Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Vu Lan Báo Hiếu

31/08/202313:40(Xem: 2052)
Mùa Vu Lan Báo Hiếu

hoa hong bao hieu-4

Mùa Vu Lan Báo Hiếu

 

Má yêu dấu,

Tháng Bảy về, mùa báo hiếu lại đến. Không khí trời Âu năm nay vẫn chưa vào thu với lá vàng rơi, nhưng sao con rất chạnh lòng khi nghĩ về Ba Má và nhất là Vu Lan năm nay là Vu Lan đầu tiên mà chị em chúng con không còn được ôm Má như mọi năm.

Trong những ngày qua, tâm trí con luôn bị chế ngự bởi tản văn nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” của TS Thích Nhất hạnh, con nhớ như in trong lòng đoạn văn Sư Ông viết: „Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi người cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.”

Nhưng Má ơi, trong trái tim con bây giờ là vạn nghìn suy nghĩ, là vạn nghìn nỗi nhớ thương. Con thật sự thấm thía tận xương tủy hai chữ MỒ CÔI, mặc dù nhiều khi nhớ đến Ba Má, con xòe hai lòng bàn tay mình ra để thấy được Ba Má vẫn luôn còn trong đó, nhưng nó cũng không chận được những dòng nước mắt thổn thức chảy dài trên má, vị mặn trên đầu lưỡi là tiếng chuông vang lên cho con biết: „Trên đời này, nếu có một tình yêu thương thật sự, thì đó là tình yêu thương vô bờ bến của Ba Má“ nhất là Má, con biết rõ, con còn nợ Má cả một cuộc đời, cả một tấm chân tình bao la như trời biển, con biết, sẽ chẳng bao giờ con trả được công ơn sinh thành dưỡng dục, nuôi nấng của Ba Má…dù vậy, trong tim con luôn ấp ủ một ước mơ là sẽ trở thành niềm tự hào và hạnh phúc của Ba Má. Con nguyện sẽ làm được điều này bằng tất cả cố gắng và nổ lực của chính bản thân mình, để không phụ lời dặn dò của Ba má, nhất là Má, sau hơn 30 năm Ba xa Má con mình, lời dặn dò này con luôn ghi lòng tạc dạ:“…phần thưởng quý báu nhất mà PhậtTrời dành tặng cho Má chính là sự thành đạt, bình an của các con, sống sao cho thật tốt, thật tử tế với mọi người…“.

Thật vậy đó Má, người ta thường nói, trong cuộc sống không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn Cha Mẹ và không bất hạnh nào lớn hơn của kẻ mồ côi. Và điều này chị em chúng con đã thật sự thực chứng, trải nghiệm, thấm thía cảnh xa Ba đã hơn 30 năm và mất Má gần nửa năm nay rồi.

Và rồi trong tản văn Bông Hồng Cái Áo, Sư Ông còn dạy tiếp: „Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa".

Má kính yêu ơi, con sẽ gửi đến bạn bè thân quen của con trong mùa Vu Lan này lời khuyên nhủ dạy bảo thâm thúy với cả biển trời yêu thương lai láng trên của Sư Ông như món quà nho nhỏ của một kẻ mồ côi. Để mọi người sẽ nhận ra: Cuộc đời vốn là một dòng chảy bất tận, có những thứ qua đi không bao giờ có thể lấy lại được. Nên hạnh phúc thay cho những ai còn cha mẹ trên đời, nghĩa là khi đó ta còn có được một vùng trời đầy bóng mát bình yên.

Mùa Vu Lan , Mùa báo hiếu cha mẹ  trong cả hai hoàn cảnh MẤT-CÒN của đấng sinh thành, nhưng với con, đây cũng là Mùa để con quay về, nhìn nhận chính gia đình mình đã và đang có, nhìn chính mình với vai trò một người con gái của Ba Má, và luôn cả con là người mẹ hiện tại đã và đang sống đời gia đình như thế nào với các con của mình (các cháu ngoại của Ba Má) như thế nào!

