Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thử nhìn lại “Người tu học chân chính cần gì?”.

29/06/202306:51(Xem: 3132)
Thử nhìn lại “Người tu học chân chính cần gì?”.


ht vien minh

Thử nhìn lại “Người tu học chân chính cần gì?”.

Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’mà cũng không ai ‘ban’cho cả. Cũng như trong tu tập không có xua đuổi, cũng không có trông đợi.

Kinh Phật không phải để khẩu tụng mà kinh Phật là lời, là tiếng nói của người thực chứng cho nên tối thiểu nó phải được nhận thức, được hiểu biết thông qua sự thực nghiệm. Học kỹ đi rồi quên lý thuyết nhưng vẫn sống đúng với điều mình đã học đó gọi là đắc cái học. những gì mình đã học, nó trở thành cái con người* của mình rồi. Tu tập làm sao mà sẽ có một ngày nó trở thành cái vốn riêng của mình mà mình cũng không còn nhớ là mình đã học ở đâu, với ai. mà chỉ biết nó đã hoà quyện trong máu huyết mình rồi …

Cho nên trong đạo Phật đừng có nói linh nghiệm mà nói phải nói đến thể nghiệm, chứng nghiệm, thực nghiệm và hiệu nghiệm. Vì lời Phật là lời của người thực chứng nên phải được thực nghiệm.

.Nếu có cái gì đó mà mình thấy làm như hơi linh nghiệm thì phải hiểu đó là tính hiệu nghiệm của người hành trì, chứ không phải là sự linh nghiệm của người tụng đọc.

Chân lý rốt ráo của Phật giáo là sao? Theo HT. Thích Thánh Nghiêm “Tức là chân lý ngã không, và pháp không - Không phải là pháp thế gian, nên không thể mô tả bằng lời nói, chân lý đó “xa lìa tướng danh ngôn, tâm tư cũng không nghĩ bàn được”. Đó là chân lý rốt ráo, mà tính Phật miễn cưỡng gọi là “chân pháp giới” là “lý chân như”.
Lại phải cần rõ biết vô minh trong 4 đế, tức là không biết được 4 cái sự thật.
  1. mọi hiện hữu là khổ.
  2. thích cái gì cũng là thích trong khổ.
  3. muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa.
  4. sống bằng 3 nhận thức trên chính là hành trình thoát khổ.
Khi không biết mới Vô minh nên mới có chuyện là chúng ta làm các nghiệp thiện ác nhưng có biết đâu khi mà chúng ta tạo nghiệp thiện ác có nghĩa là chúng ta đang kín đáo, âm thầm, lặng lẽ tạo ra các tâm đầu thai mà ta luôn nghĩ rằng là không thấy nên nói rằng nó không có chứ đó là khi duyên chưa hội đủ điều kiện đó mà thôi.

Thế nhưng, chân lý rốt ráo đó của Phật giáo, tuy là không đặt tên được, không nghĩ bàn được, nhưng nó vẫn không tách rời muôn vàn hiện tượng thế gian, và mỗi hiện tượng thế gian là một bộ phận của chân lý rốt ráo đó”.
Vì vậy, Tổ Huệ Năng của Thiền tông nói rằng: “Phật pháp là ở thế gian, không tách rời thế gian mà giác ngộ được; nếu tách khỏi thế gian đi tìm đạo Bồ đề, cũng không khác gì đi tìm sừng thỏ vậy”.

Và Phẩm “Du già chân thực nghĩa” gọi Chân lý là chân thực tức “như thị” .

Trộm nghĩ : “Mục đích tu hành không phải để được cái gì mà phải coi mình buông được cái gì.“ Đó là tinh thần cao đẹp nhất của đạo Phật.

