Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành trình của giọt nước (tùy bút)

22/07/202407:40(Xem: 851)
Hành trình của giọt nước (tùy bút)
giot nuoc


HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC
  (Tùy bút – viết trong những ngày ở Vancouver)


 

KIẾP NẠN THỜI ĐẠI

Bão bùng mưa gió rồi cũng qua đi, giọt xí thoát ra khỏi mọi hệ lụy của hình tướng ở thế gian này, không còn ràng buộc bởi bất cứ sự dụ hoặc nào. Giọt Xí sung sướng ngao du khắp mười phương, không chỗ nào là không có mặt,  có mặt khắp mọi nơi mà như thể không hề có mặt. Giọt Xí ung dung tự tại trong trời đất, núi rừng, sông hồ, biển khơi, đô thành, tiểu trấn, đồng quê kể cả ở sa mạc hoang vu, tha ma mộ địa…

Giọt Xí vi vu thì thầm với gió mây. Xí không đi một mình, có cả anh em nhà Xí cùng đi, nào là giọt Cả, giọt Lớn, giọt Bé, giọt Thừa, giọt Út, giọt Xinh…Trong lúc thong dong, Xí kể cho anh em họ phương xa nghe chuyện kiếp nạn của xứ mình, giọng giọt Xíu nhẹ nhàng tha thiết nhưng cũng pha phần ai oán:

- Năm ấy xứ mình xảy ra kiếp nạn lớn, quan quyền xứ mình vô cảm, bất tri và tham lam vô độ. Bọn họ bao che cho bọn tư bản bất nhân, làm ăn bất chánh. Bọn chúng vì lợi nhuận tối đa mà ra tay hạ độc tàn hại muôn loại, bao nhiêu hóa chất, chất thải độc hại, chất thải công nghiệp… tuồn hết ra biển. Biển mênh mông đến vậy mà bị nhiễm độc thê thảm. Toàn bộ thủy tộc chết sạch, đến loài chim trên trời rỉa xác cá nhiễm độc ấy cũng lăn ra chết nốt. Ngay cả những người thợ lặn lặn xuống để truy tìm cống xả cũng bị nhiễm độc mà chết, kẻ sống sót thì dặt dẹo mang đủ thứ bệnh. Ngư dân vùng ấy bế tắc sinh kế, không còn nguồn sống, đời sống vốn đã khổ sở giờ thêm nạn này nữa cho nên kiệt quệ. Biển nhiễm độc thành biển chết, làng xóm tiêu điều, dân tình khổ đau. Kiếp nạn ghê gớm từ thuở tạo thiên lập địa đến giờ chưa từng thấy qua. Cả một vùng biển chết, không cá chim, không một bóng người, không một con thuyền nhỏ. Kiếp nạn thê thảm, muôn loài bị hạ độc, người dân đau khổ khốn cùng, mẹ thiên nhiên bị bức tử. Đã thế người dân xứ này còn khổ đau bội phần bởi những kẻ cầm quyền chẳng chịu trách nhiệm, cứ lấp liếm, dối trá phủ nhận sự ô nhiễm. Chúng còn bày trò ăn cá mà thực chất cá từ nơi khác đem đến. Chúng to mồm rêu rao: “Thiên nhiên vẫn ở ngưỡng an toàn”. Cả một hệ thống từ trên xuống dưới với một bộ máy tuyên truyền dối trá, .Chúng dựng chuyện nói xạo, nói sai sự thật. Chúng đánh đập, khủng bố, bỏ tù tất cả nhũngai dám nói lên sự thật. Chúng trù dập người thưa kiện. Chúng bưng bít tất cả mọi thứ, ngăn chặn mọi tin tức từ bên ngoài, dập tắt những tiếng nói đòi công lý, tiếng nói vì lương tâm. Cái tâm bọn chúng quá nhỏ bé nhưng cái ác và sự tham lam thì vô hạn. Với bọn chúng thì tiền bạc và quyền lực là trên hết.

Giọt Xíu rưng rưng vừa phẫn nộ nên cầm lòng chẳng đặng, thố lộ hết nỗi lòng bấy lâu nay. Giọt Cả, giọt Trung, giọt Thừa, giọt Út… ôm lấy Xíu, vỗ về Xíu, đồng cảm với Xíu. Cả anh em nhà Xíu hòa làm một khiến giọt nước long lanh và lớn đến nỗi rơi xuống khiến bọn người dưới đất reo lên: “Ồ, mưa bóng mây, mưa bóng mây”. Những giọt nước dính trên cọng cỏ, cánh hoa, chóp lá...long lanh. Qua giọt nước ấy hình ảnh vũ trụ bao la, sơn hà đại địa cho đến vạn vật cỏ cây đều hiện bóng.

Giọt Cả khẽ khàng nói với giọt Xíu mà cũng là nói với tất cả anh em mình:

- Kiếp nạn của thời hiện đại rất dễ sợ, không chỉ mỗi anh em giọt nước chúng ta bị ô nhiễm mà tất cả mọi thứ gần xa đều cùng chung số phận. Đất đai nhiễm ô hoang hóa, không khí ô nhiễm nặng nề, khí thải, khói, bụi, chất độc lơ lửng trong ấy, nhất là ở các thành phố lớn, đô thị đông dân, khu vực công nghiệp… Nguồn nước của chúng ta thì không còn phải nói nữa. Sông suối, ao hồ, đầm lấy, biển cả… đầy hóa chất, rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, rác nhựa ngập ngụa trong các đại dương khiến cho các loài cá voi, rùa biển nuốt phải mà chết thảm. Loài người đang phát triển cao độ về kinh tế và kỹ thuật nhưng loài người cũng đang vì kinh tế và kỹ thuật mà hủy hoại môi trường sống của chính họ và của muôn loài. Loài người không thể tồn tại  mà không có thiên nhiên và muôn loài, tất cả tương tác cộng sinh. Khổ nỗi loài người tham lam, tàn độc và vô minh nên quên đi cái lý duyên sanh này! Trách nhiệm đầu tiên thuộc về các tập đoàn kinh tế lớn nhỏ, bọn họ vì lợi nhuận mà tàn hại môi trường, vắt kiệt môi trường, xả thải gây ô nhiễm môi trường. Kế đến là những kẻ cầm quyền chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích phe nhóm, lợi ích băng đảng mà bảo kê cho việc tàn hại môi trường. Người dân cũng không thể vô can, một bộ phận lớn dân chúng tiêu xài vô tội vạ, xả rác thải vô cùng lớn, lượng chất thải rắn, lỏng, khí… tuồn hết ra môi trường tự nhiên. Loài người hạ độc muôn loài, tàn hại thiên nhiên cũng chính là tự hạ độc mình. Hậu quả nhãn tiền là thức ăn của loài người giờ toàn hóa chất, nguồn nước uống ô nhiễm, không khí hít thở ô nhiễm. Bọn họ tự đưa chất độc, chất ô nhiễm vào thân thể họ, bởi vậy mà càng ngày càng có nhiều căn bệnh quái lạ, ung thư tràn lan, dịch bệnh xảy ra nhiều hơn và khốc liệt hơn… tất cả đều tương ưng với mức độ ô nhiễm mà chính loài người gây ra.

Giọt Út, em kế của Xíu xưa nay nhí nhảnh dễ thương, thánh thót như tiếng dương cầm, rất yêu nghệ thuật và yêu đời. Út vốn sống trong tháp ngà chẳng quan tâm gì đến chuyện thế sự dân tình, ấy vậy mà hôm nay cũng nói những điều làm cho Xíu và mấy anh em trong họ phải ngạc nhiên:

- Loài người ngày xưa có kiếp nạn động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố… Ngày nay loài người vẫn có những kiếp nạn ấy, nhiêu đó chưa đủ, bọn họ còn tạo thêm kiếp nạn thời đại là nạn ô nhiễm môi trường. Loài người tự phụ phát triển cao độ, phát triển nhất trong loài linh trưởng nhưng xem ra cũng tệ lắm. Bọn họ tận hưởng thiên nhiên rồi quay lại làm hại thiên nhiên. Bọn họ tự cho mình thông minh, chế ra các phương tiện khoa học kỹ thuật tân tiến nhưng xem ra chẳng có dự cảm hay linh cảm bằng nhiều loài vật. Trước khi động đất thì động vật sợ hãi nhốn nháo tìm cách bỏ chạy tứ tung còn loài người thì không hề hay biết. Trước khi có động đất hay sóng thần thì các loài thủy tộc dưới nước lao vào bờ. Rồi những loài chim có thể định vị con mồi trong nước một cách chính xác mà chẳng cần AI hay high tech chi cả. Con chim bay, con cá lội, con thú chạy… còn vi diệu hơn những phương tiện kỹ thuật do loài người chế ra. Loài người hôm nay ngoài kiếp nạn thời đại ô nhiễm môi trường, bọn họ còn có kiếp nạn nhân tạo khác đó là ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm văn hóa. Mạng xã hội của loài người là cả một mớ hỗn độn, thuyết âm mưu, tin giả, chuyện tầm phào, chuyện nhảm nhí, nói xàm làm bậy...Sự ô nhiễm văn hóa ấy là dấu hiệu của văn hóa suy đồi, đạo đức suy thoái. Tinh thần và tâm linh của con người cũng ô nhiễm nặng như môi trường bên ngoài.

Giọt Giữa nghe đến đây thì phản ứng:

- Giọt Út nói cũng có lý, tuy nhiên kiếp nạn ô nhiễm văn hóa – tinh thần của loài người không thuộc cảnh giới của chúng ta, mình đề cập đến e không thích hợp.

Giọt Cả gật gù khiến bọng nước rung rinh tưởng chừng sắp rơi xuống:

- Không có chi là không thích hợp, tuy khác cảnh giới nhưng chúng ta cùng tương tác cộng sinh. Chúng ta vì trách nhiệm chung, vì yêu thương mà nói để cảnh tỉnh, để chấn tác. Hy vọng một sự thức tỉnh xảy ra để chuyển biến theo hướng tốt. Hy vọng sự phục hồi cho mẹ thiên nhiên và muôn loài, phục hồi thiên nhiên cũng như phục hồi niềm tin, văn hóa, đạo đức và nhân luân.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Vancouver, 0724



hy ma lap son

HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (7)
(Tập tùy bút viết trong những ngày ở Vancouver)

 

TRỞ MÌNH MẮC NGHẸN

Xíu tiếp tục cuộc hành trình bất tận của mình, đừng tưởng Xíu chơi hoang hay đi rông, phiêu bạt giang hồ vô tích sự. Chính sự lang bạt kỳ hồ của Xíu và anh em nhà Xíu đã đem lại mưa thuận gió hòa,  đem lại nguồn sống cho loài người và vạn vật muôn loài. Lần này Xíu quay về lại góc Đông Nam Á châu, nơi có dòng sông thiêng liêng chảy qua.

Dòng Mê Kông bắt nguồn từ tuyết sơn Tây Tạng, chảy qua bao nhiêu vùng đất Phật giáo khác nhau, trước khi về với biển nó vờn quanh một vùng châu thổ mà người phương Tây quen gọi là Mê Kông Delta. Bắt đầu từ những giọt nước tan ra từ tuyết sơn, vô số giọt tí tách suốt ngày đêm, bất kể tháng năm. Xíu và anh em xíu cũng từng từ đây  mà ra, từng chu du khắp mười phương và cũng từng bao bận quay về. Những giọt nước tan ra và tích tụ lại để rồi vạch ra những khe, lạch ngoằn nghèo như một mạng lưới khổng lồ. Rồi từ mạng lưới này nhập lại thành dòng Mê Kông. Mê Kông chảy qua những vùng đất với nền văn hóa khác nhau và người xứ ấy lại gọi Mê Kông bằng những tên gọi khác nhau, nào là: Lan Thương, Trác A Khúc, Trác Na Khúc, Tonle Thom, Tonle Sap, Ménam Khong, Tiền Giang, Hậu Giang, Cửu Long...Dòng sông chảy qua những quốc gia Phật giáo, những vùng đất thiêng nên Mê Kông cũng linh thiêng theo. Người ta cho rằng Mê Kông là dòng sông thiêng, sông Phật giáo. Dòng Mê Kông nuôi sống hàng chục triệu cư dân hai bên bờ suốt từ thượng nguồn đến cửa biển. Suốt chiều dài đó, bao nhiêu là thành thị, đô thành, thị trấn, đồng quê, ruộng nương, bãi bồi… Phù sa của sông đã bồi đắp nên, đã đem lại mùa màng tươi tốt sum xuê, đem lại bao nhiêu là thủy sản. Mê Kông không chỉ nuôi người mà còn nuôi những cánh rừng nhiệt đới, nuôi muôn loài động thực vật và thủy tộc trong sông.

Xíu sung sướng bay là là trên mặt nước Mê Kông, ngắm nhìn những ngôi chùa cổ kính, những đền tháp hai bên sông. Cứ như thế bay tới bay lui, bay lên bay xuống vô số lần mà ngắm nhìn không chán. Xíu mê mẩn với những tòa tháp Tây Tạng trên cao nguyên, những chóp chùa Miên, chùa Thái, chùa Lào,. Miến Điện… Bay chán chê Xíu cùng với anh em vẫy vùng trong dòng nước mát, bơi từ thượng nguồn với làn nước lạnh và trong veo về đến tận cửa biển với dòng nước ngầu phù sa. Xíu với giọt Xinh, giọt Thừa, giọt Út, giọt Tròn… vui đùa trong dòng nước, cười nắc nẻ như trẻ thơ, thỉnh thoảng lại bay lên hư không nhảy tùm xuống. Xíu đi về vô số lần kể từ khi tạo thiên lập địa đến giờ, dòng Mê Kông cũng có lúc đổi dòng, nhất là ở những khúc cong, lở bên này, bồi bên kia. Mê Kông có chảy thế nào đi nữa thì Xíu và anh em vẫn quen thuộc như thuở hồng hoang.

Ấy vậy mà lần này về thì lại khác, Xíu thật sự bị sốc, bị mắc nghẹn đến đau mình. Trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Người ta đã xây mấy chục cái đập ngăn sông, lấy trộm nước sông để tích chứa vào hồ, ngăn nước sông để làm thủy điện. Những cái đập ngăn dòng đầy ích kỷ, tham lam. Bọn người xây đập mưu cầu cái lợi nhỏ cho quốc gia của họ. Xây đập với sự tự tư tự lợi của những phe nhóm, băng đảng, lợi ích nhóm...Bọn người âm mưu biến Mê Kông thành của riêng. Người Tàu, người Thái, người Lào, người Miên...thi nhau đắp đập ngăn sông, tuy nhiên kẻ đầu têu chủ mưu chính là chính quyền người Tàu. Bọn họ muốn điều khiển sông Mê Kông theo ý đồ bắt chẹt những nước ở hạ nguồn. Bọn chúng xúi dục và bỏ tiền ra gọi là viện trợ xây dựng nhưng đó chính là cái bẫy để gài những con nhạn la đà. Các chính phủ yếu kém kia vay và không trả nổi thế là đem cảng biển, cảnh hàng không, đặc khu cống nộp cho Tàu. Bọn họ đang bức tử dòng Mê Kông. Mê Kông đã thực sự nghẽn dòng.

Những năm này không còn mùa nước lớn tràn đồng, mùa nước lớn đã thế thì mùa khô còn tệ hại hơn, nước sông bị chặn từ phía trên, phía dưới nước biển tràn vào xâm nhâp sâu nội đồng. Thế là vườn cây ăn trái chết, ruộng lúa chết, đất nhiễm mặn coi như cũng chết luôn. Nước không về, nguồn phù sa không còn nữa, mùa màng thất bát, nguồn thủy sản cũng cạn kiệt dần. Hàng chục triệu dân nghèo từ Mê kông Delta lên đến Biển Hồ coi như kiệt quệ. Đời sống đã khổ giờ lại khổ thêm. Các loài thuỷ tộc trong sông cũng bị tận diệt. Xưa nay các loài thủy tộc bơi xuôi người sông theo mùa di cư, sinh sản, kiếm ăn... giờ cũng chịu chết không sao qua được những con đập chết tiệt ấy! Những con đập đã chặn đứng đường xuôi ngược của các loài thủy tộc. Trong số các loài thủy tộc ấy có một loài cá heo nước ngọt qúy hiếm được ghi tên trong sách đỏ và người dân quen gọi là cá nược. Loài này vốn có nguy cơ tuyêt chủng, nay cái nguy cơ ấy còn nguy hiểm hơn. Những con đập ngăn sống gây tác hại khôn lường cho thiên nhiên, môi trường sống của tự nhiên và của con người. Những nhà khoa học, những tổ chức tranh đấu cho môi trường, những người yêu tự do và thiên nhiên đã và đang tranh đấu nhưng chẳng ăn thua gì, khi sức mạnh của đồng tiền lên tiếng và khi sự tham lam, vô minh của con người quá lớn.

Những con đập ngăn sông chưa yên, giờ lại thêm một mối nguy hiểm khác. Chính phủ Cao Miên đang chuẩn bị cho đào kên Funam-Techo , đây là tham vọng ngông cuồng của nhà độc tài và chính phủ Hun Sen. Nội cái tên cho thấy sự hoang tưởng của y, y muốn khôi phục lại đế chế Phù Nam xa xưa. Kênh Funam-Techo sau khi làm xong sẽ lấy đi một lượng lớn nước của cả sông Tiền và sông Hậu. Nước đã bị chặn ở phía trên, giờ lại lấy nước để đổ qua Funam – Techo nữa thì còn gì là Mê Kông? rồi đây đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao?  Vựa lúa bao đời nay của người dân sẽ ra sao? Đời sống tự nhiên của các loài thủy tộc và các loài cộng sinh với sông nước sẽ ra sao? Và cả biển Hồ của chính người Miên cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kênh đào Funam-Techo là ý muốn chủ quan của những nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc Khmer cực đoan. Nó đượcc sự ủng hộ tuyệt đối về kỹ thuật và tiền bạc của Tàu. Thật sự thì Cao Miên làm gì có tiền và khả năng để làm, Tàu làm đấy thôi! Để rồi tàu chiến Tàu có thể chạy thẳng vào nội địa Cao miên. Người Tàu đã đóng quân ở hải cảng Sihanoukville, Xiêm Riệp, Ream. Người tàu đã và đang xâm nhập, điều hành nhiều mặt ở Cao Miên. Hoang tưởng của lãnh đạo Khmer phù hợp ý đồ bành trướng của Bắc Kinh, giờ đây Cao Miên là căn cứ hậu cần, là bãi đáp để Tàu có thể dễ dàng tấn công mọi địa điểm trong khu vực.

Xíu không quan tâm chính trị, không thích chuyện chính trị nhưng vấn đề này nó rõ ràng quá, ai cũng có thể thấy. Xíu nói vì uất ức muốn khóc. Lần này về với Mê Kông nhìn những con đập mà trở mình đau đớn. Trong thoáng chốc Xíu ước mình là bộc phá để nổ tung những con đập ấy để cho dòng Mê Kông được tự do xuôi về biển, để muôn loài lại thong dong xuôi ngược như xưa.

