Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản Đúc Kết Thành Tựu Sơ Bộ Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

25/05/202306:34(Xem: 4320)
Bản Đúc Kết Thành Tựu Sơ Bộ Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

thanh van tang-1
BẢN ĐÚC KẾT THÀNH TỰU SƠ BỘ

CÔNG TRÌNH PHIÊN DỊCH ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM

TỪ NGÀY 07 THÁNG 01 ĐẾN NGÀY 17 THÁNG 07 NĂM 2022

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni,
Kính thưa chư vị Thức giả, giáo sư, học giả, quý cư sĩ Phật tử, nhà văn, nhà báo.

Kính thưa liệt quý vị,

Hôm nay, nhân lễ giới thiệu sự thành tựu sơ bộ công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, và các kinh đã được ấn hành.

Bằng hạnh nguyện phụng sự, hay lý tưởng của người con Phật là thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, mà suốt một dòng lịch sử PGVN, chư vị lịch đại tổ sư đã hành hoạt và thi thiết lý tưởng thực dụng lợi tha ấy. Quên mình để được lợi người. Biết cái khó mà không từ nan, thấy cái chướng ngại mà nguyện san bằng, đem niềm vui đến cho tất cả, những mong Phật Pháp được bền vững, ngày một lan xa.

Sau nhiều năm tháng ôm ấp, hoài bão, trách nhiệm kế thừa từ Ban Phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam năm 1973, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã điện đàm với chư tôn đức Tăng trong Giáo Hội Thống Nhất (GHTN), Văn phòng Điều hợp Liên Châu, kể từ ngày Hòa thượng còn ở trong bệnh viện tại Nhật Bổn và sau đó trở về nước. Những tưởng trong bản đúc kết này, cũng xin nhắc lại vài điều duyên khởi để có được hai Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (2021) hôm nay.

Thứ nhất: Khởi xướng tinh thần tập hội của tứ chúng đệ tử Phật, để gìn giữ giềng mối, truyền trì mạng mạch Phật Pháp mà chư vị Tôn túc trong GHTN đã làm nhưng chưa hoàn mãn.


ht-nguyen-sieu
HT Thích Nguyên Siêu đọc báo cáo trong lễ giới thiệu thành tựu sơ bộ công trình phiên dịch ĐTKVN



a) Liên lạc thăm hỏi và kêu gọi tinh thần hòa hợp, ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ Phật sự. Trong lĩnh vực này, chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử đã đồng thuận và đồng hành theo sự chỉ đạo của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

b) Những cuộc họp đã diễn ra để thành lập: Hội Đồng Hoằng Pháp: Cơ cấu tổ chức theo một văn kiện, qua cuộc họp trực tuyến của GHPGVNTN Liên Châu ngày 20 tháng 04 năm 2021 đồng thời chỉ đạo:

  1. HT Thích Tuệ Sỹ đương nhiệm Cố Vấn chỉ đạo Hội Đồng Hoằng Pháp. 
  2. HT Thích Như Điển Chánh Thư Ký, HT Nguyên Siêu và HT Thích Bổn ĐạtPhó Thư Ký HĐHP. 
  3. Văn phòng của HĐHP đặt tại trụ sở của vị Chánh Thư Ký đương nhiệm. 
  4. Các thành viên HĐHP sẽ có văn thư thỉnh cầu bởi H.T. Cố vấn chỉ đạo.
    PL 2564- 25.04.2021.

