Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

14/09/201107:56(Xem: 3894)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

A_Di_Da_Phat_7Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật
Việt Dịch: HT. Thích Thiền Tâm

Đời nhà Minh, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười sáu, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diễn về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ tát dùng lời kệ khai thị rằng:

Pháp yếu của chư Phật
Nhiệm mầu chẳng nghĩ bàn
Bởi pháp chẳng nghĩ bàn
Không thể diễn hết ý
Đấng cha lành Mâu Ni
Thương xót khắp quần sanh
Nói chỗ không thể nói
Dắt kẻ trước người sau.
Lại dùng phương tiện lạ
Chỉ rõ cõi Cực Lạc
Bảo phát nguyện vãng sanh
Vượt ngang ba đường ác.
Bởi Phật A Di Đà
Nguyện lớn nhiếp muôn loài
Như nghe danh thọ trì
Quyết sanh không còn nghi
Nếu người có đại lực
Tâm niệm thường chuyên nhất
Thành tựu tam muội sâu
Đường Tây phương như tin
Nay ta y thánh giáo
Tâm niệm thường chuyên nhất
Thương các ngươi mê lầm
Đây chẳng phải duyên nhỏ
Sắp diễn pháp lợi sanh.

Lúc ấy các tín hữu trong đàn đều cung kính chắp tay yên lặng. Bồ Tát lại dạy tiếp:

Các người nên biết, môn niệm Phật đây đích thật là tâm tông của chư Phật, là con đường giải thoát thẳng tắt nhất của hàng nhân thiên. Nay các người tuy có lòng tin, tuy thực hành hạnh niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng nếu tâm nguyện không chí thiết, thì chẳng khác chi người đi biển gặp được châu báu mà lần lựa về tay không, tất cũng luống nhọc công vô ích! Thuở xưa nếu ta không nhờ tâm nguyện chí thiết, thì đâu được như ngày hôm nay.


Đời Minh Đế nhà Tấn, ta nguyên là một bần dân. Trong cảnh qúa nghèo khổ, duyên may được nghe biết Phật pháp, ta phát đại nguyện rằng: "Con vì túc nghiệp nên mới chịu qủa báo khổ cực này. Nếu hiện đời con không được thấy Phật A Di Đà, được sanh về cõi Cực Lạc để thành tựu tất cả công đức, thì dù cho xả thân, nguyện không thối chuyển". Phát thệ rồi, trong bảy ngày đêm ta chuyên tinh nhớ niệm Phật không thôi nghỉ, liền được tâm khai, thấy Phật A Di Đà tướng tốt rực rỡ, ánh sáng soi khắp mười phương. Lúc ấy, trước Phật ta được nhờ ân thọ ký. Đến năm bảy mươi lăm tuổi, ta ngồi niệm Phật thoát hóa, vãng sanh về Tây Phương. Sau khi đắc qủa, bởi nguyện độ sanh sâu nặng, ta trở lại cõi này tùy phương tiện hiển hóa. Từ đó, hoặc thị hiện làm thân tỳ kheo, hoặc làm thân cư sĩ, hoặc làm vua, hoặc làm quan, hoặc làm người nữ, hoặc làm kẻ ăn xin, hoặc ẩn hoặc hiện, hoặc thuận hoặc nghịch; đều tùy duyên nói pháp, dẫn dắt người mê. Nay ta lại vì các người chỉ rõ lẽ chánh tà, mở bày môn Tịnh Độ. Các ngươi phải một lòng một ý, bền tu pháp môn này, quyết định sẽ được lợi ích lớn, không còn sợ lầm lạc! Nếu kẻ nào tâm chí bền chắc, thì không đợi sau khi vãng sanh, mà trong đời hiện tại cũng đượcc thấy Phật. Hãy nghi nhớ bài kệ sau đây của mà tu tiến:

Nói ít một câu chuyện
Niệm nhiều một câu Phật
Đánh chết được vọng niệm
Hiển pháp thân chân thật.

Một tín hữu thưa:

- Bạch ngài ! Con niệm Phật không được nhất tâm, chẳng biết phải dùng phương tiện nào?


Bồ tát dạy:


- Ngươi nên ngồi yên lặng, dứt hết mọi tư tưởng, từ từ mà niệm. Điều cốt yếu phải làm sao cho tiếng hợp với tâm, tâm hòa cùng tiếng, niệm lâu như thế, tự nhiên sẽ thấy lòng mình trong lặng. Chừng ấy tâm cảnh chiếu sáng, dứt sự đỗi đãi, chứng vào Niệm Phật tam muội. Nhưng nên nhớ lúc bình nhật cần phải niệm nhiều, từ ngàn cho đến số muôn câu tâm không gián đoạn, thì căn khí mới dễ thành thục. Nếu cưỡng ép muốn cho tâm mau qui nhất, tất trọn không thể được nhất tâm.


