Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Trào Dâng khi tặng và lan tỏa Kinh Phật gốc Nikaya

29/04/202307:06(Xem: 3743)
Hạnh Phúc Trào Dâng khi tặng và lan tỏa Kinh Phật gốc Nikaya



Hạnh phúc khi tặng Kinh Nikaya

HẠNH PHÚC TRÀO DÂNG KHI TẶNG VÀ LAN TOẢ KINH PHẬT GỐC NIKAYA



Những ngày sau tết âm lịch, nhất là càng gần đến Đại Lễ Phật Đản, tôi càng đau đáu tâm huyết lan toả Chánh Pháp, muốn Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm sẵn trong Kinh Phật gốc Nikaya lan toả đến muôn nơi, đến thật nhiều những người con của Phật, không chỉ quý vị xuất sĩ mà cả các cư sĩ tại gia. Và cứ thế tôi tìm cách tặng Kinh Nikaya, tạo duyên để Nikaya đến nhiều nhất những người thân và học trò thật sự muốn tu tập theo Chánh Pháp, hết sức có thể.

Thời Đức Phật còn tại thế, rất nhiều cư sĩ tại gia đã chứng quả Thánh từ Nhập lưu đến Nhất lai, Bất lai, thậm chí Alahan. Điều này càng khích lệ những người con Phật quyết tâm trì chí nhất hướng đọc Kinh Nikaya, nghe giảng để có VĂN TUỆ rồi tư duy để có TƯ TUỆ và cuối cùng là thực hành để có TU TUỆ. Tất cả những ai đã thực hành lời Phật dạy trong Nikaya đều thấy mình bớt khổ, thêm an vui, có hạnh phúc từ bên trong, bớt tìm cầu dục lạc thế gian mà Đức Phật gọi là “phàm phu lạc, ô uế lạc, bất tịnh lạc”, để trải nghiệm, thân chứng “Pháp lạc, chánh giác lạc, an tịnh lạc”.

Ngay khi Tiểu Bộ Kinh bản mới nhất được in trên loại giấy pơ luy siêu nhẹ, bìa simili rất trang trọng, thiết kế, trình bày công phu với khổ lớn 19 x27 cm, với cách dàn trang nén khoảng cách, thêm số dòng của mỗi trang, với bìa cứng, bọc simili nhuyễn của Đài Loan, chữ mạ vàng tựa Kinh và cạnh gáy trong, rất trang trọng và đầy năng lượng vừa được in xong, tôi đã thỉnh ngay 20 bộ và mang tặng ngay đến các thiền sinh – phụng sự viên của gia đình “Thiền trong từng phút giây” như Tuệ Tuyến, Tuệ Đông Hồ, Tuệ Tuấn, Lê Quyên, Ngọc Mai, Tuệ Thuý, Tuệ Hoà, Tuệ Kiến, Tuệ Mạnh Hùng, An Văn Tân, Tuệ Lợi, Tuệ Phượng,… Mỗi thiền sinh khi nhận một bộ Kinh tặng này đều đã rất hạnh phúc báo tin cho tôi biết. Các bạn hạnh phúc một thì tôi hạnh phúc mười. Thứ hạnh phúc khó tả từ tâm của người có duyên, có phước được tặng Kinh Phật gốc Nikaya, được lan toả Chánh Pháp.

