Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Kiều của Đại Thi Hào Nguyễn Du do Vương Thanh dịch ra tiếng Anh

08/02/202309:30(Xem: 4813)
Truyện Kiều của Đại Thi Hào Nguyễn Du do Vương Thanh dịch ra tiếng Anh
the tale of kieu-2



Some Comments on Translator Vuong Thanh’s  Book,
“The Tale of Kiều” –
Venerable Buddhist Teacher Thích Như Điển
Vài nhận xét về ”The Tale of Kiều” của dịch giả Vương Thanh


Năm 2021 khi bắt đầu viết tác phẩm thứ 68 của mình, nhan đề là: ”Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du” tôi đã cố gắng rất nhiều để tìm thêm tài liệu về tác phẩm và tác giả của truyện Kiều. Đây là một tác phẩm thơ tuyệt vời mà hầu như không có người Việt Nam nào mà chưa nghe nói đến; ít nhất cũng là tên của Kim Trọng hay Thúy Kiều, Thúy Vân, hoặc giả một vài câu thơ trong ấy. Đây cũng là một tác phẩm thơ Hán Nôm hay nhất của nền Văn Học Việt Nam ở vào cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ thứ 19 và kéo dài mãi hơn 200 năm sau, cho đến tận hiện nay vẫn như vậy.

In 2021, when I started writing my 68th work, titled: “Buddhist Thoughts in Nguyen Du Poetry”, I spent quite a lot of effort to find more material about “The Tale of Kiều” and its author. This is a wonderful work of poetry that hardly any Vietnamese have not heard of;  at least the name of Kim Trong or Thuy Kieu, Thuy Van, or some of the verses in it are familiar. This is also one of the best works of Chữ Nôm poetry of Vietnamese literature at the end of the 18th century, the beginning of the 19th century and lasted for more than 200 years to the present.

Khi tìm hiểu kỹ, tôi biết rằng gia thế của Đại Thi Hào Nguyễn Du là một nhà danh gia vọng tộc; nhưng có nhiều điều uẩn khúc ở chốn quan trường. Thân phụ Ông, Cụ Nguyễn Nghiễm, làm quan dưới thời Vua Lê Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Anh Ông, Nguyễn Khảm làm quan cho Vương Triều Quang Trung Nguyễn Huệ từ năm 1786 đến 1792. Còn Ông, Nguyễn Du chống lại Tây Sơn, phải sang Trung Hoa tỵ nạn từ năm 1789 đến năm 1792. Chính trong thời gian 3 năm nầy, Ông đã tìm được Thanh Tâm Tài Tử Truyện ở Hàng Châu; nơi Từ Hải đang tu ở chùa Hổ Pháo và cũng chính trong 3 năm ấy, trên dưới 1.000 ngày lưu lạc với Pháp danh Chí Hiên, Ông đã làm nhà sư lang thang đây đó trên đất nước rộng lớn Trung Hoa và đã tụng hơn ngàn lần bộ Kinh Kim Cang. Khi Ông đặt chân đến Phân Kinh Thạch Đài của Lương Chiêu Minh Thái Tử, con vua Lương Võ Đế, Ông đã làm một bài thơ rất dài và phần cuối có mấy câu như sau:

After careful research, I learned that the Grandmaster Poet Nguyen Du came from a renowned family that had various issues as its members worked for different governments.  His father, Nguyen Nghiem, was an official under King Le and Lord Trinh in Tonkin. His brother, Nguyen Kham, was a mandarin for Emperor Quang Trung under the Tay Son dynasty from 1786 to 1792. And he, Nguyen Du, fought against the Tay Son dynasty and had to escape to China as a refugee from 1789 to 1792. It was during these three years that he came across the novel “Thanh Tam Tai Tu Truyen” in Hangzhou, where Từ Hải used to stay for some time in the Hổ Pháo temple. In those three years, Nguyen Du led a wandering life for about a thousand days. He became a monk, with Dharma name Chí Hiên, and wandered here and there in the vast country of China and had recited the Diamond Sutra over a thousand times. When he arrived at the Thach Dai section of the crown prince, Luong Chieu Minh, the son of King Luong Vo De, he wrote a very long poem with the last four lines as follows:

Nguyên văn  (Original):

我讀金剛千遍零
其中奧旨多不明
及到分經石臺下
終知無字是眞經

Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,
Kì trung áo chỉ đa bất minh
Cập đáo Phân Kinh Thạch Đài hạ,
Chung tri vô tự thị chân kinh.