Một tín hữu khác lại thưa:


- Bạch bồ tát! Thế nào là nghĩa: Tâm hành xứ diệt?


Ngài dạy:


- Tâm hành xứ diệt là chỗ tuyệt đãi, không còn dấu vết của niệm phàm Thánh, là chân tâm thường trú của Phật. Còn tâm hành xứ hữu là nghiệp tâm hoặc thiện hoặc ác trong vòng sống chết luân hồi của chúng sanh sanh. Vọng tâm này nối tiếp nhau không xen hở. Nếu khi niệm Phật ngươi gia công miên mật, không còn mảy may tạp vọng, mới chóng được đôi phần tương ưng.


Phải dè dặt, đừng có vừa thật hành được nửa năm hay mười tháng, rồi tự cho là mình đã khổ công tu niệm. Nên biết ý nghĩa tự đắc ấy, chính là chỗ chướng đạo! Lại tuy có gia công, nhưng nếu niệm lực chưa được vững như non đồng vách sắt, xô không ngã, lay chẳng động, thì sức niệm vẫn thành một khối. Phải tu tập liên tục, đừng nên thấy có chút ảnh hưởng liền dừng nghỉ. Đó là lỗi: "Bán đồ nhi phế" khiến cho công phu trước luống uổng, không được mảy may lợi ích chi. Đây là căn bịnh lớn của người học đạo, cần phải lưu ý.


Nên biết rằng: "Phật pháp như bể cả, càng vào càng rộng sâu, quyết không thể dùng chút ít tri kiến mà thấu hiểu hết được. Sự tu tập cần phải trọn đời, dụng công đến chỗ non cùng nước tận, chớ có quan niệm xem thường!


Khi ấy, ông Cố Định Thành đứng lên xin thỉnh giáo thêm về phương thức niệm Phật.


Ngài bảo:


- Này thiện nam tử! Tâm thể vốn ly niệm, vọng niệm từ tư tưởng mà sanh. Tư tưởng ấy nguyên giả dối, khiến cho người lưu chuyển trong vòng sanh tử. Ngươi nên biết một câu A Di Dà Phật đây, chẳng từ tưởng mà sanh, không theo niệm mà có, chẳng trụ trong ngoài, không có hình dáng. Niệm như thế thì dứt các vọng tưởng, cùng với chân thân nhiệm mầu thanh tịnh của Như Lai, chẳng dồng chẳng khác, không thể phân biệt. Niệm như thế thì phiền não trần lao không dứt không buộc, chỉ là nhất tâm. Được như thế mới gọi là chấp trì danh hiệu, mới gọi là nhất tâm bất loạn. Chừng ấy công tịnh nghiệp thành tựu, bước thẳng lên ngôi thượng phẩm. Nay ngươi nên phát nguyện lớn, cầu sanh về Cực Lạc, rồi chí thành cảm thiết xưng niệm A Di Đà Phật. Phải quyết ý khiến cho tiếng nương theo tâm, tâm duyên theo tiếng, tâm cùng tiếng hợp nhau. Dụng công như thế lâu ngày không để sơ thất, chăm chú như mèo rình chuột, tất sẽ được vào Chánh ức niệm tam muội. Nếu muốn tu tiến thêm, phải tham cứu nhiều hàng tri thức, rộng hỏi các bậc cao minh, tất sẽ ngộ được ý mầu Tức Tâm Tức Phật.


Kế tiếp cư sĩ Vô Hủ thừa thỉnh:


- Bạch Ngài! Xin từ bi chỉ dạy cho con phần khái yếu của sự tu tập. Từ lúc bình nhật cho đến khi lâm chung, con phải hành trì như thế nào?


Bồ tát nói:


- Đại để người tu tịnh nghiệp khi đi, đứng, nằm, ngồi, lúc khởi cư ăn uống, đều nên hướng về phương Tây. Như thế cơ cảm mới dễ thành, căn cảnh mới dễ thục. Trong thất chỉ nên cúng một tượng Phật, một pho kinh, một bàn thờ, một lư hương, một bàn, một ghế, chẳng nên để nhiều đồ vật khác. Ngoài sân cũng phải quét dọn trống trải sạch sẽ để đi kinh hành niệm Phật cho thuận tiện. Nên giữ tâm mình vắng lặng không vướng một mảy tơ, muôn niệm đều quên, trong không thấy thân, ngoài không biết cảnh. Cũng không nghĩ đến hành động hôm nay của ta đây là việc tu hành. Như thế thì cùng với đạo ngày càng gần, với đời ngày càng xa, có thể thành tựu tịnh nghiệp. Nếu lúc bình thời ngươi rủ sạch được muôn duyên, một lòng niệm Phật; thì khi lâm chung mới có thể không còn quyến luyến đến gia đình sự nghiệp, vui vẻ thanh thoát mà đi. Đấy há chẳng phải là tác phong của bậc đại trượng phu ư! Ta bảo như thế là muốn cho người chuyên trí tu hành, không còn vướng bận điều chi. Và đây chính là điều kiện rất quan trọng, thiết yếu!