Những con đập ngăn sông là những con quái vật bằng xi măng cốt thép vô cùng xấu xí, xấu cả ngoại hình và cả cái tâm. Xíu bay là là dọc sông, Xíu nói với giọt Xinh:

- Người ta làm hỏng cả dòng sông rồi em ơi! Còn đâu dòng Mê Kông đầy ắp phù sa, rồi đây kênh Funam- Techo làm xong thì Mê Kông Delta sẽ ra sao?

Giọt Xinh đồng cảm với Xíu, cũng mang niềm đau như Xíu, toàn bộ anh em nhà Xíu đều trăn trở về tương lai của dòng sông. Đau mà chẳng biết phải làm sao. Giọt Ròm nhỏ nhẹ:

- Bao năm nay họ xây đập ngăn sông, thời tiết thất thường, không còn mưa thuận gió hòa. Em cũng gầy thêm mấy phần. Anh em nhà mình cũng không còn tụ hội đông đủ để mưa xuống ruộng đồng. Nước mặn từ biển xâm nhập ngày càng sâu, nhiều vườn cây chết đứng, nhiều loài thủy tộc mất tích mất tăm. Người nơi đây lại thêm kiếp nạn nữa rồi.

Giọt Thừa khẳng định chắc nịch:

- Thời đại hôm nay loài người nhiều kiếp nạn, kiếp nạn cũ chưa qua thì kiếp nạn mới lại đến. Kiếp nạn xảy ra dồn dập hơn, nặng nề hơn, khốc liệt hơn.

Giọt Cả ngưng lại, trầm ngâm ra vẻ triết gia:

- Cái nhân ác chín muồi thì cái quả xấu xảy ra, chính từ cái quả xấu lại dễ tạo thêm nhân xấu mới, cứ như thế này thì nhân quả xoay vòng không bao giờ dứt, kiếp nạn vì thế không bao giờ hết được!

Giọt Xíu thì thầm:

- Nhớ ngày xưa khi mình về đây, tụi mình bơi suốt một mạch từ thượng nguồn ra biển, rồi từ biển lại quay về nguồn. Tụi mình tha hồ tung tăng khắp nơi, giờ thì không thể làm được cái điều đơn giản ấy nữa. Đành rằng vô thường thay đổi trong từng phút giây, nhưng sự thay đổi này tác động bởi sự tham lam, ích kỷ của con người. Sự thay đổi này làm tổn hại nặng nền đến mẹ thiên nhiên.

Giọng giọt Xinh thật thiểu não:

- Còn gì là dòng sông thiêng nữa, từ ngàn xưa chảy ra từ miền đất huyền bí ở thượng nguồn, chảy qua bao miền đất Phật với vô số cảnh chùa tháp thân thương, chảy qua những khu rừng già nguyên sinh thâm u trầm mặc, những cánh đồng phù sa bát ngát và trù phú…Muôn loài thủy tộc và bao loài chim muông thú rừng cùng tương tác cộng sinh, dù là mang thân thú, thân súc sanh nhưng cũng thọ nhận được sự sung túc của môi trường tự nhiên. Chúng vui vẻ ngược xuôi theo dòng… Giờ thì mấy chục con đập ngăn sông, chia chẻ ra từng khúc cứ như thể người ta cắt nát thân.

Giọt Cả thật xứng đáng với danh hiệu của mình, lúc nào cũng bao dung đàn em, lại rất thông thái, chuyện gì cũng biết:

- Loài người ở vào trung vị, phước tội cân phân, nhờ vậy mà loài người dễ tiếp nhận và tu học Phật pháp. Chư thiên thì phước báo lớn nên chẳng có lòng tu học. Súc sanh và các loài khác thì hoàn toàn chịu nghiệp báo nên không thể tu học Phật pháp. Ngay trong loài người thì tầng lớp trung lưu, tiểu khang mới dễ tu học, tầng lớp trên thì hưởng thụ tháng ngày hoan lạc cũng ít chịu tu học, tầng lớp cùng đinh bên dưới thì quá khổ, quá vất vả mưu sinh nên cũng khó tu học, bởi vậy mà người ta mới nói: “Bần cùng bố thí nan, giàu sang học đạo khó”. Loài người mê đắm trong ngũ dục lục trần, dính chặt vào cái “ta”, “của ta”… mà khôg biết rằng chẳng có cái gì để gọi là “ta”, “của ta”. Loài người tham đắm sắc dục, vật chất, lợi danh… nên mê mờ, cộng với cái “ta” ảo tưởng nên sân hận toàn gây nghiệp bất thiện. Sơn hà đại địa, đất đai… vốn chẳng của riêng ai. Những tộc người hay quốc gia chỉ chiếm hữu một thời gian nào đó chứ không thể sở hữu vì bản thân con người còn chưa làm chủ được thì làm sao làm chủ ngoại vật? Ấy vậy mà con người vô minh tranh giành, chém giết, tru diệt lẫn nhau. Ngay cả đắp những con đập trên sông Mê Kông này cũng là sự tham lam, ngông cuồng, vô minh. Nay đào kênh Funam- Techo nữa thì thảm họa lớn cho thiên nhiên muôn loài và cũng cho chính loài người.

Giọt Xíu, giọt Xinh, giọt Út… lòng buồn rười rượi bay là là nhìn dòng Mê Kông lần nữa trước khi bay qua xứ khác. Từ trên hư không nhìn xuống, Xíu chợt kêu to và chỉ cho những người anh em mình:

- Nhìn kìa, trời ơi dòng Mê Kông như con rồng, phần thân dưới của nó bị người ta chặt ra mấy chục khúc!

 

Tiểu Lục Thần Phong

Vancouver, 0724

 
water

 

HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (9)
(Tập tùy bút viết trong những ngày ở Vancouver)


 

BUÔNG MÌNH

Hành trình qua Trung Đông đầy máu lửa đạn bom suýt nữa thì mất mình. Hành trình về Đông Nam Á nhiều hệ lụy đau mình và tiềm ẩn nhiững bất ổn to lớn. Giọt Xíu thấy căng thẳng và mệt nhoài. Xíu tự thưởng cho mình những ngày nghỉ ngơi biển Destin, buông mình xuống làm nước xanh như ngọc mát rượi cả thân tâm. Xíu vẫy vùng thõa thích và cảm thấy đời hạnh phúc tột đỉnh cũng đến thế mà thôi. Cái phút giây hiện tại ngay bây giờ là cái phút giây tuyệt diệu, sống với chính mình, sống hết mình, buông mình xuống là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Những nỗi nặng lòng, đau mình tạm buông hết để tận hưởng phút giây hiện tại này,. Nỗi đau của đồng loại Xíu đã đồng cảm và chia sẻ, đã làm những gì cần làm trong khả năng của mình. Xíu không thể làm hơn được, cũng chẳng có ai có thể làm hơn được khi mà cái quả đã trổ, cái nhân đã chín muồi. Khổ đau, oán hận tràn ngập khắp thế gian này nhưng không có ai có thể tay đổi được. Ngay cả đức Phật cũng thế. Ngài có tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông. Ngài là đấng thiên nhân chi đạo sư, vô tri vô sở bất tri, vô năng vô sở bất năng nhưng khi dòng họ Thích Ca bị vua Tỳ Lưu Ly tàn sát đức Phật biết trước, đức Phật chứng kiến nhưng cũng đành chịu chứ không thể cứu. Nhân nào quả nấy, nhân quả tương tục lại thêm cái duyên biến thiên khôn cùng. Trong cái thế giới đối đãi, nhị nguyên này thì trùng trùng vô tận nhân duyên quả.

Xíu và giọt Cưng, giọt Điệu, giọt Lớn, giọt Út...và vô số anh em mình vẫy vùng vui bất tận trong làn nước mát trong xanh như ngọc bích. Vui với muôn loài thủy tộc, thần dân của Long Vương. Xíu vốn yêu cái đẹp, mê cái đẹp, những cái đẹp từ thân xác  đến tâm hồn, từ con người đến vạn vật muôn loài. Hễ thấy cái đẹp là tròn xoe mắt nhìn, tâm xao động như sóng biển dạt dào. Trong làn nước có bao nhiêu là trai xinh gái đẹp đang đùa giỡn, trên bờ cát trắng đầy những thân hình nóng bỏng nằm phơi nắng. Dọc lối đi của Seaside là bao nhiêu nhà hàng, quán bar, tiệm rượu, quầy hàng lưu niệm… Cuộc sống của cư dân xứ này thật sung túc, giàu có, tự do, dân chủ. Tự do đến quá trớn đòi được sử dụng Marijuana tự do, tự do ngôn luận bất chấp tin giả, tin xạo, tin thất thiệt, mạ lỵ vu khống người khác… Âu đó cũng là mặt trái của tự do quá trớn. Những cư dân của xứ này hưởng nhiều phước báo có lẽ tiền kiếp đã làm được nhiều việc phước thiện nên kiếp này còn dư phước như thế. Ở xứ này người dân thọ hưởng nền giáo dục nhân bản hữu dụng, văn hóa nghệ thuật khai phóng, khoa học kỹ thuật tân tiến, y tế hiện đại, kinh tế sung mãn, quốc phòng vững mạnh, chính trị minh bạch… Tự dưng Xíu thấy thương cho những người sống ở những xứ lạc hậu, nghèo nàn lại còn bị cai trị bởi những thể chế độc tài tàn bạo.

Tắm biển Destin, Panama, Miami… chán chê, Xíu rủ anh em bay sang biển lạnh chơi, ở xứ lá đỏ rừng phong biển lạnh lắm. Trời ơi biển Georgia, Nanaimo, Victoria… sao mà lạnh thế, giữa mùa hè mà nước như ly trà đá, thò ngón chân xuống chạm nước Xíu vội rút lên, ấy vậy mà khi đã đầm mình trong làn nước lạnh ấy thì lại khoái gì đâu á, không còn muốn ra khỏi làn nước ấy. Xíu cùng với anh em mình bơi lội đã đời rồi bay là là khắp xứ sở xem phong cảnh, đâu cần bay qua Alaska làm gì, ở ngay biển này cũng có thể thấy những con cá voi, loài động vật khổng lồ của thế giới này. To lớn là vậy mà hoàn toàn bất lực khi bị cái đám hàu bám vào thân. Những mảng hàu dày và cứng như đá ăn lở loét thân mình. Những mảng hàu che cả mắt, loài hàu sinh sản cực nhanh, chúng tha hồ bám vào cá voi, rùa biển và hành hạ vật chủ một cách dã man, lạnh lùng. Không biết nghiệp chướng gì mà cá voi khổng lồ phải chịu cái nạn này? Mang thân súc sanh đã là một cái nghiệp, rồi thêm cái nghiệp hàu hành hạ, bị kiếp nạn loài người săn bắt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, ngày nay thêm kiếp nạn rác nhựa ngập ngụa trong đại dương. Họ hàng cá voi đã có nhiều kẻ nuốt rác nhựa mà chết đói, chết chậm, chết đau đớn...Chữ nghiệp thật đáng sợ, không có nơi nào có thể trốn tránh được, dù là trên mây, trong núi, dưới đáy biển. không có ai có thể tránh được, chẳng có thượng đế hay thánh thần, thế lực siêu nhiên nào có thể giải được nghiệp. Nghiệp ai làm nấy chịu, chỉ có một cách duy nhất là làm nhiều việc phước thiện để dung hòa cái nghiệp xấu, hóa giải lần lần cái nghiệp bất thiện. Việc này cũng giống như một tô nước muối mặn chát, mỗi ngày ta thêm vào một ít nước tinh khiết, kiên trì như thế thì sẽ đến một ngày tô nước muối kia sẽ bớt mặn, hết mặn.

Xíu trong vắt, tinh khôi, vô tư thánh thiện và hồn nhiên ngây thơ cứ ngỡ là vô tâm lắm, nào ngờ lại là cả nghĩ hay lo, biết đồng cảm với đồng loại, biết đau với nỗi đau của vạn vật muôn loài. Xíu bay là là trên mặt biển lạnh, lúc thì vọt cao lên trên hư không phóng tầm mắt nhìn bốn phương trời thả hồn bay bổng với vũ trụ không ngằn mé. Vũ trụ vô hạn độ đã đành, đại dương, sơn hà đại địa dưới kia cũng mênh mông biết bao, những sa mạc hoang vu, những thảo nguyên bát ngát, những rặng tuyết sơn sừng sững vĩnh cửu dưới trời xanh… Họ hàng anh em nhà Xíu nơi nào cũng có mặt, tuy nhiên chỗ nhiều chỗ ít tùy theo cái nhơn duyên thời tiết. Những ngày bị nhốt torng bể tối Xíu cũng thấy anh em mình đầy nhóc. Nhờ Xíu, nhờ anh em họ hàng nhà Xíu mà loài người và muôn loài mới tồn tại được. Giả sứ một ngày nào đó mà đại dương, sông suối, ao hồ khô cạn, trong không gian không còn Xíu và anh em Xíu thì loài người và muôn loài sẽ tuyệt diệt, sự sống không còn nữa và trái đất sẽ giống như sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, Thủy Vương Tinh, sao Thổ…

Trái đất, hành tinh, vũ trụ lớn lắm. Nhỏ nhiệm thì con người, sinh vật phù du… đều giống nhau ở chỗ ấy là duyên hợp, tất cả vốn vô ngã, không có cái ngã độc lập, không có cái gì để gọi là cái ngã. Tất cả nhờ duyên hợp mà tựu thành, mà sinh ra, rồi một khi hết duyên thì lại tan hoại đi. Đức Phật đã nói khổ, không, vô thường, vô ngã là bản chất của thế giới này. Xíu từng nghe đâu đó đem cái nhà ra để ví dụ, khi đủ duyên thì cái nhà hiện tướng, mọi người thấy có cái gọi là “nhà”, khi hết duyên thì mọi thứ tan rã ra từng món: gạch, cát, đá, xi măng, thép, gỗ… và từng món ấy lại tiếp tục tan hoại ra thành từng nguyên tố nữa, bấy giờ thì tìm đâu ra cái gọi là “nhà”

Xíu còn đang suy tưởng mông lung, hồn đong đưa theo mây gió bốn phương, thân hình hòa trong làn nước mát, bất chợt Xíu nghe giọt Xinh hỏi:

- Này Xíu, người Âu – Mỹ phần lớn đâu có biết Phật pháp, chẳng biết gì nhân quả hay giới luật...ấy vậy mà họ có cái quả tốt đẹp như thế này: Cao to, xinh đẹp, thông minh, cuộc sống vật chất sung túc, thọ hưởng bao nhiêu là văn minh tiến bộ của những thành tựu khao học kỹ thuật, sống trong môi trường tự do, dân chủ, nhân quyền...Trong khi ấy nhiều người dân ở Á Đông như Việt, Miên, Lào, Miến Điện… biết Phật pháp, biết nhân quả, giới luật… lại sống trong nghèo khổ, lạc hậu, bất công xã hội…

Xíu nhìn giọt Xinh một cách trìu mến đầy thương yêu. Xíu ôm chặt giọt Xinh một cái rồi nói:

- Đừng nhìn vào cái nhãn hiệu dán ở trán người. Cái nhãn hiệu không thật, thực chất mới là thật. Không cần phải xưng là Phật tử nhưng vẫn không sát, đạo, dâm, vọng, tửu thì kết quả vẫn tốt đẹp như thường. Còn xưng Phật tử cho cố vô nhưng cứ sát, đạo, dâm, vọng, tửu thì vẫn đọa như thường. Cái quả hôm nay là do cái nhân quá khứ, cái quả ngày mai là cái nhân hôm nay. Người Âu – Mỹ hôm nay là người đã gieo cái nhân lành trong quá khứ nên kiếp này còn dư phước. Còn những người nghèo khổ, bệnh tật, bất hạnh hôm nay có thể là người đã gieo cái nhân bất thiện trogn quá khứ. Ngay ở Âu – Mỹ cũng có ăn mày, tù đày, nghèo khổ và ở tại những xứ lạc hậu nghèo nàn lạc hậu như Á Đông, châu Phi vẫn có những kẻ giàu sang sung sướng. Tất cả chỉ là tạm thời, tất cả sẽ thay đổi dịch chuyển liên hồi kỳ trận. Vô thường thường trực torng mỗi sát na. Những người giàu sang mà không tiếp tục gieo trồng nhân lành thì một khi hết số sẽ đọa, còn người bất hạnh mà chịu làm việc phước thiện thì có lúc sẽ trổ quả lành. Những người sanh sống ở Âu -Mỹ kiếp này nhưng kiếp sau chắc gì còn sanh sống ở Âu -Mỹ và cũng tương tự như thế, người sanh sống ở Á Đông, châu Phi, kiếp sau chắc gì ở sanh ra ở đó. Sâu hơn chút nữa thì chắc gì đã được tái sanh lại làm người chứ đừng nói chi Âu - Mỹ hay Á – Phi. Tất cả tùy thuộc vào nhân tạo tác hôm nay và dư hậu của nhân quá khứ, cộng thêm sự gia trọng của cái duyên.

Bơi lội, bay nhảy đã đời trời đất, Xíu và cả bọn rủ nhau về phố cổ chơi, đã từng thăm thú nhiều khu phố đông tây rồi ấy vậy mà khi đến Yaletown và Gastown Xíu thấy phấn khích lạ thường như thể lần đầu thăm phố cổ, trời ơi, những tòa nhà to lớn xây bằng gạch và đá hộc, tuổi đời cả hai trăm năm, những con đường lát đá xanh, những tượng đài đẹp quá, những dãy nhà, hàng quán xinh thật xinh. Điều đặc biệt là phố cổ Gastown có đồng hồ chạy bằng hơi nước, nhìn kiểu thiết kế và hơi nước phun ra như sương khói tự dưng xíu thấy giống hệt cái đồng hồ trong truyện fairytale “Beauty & Beast” và trong mấy phim hoạt hình Walt Disney. Tự dưng Xíu thấy xúc động gì đâu á, Xíu như quay trở lại cái tuổi thơ với những câu chuyện cổ tích, những phim hoạt hình ngay tại khu phố cổ này. Trong thoáng chốc Xíu và cả bọn anh em mình hóa thân nhập vào luồng hơi nước đang tỏa ra trên tháp đồng hồ. Trong cái khoảnh khắc này mừng mừng tủi tủi, Xíu và anh em nhắc chuyện xưa, kể chuyện nay, chuyện đời, chuyện đạo, chuyện nhân tình thế thái, chuyện buồn vui của nhân loại khắp bốn phương trời.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Vancouver, 0724




dong-suoi-nho-2
HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (5)
(Tùy bút )


 

GIỌT XÍU NGHIÊNG MÌNH

Mấy nay bầu trời xám xịt, mây đen vần vũ, mưa gió sụt sùi...Họ hàng Xíu tụ hội về đông quá xá luôn. Nước chảy tràn đồng, nước ơi là nước, chỗ nào cũng nước, ngập khắp mọi vùng. Tiếng mưa sầm sập như vậy mà cũng không át nổi tiếng oán thán của dân lành. Giọt Xíu nghe được buồn lắm, nghiêng mình xuống muốn chia sẻ nỗi đau của người dân nhưng không sao làm được.

