Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quá khứ -Hiện tại - Vị lai: Cảm nghĩ khi đọc “Những con đường đưa về Núi Thứu” của HT Thích Nhất Hạnh.

22/07/202314:17(Xem: 2346)
Quá khứ -Hiện tại - Vị lai: Cảm nghĩ khi đọc “Những con đường đưa về Núi Thứu” của HT Thích Nhất Hạnh.

su ong nhat hanh 2

Quá khứ -Hiện tại - Vị lai

Cảm nghĩ khi đọc

“Những con đường đưa về Núi Thứu”

của HT Thích Nhất Hạnh.


Văn hào Victor Hugo đã nói :
Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ.(What is history? An echo of the past in the future; a reflex from the future on the past.)
Vậy thì Hiện tại, Quá khứ, Tương lai chúng tương tức và liên kết thế nào.?
Nhân đọc tác phẩm NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN NÚI THỨU của HT. Thích Nhất Hạnh do nhà xuất bản Phương Đông ấn hành được biết Tứ pháp Ấn của Làng Mai là:
{1-Đã về đã tới,
2-đi như một dòng sông,
3-ba thời tương tức,
4-sát na dị thục }
Ở đây trong bài này người viết chỉ có cảm nghĩ đến điều mình chú ý nhất đó là Sự tương tức giữa Hiện tại, Quá khứ và Vị lai mà đã được Hoà Thượng nêu rõ như sau:
—Ba thời tương tức với nhau, quá khứ cũng là hiện tại và hiện tại cũng là tương lai, tiếp xúc với một thời là tiếp xúc được với ba thời, cái đó được gọi là tam thời tương tức.
An trú trong hiện tại không có nghĩa là chối bỏ quá khứ và xua đuổi tương lai tại vì tiếp xúc sâu sắc với hiện tại là tiếp xúc với quá khứ và đã có thể tiếp xúc được với cả tương lai. Một thời ôm hết ba thời, chúng ta không có sự chia chẻ , phân biệt
— Căn cứ trên tuệ giác đã về đã tới ta có thể Chánh niệm có nghĩa là ý thức được những gì đang xảy ra trong phút giây hiện tại, quán chiếu nó và sống với nó cho sâu sắc. Theo tinh thần của kinh Người Biết Sống Một Mình chúng ta không nên để cho những tiếc thương về quá khứ kéo ta ra khỏi sự sống.
Tuy nhiên Chúng ta không bị cấm nghĩ hay quán chiếu về quá khứ, tại vì quá khứ có thể là một bài học rất hay. Nếu đem quá khứ trở về giây phút hiện tại và quán chiếu nó thì ta có thể học được từ nó rất nhiều và ta cũng có thể lớn lên được rất nhiều.
Trong khi đem quá khứ trở về hiện tại để quán chiếu thì ta vẫn còn an trú trong hiện tại. Quá khứ trở thành một đề tài quán chiếu. Ta không rời hiện tại mà vẫn tiếp xúc được với quá khứ, quá khứ vẫn nằm trong hiện tại.
—Trong giáo lý của Đức Thế Tôn có chánh niệm, chánh niệm là trở về sống trong giây phút hiện tại, đừng đánh mất mình trong quá khứ, trong hy vọng và lo lắng ở tương lai.
Nhưng hãy quản lý hiện tại với tất cả tài năng, tất cả tâm tư, đó là ta đã làm tất cả cho tương lai rồi. Ta thiết kế tương lai nhưng thực ra ta vẫn còn an trú trong hiện tại. Ngay trong hiện tại ta đã có thể thấy được tương lai vì tất cả tương lai đang nằm ngay trong hiện tại .
Đọc đến đây bản thân tôi chợt nghiệm rằng : “Có đôi lúc vừa học giáo lý Đức Phật kèm theo nghe lời chú giải,  bạn sẽ ngỡ ngàng khi đối chiếu những danh ngôn mà các học giả phương Tây trong vài chục niên kỷ gần đây đã để lại cho đời. 
Phải chăng là một hành giả ta phải có khả năng đối xử và đáp ứng lại được với mọi căn cơ trình độ học thức thay vì chỉ đi theo một lối mòn, phải chăng tuỳ theo phương tiện thiện xảo, tuỳ vào trình độ văn minh kỹ thuật tân tiến hôm nay ta cần đọc thêm thật nhiều danh ngôn và nhiều loại sách đọc online đã được tuyển chọn từ những bộ óc minh mẫn để được truyền nhau cái Thấy từ những trái tim vàng.
