử của các phái đoàn từ Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Đại Lợi đến tham gia cứu trợ. Như đã ấn định, vào ngày 22-10-2015, các đoàn sẽ gặp nhau tại thủ đô Kathmandu để thực hiện chương trình cứu trợ vào ngày 23-10-2015. Các Phái đoàn đã đến phi trường Quốc tế Tribuvan, Kathmandu tổng cộng là 36 vị, gồm chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử và các Huynh trưởng của Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng tháp tùng. Đặc biệt, có sự tham gia của giới truyền thông: Đài Truyền hình VNA, TV 27.3, các phóng viên: cô Mỹ Linh, cô Thanh Vân và anh Dũng cùng đi với Hòa thượng Thích Nguyên Trí để thu thập những tin tức và hình ảnh nhằm trình chiếu cho đồng hương, Phật tử tại Hoa Kỳ về chuyến đi cứu trợ. Chúng tôi cũng được biết, các anh chị đã chuyển một số tịnh tài 45.000 Mỹ kim từ sự ủng hộ của đồng bào khán giả của Đài cho Hòa thượng Trưởng đoàn để sung vào quỹ cứu trợ.

Tổng số tịnh tài từ lời kêu gọi của Chư Tôn đức Tăng Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu ủng hộ cứu trợ đợt 2 là 800.000 Mỹ kim. Ngoài ra, thể theo lời kêu gọi của Hòa thượng Thích Nguyên Trí, Hòa thượng Thích Quảng Tâm, Đài Loan đã ủng hộ cứu trợ cho Nepal số tiền là 400.000 Mỹ kim.

Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (7)

Với số tiền to lớn như thế, đối với một đất nước nghèo khó như Nepal thì không phải dễ dàng mang lọt vào cửa khẩu hải quan để thực hiện việc cứu trợ. Và chỉ trong vòng 6 ngày, chúng tôi đã phải cố gắng bằng mọi cách để thực hiện cho xong công việc trước khi mỗi người trở về trú xứ của mình. Vả lại, trong lúc tình hình chính trị tại biên giới Nepal và Ấn Độ rất căng thẳng và nguy hiểm; tại thủ đô Kathmandu thì mọi người dân bị khủng hoảng không có nhiên liệu chu cấp cho đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, tuần lễ cứu trợ cũng là tuần lễ truyền thống tế Thần của người dân xứ Nepal (họ giết hằng trăm ngàn con dê để cúng tế và ăn mừng. Đây là một truyền thống của Ấn Độ giáo - đạo Hindu có từ ngàn xưa, trước khi Đức Phật ra đời). Các nhà bank, tiệm ăn, cửa hàng thực phẩm v.v… hầu như đóng cửa. Với thời gian và hoàn cảnh nầy, thật là một thử thách rất lớn cho các Phái đoàn đi cứu trợ. Nhưng nhờ Phật lực gia hộ nên mọi việc rồi cũng hanh thông tốt đẹp như ý nguyện của Phái đoàn.

Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (8)

Để cho các công trình xây dựng, sửa chữa được tiếp tục dài hạn và hoàn thành tốt đep, Phái đoàn đã quyết định thành lập Hội Vietnamese Nepalese Buddhist Relief Foudation. Qua đó, Ban Chấp hành của Hội đại diện cho Tổng vụ Từ thiện Xã hội của bốn Giáo hội Liên Châu đứng ra chịu trách nhiệm xây dựng theo luật lệ hiện hành của xứ Nepal và báo cáo cho các Tổng vụ Từ thiện của các Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu tường lãm. Cổng bank tài chánh cũng được mở dưới danh nghĩa của Hội Từ thiện Cứu trợ Nepal. Vì trọng tâm của chương trình cứu trợ đợt 2 nầy nằm trong dự án xây dựng Nhà Tình thương, tái thiết lại những ngôi trường học và chùa tháp bị hư sập trong trận động đất.

Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (9)Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (10)Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (11)Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (12)

Trong thời gian nầy, Phái đoàn cũng đi thăm viếng và thị sát hai ngôi làng Patan và Harisiddhi đã bị ảnh hưởng trong trận động đất. Đồng thời, các ngôi trường học và chùa tháp bị hư hao cũng được phái đoàn tài trợ tu sửa. Nhất là các ngôi trường học trong làng, cần phải sửa chữa càng sớm càng tốt để các em có thể trở lại học hành. Các trường Bồ Đề của ni viện Yosodara, chùa Buddha Vihar và chùa Mayurvarna Vihar cũng được trợ giúp tu sửa.