Thứ hai: Các Ban ngành: 

  1. Ban Phiên dịch và Trước Tác
  2. Ban Truyền Bá Giáo Lý
  3. Ban Báo Chí và Xuất Bản
  4. Ban Bảo Trợ.

Qua Thông Bạch số: 10/VTT/VP. PL 2564 thì HĐHP GHPGVNTN, y cứ trên hai nguyên tắc khế lý và khế cơ:

  1. Về khế lý: Thành lập Ban phiên dịch và trước tác, tiếp nối sự nghiệp phiên dịch Thánh điển của Hội Đồng Phiên dịch Tam Tạng dưới sự chỉ đạo của viện Tăng Thống GHPGVNTN, được tổ chức qua hội thảo của chư tôn Trưởng lão tại viện Đại Học Vạn Hạnh, ngày 20-22/10/1973.
  2. Về khế cơ: Thành lập
    a: Ban truyền bá giáo lý.
    b: Ban báo chí và xuất bản
    c: Ban bảo trợ 

Các ban này cùng với sự đóng góp của các cư sĩ, có phận sự nghiên cứu tập quán và xu hướng tư duy của các thành phần xã hội, v.v…


I. Hội Đồng Chứng Minh Tăng Già Hoằng Pháp: 

  • Trưởng Lão H.T. Thích Thắng Hoan (Hoa Kỳ)
  • Trưởng Lão H.T. Thích Huyền Tôn (Úc Châu)
  • H.T. Thích Bảo Lạc (Úc Châu)
  • HT. Thích Tuệ Sỹ (Việt Nam)


II. Hội Đồng Hoằng Pháp: 
(Xin tóm lược)


a) Ban 
Phiên dịch và Trước tác:
Cố Vấn kiêm Trưởng Ban: HT. Thích Tuệ Sỹ (Việt Nam)
Phó Ban: HT. Thích Thiện Quang (Canada)
Phụ tá: Thượng Tọa Thích Như Tú (Thụy Sĩ)
Thư Ký: Đại Đức Thích Hạnh Giới (Đức)
Ban viên: Thượng Tọa Thích Tuệ Uyển (Hoa Kỳ), Đại Đức Thích Thanh An (Tích Lan), Ni Trưởng Thích Nữ Giới Châu (Hoa Kỳ), Ni Sư Thích Nữ Quảng Trạm (Pháp), Sư Cô Thích Nữ Giác Anh (Úc Châu), Cư Sĩ Hạnh Cơ (Canada), v.v…


b) Ban truyền bá giáo lý:
Cố vấn: Trưởng lão HT. Thích Thắng Hoan
Trưởng ban: H.T Thích Thái Siêu
Phó ban: HT. Thích Bổn Đạt (Canada)
Phó ban: HT. Thích Trường Sanh (Úc châu)
Phó ban: HT. Thích Tâm Huệ (Âu châu)
Phó ban: T.T. Thích Thiện Duyên (Hoa Kỳ)
Thư Ký: Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn (Đức)
Ban viên: HT. Thích Nhựt Huệ (Hoa Kỳ), TT. Thích Hoằng Khai (Na Uy), TT. Thích Giác Tín (Úc châu), TT. Thích Thiện Long (Hoa Kỳ), TT. Thích Thiện Trí (Hoa Kỳ), TT. Thích Đạo Tỉnh (Hoa Kỳ), TT. Thích Chúc Đại (Hoa Kỳ), Sư cô Thích Thông Niệm (Canada), Sư cô Thích Tịnh Nghiêm (Hoa Kỳ)… cùng chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni thành viên Hội Đồng Hoằng Pháp (sẽ cung thỉnh tham gia theo nhu cầu hoằng pháp của từng châu lục, quốc gia), v.v…


c) Ban Báo Chí và Xuất bản:
Trưởng Ban: Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu)
Phó Ban: TT Thích Hạnh Tuệ, Cư Sĩ Tâm Quang – Vĩnh Hảo (Hoa Kỳ)
Thư Ký: Cư Sĩ Tâm Thường Định – Bạch Xuân Phẻ (Hoa Kỳ)
Ban viên: Cư Sĩ Tâm Huy – Huỳnh Kim Quang (Hoa Kỳ), Cs. Quảng Tường – Lưu Tường Quang, Cs. Nguyên Đạo Văn Công Tuấn (Đức), Cs. Nguyên Trí – Nguyễn Hòa (Đức), Cs. Quảng Trà – Nguyễn Thanh Huy, Cs. Quảng Anh – Lê Ngọc Hân (Úc), Cs. Thanh Phi – Nguyễn Ngọc Yến (Úc châu), v.v…


