Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng sông cạn

01/04/201317:32(Xem: 2603)
Lòng sông cạn

canhdep_5LÒNG SÔNG CẠN

Huệ Trân

Tình cờ, lật một trang sách, bắt gặp hai câu thơ của thi sỹ Seamus Heaney, người đoạt giải Nobel văn chương năm 1995:

“The riverbed, dried up, half full of leaves,

Us, listening to a river in the trees”

Không biết hai câu này trích từ một bài thơ nào của ông, hay đây là bài thơ ngắn đã thừa sức trải dài tới mốc điểm giá trị văn học cao quý, được thế giới công nhận?

“Nửa lòng sông cạn, lá rơi đầy,

Ta nghe sông chảy xiết trong cây”

Ngay khi đọc hai câu thơ nguyên bản bằng Anh-ngữ thì lạ thay, không suy nghĩ gì mà trong tôi bỗng bật ra hai câu phỏng dịch Việt-ngữ, tưởng như những giòng chữ này đã nằm sẵn trong tàng thức tự bao giờ!

Và cũng lạ thay, tôi chợt nhìn thấy tôi là lòng sông cạn, là đám lá khô; đồng thời, cũng là con sông thầm lặng chảy trong cây cao, trong lá chết.

Nên tôi xúc động vô cùng trong buổi sáng ngày đại lễ của xứ sở tôi đang dung thân. Ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ.

Tôi cứ tưởng hôm nay sẽ náo nhiệt, ồn ào lắm nên đã thu xếp để chỉ ngồi yên trong Cốc Thảnh Thơi.

Nhưng bên ngoài có vẻ im lắng. Tôi mở rộng cửa sổ. Nắng vàng ùa vào, tràn ngập căn phòng nhỏ. Trên kệ thờ, chân dung Đức Phật A Di Đà sáng rực hào quang. Từ ánh quang minh đó, tôi lại mơ hồ “Ta nghe sông chảy xiết trong cây”.

Có ai cùng đi với tôi tới Lòng Sông Cạn của thi sỹ Seamus Heaney không?

Chúng ta không cần nói gì cả. Chỉ im lặng đi bên nhau thôi, vì còn được đi bên nhau đã là quá hạnh phúc, trong khi ngoài đời-thường kia, người ta ruồng bỏ nhau, né tránh nhau, hành hạ nhau.

Chúng ta im lặng đi bên nhau để tới nơi mà chúng ta cùng muốn tới. Trong ý niệm đó, chúng ta đang nói với nhau ngàn lời.

Nói gì ư?

Nói bằng tiếng chim đang ríu rít trên những vòm lá xanh. Âm thanh mang thông điệp của sự hiện hữu cộng đồng mà ta thường nghe bằng tâm hời hợt, nay, bạn có cảm nhận gì khác không?

A`, bạn nhận ra những rung động mới mẻ, kỳ diệu là tiếng chim không Ở NGOÀI bạn, mà đang Ở TRONG bạn vì bạn đang nghe âm thanh đó bằng TÁNH NGHE chứ không bằng nhĩ căn. Nghe bằng tánh nghe, nhìn bằng tánh thấy sẽ thực chứng cho ta những phép lạ nhiệm mầu mà khi tâm ta tất bật, ta từng chẳng nhận ra.

Phép lạ đó là: “Trong giây phút hiện tại này đây tôi đang thở nhẹ nhàng. Tôi biết tôi đang hít vào, thở ra. Bàn chân tôi đang chạm mặt đất. Tôi đang nghe tiếng chim hót. Tôi đang thấy bầu trời xanh. Tôi đang có tôi. Tôi đang sống. Hôm nay tôi trẻ hay ngày mai tôi già, mỗi phút giây hãy nhận biết sự hiện hữu của tôi, chính là nhận diện sự bất sinh bất diệt, sự chuyển hóa hài hòa trong vạn hữu. Cái này ra đi để cái kia tiếp nối thì Đi hay Ở đồng một nghĩa mà thôi”

Bước đi bằng phép-lạ-bình-thường, thì con đường tưởng là thiên lý sẽ lập tức đến ngay điểm muốn tới.

Lòng Sông Cạn của thi sỹ Seamus Heaney đây rồi.

“Nửa lòng sông cạn, lá rơi đầy

Ta nghe sông chảy xiết trong cây”

Không có gì huyền bí, khó hiểu nữa. Sông nay đã cạn, với những con mắt vô tình, chỉ thấy lá khô phủ đầy lòng đất. Nhưng con sông vẫn biết nó là sông. Nó chỉ chuyển hóa nên tự thân, nó vẫn nghe được mạch nước thầm lặng chảy trong cây, trong lá, trong cả tia nắng lẫn hạt sương. Như áng mây chiều nay không còn nữa, nhưng ai thấy được áng mây ấy trong cơn mưa chiều mai, người ấy chắc đã từng được nghe lời Phật dạy về lý-duyên-sinh vô thỉ vô chung, để tin nhận rằng chúng sanh chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta nhiều đời nhiều kiếp.

Thì phút giây Seamus Heaney đứng trước lòng sông cạn, phủ ngập lá khô rơi mà nghe được con sông vẫn tuôn chảy trong cây, hẳn là phút giây ấy, Seamus Heaney đã thấy giòng tiếp nối của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Thấy được như thế là thấy chính mình.

Nhưng phút giây này hiện hữu bao lâu?

Ta thấy ta được bao lâu, để rồi lại đánh mất ta vào giòng đời vô thường?

