Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

194. Thiền Sư Vô Nghiệp (760 - 821) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất)

05/12/202012:45(Xem: 10981)
194. Thiền Sư Vô Nghiệp (760 - 821) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất)



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 194 Thiền Sư Vô Nghiệp, Ngài thuộc đời thứ ba sau Lục Tổ Huệ Năng, là một trong những đại đệ tử đắc pháp của TS Mã Tổ Đạo Nhất.

Ngài quê ở Thương Châu, họ Lý. Mẹ của Ngài, trong giấc ngủ nghe trong hư không có tiếng nói " cho ta ở nhờ nhà con được chăng ? " Bà hoan hỷ nhận lời và tức thì bà mang thai. Khi Ngài ra đời, ánh sáng chiếu khắp nhà.

Sư Phụ có nhắc lại hai trường hợp hai vị Tổ biểu hiện mượn nơi ra đời để hoằng hoá giáo pháp của Đức Thế Tôn.

Tứ Tổ Đạo Tín tìm được người thừa kế nhưng Tài Tùng lúc đó đã ngoài 80 tuổi, ngài Tài Tùng phải đổi thân xác mới để nối tiếp dòng thiền, ông già đã hỏi một cô gái đang giặt đồ bên bờ "cho thầy ở nhờ", cô gái vui vẻ đồng ý, cô gái sau đó mang thai và sanh ra  một bé trai, về sau em bé này trở thành Ngũ Tổ Hoằng Nhẩn.

Ngài Tam Tạng Huyền Trang khuyên một thiền sư ngồi thiền 1000 năm trên hang động lúc ngài trên đường đi Tây Vức thỉnh Kinh, nên về Thành Trường An chọn nhà nào có mái ngói vàng (ý nói Cung Vua) để tái sanh, ngỏ hầu tiếp sức với ngài phiên dịch kinh điển, hoằng pháp độ sanh, tốt hơn là tiếp tục ngội thiền để chờ Phật Di Lặc ra đời, nhưng ngài thiền sư chọn "lộn địa chỉ" sanh vào nhà có mái ngói xanh ngọc (nhà của tướng quốc); 16 năm sau Pháp sư Huyền Trang trở về Trung Quốc, phải nhọc công đi tìm kiếm hậu thân của thiền sư, cuối cùng Pháp sư đã độ cho hậu thân này đi xuất gia và về sau trở thành Pháp sư Khuy Cơ, nổi tiếng và có công xiển dương tông Duy Thức.
Con kínhh cảm ơn Sư phụ kể lại 2 câu chuyện tái sanh ly kỳ này của 2 vị thiền sư.

Cuộc đời tái sanh của Thiền Sư Vô Nghiệp cũng vô cùng độc đáo, mới 5 ngài tỏ ra là một thiền sư rồi, bốn tuổi mà ngài đi thì nhìn thẳng, ngồi thì tréo chân kiết già. Đến chín tuổi, ngài theo Thiền sư Chí Bổn ở chùa Khai Nguyên học kinh Đại thừa. Năm mười hai tuổi, ngài phát tâm cạo tóc xuất gia. Hai mươi tuổi, thọ giới cụ túc với Luật sư U ở Nhưỡng Châu. Tiếp đó  ngài học luật Tứ phần vừa xong, liền vì chúng diễn giảng. Ngài giảng kinh Đại Niết-bàn từ mùa hạ đến mùa đông.

Ngài đến đảnh lễ Mã Tổ. Mã Tổ thấy Ngài có tướng đẹp, tiếng nói như tiếng chuông ngân. Mã Tổ hoan hỉ và cho rằng Ngài cao lớn nghiêm chỉnh nhưng trong đó chưa có Phật.

Ngài Vô Nghiệp biết lỗi của mình và trình thưa là chưa hiểu câu :”Tức Tâm tức Phật”.

Mã Tổ nói :”cái không hiểu nằm dưới cái hiểu rác rến thường tình”.
Ngài Vô Nghiệp hỏi :”thế nào là mật truyền tâm ấn của Tổ từ Ấn Độ qua.
Mã Tổ đáp :”là giáo ngoại biệt truyền, lìa ngôn ngữ, trực chỉ Chơn Tâm thấy Tánh thành Phật”. Mã Tổ nói ngài Vô Nghiệp ồn ào quá, đi ra lúc khác hẩy đến. Ngài Vô Nghiệp xá Mã Tổ và lui ra.
Mã Tổ gọi :”Đại Đức”.
Ngài Vô Nghiệp quay lại, Sp Mã Tổ hỏi "là cái gì ?". Ngay lúc đó Ngài Vô Nghiệp liễu ngộ và sụp quỳ lạy tạ ơn.

Vật ấn chứng của Mã Tổ là mật truyền, tâm ấn tâm, tâm Vô Nghiệp tâm Mã Tổ là một tương thông nhau. Cái nghe cái quay lại là hiển lộ của Phật tánh.

Sau khi được nhận yếu chỉ, Ngài Vô Nghiệp đi giáo hoá 20 năm. Ngài đi chiêm Bái Tào Khê, đảnh lễ tháp Lục Tổ để tri ơn và báo ơn.
Ngài đọc bộ Đại Tạng Kinh trong 8 năm.

