Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản Đúc Kết Thành Tựu Sơ Bộ Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

25/05/202306:34(Xem: 4283)
Bản Đúc Kết Thành Tựu Sơ Bộ Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

thanh van tang-1
BẢN ĐÚC KẾT THÀNH TỰU SƠ BỘ

CÔNG TRÌNH PHIÊN DỊCH ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM

TỪ NGÀY 07 THÁNG 01 ĐẾN NGÀY 17 THÁNG 07 NĂM 2022

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni,
Kính thưa chư vị Thức giả, giáo sư, học giả, quý cư sĩ Phật tử, nhà văn, nhà báo.

Kính thưa liệt quý vị,

Hôm nay, nhân lễ giới thiệu sự thành tựu sơ bộ công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, và các kinh đã được ấn hành.

Bằng hạnh nguyện phụng sự, hay lý tưởng của người con Phật là thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, mà suốt một dòng lịch sử PGVN, chư vị lịch đại tổ sư đã hành hoạt và thi thiết lý tưởng thực dụng lợi tha ấy. Quên mình để được lợi người. Biết cái khó mà không từ nan, thấy cái chướng ngại mà nguyện san bằng, đem niềm vui đến cho tất cả, những mong Phật Pháp được bền vững, ngày một lan xa.

Sau nhiều năm tháng ôm ấp, hoài bão, trách nhiệm kế thừa từ Ban Phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam năm 1973, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã điện đàm với chư tôn đức Tăng trong Giáo Hội Thống Nhất (GHTN), Văn phòng Điều hợp Liên Châu, kể từ ngày Hòa thượng còn ở trong bệnh viện tại Nhật Bổn và sau đó trở về nước. Những tưởng trong bản đúc kết này, cũng xin nhắc lại vài điều duyên khởi để có được hai Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (2021) hôm nay.

Thứ nhất: Khởi xướng tinh thần tập hội của tứ chúng đệ tử Phật, để gìn giữ giềng mối, truyền trì mạng mạch Phật Pháp mà chư vị Tôn túc trong GHTN đã làm nhưng chưa hoàn mãn.


ht-nguyen-sieu
HT Thích Nguyên Siêu đọc báo cáo trong lễ giới thiệu thành tựu sơ bộ công trình phiên dịch ĐTKVN



a) Liên lạc thăm hỏi và kêu gọi tinh thần hòa hợp, ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ Phật sự. Trong lĩnh vực này, chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử đã đồng thuận và đồng hành theo sự chỉ đạo của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

b) Những cuộc họp đã diễn ra để thành lập: Hội Đồng Hoằng Pháp: Cơ cấu tổ chức theo một văn kiện, qua cuộc họp trực tuyến của GHPGVNTN Liên Châu ngày 20 tháng 04 năm 2021 đồng thời chỉ đạo:

  1. HT Thích Tuệ Sỹ đương nhiệm Cố Vấn chỉ đạo Hội Đồng Hoằng Pháp. 
  2. HT Thích Như Điển Chánh Thư Ký, HT Nguyên Siêu và HT Thích Bổn ĐạtPhó Thư Ký HĐHP. 
  3. Văn phòng của HĐHP đặt tại trụ sở của vị Chánh Thư Ký đương nhiệm. 
  4. Các thành viên HĐHP sẽ có văn thư thỉnh cầu bởi H.T. Cố vấn chỉ đạo.
    PL 2564- 25.04.2021.

Thứ hai: Các Ban ngành: 

  1. Ban Phiên dịch và Trước Tác
  2. Ban Truyền Bá Giáo Lý
  3. Ban Báo Chí và Xuất Bản
  4. Ban Bảo Trợ.

Qua Thông Bạch số: 10/VTT/VP. PL 2564 thì HĐHP GHPGVNTN, y cứ trên hai nguyên tắc khế lý và khế cơ:

  1. Về khế lý: Thành lập Ban phiên dịch và trước tác, tiếp nối sự nghiệp phiên dịch Thánh điển của Hội Đồng Phiên dịch Tam Tạng dưới sự chỉ đạo của viện Tăng Thống GHPGVNTN, được tổ chức qua hội thảo của chư tôn Trưởng lão tại viện Đại Học Vạn Hạnh, ngày 20-22/10/1973.
  2. Về khế cơ: Thành lập
    a: Ban truyền bá giáo lý.
    b: Ban báo chí và xuất bản
    c: Ban bảo trợ 