Má yêu kính ơi,

Con luôn tin rằng, Má con mình vẫn còn bên nhau! (cả Ba cũng vậy!). Mùi dầu xanh Má thường xài đã theo con từ khi xa gia đình, mỗi khi nhớ đến Má, ngón tay con tự động chấm chút dầu rồi xoa nhẹ lên hai bên thái dương và mũi, con ý thức hít một hơi dài vì đang quá nhẹ nhàng sung sướng „hun“ Má một cái thiệt là luôn khao khát…

Má ơi, nơi này, con lặng lẽ dâng đến Ba Má cả một bầu trời nhung nhớ yêu thương, không phải chỉ trong mùa Vu Lan này mà thôi!

Một Sư Cô đã tiếp sức cho con:

Tôi không khóc khi áo cài hoa trắng

Vì trong hoa tôi thấy mẹ tôi cười.“

Con của Ba Má,

hồng hoa

     

 

 

Các bạn thân mến,

Cám ơn các bạn đã dành thì giờ đọc những dòng tâm tình của tôi gửi đến Ba Má trong tâm trạng của một kẻ mồ côi. Đây cũng là một dịp để chúng ta ý thức sâu sắc hơn khi cài một bông hồng lên ngực thật gần trái tim mình, dù đỏ hay trắng, chúng ta sẽ cảm thấy cánh hoa hồng mơ hồ run nhè nhẹ theo từng nhịp đập của tim mình, theo từng hơi thở vào…ra…và có lẽ chúng ta sẽ cảm nhận hơn bao giờ hết: Mỗi người chỉ có một gia đình, mất đi rồi khó có thể có lại được! Vì thiên thu Mẹ Cha là bầu trời – là mặt đất của mỗi người – luôn là điểm tựa vững chắc cho con bước vào đời.

Chúng ta cũng rõ: thật khó để có được thời gian bên cạnh Mẹ Cha mà không phải bị cuốn vào vòng xoáy của cơm áo gạo tiền, và cũng thật khó để giữ gìn ôm ấp cha mẹ bên đời khi mà vô thường ập đến. Vì thế, trân quý từng phút giây khi còn có thể gần gũi là điều duy nhất mà ta có thể làm…

Tôi nhớ, khoảng năm 2020, khi Sư Ông TNH đang tịnh dưỡng tại chùa Từ Hiếu- Huế, chị hai tôi đang ở Sài Gòn, dự định ra Huế để đảnh lễ Sư Ông. Lâu nay chị em tôi đều tôn kính Sư Ông như người cha Tâm Linh của mình, người đã thay Ba Má để đưa đường chỉ lối chúng tôi đi tiếp con đường sáng đẹp trong cuộc đời.

Một đệ tử trẻ của Sư Ông đã nhắn nhủ với chị tôi rằng:“ nếu quý vị thương Sư Ông, hãy tìm gặp Sư Ông ngay trong sự thực tập của mình thay vì đến tận nơi để đảnh lễ!“. Thầy hay nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu này với mọi người !

Cho nên thiển nghĩ, trong mùa vu lan này, dù rằng Sư Ông đã khuất núi, cách đảnh lễ Sư Ông Nhất Hạnh tốt nhất là báo hiếu với cha mẹ, tổ tiên, ông bà huyết thống của mình. Cách được gần bên Sư Ông tuyệt vời nhất là báo hiếu thầy tổ, cùng quý thầy cô. Rộng hơn nữa là báo hiếu với quê hương nơi mình chào đời, với đất nước thân yêu bấy lâu cưu mang mình và gia đình bình an, và cùng chung tay bảo vệ môi trường sống.