Đặc biệt, ngôi làng Harisiddhi chỉ có một ngôi chùa duy nhất của dân làng đã bị hư nứt trầm trọng, không an toàn cho các sinh hoạt của chùa, nên Hòa thượng Trưởng đoàn đã quyết định tài trợ tịnh tài để xây dựng một ngôi chùa mới, nằm ở một khu đất rộng lớn trong ngôi làng nầy, trong đó cả trường Bồ Đề cho các em đến học. Dự án nầy đang được thực hiện theo đồ án xây dựng do Đại đức Trụ trì Pannasara chịu trách nhiệm xây dựng.

Dự án nầy dự trù khoảng 150.000 Mỹ Kim. Những dân cư nơi đây rất vui mừng khi họ biết được có một ngôi chùa Phật giáo mới sẽ được thành lập trong làng Harisiddhi để cho dân chúng có nơi an toàn đến cầu nguyện và tu học. Những người dân làng nơi đây hầu hết theo đạo Phật nên họ có tâm tín thành đối với Đức Phật và rất kính trọng người xuất gia. Chương trình xây dựng dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2016 và Đại lễ Khánh thành sẽ được cử hành trong thời điểm nầy. Ngoài ra, trong phiên họp tại khách sạn Hamalaya, Kathamandu vào tối ngày 26-10-2015, dưới sự chứng minh và tham dự của Chư Tôn đức Tăng Ni Phật tử Việt Nam và Nepal, Thượng tọa Thích Nhật Tân, Tổng Thư ký cùng với Thượng tọa Thích Tâm Phương, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội Úc Châu cũng đã cho biết có một ngôi trường học và một ngôi chùa nằm gần tâm điểm của nơi động đất hoàn toàn bị đổ nát. Các Ngài cũng đã ý kiến yêu cầu trợ giúp. Hòa thượng Trưởng đoàn đã đồng ý xuất quỹ giúp xây dựng lại nơi đây. Tuy nhiên, Ngài cũng yêu cầu Thượng tọa Lama Gempo cùng hợp tác với Ban Chấp hành của Hội Vietnamese Nepalese Buddhist Foundation thực hiện dự án nầy.

Trong suốt ngày 25-10-2015, Đoàn đã phân phát 1.000 phần quà; mỗi phần gồm 30 ký gạo, một cái mền và 2.000 rupes (20 Mỹ kim), tổng cộng mỗi phần quà cho mỗi gia đình nạn nhân là 60 Mỹ kim. Với số tiền này, những người thường dân phải đi làm vất vả 3 tháng mới có được. Một buổi lễ cầu siêu bạt độ cho chư hương linh thân mẫu và gia đình của Đại đức Punasiri cũng được cử hành tại địa điểm phát quà cho đồng bào nạn nhân trong làng Harisiddhi; và đây cũng là nơi mà gia đình thân nhân của Đại đức Trụ trì bị chết 5 người trong căn nhà bị sụp đổ nát.

Vào ngày 24-10-2015, một buổi lễ cầu siêu bạt độ cho các vong linh được tổ chức tại Đại tháp Swonyambhu Stupa. Ngôi Đại tháp nầy đã được xây dựng hơn 2.000 năm trước do Phật giáo Nepal kiến tạo. Đây là một công trình kiến trúc quy mô của Phật giáo tại đất nước nầy, đã được UNECO công nhận là một Di sản Thế giới của nhân loại. Ngôi tháp lớn nầy không bị thiệt hại nhiều, chỉ có một số tháp nhỏ xung quanh Đại tháp là bị đổ nát hoàn toàn.

Ngoài ra, vào ngày 26-10-2015, tại Đại tháp Boudhanate Stupa của người dân Tây Tạng đã xây dựng nhiều thế kỷ qua trên vùng đồi núi nầy, chương trình chẩn tế cô hồn, cầu siêu bạt độ cho các vong linh xấu số cũng được tổ chức rất hoành tráng.

Trên đường trở về Kathmandu, Phái đoàn muốn dừng lại viếng thăm một trại tỵ nạn mà các nạn nhân vẫn còn tạm trú trong các căn lều, nhưng trời đã sụp tối, nên không thực hiện được. Vả lại, trại tạm cư nầy nằm gần trung tâm điểm của thủ đô Kathmandu nên đã có nhiều Hội thiện nguyện đến thăm viếng và uỷ lạo thường xuyên.