d) Ban bảo trợ:
Cố Vấn: TT. Thích Trường Phước (Canada)
Trưởng Ban: Thượng Tọa Thích Tâm Hòa (Canada)
Phó Ban Úc Châu: Thượng Tọa Thích Tâm Phương (Úc Châu)
Phó Ban Âu Châu: Thượng Tọa Thích Quảng Đạo (Pháp), Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước (Đức)
Phó Ban Châu Mỹ: Ni Sư Thích Nữ Diệu Tánh (Hoa Kỳ), TT. Thích Thường Tịnh (Hoa Kỳ)
Phụ tá: ĐĐ. Thích Thông Giới (Canada), Sư Cô Thích Nữ Thông Tịnh (Canada)
Thủ Quỹ: Ni Sư Thích Nữ Bảo Quang (Canada)
Thư Ký: Ni Sư Thích Nữ Đức Nghiêm (Canada).

PL 2564, năm Tân Sửu ngày 10 tháng 05 năm 2021.
Ký tên (thành lập): Bỉnh Pháp Tỳ Kheo Thích Tuệ Sỹ. 


III.   Hội Đồng Phiên Dịch 
Tam Tạng Lâm Thời (Đại Tạng Kinh Việt Nam): 

Thành phần nhân sự:

Một số nhân sự của HĐHP được cung thỉnh tham gia HĐ Phiên dịch Tam Tạng Lâm Thời dưới sự cố vấn của Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và Chủ tịch Hội đồng là HT Thích Tuệ Sỹ.

Chúng ta đã thấy và nghe nỗi niềm ôm ấp Phật Pháp, và hạnh nguyện dấn thân phụng sự công trình phiên dịch Đại Tạng Việt Nam mà HT Chủ tịch đã tha thiết gửi gấm, nhắn nhủ đến Tăng Ni trẻ như trong bức Tâm thư; tưởng chừng chúng ta cũng nên nghe lại: (trích) “Hy vọng mong manh là một số ít các Thầy Cô trẻ, những vị chưa bị mê hoặc bởi các giá trị thế tục, chưa bị ô nhiễm bởi địa vị vinh quang được thế quyền phong tặng; những vị mà sơ tâm xuất gia chưa biến thành đồng ruộng hoang hóa, tạm đủ để gọi là ruộng phước cho nhiều người; những vị ấy sẽ bằng nghị lực tinh tấn, tự ý thức sứ mệnh của người xuất gia, cùng một thầy học, cùng hòa hiệp như nước với sữa, kế thừa những gì Thầy Tổ tâm nguyện mà chưa hoàn thành, giữ sáng ngọn đuốc Chánh Pháp trong đêm trường sinh tử tối tăm, giữ sáng và thắp sáng ngọn đuốc bao dung, nhân ái để trao truyền cho các thế hệ tiếp nối. Vì sự thanh bình phúc lạc của dân tộc, vì sự hạnh phúc an lạc của nhiều người, của muôn sinh.” (hết trích)

Cẩn chí Phật lịch 2565, Tân Sửu 20.05.2021
Cố vấn Chỉ Đạo HĐHP.
Ký tên (thành lập): Thiện Thệ Tử Thích Tuệ Sỹ 

Từ những ân tình thiết thực, tâm nguyện chân thành, phụng hiến của HT. Cố vấn mà toàn thể thành viên của hai Hội đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch đã cật lực làm việc bằng khả năng của mình: liên lạc, trao đổi, thỉnh ý để cho công việc được thành tựu tốt đẹp. Chúng ta hãy lướt qua trong thời gian 6 tháng hay hơn 6 tháng mà thấy được sự thành tựu sơ bộ, để ngày hôm nay, tất cả chúng ta có mặt nơi đây. Từ trên Giáo sư Cố vấn Trí Siêu, HT. Chủ Tịch Tuệ Sỹ, có thể nói tuổi đã già sức đã yếu cộng thêm bệnh hoạn, nhưng cứ mãi miệt mài, trì chí, như là lời sám nguyện: “Con dốc lòng vì Đạo hy sinh.” Quả thật như vậy, để có được thành quả sơ bộ của ngày hôm nay. HT. Chánh Thư Ký Thích Như Điển, gánh trọng trách điều họp hai Hội Đồng làm việc nhịp nhàng, gửi văn thư đi, nhận văn thư đến, như là con thoi hai đầu nhuần nhuyễn, đây chính là tánh đức Từ Bi, hay là Tâm nguyện phụng hành để cho Phật Pháp được trường lưu, hay gần hơn là Phật sự của hai Hội Đồng được hanh thông thành tựu viên mãn.