Kính mời xem:
-Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo tưởng dai dẳng đến ngoan cố. (The distinction between the past, present and future is only a stubbornly persistent illusion.)
Albert Einstein
-Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.(Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning.)
Albert Einstein
-Tôi chưa bao giờ cố xóa đi ký ức của quá khứ, dù một vài ký ức rất đau đớn. Tôi không hiểu được những người lẩn trốn khỏi quá khứ của mình. Mọi thứ bạn đã sống góp phần giúp bạn trở thành con người bạn bây giờ. (I’ve never tried to block out the memories of the past, even though some are painful. I don’t understand people who hide from their past. Everything you live through helps to make you the person you are now.)
Sophia Loren
-Sự kiên nhẫn của ngày hôm nay có thể biến những nản lòng của ngày hôm qua thành khám phá của ngày mai. Những mục đích của ngày hôm nay có thể biến những thất bại của ngày hôm qua thành quyết tâm của ngày mai.(Today’s patience can transform yesterday’s discouragements into tomorrow’s discoveries. Today’s purposes can turn yesterday’s defeats into tomorrow’s determination.)
William Arthur Ward
Và chúng ta sẽ gặp những lời dạy thật chính xác trong “Những con đường đến Núi Thứu” chỉ cần suy ngẫm thật lâu và bằng trải nghiệm mới cảm nhận được sự thâm thuý trong từng câu.
Kính trích dẫn: 
—-Nói đã về đã tới, trở về trong giây phút hiện tại thì dễ nhưng làm được thì không dễ như ta tưởng. Khi nghe giáo lý Hiện pháp lạc trú ta biết đã về đã tới là chính thống đạo Bụt.
Bụt nói giáo lý vô thường, chúng ta đừng vội ôm lấy nó và cho nó là chân lý tuyệt đối.
Ý niệm vô thường chẳng qua là để đối trị ý niệm thường.
Khi u mê ta ghì chặt những ý niệm trong cuộc sống và cho nó là thường.
Bụt đưa ra ý niệm vô thường để chữa bệnh thường, đây chỉ là thuốc. Mục đích của Bụt không phải là để diễn tả sự thật là vô thường mà là để gỡ chúng ta ra khỏi cái kẹt vào ảo tưởng “thường”.
Và bây giờ chúng ta lại bị kẹt vào ý niệm vô thường.
Giáo lý vô thường cũng là giáo lý tương đối, là một sự thật tương đối. Sự thật tuyệt đối thì siêu việt cả thường và vô thường.
Vì kẹt vào ý niệm ngã, chúng ta đau khổ. Muốn cứu chúng ta Bụt đưa ra vô ngã và rốt cuộc chúng ta cũng bị kẹt vào.
Ngã không phải là sự thật và vô ngã cũng chưa phải là sự thật. Nó chỉ mới là sự thật tương đối để giúp chúng ta đi tới chân lý tuyệt đối là: Không ngã cũng không vô ngã, không thường cũng không vô thường
Để nói về phương tiện hoằng pháp HT đã chỉ ra mọi căn cơ của chúng sinh như sau:
“Có những người trong chúng ta có thể thực tập được “Đương xứ Tịnh độ” tức Tịnh độ hiện tiền hay Hiện pháp Tịnh độ. Thế nhưng có người có khả năng sống trong Tịnh độ trong giây phút hiện tại. Cả những người trẻ cũng có khả năng đó. Nhưng có rất nhiều người chưa có khả năng đó.
Nhưng có những người khác không có khả năng như thế, họ chỉ có thể tin vào một Tịnh độ bên kia sau khi chết, như vậy thì dễ cho họ hơn.
Trong giây phút hiện tại họ khó tìm được Tịnh độ ở đây
Đối với những người chưa có khả năng thấy được Tịnh độ trong mỗi cái nhìn và dưới mỗi bước chân mình thì chúng ta phải để cho họ tin vào cõi Tịnh độ của họ.
Nhưng chúng ta hy vọng với sự thực tập và sự yểm trợ của chúng ta, một thời gian nào đó họ có thể thấy và sống được trong Tịnh độ bây giờ và ở đây.
Đó là do tâm từ bi và đức bao dung của Bụt mà ra.