Các ban này cùng với sự đóng góp của các cư sĩ, có phận sự nghiên cứu tập quán và xu hướng tư duy của các thành phần xã hội, v.v…


I. Hội Đồng Chứng Minh Tăng Già Hoằng Pháp: 

  • Trưởng Lão H.T. Thích Thắng Hoan (Hoa Kỳ)
  • Trưởng Lão H.T. Thích Huyền Tôn (Úc Châu)
  • H.T. Thích Bảo Lạc (Úc Châu)
  • HT. Thích Tuệ Sỹ (Việt Nam)


II. Hội Đồng Hoằng Pháp: 
(Xin tóm lược)


a) Ban 
Phiên dịch và Trước tác:
Cố Vấn kiêm Trưởng Ban: HT. Thích Tuệ Sỹ (Việt Nam)
Phó Ban: HT. Thích Thiện Quang (Canada)
Phụ tá: Thượng Tọa Thích Như Tú (Thụy Sĩ)
Thư Ký: Đại Đức Thích Hạnh Giới (Đức)
Ban viên: Thượng Tọa Thích Tuệ Uyển (Hoa Kỳ), Đại Đức Thích Thanh An (Tích Lan), Ni Trưởng Thích Nữ Giới Châu (Hoa Kỳ), Ni Sư Thích Nữ Quảng Trạm (Pháp), Sư Cô Thích Nữ Giác Anh (Úc Châu), Cư Sĩ Hạnh Cơ (Canada), v.v…


b) Ban truyền bá giáo lý:
Cố vấn: Trưởng lão HT. Thích Thắng Hoan
Trưởng ban: H.T Thích Thái Siêu
Phó ban: HT. Thích Bổn Đạt (Canada)
Phó ban: HT. Thích Trường Sanh (Úc châu)
Phó ban: HT. Thích Tâm Huệ (Âu châu)
Phó ban: T.T. Thích Thiện Duyên (Hoa Kỳ)
Thư Ký: Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn (Đức)
Ban viên: HT. Thích Nhựt Huệ (Hoa Kỳ), TT. Thích Hoằng Khai (Na Uy), TT. Thích Giác Tín (Úc châu), TT. Thích Thiện Long (Hoa Kỳ), TT. Thích Thiện Trí (Hoa Kỳ), TT. Thích Đạo Tỉnh (Hoa Kỳ), TT. Thích Chúc Đại (Hoa Kỳ), Sư cô Thích Thông Niệm (Canada), Sư cô Thích Tịnh Nghiêm (Hoa Kỳ)… cùng chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni thành viên Hội Đồng Hoằng Pháp (sẽ cung thỉnh tham gia theo nhu cầu hoằng pháp của từng châu lục, quốc gia), v.v…


c) Ban Báo Chí và Xuất bản:
Trưởng Ban: Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu)
Phó Ban: TT Thích Hạnh Tuệ, Cư Sĩ Tâm Quang – Vĩnh Hảo (Hoa Kỳ)
Thư Ký: Cư Sĩ Tâm Thường Định – Bạch Xuân Phẻ (Hoa Kỳ)
Ban viên: Cư Sĩ Tâm Huy – Huỳnh Kim Quang (Hoa Kỳ), Cs. Quảng Tường – Lưu Tường Quang, Cs. Nguyên Đạo Văn Công Tuấn (Đức), Cs. Nguyên Trí – Nguyễn Hòa (Đức), Cs. Quảng Trà – Nguyễn Thanh Huy, Cs. Quảng Anh – Lê Ngọc Hân (Úc), Cs. Thanh Phi – Nguyễn Ngọc Yến (Úc châu), v.v…


d) Ban bảo trợ:
Cố Vấn: TT. Thích Trường Phước (Canada)
Trưởng Ban: Thượng Tọa Thích Tâm Hòa (Canada)
Phó Ban Úc Châu: Thượng Tọa Thích Tâm Phương (Úc Châu)
Phó Ban Âu Châu: Thượng Tọa Thích Quảng Đạo (Pháp), Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước (Đức)
Phó Ban Châu Mỹ: Ni Sư Thích Nữ Diệu Tánh (Hoa Kỳ), TT. Thích Thường Tịnh (Hoa Kỳ)
Phụ tá: ĐĐ. Thích Thông Giới (Canada), Sư Cô Thích Nữ Thông Tịnh (Canada)
Thủ Quỹ: Ni Sư Thích Nữ Bảo Quang (Canada)
Thư Ký: Ni Sư Thích Nữ Đức Nghiêm (Canada).