Song song với sự cần mẫn tinh chuyên, đóng góp bằng tấm lòng chân thành trong việc phiên dịch Đại Tạng trong nước có H.T. Thích Thái Hòa, Phó Thư ký quốc nội, HT. Thích Đức Thắng. TT. Thích Nguyên Hiền, T.T. Thích Nhuận Châu, ĐĐ. Thích Nhuận Thịnh, Cư Sĩ Đạo Sinh Phan Minh Trị, … Ngoài nước có HT. Thích Đỗng Tuyên (viên tịch) và Cư Sĩ Trí Việt – Đỗ Quốc Bảo.


Uỷ ban chứng nghĩa chuyết văn: trong nước có Đại đức Thích Nhuận Thịnh, Cư Sĩ Đạo Sinh Phan Minh Trị; ở hải ngoại có H.T. Thích Thiện Quang (Canada). T.T. Thích Nguyên Tạng (Úc), Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang & Cư Sĩ Tâm Quang- Vĩnh Hảo (Hoa Kỳ).

Chúng ta phóng tầm nhìn qua các Ban thì thấy thành tựu sơ bộ, nhưng đáng kể, ấy là nền tảng, được trù bị ngang qua các quốc gia, châu lục đều có hiện diện và đóng góp tích cực qua 4 Ban: Trước tác & Phiên dịch, Truyền Bá Giáo Lý, Báo Chí & Xuất Bản và Bảo Trợ.

Song song với công trình đào tạo nhân sự có nghĩa là tô bồi thêm kiến thức Phật học để đầu tư cho sự phiên dịch Đại Tạng mai sau, thì lớp Phạn ngữ sơ cấp của Tiến Sĩ Đỗ Quốc Bảo đang hướng dẫn Chư Tăng Ni và Phật tử trẻ đã diễn ra một cách tốt đẹp. Giáo sư nói trong buổi họp Trực tuyến của lớp Phạn văn sơ cấp 2021 – 2022: “Trong khoảng thời gian này, chúng tôi đã nhận được hơn 100 điện thư hỏi chi tiết về khóa học, để rồi cuối cùng có trên 60 vị đăng ký học… 60 học viên này được phân thành 6 lớp với thời gian học được phân chia từ thứ hai đến thứ năm…” (hết trích). Như vậy, chúng ta thấy sự tích cực giảng dạy của Giáo sư Đỗ Quốc Bảo cũng như sự nỗ lực học tập của Chư Tăng Ni và Cư Sĩ, cho phép chúng ta hy vọng một tương lai gần, lớp học Phạn ngữ này sẽ cung ứng một thế hệ người có đủ ngôn ngữ để sưu tra, khảo nghiệm cho công trình phiên dịch Đại tạng, mà HT. Chủ tịch đã hết lòng quan tâm, sách tấn khích lệ. Hòa thượng từng nói “vấn đề phiên dịch ngày nay không thể không biết tiếng Phạn, nếu không biết tiếng Phạn chắc chắn không thể dịch đúng được…” (hết trích).

III. Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam: 

Cho đến hôm nay, chúng ta đã in được Thanh Văn Tạng gồm:
A. Kinh đã thực hiện xong:

1. Kinh Bộ:

    • Kinh Trường A-hàm (2 quyển) + 1 Tổng Lục,
    • Kinh Trung A-hàm (4 quyển) + 1 Tổng Lục,
    • Kinh Tạp A-hàm (3 quyển) + 1 Tổng Lục,
    • Kinh Tăng Nhất A-hàm (3 quyển) + 1 Tổng Lục.