Sự thật là khi ta đã có được Tịnh độ bây giờ thì chắc chắn ta sẽ có Tịnh độ trong tương lai, tại vì Tịnh độ bây giờ là cái nhân của Tịnh độ tương lai. Nếu chúng ta không có Tịnh độ bây giờ thì e rằng hy vọng của chúng ta ở một Tịnh độ trong tương lai rất bấp bênh
Ngài cũng nhấn mạnh thêm “Chúng ta đã học “duy tâm Tịnh độ”. Di Đà là tự tánh của ta và Tịnh độ cũng có mặt ở trong tâm ta. Những người căn cơ chưa sắc bén khó có thể tiếp nhận được giáo lý “duy tâm Tịnh độ” và “Di Đà tự tánh”. Chúng ta hãy để cho họ cái Tịnh độ của họ. Niệm Bụt dù là Bụt A Di Đà của tương lai, niệm Tịnh độ dù là Tịnh độ của tương lai cũng giúp cho người ta có niệm, có định còn hơn là để tâm trí đi lang bang suốt ngày. Vì vậy chúng ta chấp nhận Tịnh độ đó, chúng ta có sự bao dung và lòng từ bi. Trong khi an hưởng Tịnh độ hiện tại, chúng ta làm thế nào để những người khác cũng có thể nếm được mùi Tịnh độ hiện tại.”
Dĩ nhiên quyền sách dầy đến 220 trang hẳn chứa đựng rất nhiều điều cần chiêm nghiệm ngoài vấn đề quá khứ, hiện tại, tương lai nếu ai muốn quan tâm đến sự thành lập các bộ phái sau các lần kiết tập kinh điển sau khi Đức Phật Niết Bàn và khi nói đến hai truyền phái Tiểu Thừa và Đại Thừa HT đã nêu lên những điểm độc đáo và sâu sắc mà người viết chỉ muốn lấy làm điểm hướng tới cho mình.
Đó là: “Ở trong chúng ta có người bảo thủ và cũng có người tiến bộ. Nhưng người bảo thủ có thể nhiều hơn. Người bảo thủ thì thời nào cũng có, và họ rất đông. Bảo thủ cho đến nỗi họ không còn hiểu được, không còn nói chuyện được với người khác. Họ làm chết đi sức sống của truyền thống Có nhiều người sẵn sàng lo cho hạnh phúc chung, lo cho an vui chung nhưng cũng có những người lo cho mình nhiều hơn. Trong Đại thừa có rất nhiều người Tiểu thừa và trong Tiểu thừa cũng có rất nhiều người Đại thừa. Chia ra như vậy không phải để nói một bên chỉ hoàn toàn là bảo thủ còn một bên chỉ hoàn toàn là cởi mở.”
Nhưng vì chỉ chú trọng đến quá khứ- hiện tại và vị lai nên những trích đoạn dưới đây, kính mong được quý đạo hữu cùng chiêm nghiệm nhé !
—-Ta phải biết ta có quyền năng đối với quá khứ tại vì ta đang có cơ hội chế tác quá khứ. Ta chế tác bằng gì? Ta chế tác quá khứ bằng nghiệp (hành động) của mình.
Nghiệp có ba mặt là hành động (thân), lời nói (ngữ) và tư duy (ý). Phát khởi ra một tư tưởng, đó là ý nghiệp và một khi đã được phát khởi lên thì tư tưởng ấy trở thành quá khứ.
Muốn có một quá khứ đẹp ta nên phát khởi thiện ý, tức là một tư tưởng tốt, một tư tưởng có tình huynh đệ, có sự bao dung, có sự tha thứ. Trong khi làm phát khởi một tư tưởng tốt ta thấy khỏe trong người, ta có hạnh phúc và đồng thời ta cũng chế tác cho mình một quá khứ đẹp.
Khả năng chế tác một tư tưởng đẹp, khả năng đó nằm trong quyền lực của ta. Có thể vì một lý do nào đó khiến ta không muốn nói ra một lời nào đó, nhưng ta biết nếu nói ra được lời ấy thì nó sẽ mở rộng không gian trong ta và trong người kia cho nên ta nói. Đó là một thiện ngôn.
Phát ra một thiện ngôn, tự nhiên không gian mở rộng trong ta, ta thấy khỏe, và ta cũng mở ra không gian trong lòng người kia. Nói ra thiện ngôn, ta được thừa hưởng ngay lập tức câu nói của mình. Câu nói của ta trở thành một quá khứ đẹp, quá khứ đẹp đó là vốn liếng của ta. Điều muốn nói đây là chúng ta có quyền hạn đối với quá khứ và chúng ta đang xây dựng một quá khứ cho mình.