Vào đến Sài Gòn là tôi nghĩ ngay đến vợ chồng Châu Thương và Mỹ Hằng. Cả vợ cả chồng 2 em tu tập rất tinh tấn, quyết tâm, miên mật, lại có tâm phụng sự Tam Bảo tuyệt vời. Ngôi nhà của 2 em cũng là cái nôi gieo duyên cho rất nhiều quý thiền sinh xuất gia. Tôi đã nhẩm trong đầu rằng có ít nhất trên 10 quý thầy, quý sư cô đã xuất gia từ cái “nôi” mang tên “Trăng Rằm” của gia đình đặc biệt này. Tôi nhất định phải đến ngay để tặng một bộ.
Tôi nhắn tin và ngay lập tức chiều tối hôm đó có mặt chở theo bộ Kinh đủ 9 cuốn đầy đủ cả Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộ và Tiểu bộ còn nguyên đai nguyên kiện. Em Mỹ Hằng đón tiếp rất thân mật và gần gũi. Tôi dâng Kinh Nikaya lên bàn thờ Phật của gia đình và lễ Phật với lòng biết ơn Đức Từ Phụ ngàn vạn lần. Rồi chúng tôi thiền trà. Ngồi bên nhau đến khuya, mặc dù ngày hôm sau Mỹ Hằng và cả nhóm sẽ về đất Phật Ấn Độ và sau đó đi Butan. Hạnh phúc lan toả trong tôi, trong chúng tôi và cứ thế tràn ngập trong tôi cả đêm đến tận nhiều ngày sau.
Tôi đặc biệt ấn tượng về câu chuyện vị doanh nhân đi thỉnh Kinh. Anh là Kim Tiến Dũng, một doanh nhân tại Sài Gòn. Anh có một công ty về truyển thông khá đông nhân viên và tốc độ phát triển mạnh, vừa phải thuê thêm 1 sàn nữa mới đủ chỗ làm việc. Anh muốn set up một không gian sách và trà. Thế là anh tìm đến và nhất định đến tận nơi để được thỉnh trọn bộ Kinh Nikaya. Chúng tôi đã nói để cho ship Kinh đến tận cơ quan nhưng anh không chịu. Ah bảo Khinh Phật quý như thế này phải trực tiếp đi “thỉnh Kinh”. Thế là tôi ngồi ở toà nhà ThaiHaBooks Tower tại TP HCM để đón anh Kim Tấn Dũng từ quận 1 đến tận nơi để “thỉnh Kinh” theo đúng nghĩa đen của từ này và chúng tôi ngồi đàm đạo về Chánh Pháp trong Kinh Phật gốc Nikaya, về các kết quả của thiền tập.

Một trong các câu chuyện tặng Kinh Phật gốc nữa mà tôi rất xúc động. Chị Đăng Lan, một Phật tử có tâm phụng sự Tam Bảo rất lớn, có phước duyên với Phật rất kỳ lạ rất có tâm muốn thỉnh Tam Tạng Kinh Điển mà không biết thỉnh cách nào và ở đâu. Thế là chúng tôi đến đảnh lễ Tháp Pháp Lạc tại thiền viện Vạn Hạnh, đảnh lễ cố Hoà thượng Thích Minh Châu và rước 2 bộ Kinh Nikaya về dâng Phật và tặng chị tại Phật cảnh Tri Âm và Diệu Âm thất. Chị Đăng Lan hạnh phúc vô cùng. Chị trân trọng 2 bộ Kinh này vô cùng. Chúng tôi xúc động lắm. Hạnh phúc cứ thế tràn dâng..

… Những bộ Kinh Phật gốc Nikaya lần lượt đến tay nhiều cư sỹ tại gia. Hạnh phúc cứ vậy tuôn chảy trong tôi. Pháp lạc đã tuân chảy trong tôi nhiều rồi, hỷ lạc đã tràn ngập trong tôi rồi… còn bây giờ là hạnh phúc tràn dâng, hơn cả hạnh phúc khi được tặng, được lan toả Kinh Phật, Pháp của Phật đến hàng cư sỹ tại gia.


Hạnh phúc khi tặng Kinh Nikaya2Hạnh phúc khi tặng Kinh Nikaya3Hạnh phúc khi tặng Kinh Nikaya4

Khi tôi ngồi gõ những dòng chữ này, sau thời thiền toạ sớm mai, những câu từ của Hoà thượng Thích Minh Châu, Người đã dày công dịch toàn bộ Kinh Phật gốc sang tiếng Việt cứ vang vọng trong đầu tôi “Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam… Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato), không phải là Đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.”

Tôi nhớ về hình ảnh Hoà thượng Thích Minh Châu tài năng, đức độ, gần gũi và nhẹ nhàng giảng dạy và sách tấn chúng tôi, những học trò bé nhỏ và vô minh ngày nào. Tôi mãi biết ơn Ngài, nhà hoạch định hướng phát triển cho Phật Giáo Việt Nam, “Đường Tăng” của Việt Nam. Nếu không có Ngài, liệu giờ phút này tôi đang tu gì, hành Pháp gì! Chắc chắn là lại vẫn cứ tu theo tà ma, ngoại đạo mà thôi!

Hạnh phúc đang ngập tràn trong tôi. Thật sự vi diệu. Vi diệu đúng như những lời trong Kinh mà tôi đã đọc hàng chuc lần và đã thuộc lòng, đã luôn niệm lại không biết bao lần “Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng.”