Nghĩa:

Ta đọc Kim Cang hơn ngàn biến
Trong chỗ uyên áo chưa hiểu rành.
Nay đến Phân Kinh Thạch Đài ấy
Mới hay vô tự chính Chân Kinh.

Meaning:
I read the Diamond Sutra over a thousand times
In its profound depth, there are areas I do not fully understand
Now that I came to this Phân Kinh Thạch Đà” place
I then realized that wordlessness is the True Sutra. 

Tôi cũng đoán chắc một điều là sau khi quay về Đại Việt vào năm 1792, Đại Thi Hào Nguyễn Du đã bắt đầu viết truyện Kiều phỏng theo cốt truyện của sách ”Thanh Tâm Tài Tử Truyện” mà Ông đã mang theo. Đồng thời sau khi tụng hơn 1.000 lần bộ Kinh Kim Cang nói về Tánh Không, Ông mới có thừa năng lực để viết nên 3254 câu lục bát, kể từ năm 1792 đến năm 1802. Trong khoảng thời gian 10 năm nầy tác phẩm Kim Vân Kiều đã hình thành tại quê hương Đại Việt của chúng ta; chứ không phải như nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Nguyễn Du đã có được truyện Thanh Tâm Tài Tử vào năm 1813, khi Ông đi sứ sang Trung Hoa lần thứ nhất. Giả sử Ông có được tác phẩm nầy vào năm 1813 thì Ông cũng đã không có cơ hội để viết nên một tác phẩm vĩ đại như vậy, bởi lẽ đây là thời gian Ông làm quan dưới triều Gia Long Nguyễn Ánh, từ năm 1802 đến năm 1820, Nguyễn Du không thể có thời gian để viết nên một tác phẩm thơ bất hủ như thế được.

I believe that after returning to Vietnam in 1792, Grandmaster Poet Nguyen Du began to write the tale of Kiều, based on the plot of the novel “Thanh Tam Tai Tu Truyen” that he brought with him. At the same time, after reciting more than a thousand times the Diamond Sutra which teaches the Buddhist concept of Emptiness, he had gained the state of mind to be able to write 3254 lines of beautiful six-eight verses from 1792 to 1802. During this ten year period, the literary work, “The Tale of Kiều” was started and completed in our homeland and not as many researchers had assumed that Nguyen Du got the story of “Thanh Tam Tai Tu Truyện” in 1813, when he went on a mission to China for the first time. If he had obtained this work in 1813, he would not have had the opportunity to write such a great work, because he worked as  an official under Gia Long Nguyen Anh’s reign from 1802 to 1820. Nguyen Du could not have had the time to write such an immortal work of poetry.

Nhìn chung về hoàn cảnh của gia đình kinh qua các triều Vua, Đại Thi Hào Nguyễn Du chọn phục vụ cho triều Nguyễn Gia Long; khác với người anh là ông Nguyễn Khảm phục vụ cho Nguyễn Huệ;  thân phụ là ông Nguyễn Nghiễm đã phò vua Lê Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Đại Thi Hào Nguyễn Du đã chứng kiến tất cả những cảnh nồi da xáo thịt trong quan trường, chính trị v.v… nên tâm sự của Ông đã gửi trọn vào các vai trong truyện Kiều thật là tế nhị và linh hoạt, khiến ai đó đọc qua tác phẩm nầy cũng không ngớt ngợi khen ngòi bút thiên tài của Đại Thi Hào. Thân phận của nàng Kiều, của Kim Trọng, của Từ Hải phải chăng cũng là chính tâm trạng của Nguyễn Du? Ông đã hóa thân vào đại tác phẩm nầy quá tuyệt diệu, không có lời nào để tán thán hơn được.