Lời kết 
Kính xin mượn lời của HT để kết thúc những gì mình đã thâm nhập khi đọc xong tác phẩm này: 
*-Đạo Bụt thâm sâu là, bất cứ lúc nào ta cũng có thể nhận thức được, tùy theo ba nghiệp của mình mà ta có thể là thiên, là nhân hay là a tu la. Đó gọi là sát na dị thục.Chúng ta đừng để tư tưởng bất lực chiếm cứ mình.
Chính ta là người làm ra quá khứ và tương lai. Bằng những tư tưởng, những lời nói, những hành động trong hiện tại ta có thể làm một cuộc cách mạng thay đổi quá khứ và tương lai.
Chìa khóa đang nằm trong tay chúng ta. Nếu ta đang ở trong tình trạng tuyệt vọng và cảm thấy mình là nạn nhân của quá khứ thì ta nên biết rằng cái thấy đó là một cái thấy bị bưng bít. Ta có trong tay khả năng có thể chuyển hóa được quá khứ và xây dựng tương lai. Trong giây phút nào ta cũng có thể phát ra chánh tư duy, chánh ngữ, hay chánh nghiệp để tạo cho mình và cho những người thương của mình một quá khứ đẹp, một tương lai đẹp và chúng ta có thể bắt đầu thừa hưởng ngay kết quả của hành động ấy trong phút giây hiện tại.
-Nét  độc đáo của đạo Bụt là sự cứu độ, sự giải thoát có được không phải bằng ân huệ mà là do tuệ giác (insight, wisdom). Chúng ta có thể gọi đạo Bụt Nguyên thỉ là trường phái tuệ giác xưa (ancient school of wisdom) và gọi đạo Bụt Đại thừa là trường phái tuệ giác mới (modern school of wisdom). Tuệ giác là năng lượng, là cửa ngõ, là sự cởi trói, sự giải thoát. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng, bản chất đích thực của đạo Bụt là sự giải thoát đạt tới bằng tuệ giác do công phu quán chiếu.( HT Thích Nhất Hạnh )
Trích đoạn một vần thơ của HT trong bài “An tịnh tâm hành” xin kính trân trọng trao nhau :
“Tôi thấy tôi trong em,
Đang bước đi những bước chân ý thức
Trên con đường đất,
Hai bờ cỏ xanh
Chân nói lời nguyện ước với đất-
Mắt ôm lấy bình minh
An trú trong giờ phút,
Lá thu rơi, ngập cả nẻo thiền hành.”
Và một lần nữa xin kính tặng những danh ngôn tuyệt vời
—-The adventure of life is to learn.
The purpose of life is to grow.
The nature of life is to change.
The challenge of life is to overcome.
The essence of life is to care.
The opportunity of like is to serve.
The secret of life is to dare.
The spice of life is to befriend.
The beauty of life is to give.
Chuyến phiêu lưu của đời là học hỏi.
Mục đích của đời là trưởng thành.
Bản tính của đời là thay đổi.
Thách thức của đời là vượt qua.
Tinh túy của đời là quan tâm.
Cơ hội của đời là phụng sự.
Bí mật của đời là dám làm.
Hương vị của đời là giúp đỡ.
Vẻ đẹp của đời là cho đi.
William Arthur Ward
~*~
-Tính cách không thể phát triển một cách dễ dàng và yên lặng. Chỉ qua trải nghiệm thử thách và gian khổ mà tâm hồn trở nên mạnh mẽ hơn, hoài bão hình thành và thành công đạt được.(Character cannot be developed in ease and quiet. Only through experience of trial and suffering can the soul be strengthened, ambition inspired, and success achieved.)
Helen Keller
-Hãy nắm lấy cơ hội! Tất cả cuộc đời là cơ hội. Người tiến xa nhất thường là người sẵn sàng hành động và chấp nhận thách thức.(Take a chance! All life is a chance. The man who goes farthest is generally the one who ) Dale Carnegie
Bạn phải chấp nhận mọi thứ khi nó đến và điều duy nhất quan trọng là bạn đối diện nó với lòng can đảm và hành động với những gì tốt nhất mình có thể làm.(You have to accept whatever comes and the only important thing is that you meet it with courage and with the best that you have to give.)Eleanor Roosevelt
Kính trân trọng chia sẻ
Melbourne 11/7/2023
Huệ Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 5963)
Văn Sinh là một cựu sinh viên Văn Khoa thiên về Triết Đông cho nên tính khí cũng có hơi bất thường. Bất thường ở đây không có nghĩa là “mát dây” mà ưa suy nghĩ về những gì con người không suy nghĩ hoặc những gì mà cả xã hội cho rằng “Ôi dào! Đời là thế, suy nghĩ làm gì cho mệt!”