PL 2564, năm Tân Sửu ngày 10 tháng 05 năm 2021.
Ký tên (thành lập): Bỉnh Pháp Tỳ Kheo Thích Tuệ Sỹ. 


III.   Hội Đồng Phiên Dịch 
Tam Tạng Lâm Thời (Đại Tạng Kinh Việt Nam): 

Thành phần nhân sự:

Một số nhân sự của HĐHP được cung thỉnh tham gia HĐ Phiên dịch Tam Tạng Lâm Thời dưới sự cố vấn của Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và Chủ tịch Hội đồng là HT Thích Tuệ Sỹ.

Chúng ta đã thấy và nghe nỗi niềm ôm ấp Phật Pháp, và hạnh nguyện dấn thân phụng sự công trình phiên dịch Đại Tạng Việt Nam mà HT Chủ tịch đã tha thiết gửi gấm, nhắn nhủ đến Tăng Ni trẻ như trong bức Tâm thư; tưởng chừng chúng ta cũng nên nghe lại: (trích) “Hy vọng mong manh là một số ít các Thầy Cô trẻ, những vị chưa bị mê hoặc bởi các giá trị thế tục, chưa bị ô nhiễm bởi địa vị vinh quang được thế quyền phong tặng; những vị mà sơ tâm xuất gia chưa biến thành đồng ruộng hoang hóa, tạm đủ để gọi là ruộng phước cho nhiều người; những vị ấy sẽ bằng nghị lực tinh tấn, tự ý thức sứ mệnh của người xuất gia, cùng một thầy học, cùng hòa hiệp như nước với sữa, kế thừa những gì Thầy Tổ tâm nguyện mà chưa hoàn thành, giữ sáng ngọn đuốc Chánh Pháp trong đêm trường sinh tử tối tăm, giữ sáng và thắp sáng ngọn đuốc bao dung, nhân ái để trao truyền cho các thế hệ tiếp nối. Vì sự thanh bình phúc lạc của dân tộc, vì sự hạnh phúc an lạc của nhiều người, của muôn sinh.” (hết trích)

Cẩn chí Phật lịch 2565, Tân Sửu 20.05.2021
Cố vấn Chỉ Đạo HĐHP.
Ký tên (thành lập): Thiện Thệ Tử Thích Tuệ Sỹ 

Từ những ân tình thiết thực, tâm nguyện chân thành, phụng hiến của HT. Cố vấn mà toàn thể thành viên của hai Hội đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch đã cật lực làm việc bằng khả năng của mình: liên lạc, trao đổi, thỉnh ý để cho công việc được thành tựu tốt đẹp. Chúng ta hãy lướt qua trong thời gian 6 tháng hay hơn 6 tháng mà thấy được sự thành tựu sơ bộ, để ngày hôm nay, tất cả chúng ta có mặt nơi đây. Từ trên Giáo sư Cố vấn Trí Siêu, HT. Chủ Tịch Tuệ Sỹ, có thể nói tuổi đã già sức đã yếu cộng thêm bệnh hoạn, nhưng cứ mãi miệt mài, trì chí, như là lời sám nguyện: “Con dốc lòng vì Đạo hy sinh.” Quả thật như vậy, để có được thành quả sơ bộ của ngày hôm nay. HT. Chánh Thư Ký Thích Như Điển, gánh trọng trách điều họp hai Hội Đồng làm việc nhịp nhàng, gửi văn thư đi, nhận văn thư đến, như là con thoi hai đầu nhuần nhuyễn, đây chính là tánh đức Từ Bi, hay là Tâm nguyện phụng hành để cho Phật Pháp được trường lưu, hay gần hơn là Phật sự của hai Hội Đồng được hanh thông thành tựu viên mãn.