Khi mới đầu họ hàng nah2 Xíu tụ về thì vui vô cùng nhưng sau đó thì trở nên quá đáng. Phàm cái gì thái quá cũng đều kh6ong tốt. Anh em nhà Xíu đông vô số kể, tụ về một lúc đã gây họa cho thiên hạ. Xíu ra sức kêu gọi anh em nhưng chẳng ăn tyhua gì, những lời phải quấy, những lời chân tỉnh thiết tha vô tác dụng khi mà cơn cuồng loạn của đám đông lên cực điểm.

Xíu là hiện thân của sự sống, Xíu không thể thiếu trong đời sống của con người và vạn vật. Tâm Xíu thánh thiện, chỉu mui61n đem ali5 sự an lành, ngọt ngào, mát trong cho con người nhưng bây giờ trong cáo đám đông cuồng loạn của anh em mình, Xíu dù muốn hay không cũng đã vô tình gây hại cho loài người đang ở dưới khu vực mưa như trút nước này. Cái cộng nghiệp giữa những người anh em Xíu av2 con người không sao tránh được.

Xíu nghiêng mình lọt qua một mái nhà nho nhỏ trong tiểu trấn. Ngôi nah2 cũ kỹ, nghèo nàn và dĩ nhiên là hở trên nứt dưới nên Xíu mới chui vào được. Anh em nhà Xíu tranh nhau chu qua những khe hở của mái nhà và tường nhà. Gia ac3nh trong nhà thật buio62n, đồ đạc đơn sơ chẳng có gì. Anh em Xíu nhỏ tí tách khắp nơi. Xíu thấy người vợ nằm trên võng ru con, tiếng ru buồn buồn man mác:

Nhất thời vợ dại trong nhà

Nhì thời mái dột thứ ba nợ đòi

Người chio62ng ngồi đọc sách gần đấy quay lại âu yếm nhìn vợ:

- Vợ anh khôgn dại, nợ không đòi, chỉ có mái dột thôi!

- Nhà dột cũng al2 một thứ nợ đời anh ơi, vì nghèo nên nhà mới dột..

- Anh xin lỗi, anh bất at2i không tạo lập được cuộc sống giàu sang để cho em phải chịu khổ trong cảnh nghèo như thế này!

- Anh đừng nói vậy, giàu nghèo c1o số cả. Sống với anhn dù ăn mắm em cũng vui và hạnh phúc.

Người chồng buông sách xuống và đến bên võng h6on vợ con, ôm chặt vào lòng. Giọt Xíu chứng kiến cảnh tượng như vậy nên xúc động không kìm được. Xíu rơi giọt lệ long lanh trong trẻo như giọt pha lê. Xíu giật mình khi nghe tiếng người chồng thảng thốt:

- Trời, giờ dột cả chỗ này làm ướt quyển sách anh đang đọc dở.

Người vợ ngoái nhìn và nói:

- Lấy gì hứng tạm đi anh, nhích bàn tránh chỗ dột một chút, hết mưa mình kêu thợ lợp lại mái nhà anh hén!

- Chắc phải tốn bộn tiền đây!

- Tốn thì tốn chứ biết sao được, mái nhà đã cũ quá, dột không còn có thể hứng nữa.

- Nhưng mình không có tiền

- Giật gậu vá vai chứ biết sao giờ.

Giọt Xíu rưng rưng lệ, cảm thương hoàn cảnh đôi vợ chồng nghèo, cảm phục tình nghĩa của họ, dù hoàn cảnh quá khó khăn mà họ vẫn yêu thương vhung thủy hết lòng. Giọt Cả từ trên nhảy xuống kế bên Xíu nói khe khẽ:

-Họ là một đôi dễ thương nhất trên đời này, người chồng vốn đẹp trai, hiền lành và tài hoa nhất tiểu trấn. Người vợ dịu hiền, đảm đang av2 chung thủy nah16t vùng. Anh chồng chỉ mê sách vỡ thơ văn mà rất vụng về trong việc mưu sinh, đã vậy tánh tình phóng khoáng nên có đồng nào là sạch đồng đó. Người vợ chăm chỉ, tiết kiệm chu đáo mọi bề. Chị ta có nhiều cơ hội để sống một cuộc sống giàu sang nhưng cô ấy khước từ. Cô ta chỉ yêu mỗi người mà cô ta đang gọi là chồng. Giữa họ đôi lúc cũng có cãi vã bất đồng, ghen tuông cự cãi tưởng chừng như tan đàn xẻ nghé nhưng rồi lại qua đi, lại yêu thương quấn quít nhau. Không biết duyên nợ tiền kiếp thế nào mà kiếp này họ thương yêu ra rít đến vậy!

Xíu nghe xong, khẽ khàng:

- Thời buổi kim tiền, con người sống xô bồ hỗn độn, văn hóa suy đồi, đạo đức xuống cấp, xã hội đu theo thói trưởng giả...Ấy vậy mà hai vợ chồng này gần như vô nhiễm, họ vẫn giữ được thiên lương quý báu của con người. Họ đúng thật là cặp đôi đẹp và đáng yêu nhất đời.

Xíu và giọt Cả giật mình khi nghe tiếng người vợ:

- Dột gì mà dột quá trời vậy nè! Giờ nhỏ lên đầu võng của em.

Người chồng đi kiếm tấm nylon che tạm phía trên chỗ đầu võng, trong lúc ấy người vợ lại hò ru con:

Ba năm nước lớn đò trôi

Cây khô lá rụng bậu ngồi chờ ai

Bậu ngồi chờ củ chờ khoai

Chờ cam chờ quýt chờ xoài cà lăm

Người chồng đùa nhưng cũng rất thật lòng:

- Vì bậu chờ anh nên đời bậu khổ, phải chio hồi ấy bậu đừng chờ anh mà lấy chồng giàu thì giờ đâu phải chịu cảnh dột như vầy!

Người vợ không trả lời mà hò tiếp:

Ba năm nước lớn trồng cà

Cà non ăn sống cà già bóp dưa

Hò xong người vợ còn giải thích:

- Có sao đâu anh, cà non ăn sống cà già bóp dưa. Em vẫn sung sướng sống bên anh, mưa thì dột, trời tạnh thì hết dột thôi!. Em còn nhớ hồi nhỏ ngoại cũng nằm võng hát ru em:

Ví dầu nhà dột cột xiêu

Con theo hát bội mẹ nhiều con hư

Nhà mình dột, nhà ngoại xưa cũng dột, ông bà mình bao đời nay cũng dột, chỉ mong sao đến con mình sẽ kh6ong còn bị dột nữa.

Xíu thì thầm với giọt Cả:

- Người vợ có vẻ mau miệng, ăn nói lanh lợi hơn người chồng.

- Ừ, đúng đấy em! Anh chồng ít nói và nói rất vụng, nhiều khi chẳng tìm ra được từ gì để nói trong khi anh ta có thể viết tràng giang đại hải. Anh ta thích im lặng và suy tưởng, thích viết ra giấy hơn là nói bằng lời. Hôm nay có lẽ anh ta nhiều cảm xúc nên ăn nói ngon làng hơn mọi ngày. Hgai vợ chồng này là tiêu biểu cho cái quy luật bù trừ ở đời, có lẽ cũng nhờ sự bù trừ đắp đổi cho nhau mà họ khắng khít nhau. Ông bà mình xưa cũng c1o nói: “phàm những cặp vợ chồng gắn bó nhau lâu dài thì nhất định phải có một người mạnh và một người yếu; một kẻ trụ c2on người kia thì quấn quýt leo. Còn như cả hai cùng mạnh hoặc cùng yếu thì khó đi chung đường”

Xíu gật đầu rồi cùng với giọt Cả, giọt Giữa, giọt Út, giọt Thừa, giọt Trong , giọt Đục...chảy ra khỏi ngôi nhà của đôi vợ chồng ấy. Trời ơi, ngoài đường nước lên láng, nước chảy xiết như suối mùa lũ, bao nhiêu xe máy, xe hơi chết máy nằm la liệt, bao nhiêu người té ngã, tah65m ch1i có người còn bị nước cuốn xuống cống. Phố xà, tiệm tùng, hiệu buôn, nhà cửa… ngập sâu trong nước. Giọt Út từ trời Tây về, nó thấy cảnh tượng vậy nên rất bất bình:

- Ở Âu -Mỹ người ta thiết kế đô thị rất hiện đại và khoa học, hko6ng c1o chuyện đường bei61n thành sông. Ở xứ mình phố xá, đô thị, tah2nh phố từ biển lên đến núi rừng đều ngập bởi vì người ta không biết thiết kế chi cả, họ chỉ vì tự tư tự lợi, vì lợi ích cá nhân và băng nhóm… còn việc chung thì mặc kệ. Họ chỉ phân lô bán nền mà không có lo chuyện xây dựng cơ sở hạ tầng. Họ lấp cả kênh, rạch, ruộng đồng để bán đất cất nhà mà không thiết kế hệ thống thoát nước, Bởi vậy mưa xuống là ngập, muamto ngập sâu, mưa nhỏ ngập ít, thậm chí không mưa cũng ngập luôn. Quan quyền còn tự sướng to mồm ba hoa khoác lác, nào là: “Phải nghĩ lớn, phải làm cho đô thị xứ ta phải hơn Ba Lê, Vienice…

Xí nghe giọt Út nói xong bèn than thở:

- Tội cho dân xứ mình, vì nghiệp chung mà phải chịu đựng sự cai trị độc tài, ngu dốt. Bọn quyền chức tham lam có thừa, nói dóc có hạng, tuyên truyền quá trời nhưng cái thiếu lớn nhất là lương tâm và trí tuệ. Khổ nỗi lại luôn ,mồm tự xưng là đỉnh cao trí tuệ ấy mới chết chứ!

Giọt Dư cười nắc nẻ:

- Ừ thì trí tuệ nhưng tại Xí không bei61t đấy thôi! Chữ tuệ hổng có chữ u.

Nước trên đường chảy cuồn cuộn như thác lũ, rác rền lềnh phềnh, nước từ mương rãnh và cống, hố gas… trào lên đen xì và hôi thối khôgn sao chịu nổi. Cũng là họ nhà Xíu nhưng Xíu chiệu không thấu. Xíu ho sặc sụa, mắt cay xè, nước mắt trào ra. Xíu bị cuốn trôi theo dòng nước hung dữ trên đường phố. Xíu cố nghiêng mình né tránh những vật cản và rác rến trên đường nhưng cũng không xong. Xíu nghiêng mình nhớ lại lúc vừa chui vào mái nhà của đôi vợ chồng trẻ đáng yêu kia. Chỉ trong khoảnh khắc nghiêng mình ấy Xíu qu6en đi mình đã hòa vào dìng nước đang chảy trên đường

 

Tiểu Lục Thần Phong

Vancouver, 0724

 

song dong lung

HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (12)
(tập tùy bút)

 

HỢP TAN LÀ LẼ

Vùng đất phương Nam của xứ Cờ Hoa này quả là thật phong nhiêu, gió thuận mưa hòa, đất đai trù phú, sản vật sung túc… ấy là cái phước của người ở đây, trong đó cũng có phần công sức không nhỏ của Xíu và anh em nhà Xíu.

Tuy nhiên mấy năm nay thời tiết cũng thất thường, có lẽ cái nghiệp chung của cả loài người, trái đất nóng lên, khí hậu thay đổi, băng tan biển dâng… Hai tuần qua mưa quá trời luôn, sáng mưa, trưa mưa, chiều mưa, được cái mưa nhiều vậy mà bầu trời vẫn trong xanh. Anh em nhà Xíu bị lôi kéo về một cách bất thường, muốn không được mà không muốn cũng không xong! Nghiệp chung của loài người và vạn vật muôn loài, không một ai có thể ở trên hay ở ngoài cái quy luật vô thường. Những chiều mưa buồn quá, buồn muốn khóc, nhìn noài trời cây lá xanh mướt nhưng khi buồn thì thấy đắng cả mắt. Những chiều mưa viễn xứ dễ khiến cho con người ta thêm thương nhớ người thân ở phương trời cũ.

Cơn gió hắt nhẹ làm Xíu, Xinh, Sót, Út… tấp vào khung cửa kiếng của ngôi nhà nhỏ trong tiểu trấn Hoa Mộc Lan. Giọt Sót ngạc nhiên kêu lện:

- Ô kìa, cậu chủ Hoàng Hoa trang, sao trông cậu ta buồn thế? Đàn ông con trai gì mà đôi mắt buồn muốn rớt cả bầu trời!

Xíu bảo:

- Mấy erm không biết đâu, cậu chủ sanh ra vốn đã có đội mắt buồn rười rượi như thế rồi. Đời sống có nhiều điều bất như ý nên càng buồn thêm. Hai tuần nay thì cái buồn như đông đặc lại. Số là con gái rượu của cậu ta đã đủ trưởng thành và cô ấy muốn dọn ra ngoài. Mấy em có biết không? Cha con nhà cậu ta quấn quýt bên nhau suốt bao nhiêu năm, yêu thương ra rít là vậy. Cô con gái xinh lắm, mà cậu chủ lại yêu hoa nên mới lấy tên trang trại đặt cho con gái. Cô con gái ngoan, hiền giờ vướng vào tình yêu dị chủng và đã làm nhiều việc không còn ngoan hiền nữa. Việc con cái không lớn rời nhà ra đi là chuyện thường tình, hợp tan là lẽ tự nhiên, tuy nhiên ở đây cô con gái rượu còn ngây thơ và khờ lắm, cố ấy chưa đủ sức tự nuôi bản thân, ấy là chưa nói đến chuyện lớn mua nhà, mua xe...Cậu chủ thương con nhưng không biết nói làm sao. Cậu ta lo cho cô con gái chua đủ sức tự lập mà ra riêng thì e có nhiều điều không lành. Cậu chủ vốn đã buồn giờ càng thêm buồn, sự ly tán đã bắt đầu, lý hợp ta đã khởi. Dẫu biết thế gian vô thường, mọi sự, mọi việc, mọi người… luôn luôn thay đổi. Bao lâu nay biết lý thuyết, giờ thì sự thật nếm trải.

Giọt Xinh khịa:

- Anh ta là một Phật tử thuần thành, lý thuyết thuộc làu, vậy mà giờ không áp dụng hay thực hành được sao? Hóa ra lâu nay chỉ ba hoa khoác lác.

Xíu nói:

- Em thấy cậu ta thuộc loại ba hoa khoác lác ư? Không phải đâu! Thậm chí ngược lại là khác. Cậu ta là người ít lời ăn tiếng nói, rất kiệm lời, chẳng mấy khi mở miệng. Cũng không phải là cậu ta không thực hành, tuy nhiên giữa lý thuyết với thực hành nó vẫn có một khoảng cách nhất định. Ở vào trường hợp của cậu ta thì em mới thấy hết nỗi lòng. Cậu ta vốn nặng tình, vị tình, lụy tình. Cậu ta thương cô con gái rượu hơn hết mọi thứ trên đời, phần nữa cậu ta ở xứ này khôgn có thân nhân, chja mẹ, anh em cách xa, bạn bè quê hương ly biệt… âu đó cũng là ái biệt ly vậy! Những chiều mưa xa xứ, nhớ mẹ cha. Nhớ quê hương quốc thổ, nhớ anh em bạn bè… ai mà không buồn cơ chứ! Giờ thì con gái rượu, chỗ gắn bó gần gũi và sâu sắc nhất cũng sắp rời đi.


Sót giọng buồn buồn:

- Ừ khổ thật! Buồn thật! Thế giới này tụ tán vô kỳ, hợp tan bất định, đời sống trong trăm năm nhưng biết bao nhiêu chia ly sum họp. Người may mắn lắm thì cũng sum vầy một thời gian ngắn với người thân yêu rồi cũng phải tạm biệt hoặc vĩnh biệt. Sự tạm biệt hay vĩnh biệt nó có mặt ngay từ khi mới sanh ra, nó hiện diện trong từng phút giây trong đời. Thế gian này buồn thật, những cuộc chia ly ngắn – dài, lớn -  nhỏ nào cũng đều đượm màu bi ai, làm người ở thế gian này không làm sao tránh được sự khổ đau ái biệt ly, oán tắng hội khổ. Ngày xưa đức bổn sư cũng từng đau buồn giã biệt vợ con, cha mẹ, anh em để ra đi tìm đường giải thoát. Ngài dõng mãnh thà một lần đau để rồi vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau, vĩnh viễn không còn sanh tử luân hồi, không còn hợp tan theo lẽ thường. Ngài đã một lần đau từ thân. cắt ái ly gia, đoạn dục… để rồi chứng đắc Niết Bàn, tìm ra con đường sáng cho nhân loại. Ngài khai phá ra con đường giải thoát, phương pháp giải thoát hết mọi khổ đau ràng buộc của kiếp nhân sinh. Ngài đã vạch ra cho con người thấy thế nào là khổ, nguyên nhân khổ, cách thoát khổ, con đường đi đến hết khổ. Ngài đề ra bát chánh đạo và nhiều phương cách để đưa con người đi đến hết khổ, chứng đắc tịch tịnh Niết Bàn. Thuốc đã có, cửa đã mở, con đường đã khai phá… chỉ tiếc là mọi người quá yếu kém không đủ dõng mãnh để dấn thân vượt qua bể khổ.

Giọt Út lý sự:

- Nếu ai cũng tu giải thoát, ai cũng chứng đắc hết thì thế gian này trống không à? Và nếu ai cũng được giải thoát hết khổ thì lấy đâu để nhận biết khổ và không còn khổ?

Giọt Cả cười khanh khách:

- Xíu à! Út nói phải đấy! Cái lý của Út cũng đã có  nhiều người nói chứ không phải không có, tuy nhiên điều ấy không thể có được! Không thể có chuyện tất cả mọi người hết khổ, tất cả chứng đắc. Đừng nói là tu chứng, ngay ở đời này,  không phải ai đi học cũng đều thành thầy giáo hay bác sỹ kỹ sư, bác sỹ... chỉ có một số rất ít thôi! Út mắc cười ghê vậy đó, khéo lo chuyện người ta chứng đắc hết khổ thì lấy đâu ra khổ để so sánh. Giả sử có chứng đắc hết thì một khi chứng đắc thì tự biết, còn trầm luân sanh tử luân hồi thì không cần đối chiếu làm gì, đau khổ  dàn trời kia mà! Người thế gian xưa nay phần lớn đều nói, nghĩ, làm bất thiện nhiều hơn là nói, nghĩ, làm thiện lành, bởi vậy sự chiêu cảm khổ đau tràn ngập khắp thế gian!