2. Luật Bộ:

    • Luật Tứ Phần (4 quyển) + 1 Tổng Lục,
    • Luật Tứ Phần Giới Bổn – Yết-ma – Bách Nhất Yết-ma – Căn bản thuyết Nhất thiết hữu bộ Tì-nại-da sự,

3. Luận Bộ:

    • A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (3 quyển),
    • A-tỳ-đạt-ma Tập Dị Môn Túc Luận,
    • A-tỳ-đạt-ma Pháp Uẩn Túc Luận,

4. Tạp Bộ:

    • Lục Độ Tập Kinh,
    • Kinh Hiền Ngu

Các bản báo cáo:

1. Ban Báo Chí Xuất Bản:
Cư Sĩ Tâm Thường Định- Bạch Xuân Phẻ, Thư ký

a) Sách đã xuất bản:
Ban Báo Chí & Xuất Bản đã tận tâm đọc lại bản in, dàn trang, thiết kế bìa và xuất bản các đầu sách sau đây trong vòng một năm qua:

  1. Pháp Diệt Tránh – Thích Nguyên Chứng (Thích Tuệ Sỹ); (tháng 7/2021)
  2. Yết Ma Yếu Chỉ – Thích Trí Thủ, Thích Nguyên Chứng; (tháng 8/2021)
  3. Phật Lý Căn Bản – Thích Đức Thắng; (tháng 8/ 2021)
  4. Tổng Quan Về Nghiệp – Thích Tuệ Sỹ; (tháng 9/2021)
  5. Thiền Định Phật Giáo | Khởi Nguyên Và Ảnh Hưởng – Thích Tuệ Sỹ; (tháng 1/2022)
  6. Đại Đường Tây Vực Ký – Thích Như Điển & Nguyễn Minh Tiến dịch (tháng 1. 2022)
  7. Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển PG Nguyên Thủy – Thích Nguyên Siêu (tháng 5.2022)
  8. Kỷ Yếu Đại Hội Hoằng Pháp (tháng 5.2022)

b) Trang nhà Hội Đồng Hoằng Pháp:

  • Hoạt động chính thức ngày 02 tháng 06 năm 2021. Số lượng bài đăng đến hiện nay là 843 bài.
  • Lượt truy cập 126,572
  • Lượt truy cập hằng ngày, bình thường 260 lượt. Có lúc lên tới 870 lượt. Hiện có 33,150 users và 33,630 new users khắp nơi trên thế giới.

2. Ban Truyền Bá Giáo Lý:

Dưới sự cố vấn và điều hành của HT. Thích Đỗng Tuyên, Trưởng Ban, đã điều hợp tổ chức được các Chương trình Tu học Online hàng tháng thành công, tốt đẹp.


Ban Truyền Bá Giáo Lý Hoa Kỳ dưới sự chỉ đạo của HT. Thích Đỗng Tuyên (nay đã khuyết tịch) và Phó Ban là TT. Thích Thiện Duyên đã lập Zoom Phật Pháp, có tên là Bụt Đà Hạnh, hướng dẫn tu tập online liên tục từ tháng 01 đến tháng 7.2022, và vẫn đang tiến hành các khóa tu tập trong những tháng tới.


Ban Truyền Bá Giáo Lý Âu châu dưới sự chỉ đạo của HT. Thích Tâm Huệ và điều hợp của TT. Thích Hạnh Tấn đã tổ chức các Khóa tu tập Online liên tục từ tháng 01.2022 đến tháng 7.2022 và đang tiếp tục cho các tháng sắp tới.

Các Ban TBGL đang nghiên cứu mở rộng chương trình học Phật Online đến thính giả và Phật tử người bản xứ; và điều này rất cần sự tham gia của chư vị Tăng Ni trẻ có trình độ Phật Pháp lẫn ngoại ngữ mới có thể thực hiện hoàn mỹ cho chương trình.