Living through multiple dynasties in his lifetime, Grandmaster Poet Nguyễn Du chose to serve under the Gia Long dynasty, whereas his brother, Nguyễn Khâm served Nguyễn Huệ, and his father, Nguyễn Nghiễm, supported King Lê and Lord Trịnh in Tonkin. Grandmaster Poet Nguyễn Du had witnessed all the ugly scenes of people turning against each other, brothers against brothers, at Court, in life, in politics, etc.  Thus, with strong empathy, his deep feelings and thoughts were expressed with fine-tuned delicacy and great flexibility for the various character roles in the tale of Kiều. Those who read Kiều immediately recognized his supreme artistry and gave unending praises to his literary genius. The characters of Miss Kieu, Kim Trong, and Tu Hai, do they not reflect the thoughts and feelings of Nguyễn Du at various periods in life, having lived through very turbulent times? He had so wonderfully put himself into the various characters in this literary work, that no words can give higher praise for this masterpiece.

Nay có Tác Giả Vương Thanh, hay nói đúng hơn là dịch giả của truyện Kiều sang Anh ngữ, từ Hoa Kỳ đã gửi sang cho tôi tất cả 418 trang “The Tale of Kiều” cả tiếng Việt và tiếng Anh để xem và thưởng ngoạn tài nghệ văn chương thi phú của dịch giả, với tuổi đời chưa đến 60, mà ngôn ngữ Hán Việt, Việt ngữ và Anh ngữ thật là tuyệt mỹ. Dịch giả Vương Thanh cũng cho biết rằng anh sang Hoa Kỳ từ rất sớm; có thể từ năm 1975 chăng? Anh là con trai của nữ sĩ Tuệ Nga- một lão Cư Sĩ đã nhiều năm đóng góp Thơ Văn cho tờ báo Viên Giác ở Đức, xuất bản từ năm 1979 cho đến nay hơn 44 năm chưa ngừng nghỉ với 253 số, do tôi sáng lập làm Chủ Nhiệm và Đạo Hữu Phù Vân làm Chủ Bút. Có lẽ cái duyên văn chương thi phú từ đây mà nên vậy.

Now, author Vuong Thanh, or rather, the translator of Kieu’s story into English, had sent me all 418 pages of “The Tale of Kieu” in both Vietnamese and English to read and enjoy. Although less than 60, his literary skills in Sino-Vietnamese, Vietnamese and English languages ​​are masterful. Vuong Thanh said that he came to the United States very early; maybe in 1975? He’s the son of Poet Tue Nga – an old layman who has contributed poetry and literature to the German newspaper Vien Giac for many years. The newspaper, founded by me in 1979 with Đạo Hữu Phù Vân as Editor-in-Chief has continued for 44 years until now without stopping, for a total of 253 issues. Perhaps, Karma had sown the seed at that time which had led to the occasion of writing this book review.

Tôi vốn chỉ viết văn và dịch sách từ nhiều ngôn ngữ khác nhau sang Việt ngữ, ít khi làm thơ. Nếu có, chỉ mới dịch 35 bài thơ của vua Trần Nhân Tông từ chữ Hán sang Việt ngữ ở thể thơ lục bát hay ngũ ngôn hoặc song thất lục bát trong tác phẩm ”Vua là Phật, Phật là Vua”. Do vậy khi đọc đến bản dịch của dịch giả Vương Thanh từ tiếng Việt sang tiếng Anh, tôi vô cùng thán phục. Bởi lẽ hiểu được điển tích và rành về cách kết cấu vần điệu mới có thể đảm nhận được vai trò chuyển ngữ diệu kỳ nầy. Ngay như chữ “Xuân đường“ và “Huyên đường“, là hai từ ngữ ngày nay ít người dùng đến, mà dịch giả Vương Thanh đã dịch chính xác ngữ cũng như nghĩa của nó. Dĩ nhiên là tiếng Anh hay tiếng Pháp hoặc tiếng Đức, khó gieo vần như tiếng Việt; nhưng dịch giả cũng đã cố gắng giải thích nghĩa câu văn rộng ra để người ngoại quốc đọc, có thể nắm bắt được nội dung, tình tiết của câu chuyện một cách mạch lạc hơn. Đây là sự thành công của dịch giả với một đại tác phẩm như Đoạn Trường Tân Thanh nầy.