Song song với sự cần mẫn tinh chuyên, đóng góp bằng tấm lòng chân thành trong việc phiên dịch Đại Tạng trong nước có H.T. Thích Thái Hòa, Phó Thư ký quốc nội, HT. Thích Đức Thắng. TT. Thích Nguyên Hiền, T.T. Thích Nhuận Châu, ĐĐ. Thích Nhuận Thịnh, Cư Sĩ Đạo Sinh Phan Minh Trị, … Ngoài nước có HT. Thích Đỗng Tuyên (viên tịch) và Cư Sĩ Trí Việt – Đỗ Quốc Bảo.


Uỷ ban chứng nghĩa chuyết văn: trong nước có Đại đức Thích Nhuận Thịnh, Cư Sĩ Đạo Sinh Phan Minh Trị; ở hải ngoại có H.T. Thích Thiện Quang (Canada). T.T. Thích Nguyên Tạng (Úc), Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang & Cư Sĩ Tâm Quang- Vĩnh Hảo (Hoa Kỳ).

Chúng ta phóng tầm nhìn qua các Ban thì thấy thành tựu sơ bộ, nhưng đáng kể, ấy là nền tảng, được trù bị ngang qua các quốc gia, châu lục đều có hiện diện và đóng góp tích cực qua 4 Ban: Trước tác & Phiên dịch, Truyền Bá Giáo Lý, Báo Chí & Xuất Bản và Bảo Trợ.

Song song với công trình đào tạo nhân sự có nghĩa là tô bồi thêm kiến thức Phật học để đầu tư cho sự phiên dịch Đại Tạng mai sau, thì lớp Phạn ngữ sơ cấp của Tiến Sĩ Đỗ Quốc Bảo đang hướng dẫn Chư Tăng Ni và Phật tử trẻ đã diễn ra một cách tốt đẹp. Giáo sư nói trong buổi họp Trực tuyến của lớp Phạn văn sơ cấp 2021 – 2022: “Trong khoảng thời gian này, chúng tôi đã nhận được hơn 100 điện thư hỏi chi tiết về khóa học, để rồi cuối cùng có trên 60 vị đăng ký học… 60 học viên này được phân thành 6 lớp với thời gian học được phân chia từ thứ hai đến thứ năm…” (hết trích). Như vậy, chúng ta thấy sự tích cực giảng dạy của Giáo sư Đỗ Quốc Bảo cũng như sự nỗ lực học tập của Chư Tăng Ni và Cư Sĩ, cho phép chúng ta hy vọng một tương lai gần, lớp học Phạn ngữ này sẽ cung ứng một thế hệ người có đủ ngôn ngữ để sưu tra, khảo nghiệm cho công trình phiên dịch Đại tạng, mà HT. Chủ tịch đã hết lòng quan tâm, sách tấn khích lệ. Hòa thượng từng nói “vấn đề phiên dịch ngày nay không thể không biết tiếng Phạn, nếu không biết tiếng Phạn chắc chắn không thể dịch đúng được…” (hết trích).

III. Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam: 

Cho đến hôm nay, chúng ta đã in được Thanh Văn Tạng gồm:
A. Kinh đã thực hiện xong:

1. Kinh Bộ:

    • Kinh Trường A-hàm (2 quyển) + 1 Tổng Lục,
    • Kinh Trung A-hàm (4 quyển) + 1 Tổng Lục,
    • Kinh Tạp A-hàm (3 quyển) + 1 Tổng Lục,
    • Kinh Tăng Nhất A-hàm (3 quyển) + 1 Tổng Lục.