Ban Truyền Bá Giáo Lý nay đã cung thỉnh HT. Thích Nguyên Siêu thay thế HT. Thích Đỗng Tuyên (khuyết tịch tháng 03.2022) làm Trưởng Ban.

3. Tổng kết thành quả một năm qua của Ban Bảo Trợ
TT Thích Tâm Hoà, Trưởng Ban
Từ tháng 07, 2021 đến tháng 07, 2022:

  • Tiền Canada tổng thu: 177,657 CAD
  • Tiền Mỹ: 47,270 USD
  • Tiền Úc: $7,000 đô AUD
  • Tiền Âu Châu: 48,700 EUR


Tịnh tài cúng dường của thập phương đã được Ban Bảo Trợ đã cung ứng cho tất cả các chi phí sinh hoạt của các Ban thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp, nhất là Ban Báo Chí & Xuất Bản: đã xuất bản 8 tác phẩm Phật học; trang trải kinh phí hàng tháng cho việc quản trị và điều hành website Hoằng Pháp cũng như các hoạt động chuyên môn của ban kỹ thuật, ấn hành.


Ngoài ra, cần ghi nhận thành quả đặc biệt từ chư tôn đức Tăng Ni thuộc GHPGVNTN Âu châu đã tận tâm ủng hộ, cúng dường để hình thành lớp học Phạn ngữ, do Gs. Trí Việt Đỗ Quốc Bảo giảng dạy, khai giảng ngày 13.9.2021 với trên 60 học viên Tăng Ni và Cư sĩ tham dự. Đứng trên danh nghĩa Ban Bảo Trợ Hoằng Pháp Âu Châu, lớp chuyên khoa Phạn ngữ này được kỳ vọng sẽ cung ứng một số dịch giả tiếng Phạn cho Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Kinh tương lai.


Như thế đó, chúng ta thấy lượng người tập chú vào sự hoạt động, cũng như các thành quả mà 2 Hội Đồng đang có là một ảnh hưởng nghiêm túc.

Từ những thành quả sơ bộ được nêu trên, để tiến hành in ấn Đại Tạng Kinh mà HĐHP đã tích cực làm việc không ngừng.

Để có được nguồn tịnh tài cung ứng cho việc ấn hành, HĐHP đã tiến hành mở trương mục ngân hàng cho Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam. Hội Trưởng HT Thích Nguyên Siêu, Thư Ký: T.T Thích Hạnh Tuệ. Thủ Quỹ: Cư Sĩ Tâm Quang- Vĩnh Hảo. Kể từ ngày đó cho đến nay, có các tự viện Tăng Ni, Cư Sĩ Phật tử phát tâm ủng hộ, mà cư sĩ Tâm Quang- Vĩnh Hảo thủ quỹ đã làm việc tốt trong công việc này. Hy vọng rằng HĐ Phiên dịch Đại Tạng Kinh yên lòng mà không quá lo lắng về tài chánh để in Đại Tạng. Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam cũng đã xuất quỹ để trang trải ấn phí, cước phí để in và upload 29 bộ Kinh-Luật-Luận thuộc Thanh Văn Tạng trên Amazon trước Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ hôm nay. Mặt khác, Ban Ấn Hành ĐTKVN với vị Trưởng ban: TT. Thích Hạnh Viên, Phó ban Cư Sĩ Nguyên Đạo- Văn Công Tuấn; đặc trách phát hành: Ni Sư Thích Nữ Quảng Trạm; đặc trách ấn loát: Cư Sĩ Tâm Thường Định – Bạch Xuân Phẻ và Cư Sĩ Nhuận Pháp – Trần Nguyễn Nhị Lâm; đặc trách kỹ thuật: Cư Sĩ Quảng Pháp- Trần Minh Triết và Cư Sĩ Quảng Hạnh Tuệ – Nguyễn Lê Trung Hiếu… đã và đang nỗ lực với khả năng và thời giờ để Đại tạng được in ra, có chất lượng, thanh nhã, làm đẹp lòng người đọc và nghiên cứu kinh điển.