Sư Phụ có kể Hoà Thượng Thanh Từ lúc dạy ở Huệ Nghiêm, HT từ chức và ra Bà Rịa Vũng Tàu tịnh tu. Sư Ông Nhất Hạnh đọc và dạy toàn bộ Đại Tạng Kinh. Sư Phụ có nhắc là sau khi làm xong Phật sự sẽ đọc lại Đại Tạng Kinh một lần trong đời.

Ngài Vô Nghiệp giáo hoá, Phật tử đến tu học rất đông. Ai hỏi bất cứ câu gì, Ngài đều trả lời 1 câu duy nhất là: “Chớ Vọng Tưởng”, ba chữ tuy ngắn gọn nhưng đánh động trực tiếp vào tâm của hành giả.

Pháp ngữ của TS Vô Nghiệp là :”chư Phật chưa từng ra đời, cũng không có một pháp dạy người...” Sư Phụ giải thích Phật chưa từng ra đời là Phật pháp thân vẫn hằng hữu bên trong của tất cả chúng sanh vạn loài, như rằm tháng mười sao trời vẫn tối đen, trăng tròn đang ở đâu ? trăng vẫn hằng sáng bên trên kia, nhưng vì bị mây vô minh phiền não che khuất, khi mây phiền não tan thì ánh trăng phía trên kia sẽ hiện ra.

Ngài Vô Nghiệp cũng khai thị "Tất cả Kinh Phật là thuốc chữa bệnh phiền não của chúng sanh", chúng sanh không bệnh thì không cần thuốc làm gì. Con rất thích những vì dụ sp giải thích như bệnh "tham tài sản", phải dùng 2 vị thuốc "bố thí và vô thường" để điều trị, bệnh "sân tức" phải dùng vị thuốc "nhân duyên", "vô ngã" và "từ bi" để chữa trị..v.v....

Cuối đời, vua Đường sai quan triệu thỉnh ngài Vô Nghiệp vào cũng giảng thuyết. Ngài trả lời là Bần đạo không có Đức gì làm phiền nhà vua, Ngài đi đường riêng của Ngài. Sau đó Ngài an nhiên tự tại ngồi kiết già viên tịch.

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được hoan hỉ biết là ngày sinh nhật của SP (5/12/2020), quý Phật tử đã cúng dường SP iPhone 12 mới hiện đại giúp phát âm giảng pháp tốt, chúng con đồng hưởng lợi lạc, và chúng con được biết ngày sinh nhật của SP cùng sinh nhật của vua Bhumibol Thái Lan, ông là vị vua Phật tử đức độ, trị vì lâu nhất ở Á Châu. (Xem bài về Vua Thái Lan)

Bạch Sư Phụ, con  kính nguyện Sư Phụ cũng thọ lâu, sức khỏe an vững, mỗi ngày  đem pháp Phật trao truyền cho Tứ chúng phật tử khắp nơi được thọ hưởng, thắp sáng đạo tâm trên đường tu đến bờ giác.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada). 



194_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Vo Nghiep


Truyền Pháp
“ Chớ  Vọng Tưởng “
để dạy mê tình ! 


Kính dâng Thầy bài thơ về Thiền Sư Vô Nghiệp được giảng hôm nay
trùng vào ngày sinh nhật của Thầy (5/12/2020)
Bài thơ chưa tóm tắt được những lời vàng ngọc Thầy muốn truyền trao trong cách xử thế,
hành đạo mà chỉ có nơi những bậc chân tu từ bi giáo hoá chúng sanh.
Kính đa tạ và tri ân và kính chúc Thầy một ngày sinh nhật thật vui, HH




Hạnh nguyện độ sanh, túc duyên ở đây nhờ lòng mẹ 
Điềm  lành hiện ...chào đời  hào quang sáng đầy nhà 
Thanh âm như chuông, bốn tuổi ngồi kiết già 
Mười hai tuổi xuất gia, luật Tứ  Phần làu thông sau cụ túc giới 

Giảng kinh Đại Niết Bàn suốt hạ tàn, đông tới 
Yết kiến Mã Tổ ...chưa hiểu Cái Tâm 
Thế nào là “mật truyền tâm ấn”.. cao thâm ? 
Cái tâm không hiểu đó chẳng phải là vật khác! 

Đại ngộ xong, tám năm ... Đại tạng kinh chùa Kim  Các .
Đúng thời, đúng duyên về Khai Nguyên Tự thượng đường 
Hai mươi năm thiền đốn ngộ được xiển dương 
Mọi câu hỏi Đạo ... đều khuyên “ Chớ Vọng Tưởng”

 Giáo  pháp Phật cốt tủy nghĩa vô lượng 
Tuỳ bịnh cho thuốc, đánh động vào Tâm 
Từ Bi, Vô Thường, Bố Thí ... chính nhân sâm 
Phân lượng tự mình tinh tấn biến chế ! 

“Đừng biến tham dục thành tánh ... luân hồi xiết kể 
Lính quang rọi chiếu khi dứt khỏi mê tình”
Không màng tài danh... ràng buộc vào mình 
Tự tại Thị tịch, cách phụng mệnh lệnh Vua triều thỉnh !
Hành trạng Đại Đạt Quốc Sư thật tôn kính !! 


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Huệ Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2010(Xem: 19436)
Audio: Kinh Đoạn Giảm do HT Thích Chơn Thiện giảng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]