I used to write and translate books from several different languages into Vietnamese; I rarely write poetry, however, I had translated 35 poems of King Tran Nhan Tong from Chinese into Vietnamese, using three Vietnamese verse forms, namely six-eight, five-words, and seven-seven-six-eight forms in the book “King is Buddha, Buddha is King”. Thus, when I read Vương Thanh’s English translation of Kiều, I was very impressed. Because it requires a deep understanding of classic references, mastery of rhythm and rhyming skills to be able to take on the role of translating this masterpiece. For example, the words “Xuân Đường” and “Huyên Đường” are rarely used today, but Vuong Thanh had correctly translated their meanings. Of course, rhyming in English or French or German, is more difficult than in Vietnamese, but the translator had put in great effort to explain the full meaning of condensed original verses that contain classical references, in a general way, so that the English readers can better follow and enjoy the content and details of the story. This is the success of the translator with a great literary work like this “”New Cry from a Broken Heart” (the original name of the tale of Kiều).

Dịch giả đã chia ra tất cả nội dung truyện Kiều thành 66 Chapter của 3254 câu ấy và hơn nửa phần về sau của quyển sách là những thư họa của ông Vũ Hối, em ruột Giáo sư Vũ Ký, mà tôi đã có lần quen biết. Những hình ảnh, âm nhạc, họa tiết, ngâm thơ, họa thơ của chính dịch giả hay những tác giả khác cũng đã được dịch sang Anh ngữ một cách tài tình, kể cả những bài thơ khó dịch của cụ Nguyễn Khuyến hoặc Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

The translator had divided 3254 verse lines of the tale of Kiều into 66 chapters. Throughout the book are several calligraphic paintings, some by the Poet-Artist Vũ Hối, who was the younger brother of Professor Vũ Ký, whom I had met. After the translation of Kiều, the later half of the book consists of several poems and songs, written by the translator and various other authors. Many are translated into English skillfully, even the difficult ones like those of Poet-Scholar Nguyễn Khuyến and Poet-Scholar Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

Gần đây dịch giả cũng đã gửi cho tôi thưởng lãm 11 Chapter đầu của truyện Kiều bằng tiếng Anh, do một nữ sĩ người Mỹ đọc, rất rõ ràng qua âm điệu cũng như ngữ pháp. Qua đó người Tây Phương mới có thể cảm nhận được cái tài, cái sắc của chị em nàng Kiều cũng như văn học Đông Phương nhiều hơn nữa qua dịch phẩm nầy.

Recently, the translator also sent me to enjoy an English audio reading of the first eleven chapters of the story of Kieu, recited with the voice of a professional female artist. Thereby, Westerners can have a better feel for the talent and loveliness of the Kieu sisters as well as the beauty of Oriental literature through this translation.

Tôi xin có vài lời đơn giản để chia xẻ dịch phẩm nổi tiếng truyện Kiều của dịch giả Vương Thanh và xin có lời tán thán dịch giả với tuổi trẻ tài cao, làm rạng danh người Việt hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, đã trực tiếp mang chuông đi đánh xứ người. Và tôi mong rằng tiếng chuông ấy sẽ ngân vang mãi dài lâu và lan rộng khắp đó đây trên hoàn vũ nầy, không phải chỉ là 300 năm như Đại Thi Hào Nguyễn Du mong đợi mà còn dài lâu hơn như thế nữa.


I would like to have a few simple words to share this well-received translation of Kieu by translator Vuong Thanh and would like to commend the translator for his age and using his poetry talent to honor the Vietnamese people currently living in the United States, by ringing the bell for Vietnamese literature in a foreign country. I really hope that the bell will ring for a long time and its echoes will spread throughout the world, not just for 300 years as Grandmaster Poet Nguyen Du had hoped, but for much longer than that. 