Một chương trình xây dựng dài hạn với khoảng 100 căn Nhà Tình thương sẽ được xây cất cho đồng bào nạn nhân theo dự án, vì hầu hết các căn lều hiện nay chỉ là những căn lều tạm, không thể trú ngụ lâu dài được cho mùa hè nóng bức cũng như mùa đông giá rét. Công trình nầy sẽ do Hội Vietnamese Nepalese Buddhist Foundation chịu trách nhiệm điều hành xây dựng thông qua sự chứng minh và quyết định của Chư Tôn đức Giáo phẩm trong Tổng vụ Từ thiện của các Giáo hội PGVN Thống Nhất Liên Châu.

Phải nói rằng, với thời gian cứu trợ chỉ 6 ngày ngắn ngủi trên quê hương Đức Phật, nhưng Phái đoàn đã thực hiện được rất nhiều công tác từ thiện hữu ích nhằm giúp đỡ cho các đồng bào nạn nhân. Những phần còn lại như việc trùng tu và xây dựng dài hạn các công trình sẽ do các anh chị em thành viên người Nepal của Hội Vietnamese Nepalese Buddhist Foundation tiếp tục thực hiện. Những người trong Phái đoàn đều rất hoan hỷ, vì đã thực hiện được tâm nguyện từ bi mà Đức Phật chỉ dạy. Đồng thời, cũng thực hiện chu đáo công việc các đồng hương và Phật tử đã tin tưởng gửi gắm tịnh tài cứu trợ đến các nạn nhân.

Thông qua chuyến đi, ai ai trong Phái đoàn cũng nhận chân ra được thực trạng khổ đau của người dân xứ Nepal qua định luật nhân quả nghiệp báo mà họ đã gây ra và chiêu cảm từ sự sát hại loài vật, vì vậy mà họ phải trả những nghiệp báo khổ đau nầy. Đồng thời, từ những nỗi đau khổ trên, chúng ta mới thấy rõ vì sao Đức Phật phải thị hiện ở nơi vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ, xứ Ấn Độ cổ đại, nay thuộc xứ Nepal, cách đây hơn 2.600 năm. Trước khi Ngài thị hiện, khi còn là một vị Bồ tát có tên là Hộ Minh từ trên cung trời Đâu Suất giáng trần, Ngài đã thấy rõ được chúng sanh ở nơi đây tạo nghiệp như thế nào. Do vậy, sự thị hiện của Đức Phật cũng không ngoài mục đích cứu khổ, ban vui cho chúng sanh trong thế giới ta bà đầy đau khổ nầy.

Vào một buổi sáng, khi mặt trời vừa ló dạng trên đỉnh núi tuyết Everest cao ngất trời xanh và thủ đô Kathmandu, muôn người còn đang say sưa trong giấc ngủ sau những ngày lễ trọng đại của xứ Nepal, đó chính là lúc Phái đoàn chuẩn bị chia tay để trở về nơi trú xứ của mình. Nhìn cảnh vật thật đau buồn của buổi ban mai, với những ngôi nhà còn đổ nát chưa được xây dựng lại, khiến cho lòng của mọi người trong Đoàn đi cứu trợ không sao tránh khỏi se thắt, bùi ngùi trước cảnh vật vô thường thay đổi của cuộc đời. Trên chuyến xe bus trên đường từ khách sạn Hamalaya, thành phố Patan đến phi trường Quốc tế Tribuvan, Kathmandu, mọi người có cơ hội chia sẻ những cảm nghĩ của mình về chuyến đi uỷ lạo lần nầy, ai ai trong Đoàn cũng đều mang cảm nghĩ giống nhau về cảnh sống của các nạn nhân trong các căn lều tạm cư của những ngày tháng lập Đông ở xứ Nepal giá lạnh. Những luồng gió lạnh thổi về từ dãy núi Hy Mã Lạp Sơn xuyên qua khe hở của các cửa sổ trên xe bus đã làm cho tôi bùi ngùi và cảm thấy thương cảm cho những nạn nhân xấu số trên quê hương Đức Phật - Nepal vùng núi Hy Mã Lạp Sơn tuyết lạnh. Thầm nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ cho những người dân nơi này sớm thoát khỏi cảnh tang thương, biết hướng về Tam Bảo để tu thân hành thiện, hầu mong có được cuộc sống an lành và giải thoát.