2. Luật Bộ:

    • Luật Tứ Phần (4 quyển) + 1 Tổng Lục,
    • Luật Tứ Phần Giới Bổn – Yết-ma – Bách Nhất Yết-ma – Căn bản thuyết Nhất thiết hữu bộ Tì-nại-da sự,

3. Luận Bộ:

    • A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (3 quyển),
    • A-tỳ-đạt-ma Tập Dị Môn Túc Luận,
    • A-tỳ-đạt-ma Pháp Uẩn Túc Luận,

4. Tạp Bộ:

    • Lục Độ Tập Kinh,
    • Kinh Hiền Ngu

Các bản báo cáo:

1. Ban Báo Chí Xuất Bản:
Cư Sĩ Tâm Thường Định- Bạch Xuân Phẻ, Thư ký

a) Sách đã xuất bản:
Ban Báo Chí & Xuất Bản đã tận tâm đọc lại bản in, dàn trang, thiết kế bìa và xuất bản các đầu sách sau đây trong vòng một năm qua:

  1. Pháp Diệt Tránh – Thích Nguyên Chứng (Thích Tuệ Sỹ); (tháng 7/2021)
  2. Yết Ma Yếu Chỉ – Thích Trí Thủ, Thích Nguyên Chứng; (tháng 8/2021)
  3. Phật Lý Căn Bản – Thích Đức Thắng; (tháng 8/ 2021)
  4. Tổng Quan Về Nghiệp – Thích Tuệ Sỹ; (tháng 9/2021)
  5. Thiền Định Phật Giáo | Khởi Nguyên Và Ảnh Hưởng – Thích Tuệ Sỹ; (tháng 1/2022)
  6. Đại Đường Tây Vực Ký – Thích Như Điển & Nguyễn Minh Tiến dịch (tháng 1. 2022)
  7. Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển PG Nguyên Thủy – Thích Nguyên Siêu (tháng 5.2022)
  8. Kỷ Yếu Đại Hội Hoằng Pháp (tháng 5.2022)

b) Trang nhà Hội Đồng Hoằng Pháp:

  • Hoạt động chính thức ngày 02 tháng 06 năm 2021. Số lượng bài đăng đến hiện nay là 843 bài.
  • Lượt truy cập 126,572
  • Lượt truy cập hằng ngày, bình thường 260 lượt. Có lúc lên tới 870 lượt. Hiện có 33,150 users và 33,630 new users khắp nơi trên thế giới.

2. Ban Truyền Bá Giáo Lý:

Dưới sự cố vấn và điều hành của HT. Thích Đỗng Tuyên, Trưởng Ban, đã điều hợp tổ chức được các Chương trình Tu học Online hàng tháng thành công, tốt đẹp.


Ban Truyền Bá Giáo Lý Hoa Kỳ dưới sự chỉ đạo của HT. Thích Đỗng Tuyên (nay đã khuyết tịch) và Phó Ban là TT. Thích Thiện Duyên đã lập Zoom Phật Pháp, có tên là Bụt Đà Hạnh, hướng dẫn tu tập online liên tục từ tháng 01 đến tháng 7.2022, và vẫn đang tiến hành các khóa tu tập trong những tháng tới.


Ban Truyền Bá Giáo Lý Âu châu dưới sự chỉ đạo của HT. Thích Tâm Huệ và điều hợp của TT. Thích Hạnh Tấn đã tổ chức các Khóa tu tập Online liên tục từ tháng 01.2022 đến tháng 7.2022 và đang tiếp tục cho các tháng sắp tới.

Các Ban TBGL đang nghiên cứu mở rộng chương trình học Phật Online đến thính giả và Phật tử người bản xứ; và điều này rất cần sự tham gia của chư vị Tăng Ni trẻ có trình độ Phật Pháp lẫn ngoại ngữ mới có thể thực hiện hoàn mỹ cho chương trình.

Ban Truyền Bá Giáo Lý nay đã cung thỉnh HT. Thích Nguyên Siêu thay thế HT. Thích Đỗng Tuyên (khuyết tịch tháng 03.2022) làm Trưởng Ban.

3. Tổng kết thành quả một năm qua của Ban Bảo Trợ
TT Thích Tâm Hoà, Trưởng Ban
Từ tháng 07, 2021 đến tháng 07, 2022:

  • Tiền Canada tổng thu: 177,657 CAD
  • Tiền Mỹ: 47,270 USD
  • Tiền Úc: $7,000 đô AUD
  • Tiền Âu Châu: 48,700 EUR


Tịnh tài cúng dường của thập phương đã được Ban Bảo Trợ đã cung ứng cho tất cả các chi phí sinh hoạt của các Ban thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp, nhất là Ban Báo Chí & Xuất Bản: đã xuất bản 8 tác phẩm Phật học; trang trải kinh phí hàng tháng cho việc quản trị và điều hành website Hoằng Pháp cũng như các hoạt động chuyên môn của ban kỹ thuật, ấn hành.


