Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Audio:Sông Sau Nhà

18/06/201503:30(Xem: 6000)
Audio:Sông Sau Nhà

river

Sông Sau Nhà





          Người có dừng chân trên bến sông
          Bên kia đồi cỏ núi mây trùng
          Bên này chim rủ nhau về hội
          Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.

          Thơ Tuệ Đăng

          Con sông, cũng có nhiều điều để nói. Dòng nước chảy triền miên bên hai bờ làng xóm đã là một dấu ấn quen thuộc, lúc tuổi vừa biết đi học.

          Những bé ngoan đứng đợi chuyến sang đò
          Cười rực rỡ trong ánh hồng chang chói.

          Tuệ Đăng

          Sông Chạy Ngang Trường

          Con sông chảy bên kia trường học bé
          Hàng giậu xinh lủng lẳng tuổi hoa đèn.

          Tuệ Đăng

          Qua Đình Làng

          Con sông chảy ra đình xem triển lãm
          Hí trường kia đào kép nhỏ xuênh xoang.

          Tuệ Đăng

          Dòng sông như dòng đời rủ người đi, đưa người về. Sông không bao giờ như một, cuộc đời chẳng bao giờ lặp lại điệp khúc của nó. Nên nhìn dòng sông chảy, người ta thường bâng khuâng.

          Từng phiến chiều
          trôi trên nhánh sông
          Mang theo ngày tháng
          cuốn xuôi dòng
          Thuyền ai
          chở nắng về phương cũ
          Để lại
          mù sương
          chiếc bóng không.

          (Thơ Thân Thị Ngọc Quế)

          Khi xa nhà con sông vẫn chảy hoài trong tâm tưởng, thành một cõi quê hương để gởi nhớ.

          Vần thơ
          hiện một dòng sông
          Có thuyền mây chở
          nỗi lòng hoài hương
          Quê nhà
          từ độ gió sương
          Ai chia dòng nước
          mấy đường trăng khơi.

          (Thân Thị Ngọc Quế)

          Đầu năm nay, Ngọc Dưỡng gởi thơ về thăm chúng tôi, viết: "Năm nay tụi con đón xuân ở Mỹ. Con nhớ đến những mùa xuân ở Việt Nam, nhớ con đường làng, nhớ dòng sông quê hương. Con thích ngắm dòng sông sau nhà con vào buổi sáng mùng một. Hôm đó nước sông lên cao hơn mọi ngày. Nước thật trong, mặt sông êm ả. Hai bên bờ sông là đường làng, ồ, những đứa trẻ mặc áo đủ màu sắc kéo nhau đi..."

          Tôi cũng có một dòng sông để nhớ về. Sông chạy ngang chùa Vĩnh Bửu, nơi Thầy tôi dắt tôi về quy y năm tôi mười tuổi. Đứa nhỏ sanh trưởng ở miền biển như tôi, đi học ở thành phố, lần đầu tiên được biết miền vườn, miền sông nước phía Tây. Chùa Vĩnh Bửu, khi Thầy tôi trụ trì, còn có dấu tích lớp gia giáo cho Ni chúng, do Sư ông Khánh Hòa hướng dẫn. Thầy tôi thường kể lớp quý Sư bà hồi đó, mặc áo dài bằng vải ú màu đen, cổ kiềng, vạt ngắn tới đầu gối, chúng tôi nghe như nghe chuyện cổ tích. Mà cũng cổ tích thật sự, vì những năm trước 45 tôi chưa có mặt.

          Chùa Vĩnh Bửu một thời là nơi tụ hội của huynh đệ tôi, vào dịp giỗ Sư ông, hay theo Thầy về thăm chùa. Đò Đại Đức đi từ Bến Tre xuống chợ Thơm, gần đến chùa, Thầy tôi ra đứng trước mũi đò, chúng tôi đứng chung quanh chỉ trỏ, vui như con nít theo mẹ về quê. Vào chùa, mạnh người nào người nấy lội vườn, bẻ dừa, hái bưởi, hái xoài. Rủ nhau mượn xuồng tập chèo, người lái người mũi, ra giữa dòng cạy bên này chống bên kia, xuồng lúng túng quay vòng tròn, la nhau ơi ới. Bổn đạo bên chợ, trong xóm, ban ngày bận ruộng rẫy, tối đến đốt đuốc lá dừa đi thăm Thầy, cười nói như Tết. Buổi khuya dậy công phu, nghe tiếng máy nổ xình xịch trên sông, người ta chở hàng lên chợ, đò Trà Vinh đi ngang... Nước sông đục, gần bờ là thiên hạ tắm rửa giặt giũ, gánh đôi thùng ra xa bờ hơn, múc nước về chùa đổ vào lu, quậy một lượt phèn cho nước lóng trong. Chùa có hồ chứa nước mưa, nhưng hình như nước sông ngọt hơn. Huynh đệ nào chưa quen với phong cách miền Tây, sẽ đòi chở ra giữa sông, để nhúng một cái khăn lau mặt!