Giáo Sư Lakshmi Nasaru, trong “Tinh Hoa của Phật giáo" đã phát biểu :
“Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Không nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo mà Đức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này.
Với Tam pháp ấn hay còn gọi là Tam Tướng của vạn vật mà người học Phật cần ghi nhớ là Khổ- Vô thường - Vô Ngã.
——Về KHỔ Trong kinh nói thế giới này có ba cái khổ.
Cái khổ thứ nhất là phải sống gần người hoặc vật mà mình ghét. đó là KHÔR KHỔ
Cái khổ thứ hai là phải xa người hoặc vật mà mình thích.gọi là HOẠI KHỔ
Cái khổ thứ ba là bản thân sự có mặt này là khổ rồi.được định nghĩa cho HÀNH KHỔ
Và trong kinh ghi rất rõ…
Người hạ căn, trình độ thấp, họ cầu đạo giải thoát là vì họ muốn trốn cái khổ thứ nhất. Tức là họ sợ chịu đựng cái mà họ không thích
Cái hạng thứ hai, khi mà họ phải chia xa, mất mát cái họ thích, thì cái đó đối với họ là đủ để họ sợ rồi.
Cái hạng thứ ba là bậc thượng thừa, vì đối với họ chỉ cần một dấu hỏi thôi. "Cái cuộc sống này sẽ dẫn về đâu? Cái ý nghĩa rốt ráo, tối hậu của cuộc hiện hữu này là gì?". Đó là một con số không to tướng.
——Về Vô Thường, tất cả đều phải theo tiến trình Thành, Trụ, Hoại, Diệt , hay Sinh Lão , Bịnh, Tử…. Giáo lý vô thường ấy là chân lý của cuộc sống, cho nên đứng về phương diện ý niệm mà xét ta thấy vô thường là tính thay đổi (về phương diện thời gian).
Tuy nhiên thực ra vô thường không hẳn như thế, cho dù vô thường là tiến trình của cái chết, nhưng đồng thời cũng là chìa khóa của sự tái sinh (pháp Duyên sinh) và nguyên lý pháp này, rất cần thiết cho sự hành đạo.

Nhờ quán vô thường mà Thái tử Sĩ Đạt Đa khai mở được trí tuệ Vô thượng, trở thành bậc toàn giác, và là đạo sư của hàng Trời - Người.
Tổ Đạt Ma khai thị lý vô thường bằng câu: “Phiền não là hạt giống của Bồ-đề”. Bồ-tát Long Thọ từng nói lời sấm sét: “Nhờ vô thường, vô ngã…nên tất cả có thể thành tựu”. Lịch sử tiến hóa của nhân loại qua các nền văn minh đều trải qua chân lý vô thường.

Một giáo lý “không thời gian” đã từng hiện hữu trong nhiều thế kỷ mà vẫn còn nguyên giá trị tươi mới “như nó đang có”, bởi nó luôn phù hợp và có thể áp dụng một cách hữu ích với mọi thời đại, cùng các nền văn minh khác nhau.

——-Và về tính không đồng nhất, gọi là vô ngã (không có cái ta tồn tại); về phương diện không gian và khoảng thời gian (cực ngắn) đạo Phật gọi là sát na. Sự biến đổi không ngừng ấy không chỉ diễn ra ở thế giới này mà cả tại các thế giới khác. Từ hạt vật chất cực nhỏ như nguyên tử cho đến thế giới tâm thức là con người, hết thảy là các tập hợp duyên sinh nên nhất thiết phải chịu sự tác động của vô thường.