16/03/2014(Xem: 3603)
Khi ta nở một nụ cười thì một đóa hoa đã “nở trên môi ta”. Khi ta ban phát tình thương tới mọi người thì ta “nở một đóa hoa lòng”. Khi ta tử tế với mọi người ta chúng ta đã trao tặng họ một “đóa hoa thân ái”. Khi ta cứu giúp mọi người thì trong tim ta đã nở “một đóa từ bi”.
09/03/2014(Xem: 4964)
Từ vô thỉ đến nay, giác tánh nơi tạng thức con người thường thanh tịnh trong sáng hoàn toàn, vốn không có sự cấu uế tạp nhiễm, cũng không có những huyễn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Trong giác tánh ấy, không có gì được gọi là sinh hay diệt, vì sanh hay diệt chỉ là giả danh. Vả lại, sanh là tướng huyễn sanh, diệt là tướng huyễn diệt
07/03/2014(Xem: 12400)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
01/03/2014(Xem: 10904)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover vào chiều ngày 15.02.2014 để dự lễ Rằm Tháng Giêng và lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" theo chương trình của Hòa Thượng Phương Trượng đã ấn định. Chúng tôi được ĐĐ. Thích Hạnh Lý xếp cho 3 phòng ngủ đặc biệt ở Tây Đường. Sau chuyến hành trình với nhiều hành lý cồng kềnh, nên đêm đó 8 chị em chúng tôi đã tìm được một giấc ngủ bình an.
06/02/2014(Xem: 18230)
Con người tiếp cận, cảm thọ và nhận biết cuộc đời và thế giới chung quanh qua sáu phương cách như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, và thức nhận biết các pháp. Trong sáu phương cách đó, trừ thức là phương cách không cần trực tiếp với đối tượng ngoại giới, thì tai nghe tiếng là tiện lợi nhất, bởi vì tai có thể nghe được tiếng từ rất xa và không bị ngăn ngại nhiều như bốn cách còn lại kia.
30/01/2014(Xem: 4129)
Chúng ta ai cũng có khả năng hồi phục năng lượng, nhưng làm thế nào để duy trì khả năng này. Khả năng hồi phục là khả năng lấy lại quân bình từ những thăng trầm của cuộc sống. Bạn đã từng hồi phục như thế nào?
29/01/2014(Xem: 7048)
Không biết trong bảng tử vi của anh Năm Nhiều có phải “Mệnh thân có tử vị cư Mão Dậu gặp Kiếp Không” hay sao mà đời anh lại gắn liền quá mật thiết với sự cung kính dường đó. Phải chứng kiến sự sắp đặt quy mô của bàn thờ nhà anh mới thông cảm được phần nào sự an bài bất khả kháng của Hóa công. Nhà nhỏ lợp tranh đã cũ mèm, gần nát vụn ra và vách đất. Nền nện đất, nứt thủng ở nhiều chỗ. Hai cái cửa sổ lùa và một cửa ra vào bị mái che thấp xuống nên ánh sáng vào quá ít. Nhà thành ra tối hùm hụp suốt ngày. Tôi chưa hề nghe một ngọn gió nào thổi ngang qua đây nên ngồi trong nhà thì phải ngửi mùi hôi thối cố hữu của ngôi nhà, mùi hôi lưu lại từ ngày mẹ anh còn bán nước mắm, dầu lửa,
29/01/2014(Xem: 4743)
Chiều hôm ấy khi đi học về, An thấy trên ven mép sân vừa trồng một hàng cúc vạn thọ. Mừng quá, An không kịp bỏ mũ sách, nhảy tuốt ra nhà sau tìm chú Ba. - Chú Ba ơi! Chú Ba! Chú trồng vạn thọ hả chú? Gần tới Tết rồi hả chú Ba?
23/01/2014(Xem: 17363)
Nhân Sinh Nhật 65 tuổi Tây (1949 – 2014) tức 66 tuổi Ta của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc; và kỷ niệm 50 năm xuất gia (1964 – 2014); đồng thời cũng để kỷ niệm 35 năm Báo Viên Giác (1979 – 2014), chúng con/chúng tôi sẽ thực hiện số báo đặc biệt Viên Giác 201, phát hành vào tháng 6.2014, với chủ đề: Hòa Thượng Thích Như Điển – 50 Năm Xuất Gia và Hành Đạo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]