Giọt Xinh ngờ nghệch hỏi:

- Anh Hai, em có chỗ thấy khó hiểu. Nhà Phật thường nói con người là do danh sắc hợp thành, thân này là tứ đại duyên hợp chứ không có cái ngã độc lập, nó không là ta, không phải của ta. Con người cũng không có cái gọi là linh hồn vĩnh viễn, vậy thì “ai” ở đây thọ lạc, thọ khổ? “ai” ở đây thăng – đọa? “ai” ở đây chứng đắc hay đi vào tam đồ lục đạo?

Giọt Cả giật mình:

- Đây là một câu hỏi lớn, một câu hỏi cực kỳ khó mà nhiều người đã từng hỏi. Anh thật sự không biết giải thích, anh bí! Tuy nhiên đọc sách thì thấy nói chỉ có sự khổ chứ không có “ai” chịu khổ, thực tế thì mình và mọi người vẫn than khổ quá trời. Ai cũng từng kêu ca: “Sao tui khổ như thế này?” Làm sao mình có thể thấy mình không chịu khổ, không có “ai”chịu khổ trong khi mình không có cái năng lực đó! Chỉ có Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư lịch đại tổ sư đã chứng minh là vô ngã, không có “ai” chịu khổ cả, tuy nhiên cái thấy của chúng mình kém quá, cái năng lực không có nên không sao “thấy” được hay “chấp nhận” được! Còn cái “ai” thăng hay đọa  sau khi thân hoại mạng chung anh càng mù tịt, may ra chỉ có thể nói là do cái nghiệp lực thiện – ác nó kết hợp với một thân xác tương ưng hay nhập vào một cảnh giới tương ưng. Anh đọc sách và đoán mò vậy thôi, càng nói càng lộ thêm cái dốt, nói nữa e nói bậy người ta cười mà mình mang vạ miệng như chơi.

Xíu ôm lấy Xinh, bẹo má, véo cằm, nhìn vào mắt mà cười:

- Xinh à, hôm nay hỏi một câu làm ai cũng giật mình, hỏi gì mà khó hơn cả triết học siêu hình.

Xinh cười lỏn lẻn dễ thương gì đâu á:

- Ờ thì em đọc xong mấy cuốn sách nói về khổ, không, vô thường vô ngã và bất chợt nảy ra cái câu hỏi này.

Giọt Cả khen:

- Em tư duy rất khá nên mới hỏi điều này. Anh cũng đọc sách Phật học nhưng đâu nảy sinh ra câu hỏi này. Anh em mình biết chút chút về Phật pháp căn bản, thực hành những điều tương đối thiết thực với đời sống của một Phật tử sơ cơ. Còn những vấn đề tánh không. Bát nhã, duy thức học, trung quán luận...cao xa thâm sâu quá, kham không nổi!

Xíu xía vào:

- Những điều căn bản của một Phật tử còn làm hổng xong thì nói gì đến điều cao xa thâm sâu. Mấy bộ kinh Pháp Hoa, Bát Nhã, Lăng Nghiêm… to lớn quá, mật nghĩa thâm sâu, uyên áo làm sao kham nổi và càng khó thực hành. Nội bản kinh ngắn như Kinh Phước Đức dễ thuộc, dễ nhớ, gần gũi và thực tiễn nhưng thực hành trọn vẹn cũng không hề dễ chút nào. Nếu mà làm được thì “Chung đụng trong nhân gian/ tâm không hề ô nhiễm/ phiền  não hết, an nhiên/ sống tinh cần, tỉnh thức/ học chân lý nhiệm mầu/ thực chứng được niết bàn...” rồi còn gì!

Giọt Cả ôn tồn:

- Toàn bộ Phật pháp không ngoài việc tránh các điều ác, làm các điều lành, thanh tịnh tâm ý, một khi tâm thanh tịnh thì mọi thứ tự nhiên thành.


Anh em nhà Xíu mãi nói chuyện mà quên cả thời gian và không gian, mưa vẫn ràn rạt bên ngoài, nhìn vào bên trong căn nhà thấy thật ấm cúng, trên tường treo những bức chân dung đức bổn sư, trên bàn và trên tủ có nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát. Cả bọn cứ ngắm nghía mãi không thôi, bất chợt một cơn gió tạt mạnh làm cho những anh em họ của Xíu từ ngoài hư không tấp vào đầy đặc trên cửa kiếng, cả bọn hợp lại và chảy thành những lằn chi chít.

Xíu ngoảnh mặt cố nhìn vào bên trong căn nhà lần nữa thì thấy cậu chủ đang hí hoáy viết, vừa lúc Xíu chảy ngang qua tầm mắt thì cậu ta buông viết xuống và chống cằm tư lự nhìn trời mưa bên ngoài. Xíu, Xinh, Sót, Út… vẫy tay chào, reo lên ríu rít. Cảnh giới  khác nhau nhưng dường như cậu chủ nghe thấy hay sao ấy, cậu ta lấy ngón tay vẽ quẹt quẹt gì đấy trên lớp kiếng bị mờ bởi hơi nước.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0824 




dong-suoi-nho-1


HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC  (6)
 (Tùy bút viết trong những ngày ở Vancouver)


 

GIỌT NƯỚC ĐAU MÌNH

Mấy nay giọt Xíu đau mình lắm, thiên hạ khắp nơi lên án, tẩy chay, thậm chí nguyền rủa anh em nhà Xíu. Người ta nguyền rủa cái tội chính họ gây ra cho Xíu, anh em của Xíu và muôn loài. Cái tai họa họ gây ra cho anh em nhà Xíu và muôn loài dĩ nhiên cũng là cho chính bản thân họ.

Giọt Xíu đã bị nhiễm phóng xạ nguyên tử sau khi làm mát cho lò điện hạt nhân. Bây giờ giọt Xíu mang gương mặt tử thần mặc dù vẫn trong veo đến thánh thiện, chỉ cần uống phải hay dính vào da thịt thì hậu quả thật không sao có thể lường hết được. Giọt Xíu giờ nguy hiển  và độc hại vô cùng, con người, động vật và cả thực vật nữa, nếu tiếp xúc sẽ bị ung thư, máu trắng, bị biến dạng, sẽ thay đổi ADN, sẽ sinh ra quái thai...Nếu giọt Xíu mà ra ngoài môi trường tự nhiên thì thảm họa cho muôn loài và dài lâu về sau. Nơi nào nhiễm Xíu thì nguồn nước, đất đai, động thực vật đều nhiễm phóng xạ lây.

Loài người thật vô minh, họ chế ra những thứ rất hiện đại, tân tiến để phục vụ cho đời sống và họ cũng chế ra những thứ để giết người hàng loạt, hủy hoại đời sống của chính họ và muôn loài. Nguyên tử – hạt nhân là một trong những thứ vô cùng kinh khủng nhất, những thứ này có thể khiến loài người diệt vong chứ chẳng phải chuyện chơi. Những thảm họa lò hạt nhân Chernobyl, lò hạt nhân Nhật Bản… và còn nhiều vụ khác nữa. Những nơi này người ta xây một nấm mồ khổng lồ bằng xi măng và chì để nhốt chất phóng xạ lại trong ấy, không cho nó phát tán ra môi trường, tuy nhiên những nấm mồ nhân tạo ấy liệu có thể an toàn trước những thảm họa thiên nhiên, hoặc giả có kẻ điên khùng nào đó phá hoại thì hậu quả thật khôn lường.

Loài người đã mượn Xíu và anh em của Xíu đi vào lò phản ứng hạt nhân để làm mát lò kẻo không sẽ bị nổ tung. Sau khi làm mát lò hạt nhân thì Xíu bị nhiễm phóng xạ. Xíu đau mình đến tận cùng mà không biết phải nói năng ra sao hay phải làm gì. Xíu vốn trong trẻo, mát lành và thánh thiện vậy mà giờ đi đến đâu là gây họa đến đó. Xíu không thể về đại dương,  nếu về thì muôn loài thủy tộc sẽ bị nhiễm độc hết, đời sống biển cả sẽ loạn. Xíu cũng không thể ra sông suối, ao hồ… Hễ ra đấy thì những sinh mạng vô tội nơi ấy sẽ bị nhiễm lây dư chất phóng xạ. Xíu cũng không thể về với đất mẹ, không thể hóa thân hòa vào không khí trong không gian, không thể bay theo mây gió như những ngày xưa. Nếu Xíu cố tình làm vậy thì tai họa kinh khủng cho mẹ thiên nhiên và loài người. Xíu không còn lối nào khác, không có cửa nào cho Xíu!

Bọn người điều hành các lò hạt nhân, những chuyên gia về nguyên tử… họ nhốt Xíu và anh em Xíu trong những cái bể đặc dụng vô cùng kiên cố để chờ một ngày nào đó có giải pháp hữu hiệu, cái ngày đó biết đến bao giờ? Xíu phải chờ cho đến khi loài người có thành tựu mới nào đó để có thể hóa giải chất phóng xạ độc hại vô cùng nguy hiểm này. Phép lạ thì ở đời vốn không có, còn trình độ khoa học của con người cũng chỉ mới chế ra chứ chưa biết cách hóa giải… Xíu chờ đến bao giờ đây?

Thế rồi một ngày kia người xứ Phù Tang đem bọn Xíu xả ra đại dương, lập tức một làn sóng phản đối quyết liệt nổi lên. Loài người lên án bọn Xíu, người ta chống đối bọn Xíu là lẽ thường tình vì ai cũng sợ sự độc hại của những giọt nước bị nhiễm phóng xạ hạt nhân. Các chính khách cãi nhau như mổ bò nhưng cũng không có cách chi giải quyết. Các nhà khoa học nêu lên bao giả thuyết nhưng chẳng có giả thuyết nào thật sự hữu hiệu. Các nhà và các tổ chức tranh đấu cho môi trường phản đối bọn Xíu mạnh mẽ nhất. Họ yêu sự sống, họ yêu mẹ thiên nhiên, họ đấu tranh cho sự sinh tồn của đời sống tự nhiên và của con người.

Xíu đau mình lắm! Xíu cũng là nạn nhân của những thành tựu khoa học của con người, bản thân Xíu vốn trong lành lắm kia mà. Xíu vốn là sự sống của con người và muôn loài kia mà! Xíu nhiễm phóng xạ là tội lỗi của con người. Nằm trong những cái bể chứa kiên cố bít bùng buồn vô hạn, Xíu hiểu sự nguy hiểm và chấp nhận chịu tù đày chứ không muốn ra đại dương để gây hại cho muôn loài. Chính phủ Phù Tang liều lĩnh cho xả bọn Xíu ra biển với luận điệu là đã hóa giải chất phóng xạ. Dĩ nhiên là chẳng ai tin, Xíu cũng không tin, điều ấy thật khó có thể tin! Nước đã nhiễm [hóng xạ đâu có thể tẩy sạch dễ dàng như thế! Mặc cho chính phủ Phù Tang nói như thế nhưng không thể nhẹ dạ cả tin được!

Kể từ khi nhiễm phóng xạ, Xíu và anh em của Xíu vẫn trong veo, vẫn đẹp như thường, tuy nhiên cái đẹp ấy có thể giết chết người và vật, cái đẹp vô cùng độc hại. Chỉ cần con người và vật nạp bọn Xíu vào trong thân thể thì máu có thể bị trắng, ung thư, biến dị, thay đổi gene...và muôn vàn sự độc hại không sao lường hết được. Nguyên tử lực – hạt nhân là thành tựu khoa học của loài người nhưng mặt trái của nó thì loài người chưa thể tính đúng hay tính đủ. Có nhiều chuyên gia khoa học đã từng nói rằng: “Nếu lượng vũ khí hạt nhân hiện có trên trái đất mà nổ đồng loạt thì loài người và muôn loài sẽ bị diệt vong”, giả sử mà điều ấy thành hiện thực thì liệu thành tựu khoa học kỹ thuật hay văn minh của loài người còn có ý nghĩa gì? Trong những tháng năm chiến tranh lạnh, cả hai khối Cộng Sản và Tư Bản cùng chạy đua trang bị vũ khí hạt nhân. Có một vị lãnh đạo nào đó đã nói rằng: “Một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra thì ai sẽ phân biệt được đâu là đống tro Tư Bản và đâu là đống tro Cộng Sản?”. Ôi chao, loài người mê muội, cuồng si, vô minh đến thế là cùng!

Những tháng ngày nằm trong bể chứa bịt bùng tăm tối. Giọt Xíu nhớ bầu trời xanh thăm thẳm với mây trắng lững lờ và nắng vàng ươm. Giọt Xíu nhớ tuyết sơn vĩnh cửu tinh khiết trắng trong từ thuở khai sơn lập địa đến giờ. Giọt Xíu nhớ âm thanh tí tách của tuyết tan, nhớ lắm đầu nguồn sông suối. Xíu và anh em nhà Xíu mát trong chảy về xuôi nuôi sống con người và muôn loài động vật, cây cỏ… Giọt Xíu là hiện thân của sự sống. Xíu nhớ những tháng ngày vô tận trong đại dương mênh mông, nơi Xíu hòa mình với anh em bốn phương, lưu chuyển qua bao miền đất quanh địa cầu. Xíu nhớ những cơn mưa hạ tíu tít vui với lũ trẻ con tắm và chơi đùa trong mưa, những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên và nghịch ngợm cùng té nước vào nhau. Bọn chúng hạnh phúc với những giọt nước mát trong rửa đi những dơ dáy bụi bặm, làm hạ bớt cái nóng của mùa hè. Bọn con trẻ với những trò chơi dễ thương mà này nay dân chúng  các thành phố, đô thị đã lãng quên. Xíu nhớ khi bỏ hình tướng, bỏ cái tôi để hòa vào hư không bay bổng khắp mười phương.

Giọt Xíu đau mình lắm! Không muốn khóc mà giọt lệ long lanh rơi tự bao giờ. Loài người và vạn vật muôn loài sinh tồn được là nhờ giọt Xíu, cứ thử nhìn lên sao Hỏa, sao Kim hay những hành tinh mà không có Xíu và anh em nhà Xíu thì biết, nơi ấy không có sự sống, không có mặt của con người và dĩ nhiên không có cả động vật hay thực vật. Loài người sống được là nhờ Xíu, thế mà loài người làm cho Xíu bị nhiễm phóng xạ và rồi thì loài người đổ lỗi cho anh em nhà Xíu là những kẻ nguy hiểm, những kẻ mang bộ mặt thần chết! Loài người sao kỳ cục vậy? Chính cái tham vọng của loài người làm hại loài người, chính sự tham lam và sân hận của loài người làm hại loài người. Chính sự vô minh của loài người làm hại loài người. Ngoài loài người ra thì không có ai có thể hại loài người, loài người tồn tại hay diệt vong là ở chính họ

Giọt Xíu nhiễm phóng xạ, rồi đây sẽ còn bao nhiêu thứ khác sẽ nhiễm phóng xạ nữa đây? Rồi đây loài người sẽ tiếp tục chế ra những gì để rồi gây họa cho chính họ nữa đây? Cái nhân, cái qủa nó trùng trùng vô tận, đã vậy cái duyên nó thúc đẩy hoặc là tăng trưởng theo hướng thiện, hoặc đi xuống theo chiều ác… tất cả cũng tùy thuộc vào chính cái tâm của con người.

Giọt Xíu đau mình nhưng chẳng thể làm gì hơn được, Xíu chỉ có thể đem lại sự tươi mát trong lành, đem lại sự sống cho loài người và muôn loài. Giọt Xíu không thể thay loài người giải quyết được những vấn đề mà loài người gây ra. Chẳng có một thế lực siêu nhiên hay một đấng siêu phàm nào đó có thể giải quyết được vấn đề của loài người, chỉ có loài người tự mình thức tỉnh, tự mình giải quyết lấy vấn đề của mình.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Vancouver, 0724



dong-suoi-nho-1
HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (8)
(Tập tùy bút viết trong những ngày ở Vancouver)

 


MẤT MÌNH NƠI ĐẤT THÁNH


Xíu nghe người ta nói nhiêu về vùng đất thánh, bao nhiêu dã sử, huyền thoại, chính sử… đều rất ly kỳ và khốc liệt. Xíu rủ anh em mình làm chuyến hành hương về đây để tận mắt nhìn thấy con người, địa lý, văn hóa, phong thổ … nơi ấy như thế nào. Ý kiến vừa nêu thì giọt Sót lập tức phản đối:

- Không, không bao giờ! Tui không đi đến đấy đâu! Ghê lắm, chu du nơi nào cũng được nhưng vùng đất thánh ấy thì không!

Gịot Đủ cũng can gáin:

- Đến đấy mất mình như chơi!

Giọt Giữa cảnh báo:

- Chốn ấy nghe thì hay vậy nhưng không phải là nơi để du  ngoạn.

Xíu lắng nghe và cảm ơn ý kiến của anh em, tuy nhiên Xíu vẫn quyết tâm đi thăm vùng đất thánh. Một số anh em từ chối đi, nhưng cũng có một ít cùng đi với Xíu.

Hành trình đến vùng đất thánh quả là vô cùng gian nan, khó không chỉ vì ngoại cảnh mà còn vì chính tự thân. Trên đường đi Xíu đã mất khá nhiều anh em, bản thân Xíu cũng suýt mất mình mấy lần, mất mình với nghĩa trần trụi nhất chứ chẳng phải ẩn dụ hay bóng gió gì. Trời ơi, khí hậu nóng và khô quá, khô rốc, trên trời không một gợn mây, dưới đất toàn đá là đá, đá tai mèo, đá cuội, đá viên, đá tảng… và cát bụi. Anh em nhà Xíu ở nơi này vô cùng thưa thớt, bởi vậy mà chẳng mấy khi hợp đủ lực để mưa xuống. Khi đến Gaza, Xíu nghe kể và nhìn những hình ảnh lưu lại thì Gaza cũng khá xinh nhưng nay thì như bãi tha ma. Quân đội Do thái rải thảm bom hủy diệt tất cả, không còn nhà dân, nhà thương, nhà thờ, nhà đèn, nhà nước, nhà trường… tất cả giờ chỉ là những đống xà bần gạch đá khổng lồ. Gaza giờ đã thành bình địa. Người Paletine xưa nay vốn nghèo khổ giờ thì không còn gì để ăn, không có nước để uống, không nhà cửa, quần áo, thuốc men… tất cả là con số không, duy chết chóc, bệnh tật, khổ đau thì cao ngút trời. Chính phủ Do Thái thật tàn độc, họ muốn giết hết nguời Palestine, muốt trục xuất người Palestine để độc chiếm dải Gaza. Thật khó mà nói hết sự tàn độc của chính phủ Do Thái.

