Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh Niệm Trong Động

12/06/202409:12(Xem: 773)
Chánh Niệm Trong Động


ngoi_thien_6
CHÁNH NIỆM TRONG ĐỘNG

 

Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng  - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chánh niệm vào trong sự sinh hoạt vận động hàng ngày.

 

**

 

Khi chúng ta nói về thiền định và chánh niệm, thông thường chúng ta thảo luận về việc ngồi và tìm kiếm sự tĩnh lặng, tuy nhiên không nhất thiết phải tĩnh lặng mới có được chánh niệm. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hành chánh niệm ngay trong sự chuyển dịch vận động của mình bằng phương pháp này; thân thể chúng ta sẽ là một phương tiện để đưa chúng ta vào (sống) với phút giây hiện tại.

Trong mọi hành động sinh hoạt thường ngày, những suy nghĩ của chúng ta luôn xuyên suốt không gián đoạn. Trong lời giải thích cho câu hỏi: “Làm thế nào để thực hành chánh niệm” Cindy Lee đã nói: Thân và tâm của chúng ta thật sự không tách rời nhau cho dù chúng ta đang nói chuyện, viết lách, lập kế hoạch hoặc là đang lo lắng. Bạn vẫn đang ở trong cơ thể của mình và ngay cả khi bạn đang đạp xe đạp, đang ngủ, đang đi bộ, đang dắt chó đi dạo suy nghĩ của bạn vẫn đến đi không ngớt”. Khi chúng ta nhận ra sức mạnh của việc đưa chánh niệm vào mọi hành động sinh hoạt của mình, chúng ta sẽ gặp những cơ hội tuyệt vời tận dụng những phút giây để thực hành chánh niệm

Trong thể thao và điền kinh, chánh niệm tác động rất lớn đến thành tích (hiệu quả) và thái độ của chúng ta. Trong cuộc nói chuyện trao đổi giữa tôi (Martine Panzica) và nhà leo núi Francis Sanzaro chúng tôi thảo luận về phương cách mà việc leo núi đưa chúng ta thâm nhập vào nhận thức sâu sắc, điều đó có thể đưa chúng ta vượt xa những kinh nghiệm của chúng ta trên vách (bức tường) đá. Francis Sanzaro nói: “Leo núi thật sự là một nghệ thuật lắng nghe! Bản thân tôi là một nhà leo núi, tôi biết điều này thật sự đúng. Tôi học cách lắng nghe tâm trí, thân thể mình và môi trường xung quanh để leo núi thành công”

Ba phần dưới đây sẽ kiểm tra mối quan hệ của chúng ta với sự chuyển động. Tôi hy vọng chúng sẽ đem lại chánh niệm cho dù bạn chọn di chuyển cuối tuần.

 

1. Sức mạnh của nhận thức, cuộc phỏng vấn nhà leo núi Franis Sanzaro

Martine Panzica trò chuyện với tác giả và cũng là nhà leo núi Francis Sanzaro về cuốn sách của anh ấy: “Thiền leo núi và sức mạnh của chánh niệm trong thể thao cũng như trong cuộc sống chúng ta”

Tôi bắt đầu leo núi một cách nghiêm túc từ khi 13 tuổi và hai năm sau đó mới khám phá ra Phật giáo, từ đó cả hai có mặt một cách nghiêm túc trong cuộc đời tôi suốt 30 năm nay, tuy  nhiên không phải lúc nào cũng nhận ra mối liên hệ của cả hai. Phải mất một thời gian dài (mới nhận ra), trong khi leo núi tôi chú ý đến cơ thể của mình và những cái gì tôi đang làm khi leo, nhận thức thật sự rất quan trọng.
Bài học sớm nhất và quan trọng nhất từ Phật giáo là điều tốt nhất bạn có thể làm đó là nghiên cứu tâm ý bạn. Thật sự chỉ cần đặt ống kính lên chính bản thân mình và tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra, cái mong muốn của bạn đang tác động thế nào đến bạn? Tốt hơn hay tệ hơn? Những chu kỳ không hạnh phúc của bạn là cái gì? Đấy là những lần sớm nhất của tôi, tôi chỉ lấy (chấp nhận) nó một cách tử tế và bỏ chạy

2. làm thế nào để thực hành chánh niệm (thể hiện)

Cindy Lee, một giáo viên Yoga và cũng là một Phật tử đã dạy chúng tôi: Bạn không chỉ thực hành chánh niệm với tâm trí của mình mà còn thực hành chánh niệm với cơ thể của bạn.

Theo phương cách truyền thống ngồi thiền chánh niệm là khi tâm ý bị lạc (nghĩ ngợi linh tinh) thì đưa nó trở lại với hơi thở. Trong chuyển động của chánh niệm, bạn cần nhận biết khi mình mãi nghĩ ngợi mông lung bạn có thể quay trở lại chú ý vào cảm giác bàn chân bạn chạm mặt đất, mồ hôi đang trên da, âm thanh của hơi thở hoặc cố gắng sử dụng cơ bắp để thực hiện tư thế yoga lâu hơn, hoặc là bất cứ cảm giác sống động nào ngay lúc ấy.