Người tu học chân chính cần thấy rằng giáo lý Vô thường là một “chân lý hiển nhiên” đó là Thành-Trụ-Hoại-Không, là sự vận hành của biến dịch âm dương trong hiện tượng giới, tức tam giới.
Chỉ do giác ngộ thấy lẽ thực, sống bằng lẽ thực; không sống dựa “cầu xin” hay ỷ lại vào một ai cả, tự nhiên hết khổ. Hết khổ, ắt là vui. Đạo Phật nói rõ lẽ thực rằng: có giác ngộ mới giải thoát được.
Tiến Sĩ Oldenburg, học giả người Đức cho rằng: “Đức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình.
Và phải chăng nguyên tắc của trí tuệ là gì? Là cái gì cũng phải suy lý.
Có nghĩa là muốn phủ nhận cái gì thì ta cũng phải tìm lý do, mà ta muốn tin cái gì ta cũng phải tìm lý do., đó gọi là có Chánh kiến
Chánh Kiến được định nghĩa rất đơn giản:
-Một là cái thấy về lý Nhân Quả.
-Hai là cái thấy về lý Tam Tướng
.—-Chánh kiến cũng có thể thấy với hai. điều Đó là: Một là thấy rằng mọi sự ở đời do duyên là có. Hai là có rồi phải mất.
Và con đường giải thoát phải qua 37 pháp bồ đề (Thất giác chi, Bát Chánh Đạo, Ngũ quyền, Ngũ lực, Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, Tứ Niệm Xứ) vaf cách nói phổ biến nhất là Bát Chánh Đạo.
Vì sao? Là vì thông quá Bát Chánh Đạo mình thấy rõ cái Tam Học trong đó. Chánh kiến, chánh tư duy là Tuệ học. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về Giới học. Và còn lại là Định học.
Hai nữa, nhìn vô con số tám của Bát chánh đạo thì mình thấy được trong đó gồm có thân, khẩu, ý. Chánh ngữ là về khẩu, chánh nghiệp là về thân và phần còn lại là về ý. Đó là một cách phân tích rất là nổi tiếng.
Nói rốt ráo lại người học Phật chân chính cần phải thấy được “Hạnh phúc không đáng để mình ước mơ và đau khổ không đáng để mình sợ hãi” vì cái khổ nó không có lâu, cho nên nó không có gì để mình sợ. Mà hạnh phúc nó không có đáng để mình phải đam mê vì nó rất là ngắn. Đó là nói về mặt khía cạnh thời gian.
Còn về khía cạnh bản thể, bản chất, thì vì đâu mà có cái thích đó do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống trong cái tập đế ( nguyên nhân chính là tham ái từ đó mới có cái thích, cái ghét. Vì có cái thích và cái ghét cho nên mới có đau khổ và hạnh phúc .
Người Phật tử chân chính là người họ phải thấy rằng bản thân cái sự có mặt trên đời này là một cái gánh nặng .Vì trong Đạo và đời họ đều phải cư xử sao cho mối quan hệ giữa người và người thật tốt đẹp.
Có phải biết nói năng là nghệ thuật sống .?
Trải kinh nghiệm cuộc đời….Chánh ngữ rất cần
Trọn kiếp người, chỉ đổi nhiệm sở hai lần thôi
Một tại quê hương và một nơi hải ngoại
Đừng tưởng không chút cầu tiến… biết tiến thoái !
Suy cho cùng chính là thái độ muốn an yên
Nơi nào được người dưới hỗ trợ, vừa lòng cấp trên
Là thể hiện được mối quan hệ đúng cách !
Từ đó dành
thời gian học hỏi để hoàn thành trọng trách
Tất nhiên lúc nào cũng lấy thành tín làm đầu
Không quá khách sáo, trái tim cảm thông nhau
Biết thể hiện công nhận giá trị nào sâu sắc !
Xử lý thật khéo léo mỗi khi có khúc mắc
Rằng nghiệp duyên mới có họa tại này
Một lần lỡ lời, khó thay đổi cuộc diện ngay
Chấp nhận lỗi mình cách tích cực, chuyên nghiệp
Đừng quá nhạy cảm bất mãn …
tỏ ra mình thông minh, mẫn tiệp !,
Dần dần thay đổi nhận thức thái độ, hành vi
Không quá mềm lòng, để giữ mãi duy trì
Nghệ thuật sống trong đạo, đời … thu nhiếp !!
(Thơ Huệ Hương )
Trở lại cái nhìn “như thị” của đạo Phật.
Muốn có cái nhìn như thực ấy thật không dễ, bởi thấy được lẽ thật đồng thời cũng biết được những cái không thật, cho nên phải có trí tuệ.
Muốn có trí tuệ thì phải “lấy sự nghe, sự suy nghĩ, sự tu tập để phát triển trí tuệ” (kinh Di giáo). Và đó là tự thân của mỗi người nên chỉ có tự mình nỗ lực học và tu, không ai có thể làm thay mình được.

Vì vậy Quá trình “ngộ” trong Phật giáo là quá trình bài trừ những quấy nhiễu không cần thiết gọi là bài trừ mọi phiền não. Do đó “ngộ” là tự ngộ, không ai thay cho ai được cả.
Trí tuệ để diệt trừ phiền não của nhà Phật được gọi là trí tuệ Vô lậu.
Nó là một trong ba môn học rất căn bản trong hệ thống giáo dục Phật giáo được gọi là: “Tam vô lậu học”- ba môn học để diệt trừ phiền não. Tam vô lậu học ấy là “Giới-Định-Tuệ”.