Tôi như đang được”tưởng thưởng” xứng đáng, khi được tận hưởng niềm hạnh phúc do Chánh Pháp đem lại trong khi tặng Kinh, trong khi phát tâm lan toả Chánh Pháp. Từng chữ từng câu trong Kinh Phật gốc Nikaya đã và đang nuôi dưỡng và khích lệ tôi và các phụng sự viên rất nhiều. Hơn cả hạnh phúc! Không có hạnh phúc nào sánh được.

Sài Gòn sớm mai ngày 29.4.2023
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Công ty sách Thái Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2022(Xem: 5887)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
01/04/2022(Xem: 8793)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
20/03/2022(Xem: 3898)
Với tập sách nhỏ nầy – tác giả không hề nghĩ đó là công trình nghiên cứu; mà chỉ xin được gọi là nén tâm hương, là tấc lòng cảm cựu dâng lên anh linh của người thiên cổ - biểu tỏ sự ngưỡng mộ văn tài và xin được chia sẻ nỗi đau đời, đau người của tiền nhân và hậu học. Sỡ dĩ không gọi là công trình nghiên cứu về Nguyễn Du vì tôi không làm theo hệ thống chương mục của tổng thể tác phẩm, mà chỉ viết theo ngẫu cảm của người đọc đối với mỗi nhân vật trong tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh”, lại nữa; tôi cũng là một cá thể quanh năm đau yếu – khi viết đề tài này là tôi đang nằm tại chỗ, vì xẹp cột sống lưng và bao chứng bệnh khác – phải chăng là đồng bệnh tương lân???
20/03/2022(Xem: 5706)
Những tưởng Ninh Giang Thu Cúc sẽ gác bút sau tập nhận định “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” nhưng nào có được - bởi nghiệp dĩ đeo mang nên mới có Kiều Kinh gởi đến quý vị. Với tuổi tác và bệnh trạng – tác giả muốn nghỉ viết để duy dưỡng tinh thần, trì chú niệm kinh và chung sống an yên cùng căn bệnh nghiệt ngã là xẹp cột sống lưng... Thế nhưng; với tiêu chí – còn thở là còn làm việc, tác giả không cam chịu là người vô tích sự vì thế NGTC vẫn viết (dù trong tư thế khó khăn) mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho nền Văn học nước nhà.
24/02/2022(Xem: 8533)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
13/02/2022(Xem: 3427)
Gần đây khi nhận được những tập kỷ yếu về các chuyến hành hương (từ các địa điểm tâm linh) gửi tặng từ TT Thích Nguyên Tạng, một lần nữa tôi mới chợt nhận ra tại sao một người tu hay bất cứ một người phàm phu nào cũng cần phải cầu nguyện cho mình có đủ Tam Phước ( Phước vật - Phước đức và Phước Trí ). Trộm nghĩ khi có đủ tam phước rồi thì làm việc gì cũng thành tựu vì đã sử dụng đúng thái độ và cách cư xử của ta trong cuộc sống . Và hạnh phúc là mục đích chính của con người, tiêu biểu cho sự phát triển đầy đủ các đức tính đạo đức của con người ...Nhất là trong Triết lý Phật giáo, hạnh phúc là chủ đề rất quan trọng nghĩa là muốn có hạnh phúc thì phải có bình an ( vật chất lẫn tinh thần ) và nhất định là hạnh phúc này phải phát xuất từ giá trị cuộc sống với sự hoàn thiện nhân cách và luôn giữ 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.
13/02/2022(Xem: 6023)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
31/01/2022(Xem: 5684)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
05/01/2022(Xem: 7585)
Khi khoa học ngày càng phát triển, con người càng rời xa tâm linh và phủ nhận tất cả những gì không dựa trên nền tảng khoa học. Tuy nhiên, thế giới tâm linh dù được khẳng định bởi người hữu duyên hoặc phủ nhận bởi người chưa đủ duyên tồn tại song song với thế giới vật chất. Sự nối kết tâm linh là một đề tài sôi nổi trong dòng chính cũng như trong cộng đồng tôn giáo. Trên thực tế, hiện tượng siêu nhiên vẫn là những điều huyền bí mà không phải bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm hay giải mã. Vì vậy, người có khả năng nối kết với thế giới tâm linh và cảm nhận được hiện tượng tâm linh càng trở nên đặc biệt dưới các trường hợp sau đây:
04/01/2022(Xem: 7220)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]