Thôi thì, bạn ơi, dẫu chỉ phút giây chạm tới vĩnh hằng cũng đủ ân sủng nghe được tiếng sáo của Đức Thế Tôn khi Ngài dùng nghệ thuật âm thanh để cảm hóa những công tử giòng dõi quyền thế đang tham đắm trong hạnh phúc giả tạo.

Cũng tiếng sáo này, ngày xưa, thái tử Tất Đạt Đa chỉ dành tặng công nương Da Du Đà La mỗi khi nàng ân cần đốt một lư trầm hương nhỏ, mang ra vườn ngự uyển.

Nay, tiếng sáo ấy cất lên cho chúng sanh, vì chúng sanh, dù ở không gian nào, thời gian nào, tiếng sáo vẫn phảng phất hương trầm tri kỷ vì tự thân người nâng sáo trúc đã gặp được bản tâm.

Nhìn dấu vết cây ngọc-lan trên nền sân rêu cũ.

Vẫn ngào ngạt hương của trăm hoa.

Dù cây ngọc-lan không còn đó.

Cây ngọc-lan đã đi xa!

Nên tôi không còn thổn thức khi thấy mình chỉ là lòng sông đã cạn.

Và hoan hỷ nhận những lá chết phủ lên tôi.

(Cốc Thảnh Thơi - July 4th/2008)

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2023(Xem: 2162)
Cuốn sách “Thế Giới Phật Giáo” của tiến sĩ John Powers do nhà xuất bản Routledge phát hành từ năm 2016 mà tôi, người tự nhận là chăm đọc, chăm khám phá tìm tòi, nhất là những cuốn sách Phật giáo quý giá, hoàn toàn không biết gì cả. Thật là tệ. May thay, hai năm sau, vào năm 2018, tình cờ tôi được đọc bài giới thiệu về cuốn sách này từ thầy Thích Chân Pháp Cẩn. Bài giới thiệu cuốn hút tôi vô cùng và ngay lập tức tìm cách để có một bản tiếng Anh để đọc. Tôi đã đọc ngấu nghiến, đọc đến xong, đọc để không bị đứt mạch. Khi những dòng cuối cùng của sách kết thúc, tôi ngay lập tức phát nguyện tìm cách mua bản quyền và tìm kiếm các dịch giả giỏi nhất để chuyển ngữ ra tiếng Việt. Không thể không xuất bản cuốn sách quý giá này!
21/02/2023(Xem: 6444)
Hôm nay thứ hai đầu tuần cũng là ngày bắt đầu cho tháng hai âm lịch nhuần của năm Quý Mão, người viết bổng dưng có ước nguyện sẽ ghi lại những lời chân ngữ của những bậc đại sư của nhiều tông phái theo từng ngày và nếu các bạn cảm thầy thích hợp với ngày nào đó trong tuần thì có lẽ bạn đã sống hợp với phong cách mà bạn đã trưởng thành khi đã thừa hưởng được đạo vị từ bậc chân sư đó. Thật ra đây chỉ là một sưu tầm trong các danh ngôn và chỉ là cách giải trí cho thư giản tâm hồn cũng là cách khuyến khích để giữ mình an lạc hoan hỷ tươi thắm mỗi ngày bạn nhé!
19/02/2023(Xem: 4248)
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác. Có thể kiếp trước tôi và Nguyên Giác là bạn vong niên đồng tu cho nên tôi đã dành nhiều thời giờ giới thiệu nhiều sách của ông
17/02/2023(Xem: 2002)
Người Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá là những con người ham học hỏi, thông minh, chăm chỉ, có khả năng tiếp thu và ứng phó nhanh với hoàn cảnh. Quả thật đúng vậy, trong mỗi người dân đất Việt phần nhiều đều có những đức tính tối ưu đó. Hoàn cảnh càng khó khăn thì sự phấn đấu trong họ lại càng lớn mạnh. Trong mỗi tư duy của người Việt đều tin tưởng rằng:
15/02/2023(Xem: 3029)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu.
15/02/2023(Xem: 13132)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
11/02/2023(Xem: 3108)
Có 7 câu hỏi mà một vị thánh trả lời một cách rất thâm sâu. 1.Vật gì sắc bén nhất trên thế giới này? Vật nhọn nhất là cái lưỡi của con người. Con người dùng lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim, cảm giác của người khác. 2. Nơi nào xa nhất trên thế giới này? Quá khứ là nơi xa nhất. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ nên chúng ta phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới. 3. Cái gì lớn nhất trên thế giới này?
11/02/2023(Xem: 2973)
Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn thường bắt gặp và nghe đâu đó những câu nói như: “mấy người đến Chùa thường làm ác mới hay đi Chùa cho hết tội” hoặc như “ mấy người hay nói đạo lý, nói lời từ bi thường sống giả tạo”, “Mình tu tâm là được, cần gì phải tới Chùa Chiền”.
09/02/2023(Xem: 6147)
Thư Mời Viết Bài cho Đặc San Văn Hóa Phật Giáo năm 2023
08/02/2023(Xem: 4871)
Người Việt có một câu nói, “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn.” Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn chương Việt khoảng 200 năm nay và đã được chuyển dịch từ nhiều thập niên trước qua nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa. Truyện Kiều là một truyện thơ gồm 1627 câu lục bát. Truyện Kiều kể về một nàng thiếu nữ tuyệt đẹp và tài hoa đã hy sinh bản thân để chuộc tội cho cha nàng. Truyện thơ này, tựa nguyên thủy là “Đoạn Trường Tân Thanh”, do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, trong khoảng thời gian năm 1796 tới năm 1802. Truyện được dựa từ một truyện tình thể văn xuôi Trung quốc không mấy giá trị của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]