Bản đúc kết trong thời gian làm việc của Hai Hội Đồng, ngang qua các lĩnh vực:

  • Thứ nhất: Nhân sự của các Ban tích cực phụng hành Phật sự nghiêm chỉnh.
  • Thứ hai: Điều hành công việc trôi chảy hữu hiệu
  • Thứ ba: Tâm thành làm việc của 2 Hội Đồng tương kính, tương thuận.
  • Thứ tư: Phát tâm cúng dường tịnh tài của chư vị hảo tâm hộ pháp thu hoạch kết quả tốt.
  • Thứ năm: Phát tâm ấn Đại Tạng Kinh cho người thỉnh nghiên cứu, thọ trì.
  • Thứ sáu: Đền ơn lịch Đại Tổ Sư, các bậc kỳ túc.   


Cuối cùng, cho phép chúng tôi được trích lời nói của Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát làm kết từ cho bài đúc kết này: “Dịch Đại Tạng Kinh phải mang tính Hàn lâm quốc tế… chúng ta phải bám sát vào chữ Hán để dịch thành Đại Tạng kinh Phật Giáo Việt Nam. Chúng ta phải nhớ ơn các bậc Tôn túc, lịch Đại Tổ Sư để tiếp tục dịch Đại Tạng Kinh P.G.V.N., vì ‘Con hơn cha là nhà có phúc’.”

Trân trọng kính đảnh lễ chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, quý học giả, giáo sư, thiện hữu trí thức Phật tử. Kính chúc quý ngài và toàn thể liệt quý vị luôn khỏe mạnh, an lạc trong cuộc sống.