Và hầu hết các kinh điển Phật giáo, trí tuệ luôn được đề cao và được xem là “tối thắng nhất trên đời”. Còn nhớ giây phút cuối cùng trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật đã nói lời khẩn thiết với các đệ tử là phải luôn luôn trau dồi trí tuệ và coi “Trí tuệ là chiếc thuyền kiên cố chở qua khỏi biển già, bệnh, chết; là ngọn đèn lớn chiếu phá vô minh hắc ám, là liều thuốc hay cho hết thảy bệnh tật, là chiếc búa sắt chặt gẫy cây phiền não…” (kinh Di giáo).
Kính thưa quý đạo hữu, đây là những gì được học hỏi nhiều năm kính xin trình bày qua lời dạy Thầy, Tổ và kính mạn phép được chia sẻ một pháp thoại mà mình thấy hữu ích nhất cho sự tu tập qua lời giảng của HT Viên Minh sau đây:
TÁNH BIẾT LÀ PHÁP MÔN NỔI TRỘI NHẤT
Lời kết:
Mời các bạn chiêm nghiệm lời nhận xét thật chính xác về Đạo Phật để học được những gì tinh hoa nhất đã được thể hiện nơi Đức Đạo Sư siêu việt của chúng ta đoán là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm để từ đó đi theo con đường chân chính.
Và kính xin mượn lời của nhà bác học Albert Einstein “"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học"…. "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó".

Và Đạo đức Kinh của Lão Tử có câu: “Theo học (tức học thế gian) ngày càng thêm, theo đạo ngày càng bớt” (vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn) là dụng ý nói về sự đối lập giữa nghiên cứu, suy luận, tưởng tượng của thế gian trí và thiền Thanh tịnh (tức Như Lai thanh tịnh thiền) với Chân nghĩa bản thể của Tuệ vô lậu