 
Giao Hoi PGVN Hai Ngoai Lien Chau cuu tro Nepal (10)



Xem thêm hình khác
Ý kiến bạn đọc
15/12/201518:54
Khách
Nam Mo Phat __((()))___
Con doc bai viet cua HT con rat cam dong khi nguoi dan Nepal phai chiu canh kho nhu the nao sau khi tran dong dat da xay ra" Con xin cau nguyen cho nhung nguoi dan noi Que Huong Cua Duc Phat Bon Su duoc Mai Mai Binh An.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2024(Xem: 1182)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu". Thế Tôn cười, cho đệ tử cao đầu ông ta và ban cho y bát. Hôm sau tỉnh rượu ông say nầy sợ quá, bỏ trốn đi về nhà. Chư Tỳ Kheo thắc mắc, bàn tán với nhau : Tại sao đức Thế tôn làm chuyện lạ nhỉ? Biết hắn say mà vẫn độ cho hắn xuất gia? - Hãy để hắn đi cho khuất, rồi chúng ta sẽ đến thỉnh giáo đức Thế tôn về việc này. Thế là họ kéo nhau đến hương thất đức Phật, bạch hỏi: - Bạch đức Thế tôn, chúng con không hiểu vì nguyên nhân gì Ngài lại độ cho một gã say như thế? Xin Đấng Thiện Thệ giải rõ cho chúng con.
08/03/2024(Xem: 2910)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu này là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức trong giai đoạn cần khổ tu hành. Cũng vậy, những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & ý nghĩa lớn đối với những mảnh đời khốn khó..
29/02/2024(Xem: 4404)
Một trong những Phúc Lành cao thượng! Bạn biết chăng? May mắn lớn nhất của cuộc đời, chẳng phải nhặt được tiền, cũng không phải trúng số, mà là bạn gặp được những người có thể dẫn bạn đi đến 1 nền tảng cao hơn. Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn, không phải là trí thông minh hay học lực, mà là các mối quan hệ trong cuộc sống, mối quan hệ trong công việc.
27/02/2024(Xem: 2001)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Dân gian VN ta có câu: ''Lễ lạy quanh năm, không bằng tạo Phúc rằm tháng giêng?'' Vì sao thế? Vì ngày mùng 1 là ngày đầu tháng nhưng đêm lại tối đen; còn ngày Rằm lại có trăng sáng sủa. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng giêng nên người ta mới rủ nhau tạo phúc. Cùng trong ý niệm đó, xin chia sẻ với chư vị thiện pháp Rằm Thượng Nguyên tại quê nhà, qua lời tường trình của Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN!
16/02/2024(Xem: 2583)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm Năm hết Tết đến rồi, trong tâm tình : ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'' của người con Phật, vào hôm qua (05 Feb 24) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
07/02/2024(Xem: 2703)
Tại Bịnh Viện Ung Thư, Phân Khoa Nhi Đồng, Cô Giác Ngọc Phước, trao Tịnh Tài của Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas, tận giường bịnh cho các em đang được điều trị tại đây, đóng tiền Hóa & Xạ Trị.
18/12/2023(Xem: 2680)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
02/11/2023(Xem: 3637)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
17/08/2023(Xem: 3259)
Phong Điền và Quảng Điền là 2 vùng đất có nhiều người mù và tàn tật nhất của tỉnh thừa thiên Huế, chúng tôi không rõ nguyên nhân vì sao rất nhiều bà con ở đây rơi vào tình cảnh bi thương như thế. Có một vài chia sẻ của cư dân vùng này cho biết rằng phần nhiều họ là nạn nhân của loại chất độc màu Da Cam... Chiến tranh đã để lại những vết tích thật buồn trên thân phận con người.. - Xin tường trình một vài hình ảnh buổi từ thiện trao quà tặng những người Mù tại Hội người Mù Phong Điền và bà con nghèo Làng Phú Lễ- Thừa Thiên Huế (Thành phần quà tặng gồm có Gạo, thùng Mì, nhu yếu phẩm Dầu ăn, đường, bôt nêm vv.. trị giá 350ngàn VND VÀ một phong bao 150VND. Tổng trị giá mỗi phần quà là 500VND - Tặng cho hai nơi là 300 hộ.
30/06/2023(Xem: 2997)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu... Hạ về, mang theo cái nắng nóng như thiêu đốt xứ Ấn, gần đây báo chí mạng đưa tin nhiều nơi ở Ấn Độ đã xảy ra khá nhiều nạn người chết vì chịu không nổi sức nóng khắc nghiệt hiện thời. Để chia sẻ với người nghèo xứ India trong thời điểm khô hạn này, ngày hôm qua (28 June 2023) chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Chandan & Ganghar Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]