Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đổi mới tư duy

08/11/202407:23(Xem: 817)
Đổi mới tư duy


su ong lang mai


Đổi mới tư duy.


Kính mời Thầy xem bài viết này của con khi đọc lại hai bài của HT Nhất Hạnh trên tờ báo Làng Mai cũ mà con còn giữ bỗng chợt giật mình. Kính Chúc sức khỏe Thầy với những ngày quá bận rộn



Phước báu” không tự nhiên mà có. Tuy nhiên được  sinh ra làm người là chúng ta  đã sở hữu được một loại Phước báu rất lớn rồi. Bởi ta có quyền được lựa chọn giữa việc tạo ác nghiệp hoặc tạo thêm thiện phước cho mình. 


Dù cho cuộc đời con người chúng ta, đa phần chỉ tập trung vào hành trình mưu sinh, mải mê sự nghiệp, mà quên đi mất hành trình quay về bên trong để thấu hiểu và phát triển tâm thức theo chiều sâu. 

Đó là lý do chúng ta thường xuyên rơi vào trạng thái đau khổ, càng đi càng thấy hoang mang; thậm chí đến một lúc, càng kiếm được tiền lại càng thấy cuộc đời trống rỗng, vô nghĩa. 

Thế nên đừng bao giờ ganh tỵ hay so sánh phân bì với những người giàu có sung túc, vì có rất nhiều đại gia, quan chức ngày xưa giàu có, oai phong đĩnh đạc, tiền tiêu không hết; đột nhiên đến lúc sa cơ lỡ vận, tự nhiên rơi vào thảm cảnh, phá sản, tù tội, gia đạo sa sút, phong độ cũng không còn. 

Đó là lúc họ đã xài hết phước, phước phần tích luỹ đã cạn rồi. (Vì phước báu cũng giống như tài khoản tín dụng ngân hàng vậy. Nếu cứ mặc sức tiêu xài hoang phí mà không biết gìn giữ bồi đắp, đến lúc phước cạn sẽ như ngọn đèn cạn dầu vụt tắt, trở tay không kịp, rất khó cứu vãn) 

Phải chăng chúng  ta chỉ có thể thay đổi cuộc đời bằng tri thức đúng, và biết  cách sáng tạo đổi mới tư duy ? Nhưng nếu trải nghiệm nhiều năm chúng ta lại thấy kiến  thức chuyên môn hay kỹ năng bên ngoài  có thể giúp ích được chúng ta chỉ một phần lớn trong công việc, nhưng nếu biết học cách tu sửa chính mình, quay về bên trong để thay đổi tư duy, sửa đổi tâm tính… đó mới là chiếc chìa khoá giúp ta  tìm ra ý nghĩa cuộc đời, chuyển hoá nghiệp lực, xây dựng cuộc đời tốt đẹp hơn và có được sự bình an, hạnh phúc đủ đầy thực sự bền vững trong tâm hồn!

Do vậy muốn có được vận mệnh tốt hãy học cách cải biến từ trong tâm. Cổ nhân thường nói: “Dưỡng hình không bằng dưỡng thần, điều thân không bằng điều tâm”. Điều này có nghĩa điều chỉnh tốt tâm thái, có tâm tính tốt chính là nền tảng để có sức khỏe. Tâm thái có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe.

Tâm trạng tốt nhất chính là tĩnh lặng, một trái tim bình thản còn tốt hơn hết thảy linh đan thần dược. Thế cho nên “Phải học được  cho đúng cách biết quên”

Đừng canh cánh trong lòng những chuyện quá khứ không đáng nhớ. Những chuyện quá khứ là những chuyện đã xảy ra, không thể thay đổi được, hãy để nó qua đi, như vậy mới có thể giảm thiểu được rất nhiều sự phiền não, trong lòng mới có thể nhẹ nhàng, thoải mái.

Học cách trở nên tĩnh lặng, khống chế những ham muốn của bản thân.Để có được tâm thái tốt, giảm bớt những cảm xúc tiêu cực

Toàn cầu đã  bước vào thời kỳ hiện đại công nghệ siêu tuyệt , nên chăng đã đến lúc chúng ta phải thực sự đổi mới tư duy-

Alvin Toffler : “Những người được xem là mù chữ trong thế kỷ 21 không phải là người không biết đọc biết viết, mà là những người không có khả năng từ bỏ cái đã học để tiếp cận và học cái mới”.

Như vậy chúng ta dẫn sẵn sàng thay đổi cách học , nghĩa là phải học suốt đời.

Học suốt đời (lifelong learning) không phải chỉ liên quan đến tuổi trưởng thành mà cả từ tuổi ấu thơ cho tới khi trưởng thành (bao gồm cả phân hệ giáo dục chính qui);

Trong bất kỳ hệ thống tôn giáo, chính trị nào, việc HỌC SUỐT ĐỜI thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (media), qua làm việc và mạng Internet, luôn luôn chịu tác động của cộng đồng, gia đình và thiên nhiên.