Các bạn thân mến,

Tôi xin phép được kể thêm một chút: Nhiều năm trước, khi biết được có người phát tâm xây bảo tháp cho mình, Sư Ông TNH đã chia sẻ: “Đã lỡ xây rồi , thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ “Trong này không có gì”. Thầy không nằm trong tháp ấy đâu. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa: “Ngoài kia cũng không có gì”. Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là: “Nếu có gì thì có trong bước chân và hơi thở của bạn”. Ngài dặn các đệ tử: “Nếu một ngày Thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho Thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng Thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hằng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung”. Nguồn: https://vnexpress.net/di-huan-khong-xay-bao-thap-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

Và tôi luôn có niềm tin như Sư Ông vẫn thường dạy: Tuy chúng ta không còn thấy được vóc dáng kính yêu của Sư Ông nữa, nhưng Sư Ông vẫn luôn có mặt với chúng ta ngay tại đây và bây giờ, ngay trong lúc này, nếu như mỗi hơi thỡ, bước chân của chúng ta đều có Chánh Niệm. Thật đó, cách được ngồi cạnh bên Sư Ông nhiệm mầu nhất trong mùa Vu Lan báo hiếu này là sự thực tập chế tác hạnh phúc, an lạc, thương yêu của chúng ta. Và khi đó, Sư Ông không chỉ ở bên cạnh ta mà còn ở và sống ngay trong chính chúng ta.

Mến chúc các bạn tay trong tay cùng Sư Ông thong dong từng bước với hơi thở thật sâu lắng nhẹ nhàng, không chỉ trong mùa Vu Lan mà thôi!. Và luôn dành thời gian nghĩ đến Cha Mẹ để tri ân và tưởng nhớ, dù họ còn ở bên ta hay đã  rời xa cõi tạm đang vân du miền mây trắng!