Kính trân trọng chia sẻ
Huệ Hương
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2019(Xem: 14988)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019. Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
26/09/2019(Xem: 6121)
Vừa tang tảng sớm, sương mai còn đọng trên đầu những ngọn cỏ xanh non, một người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, khoác áo bà ba nâu giản dị, đã đến trước ngõ cây tùng của am lá , tên dân dã thường gọi am Không Cửa … Bà không cần gọi am chủ mà đã tự động hé cánh cửa tùng hờ hửng mở, thư thả đi những bước chân nhẹ nhàng vào đến tận cửa am. Bà cất tiếng gọi :
26/09/2019(Xem: 3291)
Thu đã sang mà lá chưa vàng. Những cành cao vẫn còn sum sê tán lá. Thời tiết có vẻ bất thường. Vài ngày trời nóng bức rồi lại vài ngày trời giá lạnh. Làn gió thu thổi hắt sương khuya vào cửa sổ làm rùng mình người dậy sớm. Chung trà độc ẩm, hoài niệm những mùa thu cũ. Nhớ những bạn bè, tri âm. Nhớ những ngày dài lao lung trong ngục thất chỉ vì lên tiếng chống lại điều ác. Điều ác, kẻ ác, giờ càng tăng nhiều hơn, tưởng chừng lấn áp hết lẽ thiện ở đời. Lặng nhìn bầu trời mờ mịt mây xám giăng. Có tiếng chim lạc lõng rơi vào thinh không làm chùng xuống nỗi buồn.
11/09/2019(Xem: 3174)
Ngày cuối tuần đầy hạnh phúc cho những người có giấc ngủ no say . Chủ Nhật tôi lại cần đồng hồ thức giấc để sửa soan đến Chùa Phổ Từ Ngồi điểm tâm lát bánh mì với bơ đậu phụng , kèm theo tách cà phê , tôi thấy tinh thần sảng khoái dù mở mắt hơi sớm , tuy còn 2 tiếng nữa mới ra khỏi nhà
10/09/2019(Xem: 10190)
Nghệ nhân Thiền Sư Thanh Trí Cao, Đạo hiệu Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, là một con người đa tài trên nhiều lãnh vực văn hóa nghệ thuật, một nhà thơ lớn của Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại. Những bài thơ của Hòa Thượng đã được những nhạc sỹ tên tuổi phổ nhạc, trở thành những bài Đạo Ca trong những dịp lễ lạc của Phật Giáo không thể thiếu vắng: Dòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền, Mẹ Là Phật, Phật Giáo Sứ Mệnh Hoà Bình, Thiền Hành, Chân Tâm Tỏ Bày... Nhà thơ Thanh Trí Cao đã đem đạo vào đời xuyên qua con đường của thi ca nghệ thuật, dâng hiến đến cho đời những đóa hoa giác ngộ tươi đẹp.
28/08/2019(Xem: 18918)
Bác Đào Văn Bình vừa gởi cho con một bài nhạc Phật mà bác đã sáng tác từ trong Trại Tù Hà Tây (Bắc Việt). Trước tấm chân tình đó, con viết lên bài thơ: Tịnh Độ Nằm Ở Trong Ta xin kính tặng bác và luôn xem bác như là một thiện tri thức trên con đường tu tập. Con: TT Tịnh Độ chẳng phải đâu xa Tâm ta thanh tịnh thấy ra rõ ràng Dù trong tù ngục bất an Vẫn không nhuốm bụi trần gian não phiền
27/08/2019(Xem: 10546)
Làm thế nào để hình dung về Phạm Công Thiện? Một lần tôi đã tự hỏi mình như thế. Và ngay lập tức trước mắt tôi hiện ra một cặp kính cận dày cộm và chòm tóc trắng phất phơ… Có lẽ, nếu vẽ vài nét trên giấy kiểu tốc hoạ thì thế như dường là đủ. Không, chưa đủ. Vậy thì nghe thêm giọng nói Nam bộ đặc biệt của anh. Hay là thêm khuôn mặt tròn, và đôi mắt thơ ngây…
27/08/2019(Xem: 10813)
Tôi đến thăm nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, người vừa ra mắt tập thơ thứ 13, “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian,” hôm 24 tháng 8 năm 2019, tại một quán cà phê trong vùng Little Saigon. Trông anh gầy đi sau nhiều lần giải phẫu tim và phải nằm tại viện điều dưỡng để được chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn. Nhưng nụ cười trên môi anh vẫn không hề suy suyển dù đôi mắt ngày càng ẩn kín sâu hơn trong cặp kính dày cộm. Cầm tập thơ mới tinh còn nóng hổi mà anh tặng, đang nhìn chầm chập vào hình b
17/08/2019(Xem: 3169)
Âu Châu nầy mỗi năm có 4 mùa rõ rệt. Đó là Xuân, Hạ, Thu và Đông. Mùa Xuân thường bắt đầu sau những tháng ngày lạnh giá của tháng Giêng, tháng Hai... Lúc ấy cây cỏ xanh tươi, cây cối đâm chồi nẩy lộc và muôn hoa đua sắc thắm. Chim đua nhau chuốt giọng trên cành, ong bướm tha hồ bay liệng đó đây để đón Chúa Xuân sang. Khung cảnh ở đây mấy mươi năm nay đều như thế. Mùa Hè bắt đầu với những đêm hầu như không bao giờ tối, và những ngày mới bắt đầu đón nhận ánh thái dương có khi từ hai hay ba giờ sáng cũng là chuyện thường tình. Nghe đâu ở Na Uy, thuộc miền Bắc của Âu Châu nầy, nhiều ngày mùa Hạ không có đêm tối. Nghĩa là khi mặt trời vừa lặn ở phía Tây thì kế đó mặt trời lại mọc lên ở phía Đông liền, khiến cho ai đó mới đến xứ nầy cũng sẽ ngỡ ngàng không ít.
25/07/2019(Xem: 9183)
Nhớ hồi vợ chồng tôi và hai đứa con nhỏ (một trong hai đứa còn nằm trong bụng mẹ, tháng thứ 6) xuất cảnh đi Mỹ. Vì trường hợp phụ nữ mang thai nên IOM (cơ quan di dân quốc tế) thu xếp cho riêng chúng tôi đi đường bay quá cảnh phi trường Kyoto Nhật Bản thay vì đường ghé Hàn quốc như những gia đình khác cùng đợt hồ sơ, như vậy chúng tôi sẽ được rút ngắn chuyến đi gần nửa ngày. Sự tử tế chu đáo và bất ngờ này của một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, ‘người dưng nước lã' hoàn toàn xa lạ, làm tôi cảm động. Tiền mua vé máy bay cho tất cả những di dân diện tị nạn đều do IOM cho vay trước, chúng tôi sẽ trả góp sau khi đã an toàn định cư ở quốc gia mới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]