Nhìn thảm cảnh của người Do Thái, Xíu đau mình quá, muốn khóc mà nước mắt khô kiệt tự bao giờ. Xíu muốn rủ anh em mình làm cơn mưa hạ nhiệt, giải khát cho nơi này nhưng ai cũng gầy rộc đến kiệt sức chẳng còn chút hơi nào đủ để làm mưa.

Chẳng biết số phận, nghiệp chướng gì mà người Palestine phải chịu kiếp nạn cực kỳ thống khổ vậy. Sự đau khổ của người Palestine chẳng thể có bút mực nào tả được. Trời ơi, vùng đất thánh mà sao chẳng khác gì địa ngục! Cũng vì cái chữ thánh mà mang họa chăng? Hai ngàn năm nay, người Do Thái, người Ả Rập, người Thiên Chúa giáo tranh giành đất thánh, tàn sát nhau, tru diệt nhau, hận thù ngút trời. Máu xương đổ xuống không biết bao nhiêu mà kể, bây giờ vẫn tiếp tục đổ và tương lai chắc sẽ còn đổ dài dài. Oán hận chất chồng, oan oan tương báo làm sao mà giải được bây giờ! Chính phủ Do Thái đang tiến hành diệt chủng, tiếng là chống khủng bố nhưng chính họ đang là nhà nước khủng bố. Họ tàn sát không kể người gìa, đàn bà, con nít, thai nhi...Những người yêu hòa bình, yêu tự do, yêu công lý khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi ngưng bắn, thông cảm với nỗi đau của người Palestine. Trong khi ấy các chính phủ Âu - Mỹ hoàn toàn im lặng, thậm chí họ viện trợ tiền bạc vũ khí vô điều kiện cho Do Thái.

Thật tình mà nói chính cái hình ảnh những phần tử Hồi giáo cực đoan  khủng bố đã làm hại người Palestine. Thiên hạ kinh sợ những kẻ bịt mặt, trùm đầu ôm bom, cài lựu đạn, quăng thuốc nổ, chặt đầu, đốt sống...Người Ả Rập và đạo Hồi quá khắc nghiệt, những giáo điều sai trái được nhồi sọ bởi những ông đạo thần quyền và thế quyền. Những giáo điều cực đoan đã cản trở sự phát tiển của chính người Hồi, mặc dù họ phát triển trước người Âu Mỹ nhiều thế kỷ.

Giọt Xíu còn nhớ vào thế kỷ mười ba, quân đội Hồi giáo đã xâm lăng Ấn Độ, đốt phá đại học Nalanda, một đại học và thư viện lớn của thế giới vào thời ấy. Quân Hồi giáo đã tàn sát 10.000 tu sĩ Phật giáo ở nơi đây, thật kinh kủng và tàn bạo. Họ đốt thư viện Nalanda cháy suốt mấy tháng trời. Cho đến bây giờ họ vẫn thế, cuồng tín, cực đoan, giáo điều, bảo thủ, tàn bạo… Họ vạt mặt những pho tượng, phá hủy những di sản văn hóa Phật giáo, họ cấm cả âm nhạc, điện ảnh, thể thao, thời trang và bao nhiêu thứ khác. Những người phụ nữ Hồi giáo khi di cư sang Âu - Mỹ sinh sống họ cũng không từ bỏ cái burka, Họ vẫn trùm kín mít từ đầu tới chân, chỉ chừa hai con mắt. Sống ở phương Tây, họ có đủ tự do, dân chủ nhưng họ vẫn tự nhốt mình trong cái giáo điều cứng nhắc của họ. Không ai có thể giải phóng họ khỏi cái “ngục tù” tư tưởng của họ, thượng đế, thánh thần cũng bó tay, chỉ có chính bản thân họ mới có thể tự giải phóng họ thôi! Tuy nhiên cái định kiến, cái tư tưởng của họ quá thâm căn cố đế khó mà thay đổi. Ngạn ngữ có câu: “Giang san dễ đổi bản tánh khó thay” là vậy!

Người Palestine đang sống cảnh màn trời chiếu đất, đang khổ đau, Xíu cũng đau mình nhưng không làm sao giúp được. Bản thân Xíu cũng đang sắp mất mình đây. Xíu phải cố gắng hết mình để giữ mình trên cuộc hành trình này.

Người Palestine đang sống trong cảnh địa ngục trần gian trên vùng đất thánh. Người Do Thái cũng đã trải qua hai ngàn năm lưu lạc khổ đau, ấy vậy mà vừa lập lại nước đã quay qua tàn sát, cướp đất gây khổ đau cho người Palestine. Thế giới Sa Bà này quả thật là thế giới kham nhẫn khổ đau, chịu đựng những điều thật khó chịu. Con người quả thật là rắc rối đáng thương, tháng ngày chất chứa tham lam và sân hận, sống đời vô minh mà cứ vỗ ngực tự xưng thông minh.

Xíu đau mình quá, thương người Palestine đang chịu kiếp nạn thống khổ trong sự thờ ơ của thế giới bên ngoài. Trong khoảnh khắc vô thức, Xíu kêu lên:

- Anh em nhà Xíu đâu, Sao không hợp lại giúp đỡ người Palestine?

Tiếng kêu yếu ớt của Xíu tan vào hư không, không có hồi đáp. Ở vùng đất thánh này anh em nhà Xíu thưa thớt lắm, không mấy ai giữ được mình trong cái thời tiết nắng nóng hanh khô, cái khí hậu khắc nghiệt. Họ đã mất mình rồi, khi thân mình còn không giữ được thì làm sao giúp kẻ khác! Giây lát sau Xíu nghe có một thanh âm mỏng tang, nhẹ hơn cả hơi thở của Xíu. Lắng nghe kỹ thì ra giọng của giọt Long Lanh:

- Xíu ơi, làm sao giúp được đây? Đây là kiếp nạn của người Palestine, oan oan tương báo, oán thù chất chồng giữa người Do thái và người Ả Rập mấy ngàn năm nay. Họ gây thù, báo thù, trả thù, hận thù liên miên không bao giờ dứt.

- Biết là vậy, nhưng chí ít anh em mình cũng làm cái gì đi chứ!

- Chẳng thể làm được gì, chẳng qua chúng ta góp chút từ thiện, kêu gọi ngừng bắn, nói lên tiếng nói hòa bình, công lý, yêu thương… để thức tỉnh mọi người. Tuy nhiên chúng ta là những kẻ tiểu tốt vô danh, không thân phận, không vai trò gì, không có năng lực gì… nên tiếng nói của chúng ta chẳng có mấy tác dụng. Chúng ta chỉ có thể làm những gì trong khả năng của mình mà thôi! Xíu đừng có dằn vặt mình như thế! Cảm thông khổ đau của tha nhân nhưng không thể làm gì hơn khi mà cái quả đã chín muồi, cái nghiệp đã hiện tướng. Bản thân chúng ta cũng phải giữ mình chứ không thì mất mình ngay bây giờ, điều kiện ngoại quan quá bất thuận nếu mình lơ là một chút là mất mình ngay!

Bên Xíu giờ chỉ còn một số ít anh em, giọt Gầy đã hóa thân, giọt Xinh đã mất mình, giọt Thừa đã về lại nguồn cội...Xíu và anh em Xíu váng vất vật vờ vì thời tiết khí hậu ở vùng đất thánh, ngoài ra còn phải kể cả của bom đạn thuốc súng, khói lửa từ những đám cháy khắp nơi càng làm cho anh em nhà Xíu mệt thêm. Tên lửa, đạn bom và bao nhiêu vũ khí hạng nặng khác của quân Do thái vẫn ầm ầm tấn công vô tôị vạ vào bất cứ mục tiêu nào, dù đó là thánh đường, bệnh viện, trường học, trại tị nạn, văn phòng đại diện của liên hiệp quốc, trụ sở từ thiện...

Tại bức tường ngăn phân chia người Do Thái và người Palestine, Xíu và anh em phải khó khăn lắm mới vượt qua được, mặc dù cả bọn vẫn vô hình tướng. Chính cái không khí căng thẳng, nghi  kỵ, thù hận ở đây đã làm khó vậy! Bức tường kiên cố này dựng lên để bảo vệ ngừoi Do thái nhưng lại là cái trại tù giam lỏng người Palestine, cô lập người Palestine. Cả một dân tộc bị nhốt trên một rẻo đất hẹp tí teo, trước mặt là biển và sau lưng là bức tường.

Dải Gaza tan tành thành bình địa, dải Gaza giờ là một bãi tha ma, công lý ở đâu? Lương tâm nhân loại ở đâu?  Tình yêun thương nhân ái ở đâu?  Hỡi những chính khách Âu - Mỹ, những nhà chính trị vô đạo, những tướng lãnh diều hâu, những con buôn vũ khí, những ông đạo cuồng tín cực đoan… Có bao giờ, có khoảnh khắc nào các người thấy trái tim mình lay động vì đồng loại khổ đau chăng?

 

Tiểu Lục Thần Phong

Vancouver, 0724




dong-suoi-nho-1

 

 

HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (10)

(tùy bút)

 

SẤP MÌNH ĐẢNH LỄ

Cuối tháng bảy Tây, xứ Lá Phong, xứ Cờ Hoa vẫn đang mùa hè nóng bỏng, bấy giờ là lúc thời tiết oi bức nhất trong năm, tuy nhiên không đến nỗi đồng khô cỏ cháy. Người xứ này nhiều phước báo, nóng thì xài máy lạnh thả dàn, chỗ nào cũng mở máy lạnh hết công suất: Nhà ở, văn phòng, chợ búa, shopping center, mall, nơi vui chơi...Bên ngoài nóng đổ lửa nhưng bên trong những chỗ này mát lạnh luôn.

Xíu nói với giọt Cả, giọng đầy hào hứng và tỏ vẻ khâm phục:

- Con người vô minh thật nhưng về thế trí biện thông cũng thông minh lắm. Họ chế ra bao nhiêu thứ máy móc và phương tiện tân tiến. Họ có thể bay lên mặt trăng, lặn xuống long cung. Họ chế  ra máy nóng, máy lạnh nhờ những thứ máy này mà họ tạo ra những cảnh giới nóng – lạnh theo sở thích. Người xứ này chẳng phải chịu đựng sự nóng – lạnh quá khắc nghiệt như tổ tiên của họ ngày xưa. Mùa hè có máy lạnh, mùa đông có máy sưởi, ngồi trên xe chạy ngoài trời bất kể nắng mưa hay nóng lạnh, kể cũng vi diệu đấy chứ!

Giọt Cả gật gù:

- Ừ thì vi diệu thật, thông minh có thừa, chế ra bao nhiêu thứ để phục vụ đời sống nhưng họ cũng chế ra bao nhiêu thứ để tàn sát và hủy diệt lẫn nhau, tàn hại cả động thực vật và môi trường tự nhiên.  Sự thông minh của con người chỉ khác vô minh một lằn ranh tí xíu.

- Anh Hai nói phải đấy! Vô minh dễ sợ luôn, vì dụng cái thông minh không đúng nên đọa là đương nhiên. Kiếp này có thể thành tựu giàu có, danh tiếng nhưng cái hậu quả gây ra cho con người và muôn loài, môi trường thì kiếp nào trả nợ cho xong?

- Xíu giỏi lắm, Xíu nắm vững được giáo lý Phật đà, anh mừng! Cũng vì vậy mà địa ngục trường cửu không cửa tự vào, chẳng có ngày ra. Súc sanh tăm tối trầm luân không có đường lên.

- Í, anh Hai, anh nói địa ngục làm em chợt nhớ ra gần tới lễ Vu Lan rồi, cuối tháng Bảy Tây các chùa đã rục rịch chuẩn bị cho mùa hiếu hội. Mà này anh Hai, chỉ các chùa Bắc tông chứ chùa Nam tông không có làm lễ này.

- Ừ thì hai dòng truyền thừa Bắc – Nam có những khác biệt. Giáo lý Phật đà truyền đến đâu kết hợp với yếu tố văn hóa địa phương ở đấy. Các tổ sư lại châm chế để dẫn dụ làm phương tiện độ sanh.

- Anh Hai, loài người, súc sanh và muôn loài đều cần có họ nhà giọt nước của chúng ta, còn địa ngục hình như không có họ hàng nhà giọt nước phải không?

- Anh không biết, cảnh giới ấy khác quá mà mình đâu có thần thông. Tuy nhiên đọc kinh Địa Tạng, kinh Vu Lan… thì thấy có nước. Ví như khi nước đến miệng tội nhân thì biến thành đồng lỏng, sắt chảy. Kinh còn mô tả nước biển nghiệp sôi sùng sục…

- Nước ấy là thực nghĩa hay ẩn dụ?

- Anh không biết vì anh chưa vào thăm địa ngục nhưng anh nghĩ cả hai, vì kinh Phật thì lý sự viên dung.

Bấy giờ giọt Út chả chớt:

- Trời, Xíu hỏi gì kỳ vậy? Giọt Cả tuy là anh lớn nhưng ảnh đâu phải A La Hán mà biết việc trong địa ngục. Ảnh cũng có vô địa ngục bao giờ đâu mà biết.

Anh em nhà giọt nước cười nắc nẻ, cười lung lay cả thân như thể sắp rơi xuống làm mưa. Giọt Sót ngập ngừng, giọng còn phảng phất chút niềm đau:

- Những ngày anh em ta bị nhiễm phóng xạ và bị nhốt trong bể kín tối tăm, Cái chốn ấy chính là địa ngục chứ còn đâu nữa. Địa ngục đâu chỉ trong lòng đất, địa ngục ngay ở nhân gian này. Những vùng nhiễm phóng xạ hạt nhân chính là địa ngục. Những vùng chiến sự là địa ngục. Những vùng môi trường sống bị ô nhiễm, bị tàn phá đến không thể sống ấy chính là địa ngục. Địa ngục ngay tâm của con người. Địa ngục chiêu cảm từ chính ba nghiệp sai trái tà vạy của con người.

Không khí chùng xuống, cả bọn im lặng dường như mỗi giọt nước đều đang đeo đuổi theo tâm sự riêng của mình. Thiên hạ nhìn anh em nhà Xíu không tài nào phân biệt được đâu là giọt Cả, đâu là giọt Xinh, giọt Xíu, giọt Điệu...Vì những giọt nước đều lung linh như nhau, giọt nào cũng mọng như nhau và quan trọng là giọt nào cũng đem lại sự sống như nhau. Chỉ có Xíu và anh em nhà Xíu mới có thể nhìn nhận ra sực khác biệt của nhau. Giọt Cả thì tri túc, thông thái, bao dung. Giọt Xíu thông minh, lém lỉnh. Giọt Xinh duyên dáng. Giọt Út dễ thương và khờ khạo ngây thơ. Giọt Thừa ham chơi, đôi khi gây ra sự thái quá. Giọt Gầy chểnh mảng cũng gây ra sự thái quá ngược lại với giọt Thừa. Giọt Điệu õng ẹo:

- Mùa hè nóng thấy mồ, hở tí ra là mồ hôi nhễ nhại. Em hổng thích mùa hè!

Xíu khịa:

- Vậy mà hè nào cũng ra biển dầm mình trong nước, phơi mình trên cát, bay là là ngắm gái đẹp trai xinh.

Giọt Điệu bị bắt Giò nên bẽn lẽn:

- Ừ, thì ai cũng vậy chứ có phải mình Điệu đâu!

Giọt Xinh vẫn không tha:

- Vậy thì đừng nói không thích mùa hè hén!

Giọt Thừa nhảy vô bênh Điệu:

- Thôi đi Xíu, Giọt Điệu nói vậy thôi chứ hổng phải vậy đâu. Điệu thích Hè, thích Thu, Đông, Xuân, thích cả bốn mùa, cứ nhìn hành trạng là biết ngay. Hè nào cũng diện bikini ra biển, mùa Thu chơi đồ vintage thướt tha lãng mạn. Mùa Đông khoác áo choàng trông sang trọng quý phái. Mùa Xuân thì càng không phải nói nữa, muôn sắc gấm hoa luôn.

Điệu e thẹn, mắt long lanh, mặt sáng ngời. Anh em nhà Xíu vây quanh Điệu, bấy giờ ánh dương từ đâu chiếu xuyên qua Điệu và anh em nhà giọt nước. Lúc ấy trên mặt đất bao nhiêu người ngước nhìn lên không trung, họ chỉ trỏ đầy vẻ thích thú, nhiều tiếng reo:

- Ô kìa, cầu vồng bảy sắc vắt ngàng bầu trời! Ô, đẹp quá!

Xíu nghe có giọng trẻ con trong trẻo thánh thót:

- Cầu vồng kìa tụi bay ơi, cầu vồng xuất là để người tốt vô thiên đàng.

Xíu nhìn xuống thì nhận ra đó là thằng Tí con cô Hai bán tạp hóa trong thị trấn. Thằng nhỏ trắng trẻo dễ thương gì đâu á, mặt mày đẹp như hoa, mắt long lanh tròn xoe như viên bi. Thằng Tí học giỏi và ngoan nổi tiếng trong trấn. Người nào thấy thằng Tí cũng đều nói: “Có được đứa con như thằng Tí thì dù có khổ cũng mát lòng mát dạ”. Cả nhà thằng Tí là Phật tử thuần thành, cô Hai bận mua bán nên ít lên chùa, cổ chỉ đi vào ngày rằm hay mùng một, còn thằng Tí với ba nó thì tuần nào cũng ghé lên chùa. Thằng Tí còn ăn chay theo ba nó, biết niệm Phật và tụng kinh nữa đấy! Nghe thằng Tí nói vậy, thằng Tèo hỏi lại:

- Sao mầy biết?

- Tao nghe người lớn nói vậy

Thằng Tèo không chịu, nó lý sự:

- Đừng có mê tín dị đoan, cầu vồng chẳng qua là hiện tượng quang học, ánh nắng mặt trời chiếu qua làn hơi nước nên sanh ra vậy. Thầy Thanh dạy vật lý đã giảng thế!

- Ừ thì là vậy, nhưng mình tin cầu vồng để nâng bước người tốt cũng được chứ có sao đâu.

Xíu và anh em nhà Xíu nghe hai thằng nhóc lý sự mà bật cười khanh khách, cười bò lăn, trong phút chốc quên mình nên rơi thẳng xuống. Thằng Tí, thằng Tèo và những người đang ngắm cầu vồng vội vàng tìm chỗ ẩn nấp vừa la lên í oái:

- Trời mưa, trời mưa, vừa nắng vừa mưa, cầu vồng đẹp quá!