Hiên Trúc – Mùa Vu Lan 2023

tâm hải đức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2023(Xem: 2303)
Ngày trước, trong Kinh Phật có ghi chép lại vào thời kỳ mạt pháp, ma vương lộng hành, cho con cháu ma vương giả làm người tu hành, mặc áo tu hành nhưng tâm đầy những tội lỗi, tà kiến để phá đạo giới, làm lung lay những điều tốt đẹp mà đạo Phật đã dày công tạo lập. Ngày nay, khi xã hội phát triển, Kinh điển giáo lý của Phật vẫn được lưu giữ và truyền tụng lại từ những điều cốt lõi nhất, nếu có khác là chỉ khác ở sự vận dụng linh hoạt trước sự thay đổi, phát triển của nhân loại sao cho phù hợp nhất.
26/05/2023(Xem: 2658)
Không hiểu sao phải mất đến hơn 5 năm được thân cận gần gũi Thầy, một bậc hiền nhân mà con ngưỡng mộ và với tư cách một công tác viên của trang nhà với những bài viết trình pháp hoặc đóng góp vài thi phẩm cùng các đạo hữu thi nhân để cuối cùng giờ đây con mới thật sự hiểu ra vì sao Trang nhà Quảng Đức là một trong những trang website PG hàng đầu bốn châu thế giới mà số khách viếng thăm trang nhà hiện nay đã lên tới 110 triệu.
19/05/2023(Xem: 2427)
Tạp chí Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ngày 30-4-2023 mới ra mắt có bài phỏng vấn Võ Tá Hân dài 4 trang, và hình bìa báo mang ảnh anh. Một số báo vào “ngày lịch sử” lại “vinh danh” một người Việt Nam sống ở nước ngoài đã có công chuyển về cho Việt Nam hơn một triệu sách tiếng nước ngoài trong ba thập niên qua để phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Một sự tình cờ chăng? Nhưng dù là sự tình cờ, điều đó như muốn báo hiệu, giai đoạn phát triển tới của Việt Nam không được định đoạt bằng chính trị thuần túy như mấy thập niên qua nữa, mà bằng tri thức
07/05/2023(Xem: 5192)
Thật là một phước duyên khi sưu tập lại các bài học quý giá từ các tông môn trong cẩm nang mà tôi đã ghi chép từ nhiều năm trước và bây giờ được phân loại lại theo nhóm (Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông và nhất là giáo lý căn bản của Phật Giáo nguyên thủy từ các bộ Nikaya).
02/05/2023(Xem: 1967)
Ngày tôi đến với Phật pháp là khi tôi cảm nhận được sự an tịnh khi quỳ dưới chân của Người, tìm đến Người bằng tất cả đức tin và lòng tín ngưỡng, ngày đó, tôi đã hướng tất cả lòng thành của mình đến với Phật trong sự thuần khiết, đơn giản và mộc mạc, tôi chưa từng tìm hiểu gì về Người, tôi chỉ đến với Người vì ở Người, tôi cảm thấy bình yên, an lạc và không còn những nhập nhằng đau khổ.
29/04/2023(Xem: 3676)
Những ngày sau tết âm lịch, nhất là càng gần đến Đại Lễ Phật Đản, tôi càng đau đáu tâm huyết lan toả Chánh Pháp, muốn Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm sẵn trong Kinh Phật gốc Nikaya lan toả đến muôn nơi, đến thật nhiều những người con của Phật, không chỉ quý vị xuất sĩ mà cả các cư sĩ tại gia. Và cứ thế tôi tìm cách tặng Kinh Nikaya, tạo duyên để Nikaya đến nhiều nhất những người thân và học trò thật sự muốn tu tập theo Chánh Pháp, hết sức có thể.
28/04/2023(Xem: 1875)
Các bạn thân mến, Chúng ta phải thật sự nhìn nhận rằng, trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống hằng ngày, chúng ta dường như đều bị bao quanh bởi tiếng ồn, và ngày qua ngày, việc thích nghi với tình trạng "ô nhiễm âm thanh" tương đối hỗn độn này diễn ra nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta. Tuần qua, tôi may mắn được ngồi chung với một nhóm bạn hàng xóm qua tách trà, miếng bánh, tôi được dự thính buổi nói chuyện của bà bạn, ngành khoa học – đã về hưu – đại để bà đưa ra vài lý do cụ thể để chứng mình cho 4 chữ „Im lặng là vàng“, hầu theo đó chúng ta có thể thực tập „bịt miệng“ những tiếng ồn ào vô bổ này. Tôi xin phép được chia sẻ tiếp đến các bạn.
27/04/2023(Xem: 4682)
Đã mấy tháng nay, cứ sáng ra tôi lại nhận được một bài thơ, đều đặn. Có bài là một pháp số, có bài là một tâm nguyện mà hành giả sau khi tu tập chiêm nghiệm đúc kết lại, nhất là khi đã trải qua mọi biến cố thăng trầm, hiểu sự hữu hạn của kiếp người khi mỗi ngày trôi qua là một phần thưởng kéo dài sự sống nên làm sao sống vui, sống trọn vẹn với tri kiến về đạo pháp. Nhà thơ, hành giả, Thầy Thích Đồng Bổn đã cảm nhận nguồn thơ tuôn trào qua kiến
27/04/2023(Xem: 3854)
Nhân dân ta yêu thơ, thích làm thơ cũng là chuyện đáng mừng, bởi ít ra đó cũng là niềm vui nơi trần thế. Đạo Phật nói đời là bể khổ, nhưng hơn bảy mươi năm chìm nổi trong bể khổ ấy, tôi thấy không thiếu niềm vui. Tôi tin, hễ ai tìm được niềm vui cho mình, cho người quanh mình là hạnh phúc. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nhắc nhở: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền). Phật tạ i tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật, nhưng chuyện đó xa xôi quá; theo tôi, trước mắt cứ như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” trong bể khổ ở cõi Ta bà này là sướng lắm rồi.
27/04/2023(Xem: 1919)
Giấc mơ được trở thành văn sĩ hay theo chân Nữ Sĩ họ Hồ của cô nàng Mỹ Ngư có vẻ như sắp trở thành hiện thực, khi nàng nhận được thơ báo trúng giải thưởng thi viết cho toàn thế giới được tổ chức tại Quận Cam của xứ Cờ Hoa, nơi quy tụ nhiều tài năng xuất chúng và là cái nôi văn hóa tại nước ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]