Ngoài ra, cần ghi nhận thành quả đặc biệt từ chư tôn đức Tăng Ni thuộc GHPGVNTN Âu châu đã tận tâm ủng hộ, cúng dường để hình thành lớp học Phạn ngữ, do Gs. Trí Việt Đỗ Quốc Bảo giảng dạy, khai giảng ngày 13.9.2021 với trên 60 học viên Tăng Ni và Cư sĩ tham dự. Đứng trên danh nghĩa Ban Bảo Trợ Hoằng Pháp Âu Châu, lớp chuyên khoa Phạn ngữ này được kỳ vọng sẽ cung ứng một số dịch giả tiếng Phạn cho Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Kinh tương lai.


Như thế đó, chúng ta thấy lượng người tập chú vào sự hoạt động, cũng như các thành quả mà 2 Hội Đồng đang có là một ảnh hưởng nghiêm túc.

Từ những thành quả sơ bộ được nêu trên, để tiến hành in ấn Đại Tạng Kinh mà HĐHP đã tích cực làm việc không ngừng.

Để có được nguồn tịnh tài cung ứng cho việc ấn hành, HĐHP đã tiến hành mở trương mục ngân hàng cho Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam. Hội Trưởng HT Thích Nguyên Siêu, Thư Ký: T.T Thích Hạnh Tuệ. Thủ Quỹ: Cư Sĩ Tâm Quang- Vĩnh Hảo. Kể từ ngày đó cho đến nay, có các tự viện Tăng Ni, Cư Sĩ Phật tử phát tâm ủng hộ, mà cư sĩ Tâm Quang- Vĩnh Hảo thủ quỹ đã làm việc tốt trong công việc này. Hy vọng rằng HĐ Phiên dịch Đại Tạng Kinh yên lòng mà không quá lo lắng về tài chánh để in Đại Tạng. Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam cũng đã xuất quỹ để trang trải ấn phí, cước phí để in và upload 29 bộ Kinh-Luật-Luận thuộc Thanh Văn Tạng trên Amazon trước Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ hôm nay. Mặt khác, Ban Ấn Hành ĐTKVN với vị Trưởng ban: TT. Thích Hạnh Viên, Phó ban Cư Sĩ Nguyên Đạo- Văn Công Tuấn; đặc trách phát hành: Ni Sư Thích Nữ Quảng Trạm; đặc trách ấn loát: Cư Sĩ Tâm Thường Định – Bạch Xuân Phẻ và Cư Sĩ Nhuận Pháp – Trần Nguyễn Nhị Lâm; đặc trách kỹ thuật: Cư Sĩ Quảng Pháp- Trần Minh Triết và Cư Sĩ Quảng Hạnh Tuệ – Nguyễn Lê Trung Hiếu… đã và đang nỗ lực với khả năng và thời giờ để Đại tạng được in ra, có chất lượng, thanh nhã, làm đẹp lòng người đọc và nghiên cứu kinh điển.

Bản đúc kết trong thời gian làm việc của Hai Hội Đồng, ngang qua các lĩnh vực:

  • Thứ nhất: Nhân sự của các Ban tích cực phụng hành Phật sự nghiêm chỉnh.
  • Thứ hai: Điều hành công việc trôi chảy hữu hiệu
  • Thứ ba: Tâm thành làm việc của 2 Hội Đồng tương kính, tương thuận.
  • Thứ tư: Phát tâm cúng dường tịnh tài của chư vị hảo tâm hộ pháp thu hoạch kết quả tốt.
  • Thứ năm: Phát tâm ấn Đại Tạng Kinh cho người thỉnh nghiên cứu, thọ trì.
  • Thứ sáu: Đền ơn lịch Đại Tổ Sư, các bậc kỳ túc.   