Thế rồi giữa hư không xuất hiện luồng khí lạnh thổi tới. Xíu và anh em lập tức ngưng lại, hiện nguyên tướng và chính luồng hơi lạnh và gió đã đưa Xíu với anh em tới vùng đất xa tít tắp ngoài kia. Xíu, Xinh, Điệu, Út, Cả, Thừa… rơi ràn rạt xuống chứ không còn lác đác mưa bóng mây như lúc ở trên không phận khu vực thị trấn nhà thằng Tí. Mưa nặng hạt dần, bọn người táo tác chạy tìm chỗ tránh mưa, tiếng huyên náo ồn ào chìm lẫn trong tiếng mưa rơi. Chợt Xíu giật mình, hình như Xíu rớt trên vạt áo hoại sắc của một vị tỳ kheo. Anh em nhà Xíu vừa chạm vạt áo ấy cũng kịp nhận ra điều ấy. Giọt Cả cảnh báo:

- Chúng ta vừa gặp một vị tỳ kheo hành hạnh đầu đà

Xíu ngập ngừng chứ không dám khẳng định:

- Hình như đây là vị tỳ kheo mà mấy tháng nay khiến dân tình xao động?

Giọt Tròn khẳng định:

- Đúng đấy Xíu! Sự xuất hiện của vị tỳ kheo này đã thổi một luồng gió mới vào cái hiện trạng cũ kỹ, sáo mòn đầy sự giải đãi, thụ hưởng của giới tu sĩ xứ này.

Giọt Cả khuyên:

- Em đừng nói vậy, chỉ một số tu sĩ nặng danh văn lợi dưỡng chứ không phải tất cả. Những năm gần đây có nhiều ông thầy thiếu chánh kiến, thiếu tư duy, không phẩm hạnh, thiếu tu học đăng đàn nói xàm làm bậy. Một số tu sĩ thân chính, tham chính, phò chính nói lời tà pháp… đã khiến dân tình bất bình. Bọn Face Bookers, You Tubers thừa nước đục thả câu, cắt ghép, lồng, ép, tạo clip giả… ra sức bêu xấu Phật giáo khiến cho những kẻ nhẹ dạ cả tin hùa theo. Bọn họ đang tạo nghiệp bất thiện một cách hết sức vô minh. Mạng xã hội và những người lướt mạng là cả một đám cuồng loạn, lộng ngôn, nói xàm, chửi bậy, hung hãn, hồ đồ… Hàng Phật tử sơ cơ thiếu hiểu biết giáo lý, thiếu chánh kiến bị lung lay niềm tin, bất mãn với Phật giáo. Cái thời buổi nối mạng toàn cầu cho nên chỉ một cái tin hay một hình ảnh cũng khiến cả thế giới biết. Nhà thiền cũng nói đến hiệu ứng cánh bướm, một cái vỗ của cánh bướm bên này có thể khiến địa cầu bên kia dậy sóng là vậy. Tuy nhiên trách người thì cũng phải tự xét mình. Chính những tà sư, hồng tăng tham chính, thân chính, phò chính kết bè cánh, lũng đoạn Phật giáo, lợi dụng Phật giáo để phục vụ mục đích chính trị của thế tục. Chính điều ấy đã khiến dân chúng bất bình, bất mãn và sanh chán ghét. Rồi khi vị tỳ kheo hành hạnh đầu đà ấy xuất hiện đã khiến dân chúng mến mộ, kính yêu. Điều này làm cho các vị tà sư, hồng tăng sanh đố kỵ mà buông lời mạ lị: “Ông ấy không phải tu sỹ”, “thằng ba trợn”...Chính sự đố kỵ ấy càng làm cho dân chúng thêm  chán ghét tà sư, hồng tăng và ngưỡng mộ vị tỳ kheo kia hơn nữa. Cũng có một số người vì quá yêu mến mà thổi phồng lên quá trớn, phong thánh bừa cho vị tỳ kheo kia. Phải công nhận vị tỳ kheo ấy là đã thật sự buông cả thân tâm xuống. Ông ấy luôn mỉm cười, khiêm cung, hạ mục. Ông ấy chúc phúc lành cho cả những người mắng nhiếc, phỉ báng hay đánh đập ông ấy. Rõ ràng cái tâm này là tâm Bồ Tát chứ không phải tân phàm phu, phàm phu không thể làm nổi việc này.

Giọt Cả dứt lời thì cơn mưa cũng tạnh. Xíu, Xinh, Điệu, Út, Thừa, Sót… sấp mình xuống đảnh lễ vị tỳ kheo hành hạnh đầu đà lần nữa rồi mới chia hai, một số chảy theo dòng nước và một nửa bay lên hư không.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0824




dai duong



HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (11)
(Tập tùy bút)
 
NHÂN DUYÊN PHÓ HỘI


Xíu với anh em mình kéo về Ba Lê phó hội, người ta nói vui như hội quả là không sai tí nào. Ba Lê vốn là kinh thành ánh sáng, là trung tâm văn hóa – thời trang của thế giới. Ba Lê vốn nhộn nhịp hào hoa giờ lại càng thêm tưng bừng náo nhiệt, những ngày lễ càng thêm rực rỡ vàng son. Người Ba lê có danh hiệu riêng Parisian cứ như thể là một hạng dân riêng biệt vậy, cái thương hiệu Parisian thật đúng với phong cách hào hoa, phong nhã, thanh lịch, trình độ văn hóa và cái gu thẩm mỹ đều rất cao.

Một trăm năm trước người Pháp đã tổ chức đại hội thể thao Olympic, bây giờ lại tiếp tục việc này. Người Pháp đã có công khôi phục lại một đại hội thể thao lẫy lừng của người Hy Lạp xưa và cũng là của nhân loại. Olympic tổ chức để những lực sĩ khỏe, trẻ, đẹp, mã thượng… tranh tài. Nền văn minh Hy Lạp đã cống hiến cho nhân loại những giá trị to lớn: thể thao, mỹ thuật, văn hóa, tạc tượng, tinh thần tự do, dân chủ…

Những vận động viên thời ấy khi tham gia thi đấu đều phải khỏa thân, các phái đoàn từ các thành bang về Athen để thi đấu đều không được mang theo vũ khí. Đại hội thể thao đề cao sự thống nhất, hòa bình, mặc dù người nữ thời ấy không được tham gia thi đấu nhưng không hoàn toàn cấm ngặt, vẫn có một số ít được tham gia, tiêu biểu như Kyniska con gái của vua Archidamus xứ Sparta đã chiến thắng môn đua ngựa.

Thế vận hội là cuộc tranh tài thể thao lớn nhất hành tinh, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tham dự. Hơn 200 nước kéo quân về Ba Lê phó hội nhưng thật sự thì Thế Vận Hội vẫn là cuộc chơi của mấy ông lớn: Mỹ, Hoa, Anh, Pháp, Úc, Ý, Nhật, Hàn...Nam Hàn là một hiện tượng đặc biệt, là biểu tượng của sự trỗi dậy mạnh mẽ, một sự phát triển thần kỳ. Nghĩ cũng lạ đời, số phận nghiệt ngã làm sao? Cùng một dân tộc, một quốc gia nhưng nửa phía Nam thì phát triển như vũ bão về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, thể thao… nói chung là tất cả mọi mặt. Phát triển mạnh đến nỗi cạnh tranh khiến các ông lớn phải nể. Còn nửa phía Bắc thì đói nghèo, lạc hậu, tối tăm, chậm lụt nhưng lại vô cùng hung hăn và hiếu chiến… tất cả cũng chỉ vì giới đầu lãnh phía Bắc đi theo cái chủ thuyết hoang tưởng, độc tài và tàn bạo.

Xíu với anh em mình, giọt Xinh, giọt Điệu, giọt Út… tung tăng trẩy hội, bay qua khải hoàn môn, bơi lội trên sông Sein, đi qua những khu phố cổ kính, những cây cầu đầy tính mỹ thuật. Xíu reo lên:

- Trời ơi, đã đến từ bao đời rồi mà sao lần nào ghé thăm cũng thấy mới lạ, hào hứng vô cùng.

Xíu ngắm nghía những lâu đài, dinh thự, bồn hoa, đài tưởng niệm...mê mệt. Xíu thích thú với khí hậu và con người Ba Lê. Ba Lê là biểu tượng chung của xứ sở này, cái quốc gia  giàu có, đất đai phì nhiêu, sản vật phong phú, gió thuận mưa hòa… Nghĩ đến đây Xíu không khỏi tự hào, cái khí hậu và sự thuận hòa mưa gió cũng nhờ công lao của Xíu và anh em Xíu. Giữa mùa hè Ba Lê tuy có nóng nhưng không đến nỗi như những xứ nhiệt đới hay là Texas bên xứ cao bồi. Chính phủ Pháp, chính quyền Ba Lê đã có những quyết định sáng suốt, hợp với đất trời thiên nhiên, đó là việc không xài máy lạnh. Tất cả vì môi trường thiên thiên, vì khí hậu. Hiện nay khí hậu biến đổi, trái đất nóng lên, băng tan, biển dâng...Việc sống sanh, sống vì môi trường là một điều đáng quý. Không chỉ Pháp, nhiều nước Âu châu đều có những chính sách cứu vãn mội trường, phục hồi thiên nhiên. Người dân các xứ này cũng ý thức và hành động vì môi trường. Trong khi ấy ở Mỹ việc bảo vệ môi trường chẳng được mấy ai chú ý, chính phủ thì chỉ lo tăng trưởng kinh tế, người dân thì sống hưởng thụ tối đa, sống ích kỷ chỉ biết có bản thân mình. Nhiều nước Nam Mỹ, Á châu, Phi châu… cũng chỉ chăm chăm vào tăng trưởng kinh tế mà hy sinh môi trường tự nhiên. Xíu ước gì các chính phủ và dân các nước khác cũng ý thức như người Ba Lê thì môi trường tự nhiên sẽ được cứu vãn. Việc Xíu và họ nhà Xíu ưu ái Ba Lê hay những vùng đất đai phì nhiêu, phong điều vũ thuận là việc làm tự nhiên, hoàn toàn không có tâm thị phi nhân ngã, không sanh tâm phân biệt yêu – ghét. Đó là sự chiêu cảm của nhân lành qủa thiện từ con người xứ ấy. Thiên hạ nhiều người không hiểu hoặc hiểu sai lầm cho là Xíu bênh chỗ này bỏ chỗ kia, tham phú phụ bần, yêu -ghét không công bằng. Họ trách móc đủ điều: “Sao Xíu và anh em Xíu hổng đến những vùng khô hạn, sa mạc để cân bằng mưa nắng?”, “ Sao Xíu và anh em Xíu chỉ tập trung một chỗ rồi gây lụt lội hại người hại vật?”… thật oan cho Xíu và nhà Xíu. Những người ấy họ đâu có biết là Xíu và họ nhà Xíu vốn có mặt khắp mười phương chứ đâu chỉ có chỗ này mà không có chỗ kia. Tuy nhiên cái sự có mặt nó phụ thuộc vào nhân duyên, khi Xíu và anh em Xíu đến những vùng khô hạn thì lập tức mất mình ngay. Họ nhà Xíu kéo đến đây thì bị nghiệp lực ở đấy ngăn chặn không thể nào tụ hội đủ để mưa xuống. Còn những vùng ngập lụt thì sự chiêu cảm nghiệp lực của con người và vạn vật ở vùng đấy, là sự vận hành tự nhiên của đất trời, vũ trụ. Điều này nằm ngoài ý muốn chủ quan của bất cứ cá nhân nào, muốn cũng không được mà không muốn cũng không xong.

Ba Lê đẹp quá, sông Sein đẹp và thơ mộng vô cùng, dọc hai bờ sông là bao nhiêu cầu cống, dinh thự, đền đài, công trình kiến trúc… mang đậm dấu ấn kiến trúc thời phục hưng, đẹp đến khiến người ngẩn ngơ. Đô thành Ba Lê lớn và đông như vậy nhưng họ giữ được môi trường trong sạch, ít ô nhiễm. Buổi khai mạc vô cùng hào hứng sôi nổi, hiệu ứng của âm thanh, ánh sáng, cảnh quan, nghệ thuật biểu diễn… của người Pháp quá tuyệt vời, đậm tình nhân văn, khai phóng, dung hòa, mã thượng...tuy nhiên những thành phần bảo thủ, giáo điều vạch lá tìm sâu chỉ trích đủ điều, bọn ấy cho là phỉ báng tôn giáo! Biết làm sao được? nhân tâm muôn mặt, người đời đa diện và nhất là trong thế giới hôm nay mọi sự việc đều bị thổi phồng  lên nhanh chóng bởi các mạng xã hội và hiệu ứng của nó lan nhanh, lan rộng một cách kinh khủng. Đám đông ở đời hay trên mạng đều cuồng lên, hồ đồ và loạn động.

Vận động viên của Thế Vận Hội nói riêng của thể thao thế giới nói chung mà Xíu hâm mộ nhất đó là tay bơi Micheal Phelp. Trời ơi, người đâu mà tài giỏi đến thế! Phải nói anh ấy là một kình nhân chứ hổng phải kình ngư. Anh ta thống lĩnh đường đua xanh, trùm của mọi đường bơi. Một mình anh ta chiếm đến 28 huy chương các giải của Olympic, trong đó có 23 huy chương vàng Olympic. Michael Phelps phá vỡ kỷ lục 12 huy chương vàng cá nhân Olympic của Leonidas, một kỷ lục tồn tại suốt 2168 năm. Nếu tính luôn các giải bơi lội khác của thế giới thì Michael Phelps có đến 66 huy chương các loại. Michael Phelp là một hiện tượng vĩ đại của Thế Vận Hội cổ đại cho đến Thế Vận Hội hôm nay. Kỷ lục của anh ta sẽ còn kéo dài không biết đến khi nào mới có thể có người đuổi kịp. Michael Phelp là một vận động viên vĩ đãi nhất của mọi thời đại. Thế giới trong nghề ngoài nghệ đều khâm phục Michael Phelp, nhiều nhà khoa học, huấn luyện viên, chuyên gia...tìm hiểu, phỏng đoán đưa ra nhiều giả thuyết nhưng không làm sao giải đáp đượcc cái khả năng kiệt xuất của anh ấy.

Xíu hâm mộ Michael Phelp, hãnh diện vì anh ta gần gũi với họ nhà Xíu. Từ thuở tượng hình anh ta đã nằm trong bọc nước ối, sống trong môi trường nước. Anh ta, loài người và hầu hết loài thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh cũng đều cần nước cả! Không có nước thì không có sự sống. Michael Phelp giống mọi người nhưng cũng khác mọi người. Sanh ra đã thích nước, thích bơi lội, suốt quãng đường tuổi thơ có điều kiện sống thoải mái, thõa thích bơi trong nước, lớn lên càng bơi nhiều, ngày tập 8 tiếng, bơi từ khi tượng hình cho đến khi thành công. Michael Phelp dầm mình trong nước, sống nhờ nước, trong người củaPhelp phần lớn cũng là nước. Michael Phelp thành công, đạt danh vọng, nhờ nước từ nước mà ra. Họ nhà Xíu với Michael Phelp quả là có duyên sâu xa với nhau. Xíu biết sự thành công danh vọng, tiền bạc của Phelp hôm nay là nhờ cái dư phước từ nhiều kiếp qúa khứ. Cái quả lành tốt đẹp hôm nay là nhờ cái nhân lành trong quá khứ, tuy nhiên cụ thể thế nào thì Xíu không biết và cũng chẳng có ai có thể biết, chỉ những vị nào chứng quả A La Hán thì mới biết mà thôi. Những giả thuyết về sự thành công của Phelp do các nhà khoa học đưa ra chỉ nói được phần ngọn của vấn đề chứ họ không thấy được cái căn bản gốc. Họ chỉ thấy Phelp khỏe, tập luyện nhiều, thầy giỏi, cấu tạo tay chân dài...nói chung chỉ là những điều hoa lá cành chứ không phải cái cốt lõi của vấn đề. Qua trường hợp của Michael Phelp, Xíu càng thấy nhân là thế, quả là thế và cái duyên quan trọng thế nào, nhờ thuận duyên mà cái quả lành đơm hoa kết trái. Nhân – duyên – quả là một sự vận hành vi diệu, không ai có thể biết hay can thiệp vào và cũng không ai có thể tránh được! Nhân – duyên – quả là quy luật vận hành tự nhiên, không ai đặt ra và dĩ nhiên cũng chẳng cần ai bảo trì hay vận hành. Ấy vậy mà không có một ai có thể ở ngoài vòng quay của nó. Chúng ta tạm dùng ngôn ngữ để gọi là luật nhân quả thế thôi! Nếu không dùng ngôn ngữ để gọi thì làm sao loài người nhận biết hay chỉ bảo nhau? Không chỉ là luật nhân quả, ngay cả với các pháp Tánh Không, Bát Nhã, Vô Ngã… cũng phải tạm dùng ngôn ngữ để giải bày. Mặc dù ngôn ngữ rất hạn chế nhưng không dùng ngôn ngữ thì làm sao loài người có thể nhận biết được!

Ngay cả bản thân Xíu, anh em nhà giọt nước… cũng chỉ là tạm dùng ngôn ngữ võ đoán mà gọi thế, nếu không dùng ngôn ngữ thì làm sao loài người nhận biết được đây?

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0824



river


HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (13)
(tùy bút)



THANH BÌNH

Những ngày biển yên sóng lặng, nắng mới từ trời xanh lung linh tưởng chừng như có thể chạm được. Xíu cảm thấy tâm hồn lâng lâng, cõi lòng mang mang thương nhớ đến vô biên. Xíu thấy thương người, thương đời; nhiều lúc cảm xúc dâng lên rung động mãnh liệt muốn nói gì đó mà không biết nói gì. Xíu dang tay giữa trời đất thinh không múa may quay cuồng trong vũ điệu không tên. Những lúc như thế dường như quên hẳn cái khái niệm vô thường, chẳng còn thấy khổ đau và dĩ nhiên không còn thấy hơn thiệt gì trong cuộc đời này. Xíu muốn hóa thân ngay lập tức vào mây trắng trời xanh, nhìn đám mây lững lờ nhởn nhơ trôi mà tự dưng cái cảm giác “vô quái ngại” từ Tâm Kinh hiện tướng.

Thật ra thì Xíu đang ở ngay trong đám mây trắng đó. Xíu nằm trong xanh thẳm của bầu trời. Xíu có mặt trong làn gió kia, có nơi nào mà không có Xíu, chỉ trừ những hành tinh xa xôi mà các phi hành gia và các khoa học gia chưa tìm thấy dấu hiệu của sự sống.

Xíu bay qua cõi nhân gian. Xíu theo hơi thở vào ra mà xâm nhập vào tận từng tế bào của cơ thể con người cũng như muôn loài. Xíu nghe tất cả tâm tư thầm kín nhất trong tâm hồn của con người. Có một điều là những tâm tư thiện lành thì ít và yếu ớt trong khi ấy nhưng tâm tư bất thiện thì nhiều vô cùng và rất mạnh bạo. Hầu hết mọi người đều nghĩ đến sắc dục, thao thức vì sắc dục và khổ đau vì sắc dục. Con người khó mà thõa mãn được tham muốn sắc dục nên khổ đau, cái ham muốn thì đầy dẫy, cái cần thì không có cái không cần thì cứ vây quanh; già trẻ, lớn bé, nam nữ, tây ta… đều như thế cả!