          Từ khi Thầy tôi mất, những chuyến đi về Vĩnh Bửu thưa dần. Trong tôi vẫn hoài một nỗi nhớ chùa xưa, sông xưa. Huynh đệ mỗi người bận một việc riêng, có người nhiều đệ tử, có người vẫn chưa có một nơi thờ Thầy. Thầy tôi có một cõi riêng của Người, chúng tôi giữ nó, phong kín. Cho đến nay mười năm, tôi chưa một lần viết bài tưởng niệm, cứ để dòng sông mang mình qua các nơi xa lạ. Chỉ tưởng rằng, một lần quay về tắm mát nơi bến xưa, chùa xưa, ngồi bên ngôi tháp của Thầy, để tự nhủ thầm:

          Người có nghe con sông còn nhắn nhủ
          Lời vô ngôn quá đủ để hàm dung
          Rằng đến đi rũ sạch nợ phiêu bồng
          Dù biết lắm đại dương nào chả rộng.

          Thơ Tuệ Đăng

http://ruoirep.net/vienchieu_online/node/91

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2020(Xem: 8433)
Tôi là ai ( Thơ: Hoang Phong Diễn ngâm: Hồng Vân và Đoàn Yên Linh): Tôi là hoa, là lá, hay là người? Thênh thang, tôi làm mây lưng trời? Hay nhỏ nhoi, kiếp côn trùng cỏ dại? Không, tôi không phải hoa, chẳng phải lá, Không sâu bọ, chẳng phải người, Không phải đá, chẳng phải mây.
24/08/2019(Xem: 5677)
Thuyết Trình Về Cuộc Tranh Đấu Phật Giáo năm 1963 tại Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu tại Vương Quốc Bỉ (ngày 30-7-2019) Chủ tọa: HT Thích Tánh Thiệt, HT Thích Như Điển
02/11/2018(Xem: 6627)
Trao đổi của Hòa Thượng Thích Quảng Ba về lể kỷ niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW đứng tên tổ chức, và những vấn đề liên quan đến các sự kiện cách đây 55 năm khiến buổi lễ tưởng niệm trở nên gây nhiều tranh cãi.
25/08/2018(Xem: 6061)
Truyện đọc: Truyện bùa ngải của người M'nông và hình phạt bắt vợ con đền mạng Hàng trăm năm qua, câu chuyện bùa ngải của đồng bào dân tộc trên Tây Nguyên, đặc biệt là người M’nông ở Đắk Lắk luôn là điều bí ẩn lôi cuốn sự hiếu kì cũng như nỗi khiếp sợ của không ít người miền xuôi. Có những lời đồn rằng người đàn ông nào bị cô gái miền sơn cước đem lòng yêu thương sẽ bị thư ếm quên hết chuyện phố thị và người thân, từ đây sẽ cam tâm tình nguyện sống cùng sơn nữ đến suốt đời suốt kiếp. Lại cũng có lời đồn nếu kẻ nào dại dột làm phật lòng người vùng cao sẽ bị trù ếm đau bệnh triền miên không thầy thuốc nào chữa được và sau cùng thì… chết đau chết đớn! Đâu là sự thật của chuyện bùa ngải, thư ếm này và bùa ngải có chuyển đổi được nhân quả không?
07/08/2018(Xem: 62221)
Audio mp3: Đường Xưa Mây Trắng Tác giả: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Diễn đọc: Phật tử Chiếu Thành
23/06/2018(Xem: 4424)
Chương Trình Hương Từ Bi - số 266 - ngày 23/06/2018 Chủ đề: Chánh Nghiệp Thực hiện: Pháp Lợi, Thường Hạnh và Phương Thảo
15/05/2018(Xem: 11304)
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc: Lịch Sử Truyền Thừa của Phật Giáo Thực hiện phỏng vấn: Thiên Mãn (Ban Phát Thanh Hương Từ Bi, Úc Châu), 15-5-2018, www.quangduc.com
15/05/2018(Xem: 15587)
Vở Hài Kịch: Thuộc Kinh Mới Lấy Làm Chồng, soạn giả: Quảng Hương Phương Giang; diễn viên: Nguyên Giác, Nguyên Hỷ, Nguyên Nhật Thơ, Tâm Hương (Huệ), Quảng Tịnh Kim Phương & Quảng Hương Phương Giang; biểu diễn tại Buổi Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Pháp Xá Quảng Đức, Sunday 6-5-2018, quay phim: Mỹ Hạnh Nguyên Nhật Khánh
08/02/2018(Xem: 20893)
Video bài giảng: Kinh Pháp Cú Phẩm Hình phạt 01 HT Thích Minh Hiếu giảng 04-02-2018
17/01/2018(Xem: 16768)
Sách nói: Am Mây Ngủ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]