Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 6: Sự chuyển tiếp đến việc phát triển trọn vẹn khái niệm Bồ tát đạo.

25/04/201312:12(Xem: 10251)
Phần 6: Sự chuyển tiếp đến việc phát triển trọn vẹn khái niệm Bồ tát đạo.
A La Hán, Phật Và Bồ Tát


Phần Sáu: Sự Chuyển Tiếp Đến Việc Phát Triển Trọn Vẹn Khái Niệm Bồ Tát Đạo.

Nguyên Nhật, Trần Như Mai
Nguồn: Nguyên tác : Venerable Bhikkhu Bodhi; Việt dịch : Nguyên Nhật, Trần Như Mai


Có lẽ để có một giáo lý Bồ tát đạo phát triển trọn vẹn xuất hiện trong Phật giáo, cần phải có một cái gì khác hơn là khái niệm về Phật quả mà chúng ta tìm thấy trong các văn bản kinh điển Nguyên thủy cổ đại. Như vậy, công trình thông thường so sánh quả vị A-la-hán của kinh tạng Nguyên thủy với hình ảnh của vị Bồ tát trong kinh điển Đại thừa có lẽ đã bị lệch lạc đôi chút. Theo tôi thấy, thì một trong những yếu tố tiềm tàng bên dưới sự xuất hiện của lý thuyết Bồ tát được phát triển trọn vẹn chính là sự chuyển hoá của khái niệm Phật quả cổ điển trong kinh tạng Nikayas thành hình ảnh Đức Phật của đức tin và huyền thoại Phật giáo. Điều này đã xảy ra trong thời kỳ Phật Giáo Bộ Phái, nghĩa là, giữa giai đoạn Phật giáo tiền Nguyên thủy mà đại diện tiêu biểu là bộ kinh Nikayas và việc xuất hiện của Phật giáo tiền Đại thừa. Trong thời kỳ này, đã xảy ra hai khuynh hướng phát triển có ý nghĩa về khái niệm Phật quả. Thứ nhất, con số các Đức Phật đã gia tăng, và thứ hai, các Đức Phật đã được ban cho nhiều đức tính thù thắng hơn trước. Những phát triển này xảy ra hơi khác nhau trong những trường phái Phật giáo khác nhau, nhưng cũng có những nét chung nối kết họ lại với nhau.

Kinh tạng Nikayas đã đề cập đến sáu vị Phật xuất hiện trước Sa môn Gotama và một vị sẽ xuất hiện sau Ngài, đó là Đức Phật Di Lặc. Giờ đây, vì thời gian vũ trụ không có sự khởi đầu một cách rõ ràng hay sự chấm dứt có thể quan niệm được, người ta có thể rút ra kết luận rằng ắt hẳn phải có những vị Phật quá khứ, và như vậy số chư Phật quá khứ được gia tăng; có những câu chuyện về một số vị Phật đã được lưu truyền và đưa vào thực tại đời sống. Vì không gian là vô biên, với hệ thống thế giới như của chúng ta được trải ra "mười phương trời", một vài trường phái đã đặt sự hiện hữu hiện tại của chư Phật trong những hệ thống thế giới ngoài thế giới của chúng ta – chư Phật vẫn còn tại thế mà người ta có thể tôn thờ, và nhờ uy lực của thiền định, người ta có thể thấy được thực sự bằng cái nhìn thiền quán.