Viết xong vào lúc 16 giờ ngày 3 tháng 2 năm 2023
tại Phương Trượng Đường Tổ Đình Viên Giác Hannover Đức Quốc.

Finished writing at 16:-00 on February 3, 2023
at Vien Giác Temple, Hannover, Germany.
Thích Như Điển



Lời Tựa

There’s a saying among Vietnamese people, “If The Tale of Kiều still exists, the Vietnamese language still exists.” The Tale of Kiều, also known as Kiều, is a masterpiece of Vietnamese literature for about two hundred years, and had been translated, several decades ago, into many languages including English, French, German, Italian and Chinese. It’s a long narrative poem, consisting of 1627 six-eight couplets, that tells the story of a beautiful and talented young girl who sacrificed herself to ransom her father. The poem originally titled “New Cry from a Broken Heart” was written by Nguyễn Du, some time between 1796 and 1802, based on a minor Chinese prose novel, “The Tale of Kim, Vân, Kiều”, written by Thanh Tâm Tài Nhân.


Người Việt có một câu nói, “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn.” Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn chương Việt khoảng 200 năm nay và đã được chuyển dịch từ nhiều thập niên trước qua nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa. Truyện Kiều là một truyện thơ gồm 1627 câu lục bát. Truyện Kiều kể về một nàng thiếu nữ tuyệt đẹp và tài hoa đã hy sinh bản thân để chuộc tội cho cha nàng. Truyện thơ này, tựa nguyên thủy là “Đoạn Trường Tân Thanh”, do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, trong khoảng thời gian năm 1796 tới năm 1802. Truyện được dựa từ một truyện tình thể văn xuôi Trung quốc không mấy giá trị của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.


Many Vietnamese readers do not care for the poem story’s plot or its themes. In fact, quite a few consider the story’s plot rather plain and some don’t even like the character Kiều. But that’s of no importance. What is absolutely so beautiful about Kiều is Nguyễn Du’s supreme art in the depiction of characters, sceneries, events, feelings, emotions, and human nature. Most poets would remember only a few lines of the most famous poems. But Kiều has so many beautiful and remarkable 6-8 couplets that many Vietnamese, not just poets and scholars, can easily remember a couple hundred couplets just on reading if they so choose. The musical tonality of the Vietnamese language, the rhyming structure and the tonal quality of the 6-8 poetry form help people remember the verses easily.

Nhiều độc giả Việt không quan tâm đến cốt truyện hay triết lý, luân lý trong truyện Kiều. Không ít người thấy cốt truyện tầm thường và cũng không thích nhân vật Kiều. Nhưng điều này không đáng kể. Cái đẹp tuyệt diệu của Truyện Kiều nằm ở nghệ thuật cao siêu tuyệt đỉnh của Nguyễn Du trong phép làm thơ diễn tả nhân vật, tình và cảnh, bản chất con người, v.v. Hầu hết những áng thơ nổi tiếng, nhiều thi sĩ chỉ nhớ mỗi bài vài câu. Nhưng Truyện Kiều có rất nhiều câu lục bát rất ấn tượng, nên nhiều người không cứ là nhà thơ hay học giả, có thể thuộc làu vài trăm câu nếu họ muốn. Tính chất âm nhạc trong ngôn ngữ Việt và thể thơ lục bát giúp người đọc dễ nhớ những câu thơ yêu thích.


This translation of Kiều is quite special in its goals and presentation. The poetry classic is divided into several chapters and each chapter divided into various paragraphs for ease of reading and reference. Each page contains two columns, one in English and the other in Vietnamese, to allow full enjoyment of seeing how the original is translated. The book is not meant just for the English reader, but also for the Vietnamese. The Viet original includes quite a few annotations to explain difficult Vietnamese words and classic references. Footnotes are provided directly on the same page as the verses, to allow immediate lookup. For the English translation, I oftentimes baked in an explanation into the translated verse, when possible and can be done well, to make the reading more enjoyable.