Đến như pháp tu Tịnh đô, vẫn không ngoài hai chữ Chuyên và Cần. Chuyên thì không quản đến việc chi khác. Cần thì không bỏ phí một phút giây.


Từ nay mỗi sáng sớm thức dậy, sau khi lễ Phật ngươi nên tụng một quyển kinh A Di Đà, rồi tùy sức niệm Phật. Kế đó qùy đọc bài văn "Một lòng Quy Mạng..." để phát nguyện hồi hướng, vì bài văn ấy lời giản dị mà ý đầy đủ. Ban sơ thân tâm chưa yên, mỗi ngày chỉ khóa tụng hai thời, kế đó thì tăng lên bốn thời, nếu có thể, lên đến sáu thời. Ngoài ra thì niệm thả không ký số, hoặc niệm thầm, hoặc niệm ra tiếng, chỉ nhiếp tâm chuyên nhớ mà thôi.


Lại, pháp trì danh cần phải mỗi chữ mỗi câu, rành rẽ rõ ràng, tâm và tiếng hòa hợp nương nhau, không xen lẫn mảy may tư tưởng tạp vọng. Niệm như thế lâu ngày, công lực sẽ tự nhiên thành thục, quyết định được sanh về cõi Liên bang. Chừng ấy ngồi tòa sen báu lên ngôi Bất thối luân, tự tại giải thoát, há chẳng phải là điều đáng hoan hỷ ư? Nên cố gắng! cố gắng!


Bồ tát giáng thần thuyết pháp, trước sau kể có hai mươi bốn hội. Các đệ tử của ngài là bọn ông Thường Nhiếp thay phiên nghi chép, kết hợp thành bộ Tây Phương Xác Chỉ, khắc bản lưu truyền.

Nguồn: Niệm Phật Viên Thông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 3726)
Chúng ta nhìn thấy trên đây bức hình của pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ sơn son thiếp vàng, cao 3 mét 60 đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam. Pho tượng nầy đã được phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang được trân quý và giữ gìn tại Chùa Ninh Phúc còn gọi là Chùa Bút Tháp tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Những đường nét tinh tế, điêu luyện và sự bố cục cân đối trong tư thế ngồi rất hùng tráng của pho tượng đã đạt đến đỉnh cao mỹ thuật của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 17. Đã nhiều lần, pho tượng đã được đem đi ra ngoại quốc để triển lãm. Hiện nay, pho tượng nầy đã được dùng làm tượng mẫu để điêu khắc hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ khác nhau bởi nhiều điêu khắc gia tài ba lỗi lạc đã được thỉnh về tôn trí rất nhiều nơi trong nước cũng như rất nhiều chùa viện tại hải ngoại. (Hình trên là pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (cao 3.60 mét) đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội)
17/09/2010(Xem: 5856)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
17/09/2010(Xem: 6219)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát. Theo Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, 50 Ngôi vị tu tập của Bồ Tát gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị và Thập Địa Vị.
16/09/2010(Xem: 4077)
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
31/08/2010(Xem: 7800)
Vị Đại Sỹ luôn lắng nghe âm thanh của mọi loài chúng sanh mà cứu độ, là nơi nương tựa cho bao chúng sanh trong cơn đau khổ, nguy cấp, hiểm họa, tật bệnh, đói nghèo,...Chúng con xin tập lắng nghe theo hạnh của Ngài, biết lắng tai nghe với sự chú tâm và thành khẩn, biết chia sẻ phước báu của mình để cho cuộc đời bớt khổ. Nguyện cho Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Tất cả mọi người Hiểu và Thương quý nhau trong suối nguồn vi diệu pháp.
28/08/2010(Xem: 10008)
Hình Ảnh: Đại Bi Xuất Tướng Ban Biên Tập quangduc.com kính giới thiệu đến quý đọc giả hình ảnh Đại Bi xuất tướng của Pháp sư Y Lâm người Đài Loan vẽ về hình tượng 88 thân Quán Thế Âm Bồ Tát theo Đại Bi thần chú.
28/08/2010(Xem: 8356)
Đại Bi xuất tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm đồ họa
07/07/2010(Xem: 8631)
Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề? Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.
26/06/2010(Xem: 4296)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ. Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.
07/05/2010(Xem: 4847)
Ngài sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành. Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]