Cuối cùng, cho phép chúng tôi được trích lời nói của Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát làm kết từ cho bài đúc kết này: “Dịch Đại Tạng Kinh phải mang tính Hàn lâm quốc tế… chúng ta phải bám sát vào chữ Hán để dịch thành Đại Tạng kinh Phật Giáo Việt Nam. Chúng ta phải nhớ ơn các bậc Tôn túc, lịch Đại Tổ Sư để tiếp tục dịch Đại Tạng Kinh P.G.V.N., vì ‘Con hơn cha là nhà có phúc’.”

Trân trọng kính đảnh lễ chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, quý học giả, giáo sư, thiện hữu trí thức Phật tử. Kính chúc quý ngài và toàn thể liệt quý vị luôn khỏe mạnh, an lạc trong cuộc sống.

San Diego, ngày 16, tháng 07 năm 2022
Phó Thư Ký
Thích Nguyên Siêu
 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2017(Xem: 2779)
Ta xin thắp ngọn đèn lên Đức Phật Chiếu vào lòng sáng cả nét thương yêu Cho thêm vui nguồn sống dưới nắng chiều Giữa cơn gió từ bi lan rộng mãi . Ta đã dứt từ bao năm tranh cải Để cho lòng nhẹ bớt cõi hơn thua Để lắng nghe trở lại tiếng chuông chùa Giữa đêm vắng bao mùa sương tuyết đổ .
07/02/2017(Xem: 12011)
Ơi dòng Hương hỡi dòng Hương Hiển linh mong chỉ hộ đường giúp ta Phải chăng thị hiện đó mà Mười phương là một – Một là mười phương Lê Sa Đà đã nói như thế, về quê hương mình. Sông Hương, núi Ngự là nơi chốn thi sỹ sinh ra đời, từ năm 1946. Suốt một thời thanh xuân rực rỡ, thở nồng nàn, mát rượi, dưới mái trường Quốc Học, chàng thi sỹ mơ màng, lãng đãng chạy theo những tà áo trắng như đàn bướm của các nàng nữ sinh Đồng Khánh bay lượn trong nắng vàng, lấp lánh long lanh… Từ cái đẹp sơ nguyên, thanh thoát đó, vô tình đã xui khiến chàng tuổi trẻ sớm cưu mang, hàm dưỡng và tựu thành một hồn thơ say đắm, đầy nhạy cảm giữa mười phương trời lữ thứ...
05/02/2017(Xem: 3585)
Lẽ thật cuộc đời vốn là không Chẳng có chi mô phải mất lòng Không ai gây khổ cho mình cả Mê muội đến từ thiếu hiểu thông .
13/01/2017(Xem: 5332)
Tổng thống Barack Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng tại thành phố quê nhà Chicago vào tối ngày 10/1, tức sáng ngày 11/1 giờ Hà Nội. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của ông: "Xin chào Chicago Thật vui khi trở về nhà. Cảm ơn tất cả mọi người. Michelle và tôi cảm thấy rất xúc động vì những lời chúc mà các bạn đã gửi tới chúng tôi trong hai tuần qua. Nhưng tối nay, đến lượt tôi nói lời cảm ơn. Dù chúng ta đã từng nhìn hòa thuận hay không hề đồng tình với nhau, những cuộc trao đổi giữa tôi với các bạn - người dân nước Mỹ, trong các phòng khách, nông trại, nhà máy, các bữa tiệc hay những tiền đồn quân sự xa xôi, đã giúp tôi trung thực, giúp tôi có nguồn cảm hứng và tiếp tục công việc. Mỗi ngày tôi đều học được từ các bạn.
07/01/2017(Xem: 3654)
Khi ngọn gió chớm đông thỉnh thoảng thổi qua những cụm rừng trong và ngoài thành phố, nhất là những vùng Bắc và Đông Bắc Mỹ, những chiếc lá diễm màu chín mộng cuối thu cũng đã lần lượt trở về cội xưa, tiếp theo qua những cơn gió hối hả, để lại cái cảnh cây đứng trơ cành khẳng khiu giữa bạt ngàn sương khói, tựa như những dãy san hô khổng lồ trên mặt đất, trên núi đồi, như báo hiệu mùa đông đang đến và rồi đã đến, còn có những cơn mưa cuối thu xối xả như dành một ít nước dinh dưỡng cho cây, cho cỏ, cho muôn hoa vào những tháng ngày giá băng tuyết phủ.
