Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Tát

19/03/202221:44(Xem: 2551)
Bồ Tát

quan am nam hai

Bồ Tát


Bồ Tát có gốc là Bodhisattva. Từ Bodhi có nghĩa là " giác ngộ.", sattva có nghĩa là "chúng sanh". Bodhisattva được dịch là chúng sanh giác ngộ hoặc người giác ngộ.

Sau khi đạt được giác ngộ, bằng từ bi và trí tuệ, vị Bồ Tát giúp mình và người khác vượt qua biển khổ đến bờ an lạc. An lạc chính là Niết Bàn.

Trong cuộc sống hàng ngày, các vị Bồ Tát luôn có mặt quanh ta, gồm Bồ Tát xuất gia và Bồ Tát tại gia. Đó là những người bằng trí tuệ, công sức giúp mọi người bớt khổ đau trong thân và tâm. Bồ Tát làm được điều đó bởi trong tâm của Bồ Tát tồn tại một năng lượng gọi là Tâm Bồ Đề. Khi quy y Tam Bảo, ai cũng muốn có Tâm Bồ Đề. Để đạt được Tâm Bồ Đề của một vị Bồ Tát, người tu phải tự hỏi: Mình an lạc không? Mình sống chan hòa với những người xung quanh không? Người tu phải hiểu rõ cái tính Không trong cuộc sống. Hoa cũng là đất và đất cũng là hoa. Bởi khi ngộ được “Ngũ uẩn giai không” thì mới “ độ nhất thiết khổ ách” tức là vượt qua mọi khổ đau đến được bờ Niết Bàn.

Bồ Tát là người dấn thân với lý tưởng đưa chúng sanh đến bờ giải thoát, với tuệ nhãn không phân biệt. Khi mình rửa chén, mình đặt phần cơm thừa sang một bên để dành cho chim ăn hay mình đổ bỏ đi? Những hành vi nhỏ đó thể hiện tâm của mình với chúng sanh mà cụ thể là với con chim đang ở quanh nhà mình. Đối với người thực hành bồ tát, việc giúp chúng sanh giảm bớt đau khổ, đưa chúng sanh đến bờ giải thoát là việc làm tự nhiên, giống như hít thở khí trời. Khi người bên cạnh ốm đau họ sẽ lập tức hỗ trợ. Gần đây thôi, khi cả Sài Gòn đang gồng mình chịu dịch Covid, khi số ca mắc mới và số ca tử vong nhiều đến nỗi không bệnh viện không thể xử lý kịp thời, những đội thiện nguyện mai táng miễn phí, những đội thiện nguyện là tu sĩ Phật giáo chuyên cung cấp bình oxy giúp bệnh nhân thở; những đội thiện nguyện cung cấp thức ăn miễn phí xuất hiện. Họ dậy sớm, thức khuya thực hiện công việc thiện nguyện từ ngày này sang ngày khác với tâm bồ đề. Năng lượng của bồ đề tâm làm họ không bao giờ mệt mỏi. Họ là những vị Bồ Tát đích thực. Thực hành Bồ Tát, Tâm của người tu đòi hỏi không có sự phân biệt. Khi tâm còn có sự phân biệt thương ghét, giàu nghèo thì vị đó không phải là Bồ Tát đích thực, bởi còn có sự phân biệt giữa các tướng.

Những người thực hành Bồ tát bố thí có phước đức hay không? Để trả lời câu hỏi đó, xin Phật tử hãy đọc lời Phật dạy để biết Phật thường phù hộ cho ai?

Đoạn Kinh văn dưới đây cho thấy người nào siêng năng tu tập để giác ngộ, người nào có hành động cứu giúp người khác ra khỏi đau khổ thì người đó được Phật phù hộ độ trì.” Hy hữu Thế Tôn. Như Lai thường hộ niệm chư Bồ Tát thường phó chúc chư Bồ Tát.”

Cho đi là nhận lại. Cái nhận lại nhiều khi nhiều gấp bội lần cái cho đi. Đó là tình thương, mà tình thương không bao giờ đong đếm được.

Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2022
Hoàng Phước Đại - Đồng An




facebook

youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2010(Xem: 7867)
Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề? Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.
26/06/2010(Xem: 4059)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ. Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.
07/05/2010(Xem: 4414)
Ngài sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành. Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567