Những văn bản kinh điển của thời kỳ Phật Giáo Bộ Phái đã nâng cao năng lực tuệ giác của Đức Phật đến mức độ cuối cùng gán cho Ngài những đức tính của một đấng toàn năng. Ngài trở thành một bậc sở hữu được vô số phép thần thông kỳ diệu. Mười tám "Pháp Phật nhiệm mầu", không được đề cập trong các kinh tạng cổ điển, đã được thêm vào. Huyền thoại và những câu chuyện được lưu truyền mô tả những phương cách kỳ diệu Ngài đã giảng dạy và chuyển hóa kẻ khác. Một số câu chuyện được tìm thấy trong các bài kinh như: câu chuyện Ngài gặp tên giết người hàng loạt Angulimala, ác quỷ Alavaka, người cùi khốn khổ Suppabuddha, vị Bà-la-môn nóng tính Bharadvaja. Những chuyện ấy đã gia tăng theo cấp số nhân, tô vẽ một hình ảnh Đức Phật như là một bậc đạo sư đầy sức sáng tạo không thể nghĩ bàn, đã cứu rỗi đủ hạng người khổ đau và si ám. Ngài đã phá vỡ tính ngã mạn của những người Bà-la-môn kiêu căng; đem lại an ủi cho những người mẹ đau khổ và các bà vợ goá khốn cùng; Ngài xoá tan tính tự mãn của những kiêu binh và giới quý tộc triều đình; Ngài đã xuất sắc vượt qua các học giả thông thái trong các cuộc tranh luận và các du sĩ khổ hạnh muốn cạnh tranh với ngài về các ngón kỹ xảo thần thông; Ngài giáo huấn các vi trưởng giả keo kiệt về điều kỳ diệu của hạnh bố thí; Ngài khơi nguồn tinh tấn nơi các tỳ kheo phóng dật; Ngài chinh phục lòng kính trọng của các vị vua và hoàng tử. Khi những người Phật tử nhìn lại bậc Đạo sư đã nhập diệt của họ và suy nghĩ về những gì đã tạo nên tính cách vĩ đại phi thường của Ngài, không bao lâu họ nhận ra rằng đức tính nổi bật nhất của Ngài chính là lòng từ bi vô biên của Ngài. Không hài lòng với việc giới hạn đức từ bi của Ngài đối với chúng sanh trong môt kiếp, họ còn thấy lòng từ bi ấy trải rộng ra đến vô lượng kiếp trong vòng luân hồi sanh tử.

Trí tưởng tượng của họ đã sản sinh ra một kho tàng truyện tích rộng lớn về các tiền thân của Đức Phật. Những câu chuyện ấy - Chuyện tiền thân Đức Phật - kể về những tiền kiếp Ngài đã có ý thức chuẩn bị sứ mạng thành Phật như thế nào bằng cách thực hành Bồ tát hạnh trong vô lượng a-tăng tỳ- kiếp.

Trọng tâm của những câu chuyện ấy là tinh thần phục vụ và hy sinh. Chính nhờ phục vụ kẻ khác và hy sinh thân mình vì lợi ích của kẻ khác mà Bồ tát đã tạo được nhiều công đức và đạt được những đức hạnh đưa đến chứng đắc Phật quả. Như vậy, trong tư tưởng Phật giáo được nhận thấy rõ ràng qua các trường phái của thời kỳ Phật giáo tiền Nguyên thủy, chiều hướng vị tha trong sự kiện thành đạo của Đức Phật đã được nhấn mạnh. Từ quan điểm này, sự thành đạo của Đức Phật là đầy ý nghĩa, không những chỉ vì điều này đã mở ra con đường đi đến Niết bàn cho nhiều người khác, mà việc thành đạo ấy đã hoàn tất một công trình tu tập trải dài qua nhiều a-tăng -tỳ-kiếp, khởi đầu bằng động lực vị tha và trải qua vô lượng kiếp vẫn được duy trì bằng quyết tâm sống vì người khác. Trong giai đoạn tu tập này, theo các truyện tích, thì vị Bồ tát tự mình thành tựu nhiều công đức để chứng đắc Phật quả bằng cách hoàn thành viên mãn một số đức hạnh tối cao, hạnh nguyện ba-la-mật, mà giờ đây những hạnh nguyện này đã chiếm vị trí của các chi phần trong Bát Chánh Đạo của Phật giáo tiền Nguyên thủy. Tôi phải nhấn mạnh rằng, tất cả các trường phái của thời kỳ Phật giáo Bộ Phái đều có chung hiểu biết này về Đức Phật, kể cả Phật giáo Nguyên thủy.