Một ngày kia Xíu bay qua vùng đất cũ nằm bên bờ biển Đông, nơi cuối dòng của hai con sông Hồng Hà và Cửu Long chảy qua. Mảnh đất này ngàn đời nay gắn bó với Phật giáo, là nơi Phật giáo được truyền đến trước cả Trung Hoa, có đủ các trường phái truyền thừa tông môn. Phật giáo ở đây cũng như nhiều nơi khác trên thế gian này, lúc thịnh lúc suy, lúc sáng lúc tối, có những giai đoạn trải qua pháp nạn tàn khốc và đau thương. Hiện nay nhìn bề ngoài thì Phật giáo xứ ấy có vẻ thịnh nhưng thực chất chỉ là cái vẻ sơn phết màu mè. Phật giáo xứ ấy đang khủng hoảng, những thế lực chính trị đang thao túng và lũng đoạn. Chính trị thế tục cài cắm nhiều tu sĩ giả, chiêu dụ những kẻ phá giới hoại đạo bại pháp… để sai xử. Nhiều tu sĩ nặng danh văn lợi dưỡng, thân chính, tham chính, phò chính, mượn đạo tạo đời, ngày ngày đăng đàn nói xàm làm bậy, thuyết pháp sai trái… điều này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Những Phật tử sơ cơ thối thất tâm bồ đề. Quần chúng nhẹ dạ cả tin quay lưng với Phật giáo. Người dân đâm ra hoang mang nghi ngờ Phật giáo. Mạng xã hội và người ở đời có một luồng dư luận ngông cuồng, loạn động, phỉ báng và mạ lỵ, tấn công Phật giáo một cách ngu muội vô minh. Trong hoàn cảnh ấy đột nhiên xuất hiện một vị tu sĩ trẻ, đầu trần chân đất, mặc y phấn tảo, ôm bình bát du phương, ngày ăn một bữa, đêm ngồi ngủ gốc cây. Vị ấy buông xả một cách rốt ráo từ vật chất đến tinh thần, thân tâm buông xả rốt ráo. Vị ấy khiêm cung hạ mục với tất cả mọi người, thậm chí luôn cười và chúc phúc lành cho cả kẻ tấn công, mạ lỵ, đánh dập mình. Hiện tượng vị tu sĩ trẻ tu hạnh đầu đà đã thổi một luồng gió mới vào trong cái không khí nặng hình thức, trì trệ và bê bối của Phật giáo xứ sở này. Tất nhiên những ông tăng danh văn lợi dưỡng lập tức sân hận, đố kỵ nên không tiếc lời tấn công mạ lỵ vị tu sĩ hành hạnh đầu đà ấy.

Xíu bay qua xứ sở cũ của một thuở ngày xưa và thấy nhiều chuyện cười ra nước mắt, thời tiết nhân duyên nó thế, không thể làm gì khác được, chỉ ngậm ngùi với cái quả đã trổ. Sau khi thăm viếng khắp các chùa chiền, đền miếu và gặp các vị tu sĩ nghe những chuyện không vui… Xíu thấy nặng lòng nhưng quyết buông xuống vì biết có giữ trong lòng cũng chẳng được gì, chỉ thêm mệt thân tâm. Chuyện đâu còn có đó, nhân nào thì quả nấy, quả này bởi tại nhân và duyên kia. Đã quyết buông xuống nên ý trống lòng không tình cũng phiêu bồng với gió mây. Xíu cùng với anh em vân du suốt dải non sông này, bà mẹ thiên nhiên thật kỳ diệu, ban cho con người bao nhiêu là đặc ân, đâu chỉ sự sống mà còn bao nhiêu thứ để nuôi sự sống ấy; không chỉ về phần vật chất cho thân mà còn ban cho bao nhiêu cái đẹp để nuôi dưỡng tâm hồn: Núi rừng hùng vĩ, non nước hữu tình, sáng sớm chiều sương, đời xanh cây lá, thắm sắc thơm hương… Xíu vốn mê cái đẹp, nơi đâu đẹp là tìm đến. Bắc – Nam – Trung đâu đâu cũng đẹp, mỗi nơi có sắc thái riêng. Non nước này cũng là duyên hợp, thuở ban đầu chỉ là một vùng trung du Bắc bộ, thế rồi xuống đồng bằng, rồi những cuộc Nam tiến mở cõi tiếnvề: Châu Hoan, Châu Ái, Ma Linh, Bố Chính, Đồng Dương, Đồ Bàn...cuối cùng vào tận mũi Cà Mau. Non nước này vốn là duyên hợp của Đại Việt, Chân Lạp, Phù Nam, Champa...Lịch sử xứ này trải qua bao đau thương, lắm máu lệ tuôn trào, thăng trầm liên miên. Những cuộc xâm lăng của người Hoa gây ra bao tang tóc điêu linh. Trách người thì cũng nhìn lại mình, suy xét cho đúng sự thật cho dù sự thật có đau lòng, thà rằng nhìn nhận sự thật để mà học lấy bài học còn hơn là lấp liếm để rồi cứ mờ mịt khổ đau. Đại Việt cũng gây tang thương cho to lớn cho người Champa, đành rằng hai bên đánh qua đánh lại nhưng mình đã diệt cả một quốc gia, diệt cả một dân tộc, dẫu tổ tiên anh hùng nhưng cũng phải thừa nhận cái ác của mình. Nổi tiếng hiền như vua Lý Thánh Tông vậy mà cũng đã từng đem quân đến Đồ Bàn, trong một buổi sáng quân binh đã chém 30.000 thủ cấp. Đến 1471 vua Lê Thánh Tông lại đem quân vào Đồ Bàn, Đại Việt đã chém 60.000 thủ cấp và san phẳng thành bình địa. Sự thật không thể lấp che hay chối cãi. Quân Đại Việt ta cũng say máu và tàn ác quá. Vua Champa là Trà Toàn đã nhiều lần xin hàng, xin tha nhưng Đại Việt vẫn quyết tâm diệt quốc. Đến thời vua Minh Mạng thì quyết tâm tiêu diệt Champa còn tàn bạo hơn, hàng loạt ngôi làng biến mất, bao nhiêu dân cư bị giết sạch… và Champa hòan toàn bị xóa tên. Có lẽ vì cái nghiệp sát mà dân xứ này cứ chịu bao nhiêu là chiến tranh tang tóc kéo dài tới thời hiện đại. Những cuộc nội chiến kinh hoàng giết chết hàng triệu người và rồi thì chịu sự cai trị của các thể chế gia đình trị, độc tài toàn trị… kiếp nạn cứ dài mãi, lúc bùng phát, lúc âm ỉ. Xíu nhớ có lần ngài đệ tứ tăng thống Thích Huyền Quang  kêu gọi nhà cầm quyền hãy mở lòng, mở ý, mở tâm để chúc sinh cho người sống, chúc siêu cho người chết, chúc an cho dân nước...nhưng xem ra những tâm hồn mù mờ mê muội, những cái đầu đông đặc, cái ý chí sắt đá máu lửa không sao chấp nhận được lời kêu gọi tha thiết, chí tình và sáng suốt của ngài. Xíu ước mơ một ngày nào đó người dân và quốc gia xứ này có được cái ngày như thế, ngày chúc sinh, chúc siêu và chúc hòa cho cả dân tộc này. 

Những cuộc chiến tranh vô cùng thảm khốc, những cuộc chiến tranh xưa nay, bên Đông bên Tây cũng đều để lại vô vàn thống khổ đau thương. Con người đánh nhau vì đất, vì danh, vì vật chất, vì đức tin tôn giáo, vì ý thức hệ, vì sự hoang tưởng mưu đồ… có bao nhiêu lý do dù hữu lý hay vô lý để đánh nhau. Trong khi ấy có bao nhiêu lý do thiết thực và cần thiết đểu yêu thương nhau, thông cảm nhau, chia sẻ nhau thì con người chẳng chịu lắng nghe, chẳng chịu hành. Những lý do đánh nhau của con người thật vô minh, giá mà con người hiểu rõ thế giới này là sự kết hợp của duyên và rồi sẽ tan hoại vì duyên, nó đã thành thì nó sẽ hoại. Cái thân người cũng là duyên hợp của tứ đại và thức đại rồi nó sẽ tan rã khi hết duyên, ngay cái thân này còn không phải là ta, không phải của ta, chẳng phải tự ngã ta, vậy thì đất đai, ranh giới, của cải, danh vọng của ta được sao? Ấy vậy mà con người lao vào chém giết nhau, truy sát nhau, tru diệt nhau. Lịch sử con người từ mông muội xa xưa đến giờ là lịch sử của những trận đánh nhau, hiện giờ vẫn đánh nhau và ắt sẽ còn đành dài đánh mãi ở ngày sau.

Xíu và anh em tạm dừng bước phiêu du trên đầm Thị Nại, tha hồ chèo kayak, tắm biển, ngắm chim trời… cảnh quan đầm này sao giống hệt miền Tây, phong cảnh hữu tình và thanh bình chi lạ. Vậy mà thiên hạ có biết đâu nơi này từng xảy ra những trận thủy chiến kinh hồn trong lịch sử, những trận thủy chiến giữa Đại Việt và Champa, giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Vẫy vùng trong làn nước mát trong mà Xíu mường tượng máu lửa đầy ngập trên mặt đầm, tiếng thét xung trận, tiếng cà nông đùng đùng, gươm đao loạn chém, khói lửa ngút trời… Bất chợt Xíu nghe giọt Tròn hỏi cắc cớ:

- Thân tứ đại này không phải ta, không là ta, chẳng phải tự ngã của ta. Nhà Phật cũng bảo không có cái gọi là linh hồn, vậy thì một mai thân xác tắt hơi thở thì “ai” đi tái sanh? “ai” chứng tứ thánh quả? “ai” đọa tam đồ lục đạo?

Xíu và cả bọn ngừng bơi, chưng hửng đến ngớ cả người ra, lâu nay chưa từng biết việc này nên cũng chẳng ai trả lời được. Giọt Điệu õng ẹo:

- Trời, hỏi gì khó vậy ai biết mà trả lời?

Giọt Cả vốn là anh lớn, tuổi đời nhiều, đi nhiều, nghe thấy nhiều… nhưng cũng dè dặt:

- Đây là vấn đề lớn trong Phật giáo, trả lời được không dễ chút nào, cần có tư duy khá cao và sâu mới hỏi được câu này. Khó mà dùng ngôn ngữ để giải thích, nhiều thầy trò xưa nay thầm hiểu, thầm thẩm truyền ấn chứng sự giác ngộ chứ không thể giải bày. Câu hỏi này có thể xem như một công án.

Giọt Cả nói xong thì Xíu cũng dè dặt tiếp theo:

- Thân người vốn là duyên hợp của tứ đại, không đại và thức đại. Nó vốn không phải là một thực thể độc lập, thế giới này không có một cái gì để gọi là cái ngã tồn tại độc lập. Tuy nhiên con người từ vô thủy đến giờ lại chấp vào cái ngã, vì cái ngã này mà có khổ đau – hạnh phúc, cực lạc – địa ngục, thăng – đọa… và cũng vì thế mà có sanh tử luân hồi, có chết và tái sanh. Một khi phá sạch không còn chấp ngã nữa thì bấy giờ cũng chẳng có hạnh phúc hay khổ đau, thăng hay đọa, địa ngục hay cực lạc… cứ nhìn xem các vị Bồ Tát thì biết, các vị ấy phá hết ngã chấp, pháp chấp, không còn cái “tôi” nên chẳng còn nhân ngã thị phi, chúng sanh thọ giả cho nên một chiếc lá cũng là thế giới mà thế giới cũng là chiếc lá và dĩ nhiên chẳng có sanh tử luân hồi, thế giới nhất như thì lấy đâu ra cực lạc với địa ngục. Xíu chỉ nói những gì mà mình biết dù nó vốn cợn cợt non kém, hổng biết đúng sai thế nào. Xíu cần tham vấn thêm từ các sư, các thiện tri thức để hiểu thêm về vấn đế này.

Xíu dứt lời nhưng cả bọn cũng im lặng không ai nói tiếng nào, dường như cũng chẳng có lời nào để nói, vì vấn đề này không phải là vấn đề dễ nói. Lát sau thì gọt Út khẽ khàng:

- Khó hiểu quá, Út thấy chưa cần thiết để biết chuyện này, gì mà sanh tử luân hồi, gì mà cái ngã với vô ngã, rồi thăng đọa… mệt mình quá, Út đi nhảy sóng đây!

Cả bọn lập tức hưởng ứng lời Út tung tăng nhảy vào cơn sóng vừa lăn tăn kéo vào bờ.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0924

 

 dong suoi-2
HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (14)
(tùy bút)
 

SUY TƯ XÉT MÌNH


Cuộc vui nào cũng tàn, cuộc hợp nào cũng tan, đến để rồi đi, thế giới này là thế, mọi người, mọi vật, mọi việc… biến thiên chuyển đổi không ngừng, di dịch trong từng sát na. Thế giới đã vậy, thân tâm con người cũng vậy, vạn vật muôn loài cũng thế thì Xíu và anh em Xíu làm sao khác được!

Chu du khắp nơi rồi lại quay về, phi trường YVC sao mà đông nghẹt, người ơi là người. Những nhân viên phi trường làm việc chu đáo,  nhanh nhẹn, tử tế, lịch thiệp...khác hẳn với phi trường Sài Gòn. Trời ơi, những nhân viên ở đấy sao mà kinh khủng quá, mặt mày lầm lì dường như căm ghét loài người, những bộ mặt nặng hình sự nhìn đâu cũng thấy thù địch, làm việc thì uể oải chậm hơn ốc sên bò, mắt thì dáo dác tăm tia tìm con mồi. Với khách ngoại quốc còn đỡ một chút, gặp dân An Nam Mít thì hạnh họe đủ điều, chăm chăm xem có kẹp tiền trong sổ thông hành hay không. Người ta bảo hải quan là bộ mặt, nơi khách tiếp xúc đầu tiên khi đến một quốc gia, ấy vậy mà những nhân viên hải quan của xứ quỡn thật đáng sợ! Xíu từng xếp hàng mấy tiếng đồng hồ và nhận thấy khách nước ngoài họ ngao ngán như thế nào! Xíu thấy nóng bừng lên, toan to tiếng nhưng phải dằn xuống. Anh em Xíu thấy thế bèn dúi cho Xíu chút nước tinh khiết để hạ nhiệt. Giọt Điệu õng ẹo:

- Trời ơi, họ chém đẹp luôn! Chai nước ở đây ba đô, với giá này ngoài chợ thì mua cả mấy chục chai.

Giọt Cả phì cười:

- Phải rồi em, ở phi trường mọi thứ đều mắc mỏ vì tiền mặt bằng và nhiều chi phí khác. Nước uống, thức ăn hay bất cứ thứ gì ở phi trường cũng đều mắc hơn ở bên ngoài. Điều này thì xứ nào cũng vậy thôi! Duy chỉ có đồ miễn thuế ở các tiệm thì có vẻ rẻ.

Xíu càm ràm:

- Làm gì có rẻ, Em đã khảo sát giá rồi, cũng xêm xêm thôi!

Trong lúc chờ máy bay, cả bọn tung tăng khắp sảnh đường, bay là là khắp nơi ngắm nghía du khách. Xíu thấy mắc cười vì cảnh tượng kẻ thì hớt hải chạy tìm cổng ra máy bay vì sắp hết giờ, người thì nhởn nhơ uống cà phê chờ đến lượt bay. Xíu bay một luợt quanh các cửa tiệm rồi quay về, miệng thì thào:

- Chai nước ở phi trường ba đô, ở các khách sạn cũng cỡ này, còn những chỗ sang trọng hơn nữa thì còn mắc hơn. Cũng là nước nhưng ở ngoài chợ chỉ vài chục xu, còn các vòi nước công cộng thì hoàn toàn miễn phí. Nước nào cũng là nước, giọt nào cũng từ 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử Oxy. Nước đóng chai có thể từ suối, sông, mạch ngầm… nhưng được qua tinh lọc, khử trùng nên có an toàn hơn. Thực tình mà nói thì chất lượng nước đóng chai với nước ở vòi công cộng cũng chẳng khác nhau vì tất cả đều được FDA kiểm tra một cách kỹ lưỡng, đủ an toàn mới cho sử dụng. Sở dĩ cái gía khác nhau là vì giọt nước ở nơi công xưởng, công viên hay ở phi trường, khách sạn mà thôi! Cái thực chất, cái thể như nhau nhưng vì khác cái tướng trạng nơi bày ra mà giá trị cao thấp khác nhau. Cái bản thể như nhau nhưng cái vị trí hiện thân khác nhau nên sanh ra cao thấp, sang hèn bất đồng.


Anh em nhà Xíu gật gù tán thưởng và đồng ý với lời Xíu. Giọt Xinh đưa đẩy thêm:

- Ngay tình mà nói thì nước đóng chai tiện lợi cho người sử dụng, dễ dàng mang đi mọi nơi nhưng mặt trái của nó lại vô cùng tai hại. Lượng vỏ chai PP, PE, foam sau khi sử dụng là một nguồn rác khổng lồ, khó phân hủy, khó giải quyết. Nguồn rác này là một yếu tố lớn gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Hiện nay trong các biển, sông, hồ, đầm… trên thế giới ngập ngụa rác. Người ta tuồn hết ra ngoài môi trường hiên nhiên. Rác thải nhựa, xốp, bao bì… làm hại đất, nước và đời sống của tự nhiên.


Giọt Xinh nói đúng, đây là vấn đề hóc búa của con người và môi trường hiện nay, thật nan giải vì con người vô tâm, con người ích kỷ, con người chỉ biết thụ hưởng mà bất chấp môi trường tự nhiên, không nghĩ đến tương lai sau này. Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên đang cố gắng hết sức nhưng xem ra chẳng đánh động được lương tâm của con người. Đừng nói là những nước nghèo, lạc hậu mới tuồn rác thải độc ra tự nhiên. Ngày cả xứ Cờ Hoa cũng là một xứ có nguồn rác thải kinh khủng lắm. Người xứ này giàu có nên tiêu xài vô tội vạ, vì tiêu xài vậy, vì sống hưởng thụ ích kỷ… nên  chẳng kể gì đến môi trường tự nhiên. Xíu thấy thế và đã nhiều lần nói với anb em mình. Xíu có cố gắng kêu gọi anh em nhà Xíu thôi chứ với thiên hạ thì đành bó tay vì Xíu vốn vô danh tiểu tốt chẳng có vai trò gì để kêu gọi, chẳng có giá trị gì để nóivới người ta. Xíu tự xét mình, tự soi lại mình theo cái kiểu mà các thiền sư thường gọi là “phản quan tự kỷ”. Xíu thấy mình ở mọi hình tướng mà mỗi tướng lại có cái dụng khác nhau, tuy nhiên về bản chất, về cái thể thì vẫn thế, hoàn toàn không có gì khác nhau. Thế gian này nhiều người vì chỉ thấy cái tướng mà chẳng thấy cái thể, thấy cái dụng không biết cái thể. Cái tướng thiên sai vạn biệt nên cái dụng cũng khác nhau, duy cái thể thì nhất như.