San Diego, ngày 16, tháng 07 năm 2022
Phó Thư Ký
Thích Nguyên Siêu
 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2022(Xem: 2500)
Chúng con may mắn lắm khi được sinh ra trong vòng tay lớn nhất từ Mẹ, chín tháng mười ngày như dấu ấn tiếp nối, Mẹ cho con nghe kinh Pháp Hoa, Niệm Phật, nghe những danh xưng thập hiệu Bồ tát, từ ấy mà con lớn dần trong chủng tánh Phật từ. Mẹ vui hơn khi chúng con bước theo dấu chân tinh không về ngôi nhà Chánh pháp, xuất gia tu học và làm người đệ tử Phật. Trở thành một vị Tỳ Kheo Tăng. Con chỉ một dạ cuối đầu xin Mẹ tăng thêm tuổi thọ để chúng con dõi theo hơi ấm từ Mẹ hiền kính yêu với Pháp danh: Nguyên Bảo. Mẹ mãi mãi trong trái tim con.
30/07/2022(Xem: 2660)
Mùa hè năm 2000 tôi dẫn hai cậu con trai một lớn, một bé đi nghỉ hè tại một nơi thật đặc biệt tại miền Nam nước Pháp. Nơi có những khu vườn thoai thoải trồng nho bát ngát và sản xuất rượu vang Bordeaux nổi tiếng. Nhưng chúng tôi không đi tìm rượu nho, mà tìm Làng Hồng (Plumvillage) của Sư Ông “Thiền Chánh Niệm“ để dự khóa tu một tuần.
14/07/2022(Xem: 5977)
Bảo Lạc tăng nhân quê Quảng Nam Xuất gia Linh Ứng dưỡng chân tâm Tinh cần sớm tối nghiên kinh kệ Dõng mãnh đêm ngày thắp tuệ ân Nhật Bản du phương tìm mối đạo Úc Châu trụ xứ dựng đàn tràng Khai thông đạo mạch rền âm pháp Hội Chủ bi nguyền hạnh đức lan..!
26/06/2022(Xem: 3069)
Thật là một đai duyên trong buổi sáng thỉnh chuông khuya ngày 25/7/2022, TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức đã bắt đầu khai Kinh Đại Bảo Tích, một bộ kinh mà con đã trân trọng kính thỉnh từ 2009 gồm đầy đủ 9 tập. Thế nhưng có lẽ con chưa đủ căn cơ để nghe và thâm nhập dù rằng vào lúc ấy đã có CD Và MP3 đọc tụng đầy đủ pháp hội vậy mà con vẫn không thể nào khế hợp. Và bộ kinh ấy chỉ nằm trong tủ thờ của con đến nay …..Gần đây bỗng nhiên sau mỗi lần công phu dường như có một chút gì thôi thúc con và con phát nguyện sẽ đọc tụng Bộ Kinh này cho đến khi nào thâm nhập được mới thôi thì dường như Chư Thiên và Long Thần Hộ Pháp đã báo tin vui …
26/06/2022(Xem: 3336)
Từ lâu ta đã được nghe từ Đức Phật dạy: “Ít ham muốn, bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự sống hàng ngày, có khả năng hiểu biết, thương yêu, chăm sóc và làm hạnh phúc cho những người chung quanh, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật”.
23/06/2022(Xem: 2809)
Trong lúc soạn lại các quyền tập đã ghi chép trong lúc mới bắt đầu học Phật, tôi gặp lại một bài viết của Thiền Sư Zengyan Guo Jun (người Canada Trưởng trung tâm Drama Dam Retreat / Pine Bush/ New York hiện trụ trì tại Singapore) tựa đề “Chan Health- Chan Mind “ chợt một chút mừng vui vì thấy từ nhiều năm về trước mình đã có một chút am hiểu về Vũ trụ thiên nhiên, Thực tại và Con người.
20/06/2022(Xem: 3054)
Kính dâng đến vị Thầy mà con quý kính sau nhiều năm cộng tác chung trên trang nhà Quảng Đức, Chủ biên, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư ký hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan: TT Thích Nguyên Tạng. Dường như vận mệnh tôi gắn liền với chữ Canh cô, Mậu quả lại mang thân người nữ nên chưa bao giờ tôi được kề cận nương tựa vào sự chỉ giáo thật kỹ lưỡng của một bậc Đạo Sư dù rằng tôi đã có một Sư Phụ Viên Minh tuyệt vời và quý Sư Thúc danh tăng, nhưng quý Ngài vẫn cách xa vạn dặm nên trong suốt gần 9 năm trường chỉ hội ngộ hai lần còn thì chỉ qua online thăm hỏi vắn tắt, những buổi trà đạo, những bài pháp thoại để rồi tự mình học lấy điều hay lẽ phải và chiêm nghiệm thêm thôi.
30/04/2022(Xem: 2843)
Chúng tôi là những nữ sinh vào lớp đệ thất khi trường Lê Quí Đôn Nha Trang mới mở. Thầy Võ Hồng dạy hai môn Vạn vật và Việt văn, Thầy cũng là người chỉ đạo coi sóc lớp tôi. Thầy thường chạy chiếc velo đen, cao người, thật hiền và rất tế nhị. Thầy biết hết lý lịch và tánh tình từng học sinh trong lớp.
26/04/2022(Xem: 4807)
Lão trượng qua cầu Hoài sao chẳng tới Chân vẫn bước mau Tâm như hư thái
12/04/2022(Xem: 3386)
Môn học về tiếng mẹ đẻ của một dân tộc là giá trị tiêu biểu về tính nhân văn của con người và đất nước đó. Thử mở chương trình học về ngôn ngữ bản xứ của các nước có gia tài đồ sộ về ngôn ngữ và văn chương sẽ thấy rõ ràng sự nhất quán về danh xưng của môn học tiếng mẹ đẻ từ cấp tiểu học đến đại học của xứ đó: Trung Văn (中文), Anh Văn (English), Pháp Văn (Française)... Việt Văn (Ngữ Văn)! Các danh xưng Trung Văn, Anh Văn, Pháp Văn… đều có lịch sử suốt nhiều trăm năm; chỉ riêng lịch sử Ngữ Văn thì phải tính bằng số chục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]