Với phương châm phải HỌC để biết làm người (LEARNING to be knowing) trước đã rồi hãy đi GIÁO hoá (EDUCATION) người khác.

Hãy nghe HT Thích Nhất Hạnh từ năm 2001 , đã bình luận về cái chết của hình ảnh “Ông Đồ già “ của Vũ Đình Liên như sau “Nếu đọc bài thơ Khóc Ông Đồ già của Vũ Đình Liên thì ta sẽ hiểu ra , ừ thì tại tánh cố chấp nên ông sẽ chết Vĩnh viễn , nhưng nếu ông đồ biết thích nghi thì ông đồ sẽ sống mãi mãi .

Đạo Phật chúng  ta cũng thế, không thể không hiện đại hoá, hãy áp dụng ngay những pháp môn của Đạo Phật nhập thế Tịnh độ nhân gian , Phật Giáo nhân gian( Engaged Buddhism) sử dụng tiếng Việt trong lễ bái công phu, tụng niệm”, 

còn bảo thủ và không chịu làm mới để có thể đáp ứng với nhu cầu đích thực thì Đạo Phật sẽ từ từ vắng mặt ( nghĩa là sẽ chết , như ông đồ xưa) 

trích đoạn báo Làng Mai in năm 2001 với bài viết “Hẹn nhau mùa hoa đào sang năm- HT Thích Nhất Hạnh”

Trong một bài viết khác “Tịnh Độ cầm tay “ ( bài viết của HT Thích Nhất Hạnh The portable Pureland ngày 19/10/2004) “ ..khi mang Đạo Phật sang Tây Phương, chúng ta đã biết sử dụng những yếu tố văn hoá của Tây Phương để chế tác những pháp môn mới, những pháp môn này vẫn chuyên chở được tinh thần của Phật Giáo Nguyên Thuỷ ( Vô Thường, Vô Ngã, Khổ, Niết Bàn ) cho thấy Đạo Phật vẫn là Đạo Phật nhưng cắm rễ và làm thành hoa trái nở ra rất mới tại vùng đất mới .

Nhưng nhớ cho rằng trong khi tiếp thu và chế biến , chúng ta phải giữ được bản chất của nó, nắm được tinh yếu trước khi ta có khả năng tự do chế biến , thế thôi 

Cuộc đời ít cần học giả hơn hành giả, Chúng ta phải nắm được Tuệ giác của Đạo Phật . Có tuệ giác rồi thì nhìn vào cái gì ta hiểu cái đó Ta có thể giúp cho mọi ngành vì ta có một con đường tâm linh, có thể đem tới cho họ một niềm tin .

Chúng ta phải làm mới sự tu tập của mình để hướng dẫn xã hội có một hướng đi tâm linh( hết trích đoạn ) 

Lời kết : 

Như vậy trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, khoa học và công nghệ trở thành yếu tố đầu rất quan trọng với mọi lĩnh vực, thì sự đổi mới tư duy cần  phát triển lên một tầm cao mới về năng lực và trình độ để vượt bậc về lượng và chất .Nếu như năm 2022 chúng ta đã từng nghe cõi buổi hội thảo với chủ đề “Đổi mới sáng tạo mở - Khơi nguồn tư duy mới", TECHFEST VIETNAM 2022 hướng tới tìm kiếm các giải pháp phát triển khám phá thì chúng ta phải công nhận HT Thích Nhất Hạnh đã là người đi tiên phong trong việc đổi mới tư duy 

Là hậu bối với tinh thần học hỏi, hẳn chúng ta còn nghe đâu đây lời HT khuyến khích , sách tấn như năm nào 

Chúng ta hãy tỉnh thức, hãy chuẩn bị tái sinh, ông đồ xưa ơi hãy mau mau sống dậy , cơ hội đã đến, Chỉ có  ông đồ nay mới làm thỏa mãn được những nhu yếu của người ngày nay !”



Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

 

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

 

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ 

(Thơ Vũ Đình Liên )

 Và HT Nhất Hạnh đã thêm vào 4 câu thơ cuối thật tuyệt vời : 