Con người vì chấp vào cái tướng, có mỗi cái tướng ấy nên không thể nào diệu dụng như Xíu được. Xíu có thể hiện ra với mọi tướng trạng khác nhau. Giống như Bồ Tát hiện ra vô vàn tướng vì Bồ Tát không còn chấp tướng. Con người vì chấp một cái tướng ấy nên bị giới hạn trong cái khuôn khổ vô cùng hẹp hòi, nhỏ bé, tủn mủn, vụn vặt… không sao khởi được đại dụng, diệu dụng như Bồ Tát. Giả sử một khi con người không còn chấp tướng, buông bỏ cái ngã thì sự diệu dụng không sao nói hết được. Khi không còn bám víu cái ngã thì chẳng còn tướng nhân ngã thị phi, tham sân, si mạn...chẳng còn tướng chúng sanh, thọ giả… thì lúc ấy làm gì còn sướng khổ nữa. Khi không còn chấp tướng thì tham, sân, si cũng không còn. Sa Bà này cũng là giả hợp của vô vàn nguyên tố vật chất, cực lạc hay địa ngục cũng là duyên từ tâm sanh ra, khi không còn tướng, không còn ngã thì bấy giờ các tướng nhân ngã, địa ngục, cực lạc, thăng đọa cũng chẳng còn, tam đồ lục đạo tứ thánh cũng không khác nhau. Khi không còn chấp ngã, chấp tướng thì chẳng còn trăn trở sanh từ đâu đến, chết đi về đâu; chẳng còn bận tâm sanh tử luân hồi thì lập tức bất sanh bất diệt. Chỉ nghĩ đến đây thôi, Xíu thấy một niềm hạnh phúc an lạc vô biên, luồng sóng sảng khoái lan tỏa khắp cả bề mặt và lan sâu vào trong tận thâm sâu của giọt nước. Xíu bay bổng lâng lâng, bề mặt lung linh lóng lánh, muôn vạn ánh sáng vũ trụ tụ vào rồi lại lan tỏa ra. Giọt Cả, giọt Út, giọt Xinh, giọt Điệu, giọt Tròn, giọt Thừa… kinh ngạc tròn xoe mắt không hiểu chuyện gì xảy ra với Xíu, một cảnh tượng chưa từng thấy ở ai và ở đâu bao giờ. Cả bọn còn ngơ ngác thì nghe Xíu reo:

- Ô kìa! Không chỉ Xíu, giọt Cả, giọt út và toàn thể anh em Xíu cũng đều bừng lên long lanh kia.

Họ nhà giọt nước giật mình nhìn nhau rồi nhìn lại chính mình, tất cả đều lấp lánh như nhau, vô vàn làn sóng ánh sáng của tự nhiên cùng chiếu vào họ nhà giọt nước. Ánh sáng huyền diệu từ Xíu chiếu vào cả bọn, chiếu vào từng thành viên và ánh sáng từ mỗi thành viên lại chiếu lẫn vào nhau tạo thành một vùng ánh sáng trùng trùng vô tận như thể lưới châu, như thể kim dung khi đức Thế Tôn phóng quang. Một cảnh giới quang minh vi diệu từ hồi nào giờ chưa từng thấy! Một cảnh tượng không sao tả được dù đó là cây cọ tài ba nhất, ngòi bút xuất sắc nhất thiên hạ.

Ánh sáng vi diệu từ anh em nhà Xíu bừng lên khắp vũ trụ, át cả ánh sáng trời trăng, long lanh rực rỡ mà nhu nhuyến diệu êm, trong lành, mát mẻ… Lúc bấy giờ loài người trên mặt đất ngạc nhiên họ đổ xô ra ngoài nhìn ngắm bầu trời. Các nhà thiên văn học, khoa học gia hướng ống kính thiên văn và những dụng cụ khoa học tối tân nhất để quan sát bầu trời. Các tay nhiếp ảnh, quay phim cả chuyên nghiệp lẫn tài tử đều tận dụng mọi công cụ để ghi lại cái thời khắc ánh sáng vi diệu này. Xíu nghe tiếng xì xào của loài người. Các nhà thiên văn học bảo:

- Hiện tượng cực quang của thiên niên kỷ

Các nhà khoa học thì nói:

- Hiện tượng quang học kỳ thú chưa từng thấy trước đây!

Một số tu sĩ và cư sĩ Phật giáo thì tỏ vẻ hoan hỷ:

- Phật quang xuất hiện

Các cha, bà sơ và tín đồ Thiên Chúa thì mừng rỡ:

- Nước chúa trời mở cửa thiên đàng.

Bọn chính trị gia thì tung tin:

- Hiện tướng điềm lành, quốc thái dân an

Xíu và anh em Xíu cười nắc nẻ:

- Bọn người mắc cười ghê, có nhiêu đó mà suy diễn tùm lum, tin tưởng rất ngây thơ.

Giọt Cả nói:

- Bọn người là vậy, chín người mười ý, luôn bất đồng với nhau vì bọn họ chấp tướng, thấy cái tướng mà không thấy được bản thể.

Giọt Thừa ra vẻ rành rẽ:

- Thì Xíu đã nói rồi, mỗi tướng khác nhau thì cái dụng khác nhau. Bọn người nhìn thấy ánh sáng ấy ra nhiều tướng trạng khác nhau nên cái nghĩ của họ khác nhau. Bọn họ chỉ thấy cái tướng chứ chưa thấy cái thể.

Sự kiện xuất hiện ánh sáng lạ làm xôn xao xã hội loài người, các mạng xã hội: Face Book, YouTube, Tweeter, X... đăng loạn xạ ảnh chụp, clip, video, reel và những lời bình luận thì như thể một đống xà bần, toàn những lời xàm và nhảm kinh khủng. Các chính phủ và các nhà khoa học ra sức gảii thích, trấn an dư luận. Một nhà vật lý học danh tiếng của thế giới nói rằng:

- Hiện tượng quang học vô cùng kỳ thú và đặc biệt hiếm này, trước đây chưa từng thấy. Đây là một sự kết hợp của ánh sáng và nước với điều kiện thời tiết đặc biệt đã tạo ra hiệu ứng vi diệu như thế.

Xíu cười nói với anh em:

- Ông ấy nói gì thế? Ông ấy thấy bọn ta chăng?

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0924

 



 

dong suoi
HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (15)
(Tùy bút)

 

VÔ SỰ

Có những ngày Xíu thấy bình an vô sự, lòng thanh thản vô cùng. Ở cái thế giới hữu sự, đa sự, nhiễu sự này mà sống được những phút giây vô sự quả là không dễ tí nào; khó thì khó thật đấy nhưng vẫn có thể có được. Điều này nó phụ thuộc vào phước báo của bản thân và cái thuận duyên của môi trường sống; quan trọng vẫn là ở cái nhận thức, suy nghĩ và hành động. Nói gọn hơn, bao quát hơn chút là ngay tại cái tâm mình.

Xíu vẫn thỉnh thoảng nếm trải sự khoan khoái hoan lạc của phút giây bình an vô sự, phải nói là cái khoảnh khắc thần tiên, cực lạc, niết bàn… Lòng không, tâm trống, chẳng vướng bận bất cứ thứ gì; không thị phi nhân ngã, không cả cái cảm giác ngũ dục lục trần, không bận bịu quá khứ hay tương lai. Chỉ có mỗi khoảnh khắc này và cứ như thế Xíu lãng du qua khắp mười phương. Xíu ở ngay giữa chợ đời chẳng thấy chợ thấy đời, quanh Xíu toàn là gió mây bất tận, hoan hỷ vô biên. Xíu còn chẳng thấy Xíu, không biết mây gió là Xíu hay Xíu là gió mây. Thật tình mà nói thì Xíu và gió mây không hai mà cũng chẳng một. Bản thân Xíu cũng chẳng phải Xíu, chẳng là Xíu, càng không phải của Xíu. Xíu là do duyên hợp của 2 nguyên tử Hydro và 1 nguyên tử Oxy, đơn giản thế thôi! Anh em nhà Xíu đều vậy cả: Giọt Cả, giọt Xinh, giọt Điệu, giọt Thừa, giọt Sót, giọt Út...đều không là gì cả, chỉ là duyên hợp như Xíu thôi! Ngay cả khi Xíu và anh em nhà Xíu hóa thân thành thể rắn như băng tuyết, thể khí như hơi nước, thể lỏng nước hay bất cứ dạng nào đi nữa thì cái bản thể vẫn thế chứ không hề thay đổi, không thể khác được!

Đừng nói là Xíu và anh em nhà Xíu, ngay cả con người, động, thực vật muôn loài cũng thế. Chẳng có cái chi để gọi là ta, của ta, bản ngã ta. Tất cả chỉ là duyên hợp của tứ đại mà thành, nói theo ngôn ngữ của khoa học ngày nay thì đó chỉ là điều kiện cần và đủ nên hiện tướng thế thôi! Riêng con người thì ngoài tứ đại còn có thêm thức đại, đó là cái thần thức, nhờ cái thần thức mà cái thân mới hữu dụng và cũng chính cái thần thức ấy lại lôi dẫn con người ta thăng hay đọa. Cái thân chỉ là công cụ, là kẻ thừa hành. Cái thần thức là kẻ chủ tể. Cái thần thức thật khó để mà dùng ngôn ngữ giải thích. Âm Hán Việt là tâm, tiếng Anh là mind, spirit, soul...các tôn giáo khác thì cho là linh hồn bất biến, vĩnh viễn tồn tại và phụ thuộc vào sự thưởng phạt của thượng đế.  thật ra thì không phải vậy, thần thức bất định, thay đổi bất kỳ, nó có thể thăng hay đọa, một khi thân xác vật chất chết thì nó lại kết hợp với một cái thân tương ưng tùy theo hạnh nghiệp đã tạo tác. Cái thần thức kết hợp với nguyên tố vật chất mà hình thành sáu căn và thân xác mới. Chuyện này dài dòng và rắc rối lắm, Xíu chỉ biết nhiêu đó thôi, nói nữa e lòi cái dốt, lộ cái chỗ hỏng và quan trọng hơn nữa là cứ nói bừa cái mình không biết e vạ miệng họa thân.

Sở dĩ cái thế giới này là thế giới đa sự, hữu sự, nhiễu sự, loạn sự… bởi vì cái tâm người như thế, cái nghiệp người như thế nên chiêu cảm ra thế giới như thế! Thế giới Tây Phương, Cảnh giới Cực Lạc, cảnh giới A La hán… thì tịch tịnh niết bàn là bởi cái tâm của chư vị Bồ Tát, A La Hán vốn tịch tĩnh nên thế giới mới như thế. Cũng bởi thế mà kinh sách nhà Phật mới bảo: “Thế giới duy tâm tạo” hay “Nhất thiết duy tâm tạo” là thế! Mười cảnh giới không ngoài một niệm tâm.

Ở cái thế giới hữu sự, đa sự, nhiễu sự, loạn sự nhưng Xíu có được khoảnh khắc vô sự vì là Xíu không thấy mình là Xíu, không có cái chi để gọi là của Xíu, không là bản ngã Xíu. Xíu chỉ biết đó là duyên hợp nên tạm gọi là Xíu, chỉ thế thôi!

Xíu bay qua thế giới mười phương. Xíu thấy cũng có những con người vô sự trong cái thế giới hữu sự này. Kinh sách cổ kim có rất nhiều tấm gương vô sự của chư tổ, hiền thánh tăng… Gần đây nhất, thời sự nóng bỏng nhất ấy là vị sư hành hạnh đầu đà ở xứ Việt thuộc phương Nam của cõi Sa Bà. Vị ấy hoàn toàn vô sự giữa một thế giới nhiễu sự, loạn sự, đa sự. Vị ấy ngày ăn một bữa, mặc y phấn tảo, đêm ngủ dưới gốc cây. Vị ấy chẳng màng chuyện thiên hạ khen ngợi hay huỷ báng, thậm chí bị đồng đạo pháp lữ tị hiềm chửi mắng, những kẻ vô minh đánh đuổi...vị ấy vẫn cười tươi và chúc cho kẻ bức hại mình sớm thành Phật. Vĩ đại hơn nữa là các vị Lạt Ma Tây Tạng bị Trung Cộng cầm tù, tra tấn, bách hại. Quốc gia bị xâm lăng, dân tộc bị bách hại, văn hóa truyền thống bị phá hoại, chùa chiền bị huỷ hoại, bản thân các ngài mấp mé ngưỡng cái chết… ấy vậy mà các ngài vẫn giữ chánh niệm, giữ tâm từ bi. Các ngài sợ trong khoảnh khắc thất niệm sẽ khởi lòng sân hận với kẻ bách hại mình. Với cái tâm như thế thì thế giới này dù có đa sự, nhiễu sự, loạn sự đến mức nào đi nữa thì các ngài vẫn vô sự.

Xíu thấy lịch đại tổ sư cũng có nhiều vị đạt đến vô sự trước mọi biến thiên, hoàn cảnh của đạo pháp và xã hội; vô sự trước bạo lực; vô sự cả sanh tử luân hồi. Phật sử, quốc sử của xứ Việt thời hiện đại cũng có một vị trưởng lão vô sự. Nội chiến tàn, dòng người tranh nhau di tản nhưng ngài vẫn trụ lại vì thương tứ chúng bơ vơ. Những tháng năm, ngày đen tối đêm đỏ lửa, đạo pháp gần như phế phong, ngài đơn thân duy trì, khơi ngòi, dựng lập dòng Phật Việt. Ngục tù đày đọa, bản án tử hình tròng vào cổ, ngài an nhiên trong ngục thất gõ ngón tay lên tường rêu xem thế sự thịnh suy. Ngài vô sự trước ngũ dục lục trần. Thân thể ngài cũng bằng da thịt, cũng biết đau, biết khổ nhưng ngài vô sự vì biết nó không là ta, không phải của ta, không tự ngã ta. Ngài vô sự trước mọi đe dọa hay cám dỗ của danh văn lợi dưỡng, suốt một đời hy hiến cho đạo pháp và dân tộc, cho đến những phút giây cuối đời, nằm trên giường bệnh vẫn miệt mài đọc sách, dịch kinh, chuyết văn...Ngài là bậc đại sĩ vô sự trước những đa sự, nhiễu sự, loạn sự của thế gian này! Ngài là bậc pháp khí trong Phật Việt vô sự:

Một chút tương chao duy trì mạng sống hằng truyền Phật pháp

Bao la  tim hồng phụng hiến thân tâm phổ độ nhân sanh
Xíu đã hiện diện ở thế giới này từ khi tạo thiên lập địa. Xíu đã bay từ Đông sang Tây, từ Bắc vô Nam. Xíu có mặt khắp mọi miền từ tuyết sơn vĩnh cửu cho đến đại dương bao la, từ đồng bằng cho đến những vùng thảo nguyên mênh mông hay những đô thành quốc ấp nhộn nhịp nhưng chật chội từ túng, những làng quê yên ả hay xóm làng chen chúc... nhờ vậy mà Xíu chứng kiến những tấm gương vô sự từ các bậc du già cho đến đức Bổn sư, chư lịch đại tổ sư… Có lẽ sự kiện đêm trước thành đạo của bổn sư Thích Ca mâu Ni  là một sự kiện vô sự vi diệu nhất ở thế giới loài người. Lúc ấy ngài ngồi thiền định, ma vương không muốn ngài thành đạo, muốn phá hoại không cho ngài thiền định...Bởi vậy ma vương cùng với vô số quỷ dữ, ma nữ kéo đến quấy phá, hăm dọa hoặc dùng dục lạc để lung lạc. Bọn chúng hiện ra với tất cả sự hung dữ ghê rợn nhất để làm ngài hoảng sợ. Bọn chúng hiện ra với tất cả sự quyến rũ nhục dục để cám dỗ ngài. Tuy nhiên tất cả những thứ ấy chẳng thể lung lạc được ngài. Ngài hoàn toàn vô sự, vô sự thật sự, vô sự tuyệt đối, vô sự vi diệu không thể nghĩ bàn, vô sự thần thánh mà lịch sử loài người ghi nhận. Hai chữ vô sự nhỏ bé và đơn sơ ấy nhưng để đạt được là một việc vô cùng khó, vô vùng công phu.

Đức Bổn sư sanh ra ở thế giới này, ngài với thân phận thái tử quả là một đại sự chứ chẳng phải chuyện chơi. Ngoài ra ngài còn cộng thêm những thứ đa sự như vợ đẹp con xinh, tài sản của cải, quyền lực… toàn là những thứ nhiễu sự của thế gian mà người đời hằng mong cầu mơ ước, từ vô thủy đến giờ luôn loạn sự vì những thứ ấy. Ngài có đủ, có hơn tất cả những thứ hữu sự của người thế gian nhưng rồi ngài buông bỏ hết để đi tìm con đường giải thoát, đường vô sự, đường đi đến tịch tịnh niết bàn. Một sự dấn thân quả cảm hy hữu, một sự tinh tấn vô cùng phi thường để đạt đến sự vô sự. Ngài đã vô sự trước cám dỗ ngũ dục lục trần, vô sự trước thất tình lục dục, bát phong và cũng vô sự luôn với sanh tử luân hồi.

Vô sự, vô sự

Bậc vô sư trí

Thế gian, xuất thế gian căn bản đạo sư

Ngài đã đến cõi người đa sự

Bao nhiêu hạng mãi sanh tử luân hồi bất tận

Sắc dục ái ân

Những mối ràng buộc tình thân

Vô số phiền lụy vì vật chất lẫn tinh thần

Quyền lực thế gian

Danh dự hão và bao thứ khác

Cõi nhân gian đầy tham, sân, si

Những con người vô tri

Ba cõi hừng hực như nhà lửa

Đa đoan nhiễu sự

Ngài đã thấy nguyên nhân trầm luân thống khổ

Thấy vô ngã, vô thường

Dõng mãnh lên đường

Muôn sự từ đây thôi bỏ lại

Vượt vô vàn gian khó chông gai

Loạn sự buông

Chứng đắc tam thân tứ trí ngũ nhãn lục thông

Ngài thành bậc Như Lai Chánh Giác

Đêm thành đạo ngồi yên vô sự

Trí huệ bừng lên sao mai

Vô sự

Vô sự

Từ đây vô sự.

 

Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 0924

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2010(Xem: 15186)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 4115)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 31808)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 22334)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
01/10/2007(Xem: 9635)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]