Làm sạch tâm ý của mình thông qua các cảm giác của cơ thể, chuyển động một cách có hiệu quả với phút giây hiện tại thay vì nhìn đồng hồ hay các app ứng dụng đi bộ, điều này sẽ đem lại cho bạn cảm giác hòa nhập và hiện thân. Đây là cách để qua một ngày gần như là bạn đang đi tu.

3.Chạy vào niềm vui

Đôi khi Vanessa Zuisei Goddard ngồi với nỗi buồn đầy khó khăn nhưng rồi cô học cách chạy với nó và vượt qua nó.

Trong thời gian dài trước đây tôi biết đến endorphins và cảm thụ thuốc phiện, nhiều năm trước tôi cũng đã nghe về “the Zone” Tôi cảm nhận được một cách để chống lại nỗi buồn của mình là chạy xuyên qua nó. Theo thời gian tôi nhận ra có hai nỗi đau: Nỗi đau chúng ta cần phải hiểu và nỗi đau chỉ có thể chịu đựng, bởi vậy khi tôi ngồi với những cảm xúc thật là khó khăn, cho nên khi chạy cùng với chúng thì có thể giúp tôi cảm nhận mà không cần sửa chữa, cứ để những gì có ở đó mà không cần phán xét hay kìm nén.

Cho đến hôm nay, chạy bộ là niềm vui đơn giản và  đáng tin cậy đối với tôi. Niềm vui được sống và được sử dụng cơ thể này. Niềm vui vì sự kỳ diệu của hơi thở và cũng như bí ẩn của cuộc sống này.

 

Martine Panzica, trợ lý biên tập kỹ thuật số, Lion Roars
Chuyển ngữ: Tiểu Lục Thần Phong



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2015(Xem: 3281)
Hai mươi năm xa quê, cuối cùng tôi cũng đã về thăm lại Huế! Hai từ "về Huế" mới ấm áp làm sao. Huế của tôi không về sao được. Nào là làng xóm bà con, mồ mã nội ngoại nhất là bạn bè, học trò rất thân thương mà tôi cho đó là một phần lẽ sống của mình. Các em đã tổ chức cho tôi một buổi họp mặt, môt khu vườn xinh xắn, cây lá được điểm trang bằng đèn màu ra vẻ một tiệm cà phê trang nhã như tính cách của chủ nhân. Bày biện ngoài sân và vườn là một dãy bàn ghế cũng tương đối lịch sự, đủ chỗ tiếp mấy chục người, thân mật và ấm cúng.
01/01/2015(Xem: 3998)
Người ta thường nói đời nhà giáo " Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. " Tôi thì trái lại, tôi cho rằng: " Nhà giáo chúng tôi cho chẳng bao nhiêu mà nhận rất nhiều. " Gần suốt cả cuộc đời, tôi có cho ai bao nhiêu đâu vậy mà đi đến nơi nào, tôi cũng đã được rất nhiều học trò lúc nào cũng dang rộng vòng tay nồng ấm tiếp đón cô giáo cũ của mình.
03/12/2014(Xem: 3931)
Đêm đã khuya, sao tôi còn thao thức mãi! Cứ mỗi lần nhận được thư của những người bạn còn ở lại bên trời quê hương lận-đận là tôi nao cả lòng! Tất cả những thông tin về Huế làm cho tôi xúc động bâng khuâng! Tôi chỉ còn nửa mảnh đời ở đây, còn nửa mảnh đời vẫn gởi lại cho Huế. Buổi chiều với mảnh trời tím cũng gợi nhớ, buổi sáng với nắng cũng xôn xao, cũng không khuây khỏa nỗi rờn rợn Huế trong tim!
25/11/2014(Xem: 4559)
Có một “truyện cổ Khờ-me”, như sau:“- Ngày xửa, ngày xưa có ông vua, một đấng minh quân, cùng với mấy vị quan trọng thần rong thuyền ngoạn du sông nước. Trời nắng như đổ lửa, dòng nước ngược chảy xiết nên những người phu chèo đầm đìa mồ hôi, mặt mũi đỏ au, ráng tận sức lực để chèo đẩy con thuyền đi.
25/11/2014(Xem: 4595)
Tôi không nhớ đã đọc ở đâu câu nói này: Nếu không có gì quý giá để lại cho đời, thì ít nhất cũng đừng để lại một điều gì tệ hại. Khoảng trống đó cũng có thể gọi là một thứ di sản không tệ. Tôi nhớ đến câu nói đó, chỉ vì chiều nay đọc thấy trên Internet một tin nhỏ mà thú vị: Các nhà khoa học Anh quốc vừa phát minh một kiểu lò hỏa táng, được đặt tên Resomator, không khói, không tạo ra bất cứ khí độc nào có hại cho môi trường thiên nhiên và sức khỏe con người.
23/11/2014(Xem: 9903)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. ( Chinh Phụ Ngâm Khúc) Trong cuộc sống có những ân tình, nhưng vì hoàn cảnh, hay vì lý do nào đó không trả được, tôi ghi mãi trong lòng, ấp ủ sâu thẳm tận trái tim như báu vật để rồi một lúc nào đó chợt nhớ lại, trân trọng với lòng tri ân vô bờ bến.
22/11/2014(Xem: 4849)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
20/11/2014(Xem: 11020)
Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời sắc bất dị không đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du.
20/11/2014(Xem: 14429)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum,
19/11/2014(Xem: 5820)
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]