Sang năm hoa đào nở,

Sẽ thấy ông đồ xưa

Với hình hài rất mới

Sống động hơn bao giờ 

Kính trân trọng, 

Úc Châu 7/11/2024 

Huệ Hương 









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2015(Xem: 14164)
Trong khu rừng kia có một con khỉ rất hạnh phúc. Nó tìm ăn những trái cây ngọt lịm khi đói và nằm nghỉ ngơi khi mệt. Một ngày, con khỉ đang lang thang bìa rừng thì thấy một ngôi nhà… Trong ngôi nhà nhỏ bé đó, nó thấy một cái bát to đựng toàn táo, những quả táo tuyệt đẹp. Con khỉ liền trộm lấy một quả và chạy thật nhanh trở lại khu rừng.
21/11/2015(Xem: 4346)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh. Mưa rơi, đọng từng vũng nhỏ trên đường đất. Kẻ không nhà co ro dưới tấm nhựa trải bàn màu xanh dương có hình những hoa tuyết trải đều đặn, thứ lớp như những người lính xếp hàng.
12/11/2015(Xem: 4221)
Được Anh Dương Quân gởi tặng bài thơ ngắn "Giấc Xưa," tôi mãi bâng khuâng chưa nắm bắt được những hàm ngụ của tác giả qua năm mươi sáu con chữ giản đơn tưởng chừng như vô cùng hồn hậu của mối tình đơn phương đầu đời làm vang danh chàng thi sĩ lãng mạn Phạm Thiên Thư:
05/11/2015(Xem: 21254)
Bối cảnh ra đời và vài từ ngữ của bài thơ tứ tuyệt vô đề này của nhà thơ Tuệ Sỹ cần được hiệu đính cho đúng nguyên tác vì nếu không thì người đọc không hiểu tính hay đùa của Bùi Giáng và tính hết sức nghiêm túc của Thầy Tuệ Sỹ.
01/11/2015(Xem: 3768)
Có một thói quen thú vị của tôi rằng trừ những chuyến đi công tác chính thức và theo yêu cầu của ban tổ chức hoặc hội nghị thì ở khách sạn, còn những chuyến đi tự do tôi thích ở nhà riêng với chủ nhà mà tiếng anh gọi là home stay. Quả thật là luôn thú vị, bởi mỗi gia đình một cách sống, mỗi quốc gia một nền văn hóa, mỗi lần ở là vô vàn bài học hữu ích và thú vị. Trong gần 20 ngày qua, tôi đã đến 3 quốc gia là Đức, Italy và Pháp, đã có mặt ở nhiều nơi như Frankfurt, Cologne, Rome, Venice, Milan, Paris,… tôi luôn ở home stay và đã có những trải nghiệm khó quên, những bài học quá đặc biệt, thậm chí là bất ngờ. Mà Paris là một ví dụ.
28/10/2015(Xem: 4936)
Tiếp nhận thông tin Hòa Thượng Thích Thông Quả, viện chủ Thiền Viện Phước Hoa, Long Thành, Đồng Nai viên tịch khiến không ít anh em phụng sự văn nghệ Phật giáo chúng tôi bàng hoàng. Nếu có ai đó từng đến Thiền Viện, gặp gỡ và trò chuyện cùng Hòa thượng hẳn rằng niềm thương tiếc này sẽ càng thêm to lớn, vượt qua ngưỡng duyên trần mang tên ái lụy!
26/10/2015(Xem: 5140)
Lịch sử hình thành tiếng Việt bao gồm nhiều giai đoạn đặc biệt, phản ánh giao lưu ngôn ngữ vùng cũng như lịch sử phát triển dân tộc qua nhiều thời kỳ: từ khi giành lại độc lập từ phương Bắc và khai phá vùng đất phương Nam (Nam Tiến).
26/10/2015(Xem: 4099)
Tất cả cửa ra vào và cửa sổ mặt trước của những căn nhà trong xóm này đều hướng về sân vườn chung. Nhiều loại hoa được trồng trong các bồn sát với cửa sổ của mỗi nhà; còn ngoài sân chơi thì chỉ có các loại cây có tàng lớn tạo bóng mát, vươn lên từ những vòm cỏ xanh mướt. Hoa nơi các bồn công cộng thường là những loài hoa không cần chăm sóc nhiều. Chúng thường không hương sắc, cho nên cũng hiếm khi thấy bướm bay lượn trong khu vực nầy. Bướm chỉ vờn quanh ở vườn sau của nhà riêng, nơi có những loài hoa ngọt ngào hương mật.
08/10/2015(Xem: 4831)
Các bài 1.1, 1.2 và 1.3 ghi nhận vài dữ kiện ngôn ngữ cho thấy vết tích của âm đọc chữ Hán sau thời nhà Nguyên (1271-1368) như Phạn (so với Phạm), Phổ Kiến (so với Phúc Kiến), linh nghiện (linh nghiệm), thành ngữ bốn chữ Thượng Hòa Hạ Mục/Mộc.
01/10/2015(Xem: 4652)
Những vạt nắng vàng rực rỡ của ba tháng hè đã tắt. Đám lá trên những cành cây chợt đổi màu. Mấy hôm nay trời bỗng dưng trở lạnh để trong hơi gió lành lạnh, ta nghe như mùa thu sắp về. Thu về cho một niên học mới bắt đầu. Trong tôi vẫn còn dệt nhiều giấc mơ êm đềm với bao kỷ niệm yêu dấu ngày xưa. Màu hoa đào thoáng sau vườn nhà ai cũng khiến tôi khựng lại xao xuyến, hương dạ lý thoảng đâu đó trong đêm hè làm tôi bồi hồi cũng như hôm đưa đứa cháu ngoại -bé Kim- đi học, nhìn những bước chân sáo tung tăng mà lòng hối tiếc, trầm tư tưởng nhớ đến những tháng ngày xa xưa. Niềm ưu tư sâu xa trong lòng tôi vẫn ở quê nhà,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]