Trong thời kỳ Phật Giáo Bộ Phái, các trường phái Phật giáo đã chấp nhận ba "cổ xe" đi đến giác ngộ: cổ xe của bậc đệ tử A-la-hán, hay Thanh văn thừa, được đa số đệ tử đi theo; cổ xe của vị "Độc giác Phật", là vị tự mình chứng đắc mà không có đạo sư và cũng không giáo huấn chúng sanh, hay Độc giác thừa, con đường này còn khó hơn; và cổ xe của các đệ tử có nguyện vọng thành Phật, hay Bồ tát thừa. Một khi tư tưởng này đã trở thành phố biến trong dòng Phật Giáo Ấn Độ chính thống, tư tưởng về ba cổ xe không những đã được phái Đại thừa chấp nhận, mà cuối cùng cũng thể nhập vào phái Phật giáo Nguyên thuỷ bảo thủ. Như vậy, chúng ta đọc thấy trong các bài nghị luận của phái Nguyên thủy sau này, như là bài của Acariya Dhammapala và những vị khác, nói về ba cổ xe như thế hay ba loại bồ đề: sự giác ngộ của các vị đệ tử, của vị Độc giác Phật, và của Phật Thế tôn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 14198)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
21/09/2010(Xem: 3726)
Chúng ta nhìn thấy trên đây bức hình của pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ sơn son thiếp vàng, cao 3 mét 60 đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam. Pho tượng nầy đã được phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang được trân quý và giữ gìn tại Chùa Ninh Phúc còn gọi là Chùa Bút Tháp tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Những đường nét tinh tế, điêu luyện và sự bố cục cân đối trong tư thế ngồi rất hùng tráng của pho tượng đã đạt đến đỉnh cao mỹ thuật của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 17. Đã nhiều lần, pho tượng đã được đem đi ra ngoại quốc để triển lãm. Hiện nay, pho tượng nầy đã được dùng làm tượng mẫu để điêu khắc hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ khác nhau bởi nhiều điêu khắc gia tài ba lỗi lạc đã được thỉnh về tôn trí rất nhiều nơi trong nước cũng như rất nhiều chùa viện tại hải ngoại. (Hình trên là pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (cao 3.60 mét) đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội)
17/09/2010(Xem: 5856)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
17/09/2010(Xem: 6219)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát. Theo Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, 50 Ngôi vị tu tập của Bồ Tát gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị và Thập Địa Vị.
16/09/2010(Xem: 4077)
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
31/08/2010(Xem: 7800)
Vị Đại Sỹ luôn lắng nghe âm thanh của mọi loài chúng sanh mà cứu độ, là nơi nương tựa cho bao chúng sanh trong cơn đau khổ, nguy cấp, hiểm họa, tật bệnh, đói nghèo,...Chúng con xin tập lắng nghe theo hạnh của Ngài, biết lắng tai nghe với sự chú tâm và thành khẩn, biết chia sẻ phước báu của mình để cho cuộc đời bớt khổ. Nguyện cho Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Tất cả mọi người Hiểu và Thương quý nhau trong suối nguồn vi diệu pháp.
28/08/2010(Xem: 10008)
Hình Ảnh: Đại Bi Xuất Tướng Ban Biên Tập quangduc.com kính giới thiệu đến quý đọc giả hình ảnh Đại Bi xuất tướng của Pháp sư Y Lâm người Đài Loan vẽ về hình tượng 88 thân Quán Thế Âm Bồ Tát theo Đại Bi thần chú.
28/08/2010(Xem: 8356)
Đại Bi xuất tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm đồ họa
07/07/2010(Xem: 8631)
Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề? Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.
26/06/2010(Xem: 4296)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ. Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]