07/01/2017(Xem: 5443)
Tuệ Sĩ – Người gầy trên quê hương điêu tàn. Tuệ Sĩ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sĩ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng. Những hình dung từ tiêu biểu cho một con người như còn lãng vãng đâu đó, náu mình trong khói đá. Ẩn hiện trên khói sóng. Nhấp nhô trên những lượng nước bạc đầu của đại dương. Hiển hiện trên quê hương điêu tàn. Núp sâu trong lòng người khốn khó. Ngày cũng như đêm luôn có ở những nơi đó. Có như một linh hồn mục nát, đọa đày giữa muôn triệu linh hồn đau thương, gầy guộc. Luôn kêu gào thấu trời xanh, nhưng những kẻ quyền uy tham vọng ở nơi đó vẫn bịt tai, nhắm mắt như loài khỉ nhảy nhót trên cành cây vô lương tri. Như bầy thú hoang dẫm nát núi rừng nơi chúng ở. Một vì sao sáng ở phương đông để dẫn lối cho các vì sao lạc hướng. Cả bầu trời đen ngòm, thăm thẳm u minh, bao trùm muôn vật, gục đầu trong tuyệt vọng.
20/12/2016(Xem: 6958)
Lại thêm một mùa xuân về trên xứ người, nếu đếm trên đầu ngón tay sợ rằng phải cần thêm một bàn tay nữa mới đủ số. Vậy trong khoảng thời gian dài đằng đẳng ấy, người viết này đã làm gì cho đồng bào, “dân tộc“ đau khổ tại quê nhà. Hay lại chỉ mải lo chuyện “vinh thân phì da“ hưởng cuộc đời phước báu tại xứ sở được tạm gọi là “thiên đường“ này. Ấy! Các bạn không biết chứ! Chúng tôi, một “đạo quân tóc dài“ mới thành lập một nhóm lấy tên là “Văn bút đánh trâu“ (cấm nói lái), quy tụ những cây bút “lừng danh“ từ xưa đến giờ chỉ chuyên viết lưu bút ngày xanh hay chuyện tình diễm lệ cỡ Quỳnh Dao, sau viết cho báo Chùa nên đổi thành những bài tường thuật các khóa tu. Một lực lượng hùng hậu như thế mà chuyển hướng viết về đề tài Đánh Trâu thì nhất định sẽ bẻ gẫy sừng trâu phải không các bạn?
14/12/2016(Xem: 13261)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
03/12/2016(Xem: 10352)
Sau nhiều năm nghiên cứu Kinh Dịch bị nhận lầm là của Trung Hoa, tôi phát hiện Trung Thiên Đồ được ẩn dấu trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, mà đồ này đặc biệt lại là chìa khóa để viết Kinh Dịch, nếu giảng Kinh Dịch theo phương vị Hậu Thiên Đồ như cách làm của các Dịch học gia Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại thì sẽ khiến cho Quái từ, Hào từ trong kinh văn trở nên khó hiểu, rời rạc, đứt đoạn. Ngược lại nếu giảng theo phương vị Trung Thiên Đồ thì câu chữ hóa thành sáng sủa, mạch lạc, mỗi quẻ là một bản văn hoàn chỉnh, liên ý với nhau. Trung Thiên Đồ chính là chứng từ duy nhất để chứng minh Kinh Dịch là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam.
03/12/2016(Xem: 4030)
Tản mạn về năm Dậu - *rơ(ka) - gà (phần 14A) Nguyễn Cung Thông Phần này viết về năm con gà (Dậu), tiếp theo1 phần 14 "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Dậu - *rơ(ga) - gà (phần 14)", chú trọng đến các dạng khác nhau của danh từ gà cũng như tại sao loài gia cầm này giữ một vị trí đặc biệt trong 12 con giáp Á Châu. Các âm thanh của gia cầm rất quen thuộc với con người - từ ngàn năm qua - là tiếng chó sủa, tiếng gà gáy và mèo kêu meo meo ... Chỉ có tiếng gà gáy đã ghi lại nhiều dấu ấn trong văn hóa và ngôn ngữ vì có khả năng liên h
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]