Quyển sách này rất đặc biệt trên phương diện trình bày và mục tiêu của dịch giả. Thơ Kiều được chia thành nhiều chương, mỗi chương được chia thành nhiều đoạn để đọc và tham khảo dễ dàng hơn. Mỗi trang chia thành hai cột, cột tiếng Anh và tiếng Việt để người đọc có thể đối chiếu và thưởng thức câu thơ nguyên tác được dịch qua tiếng Anh như thế nào. Quyển sách không chỉ dành cho độc giả tiếng Anh, mà cũng cho độc giả người Việt. Phần tiếng Việt cũng có ít nhiều chú thích để giải nghĩa từ ngữ khó hiểu và điển tích. Những ghi chú được đặt cùng trang với những câu thơ để tìm hiểu ý nghĩa dễ dàng. Bản tiếng Anh, thì những câu thơ dịch cũng nhiều khi bao gồm điển tích một cách tự nhiên để độc giả thưởng thức dễ dàng hơn.

Each translation of Kiều is the translator’s own interpretation of the classic. Being a bilingual poet, after having translated some hundreds of poems and songs by various authors to English, I felt the call of Kiều to take the greatest classic of Vietnamese poetry and literature and create a poetic translation to share the beauty of this Vietnamese classic with lovers of literature around the world. As a poet, I know that all worthy poets consider each word very carefully for meaning, sound, feel, lightness, heaviness, rhythm, rhyme, and so on. Thus, I prefer to translate as closely as possible to the poet’s verse, out of respect for the poet’s choice of words, with a balance towards rhythm and rhyme, and most importantly, without any compromise on the meaning or naturalness of expression. There are many ways of saying the same thing, but it’s how a great poet says it, that makes it remarkable and beautiful.

Mỗi bản dịch Kiều là sự phiên dịch theo sự hiểu biết của mỗi dịch giả. Là một nhà thơ song ngữ, sau khi hoàn tất chuyển dịch vài trăm bài thơ và lời nhạc của nhiều tác giả, tôi chợt nghe tiếng gọi của nàng Kiều kêu gọi mình đem đệ nhất kiệt tác của nền văn chương Việt làm một bản dịch Anh ngữ đậm chất thơ để chia sẻ cái đẹp của thơ Việt với những người yêu quý văn chương khắp nơi trên thế giới. Là một nhà thơ, tôi biết là những thi sĩ danh tiếng cân nhắc từng câu, từng chữ trong câu thơ rất kỹ lưỡng trên phương diện ý nghĩa, âm điệu của chữ, lời, cảm giác, chữ nghe nặng hay nhẹ, vần diệu, v.v. Vì vậy, tôi thiên về dịch càng sát những lời thơ đẹp của tác giả như có thể, để tỏ lòng tôn trọng sự lựa chọn ngôn từ của họ, nhưng điều quan trọng hơn hết là giữ gìn ý nghĩa của câu thơ và sự tự nhiên. Có rất nhiều cách để nói một điều gì đó, nhưng một nhà thơ tài hoa diễn tả như thế nào, mới là điều đẹp đẽ và đáng nói.

I hope this English translation will help young Vietnamese abroad learn more about their motherland’s literary heritage. I’d like to borrow the humble words of Poet Nguyễn Du, with a little modification, to wish the reader:
“Crude words, roughly translated, and long-winded.
Hopefully, it will give you a few pleasant hours in the long night. “

Tôi hy vọng bản dịch tiếng Anh này sẽ giúp cho bạn trẻ Việt ở hải ngoại được hiểu thêm về gia sản văn chương của Quê Mẹ. Tôi cũng xin mượn lời rất khiêm tốn của thi hào Nguyễn Du và sửa một chút để chúc độc giả:
Lời quê phóng dịch dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.

Vương Thanh
Hồng Thành, 2022


pdf icon-2
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2010(Xem: 15202)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 4119)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 31818)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 22336)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
01/10/2007(Xem: 9639)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]