Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về Hành Trình sinh mệnh một đời người.

19/12/202219:27(Xem: 2602)
Tản mạn về Hành Trình sinh mệnh một đời người.

hoa sen dep (3)

Tản mạn về Hành Trình sinh mệnh một đời người.


Kính dâng Thầy bài viết sau nhiều tháng chiêm nghiệm học hỏi, hy vọng được Thầy giảo nghiệm cách học pháp của con và cho một lời phê. Kính tri ân Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, Hh




Nếu cuộc đời là một dòng sông, có bao giờ bạn nghĩ :
Hành trình trước mặt sẽ dẫn về đâu?
Hiểu được nghệ thuật tồn tại trong sóng nước bao lâu
Khi từng giai đoạn bị nhấn chìm, trôi dạt (1)
Sẽ vượt qua hay phải bỏ lại đến bến bờ khác ?
Sinh mệnh đời người do Tâm tạo tác
Dù nghiệp an bài vẫn…thay đổi được bản thân
Hãy hành thiện, tích đức, biết tri ân
Yếu tố quan trọng nhất :
Điều gì trao đi…chính là những gì sẽ nhận lại!
Vận mệnh bạn cũng nằm trong chính bàn tay
( thơ Huệ Hương)

————-
(1) Theo kinh Tương ưng
Tham ái là chìm xuống và tà kiến là trôi dạt,
thường kiến là chìm xuống và đoạn kiến là trôi dạt,
lười biếng là chìm xuống và phóng dật là trôi dạt,
lợi dưỡng là chìm xuống và khổ hạnh là trôi dạt,
ác pháp là chìm xuống và thiện pháp là trôi dạt.



Lời đầu:

Từ năm 1996 có lẽ tôi đã bị ảnh hưởng nhiều đến những yếu tố mà Unesco đã đề nghị làm chuẩn cho việc học tập đó là: (1- Học để biết, 2- Học để làm, 3- Học để chung sống, 4- Học để tự khẳng định mình) và vì lẽ đó nên khi tiếp xúc bất cứ giới nào trong Đời, Đạo và trong môi trường hoàn cảnh nào tôi cũng tìm cách khám phá những thông tin xã hội  Gần đây nhất khi được tiếp xúc với  giới trẻ thuộc thế hệ thứ hai tôi đã tìm hiểu nhiều hơn để thích ứng hơn với thời đại mới vào  bản thân và cuộc sống mình cho những ngày sắp tới hầu “hoà quang nhi bất hổn tục “.

Và tôi đã biết phần đông trong giới trẻ thế hệ thứ hai này đang muốn hoà đồng vào một giai cấp gọi là trung lưu nên đã xả thân làm việc rất nhiều giờ và đã uốn nắn thế hệ thứ ba được đào luyện trong môi trường hoàn cảnh ….có nghĩa là học ở một trường grammar nổi tiếng, học âm nhạc dương cầm, violon thật giỏi, gia nhập các trò chơi thể thao hạng sang như golf, tennis, rowing, ….để sau này khi qua được VCE chúng sẽ đi thẳng vào cái gọi là network rất tự nhiên và dễ dàng khi được phỏng vấn tìm việc làm.

Thế nhưng, những ngày tu dưỡng tại Sydney với không gian tĩnh lặng, chỉ nghe pháp thoại và học kinh Tăng Chi bấy giờ tôi lại chiêm nghiệm về điều dạy của Phật rằng: Bất cứ hành trình sinh mệnh nào của một cá nhân, một con người ( không kế xuất gia, tại gia, có học Phật Pháp hay không học) đều phải tuỳ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng nhất đó là:

1-Sở hữu cái NGHIỆP của mình.
2-Khuynh hướng tâm lý do giáo dục và chí hướng riêng của mình ( biết rõ mình tham muốn điều gì và ghét bỏ điều gì, cũng như biết rõ mình biết cái gì và không biết cái gì cùng với tất cả sự nỗ lực của bản thân, sự trợ lực gián tiếp hay trực tiếp của minh sư, thiện hữu).
3-Hoàn cảnh xã hội môi trường mà mình đã trải qua từ lúc thơ ấu, thiếu niên và trưởng thành trong những điều kiện sinh hoạt bối cảnh tu học nào , sống giữa thời đại nào của một khu phố, làng xã trong một quốc gia nào).
Kính xin thưa với các bạn những lời dạy của Phật đúng với mọi thời đại, mọi thế hệ, mọi giai cấp và có lẽ đúng với nhận xét thật xác đáng của cao tăng nào đó rằng …”điều vi diệu trong Phật pháp nằm ở chỗ, dù Thế Tôn có nói nhiều bao nhiêu cũng nhằm vào một lý, và có nói ít bao nhiêu cũng bao hàm vạn sự”
Chính vì điều nhận xét này tôi đã thu nhận giáo pháp của Đức Phật bằng những chữ rất tóm gọn để rồi mang hẳn vào trong đầu ghi nhớ làm tư lương cho hành trình của mình.
A- Cái nhìn
Theo sự chiêm nghiệm những năm tháng dồi mài miên mật trên kinh sách, tôi tự nhủ rằng nếu mình chưa đủ trình độ để có được “Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy” thì hãy tự tập để có được 4 cái nhìn thật phóng khoáng như sau :
-)Nhìn từ dưới thấp hướng lên các bậc cao thượng bên trên để học những điều hay lẽ phải của quý Ngài.
-) Nhìn từ địa vị trên đề nhìn xuống phía dưới đẻ thấy được khả năng của họ mà giúp đỡ, hướng dẫn, hộ trì.
-) Nhìn từ bên ngoài đã đối xử với bản thân ta như thế nào để bao dung và tha thứ cho họ.
-) Nhìn vào bên trong của chính bản thân ta để khuyến khích và tự sách tấn nên làm diều thiện tránh làm điều ác và mỗi ngày thanh lọc nội tâm.
Và quả thật điều này trong các kinh điển đều ghi lại “Đức Phật trọn  đời không  biết buồn là gì vì ngay cả một đệ tử chân  chính của Phật, trái lại, người hết sức sung sướng trên thế gian: Không sống trong sợ sệt, âu lo, luôn luôn bình thản, an nhàn, không xao động trước những biến cố, không  thất kinh tán đảm trước tai họa, "vì như thị" mà nhìn mà nhận rõ vạn vật” có thể nói : “Đệ tử của Ngài, ai ai cũng đều vui tươi, bình tĩnh, mặt mày như hoa nở, thung dung, tự tại,  an nhiên,  tâm hồn thư thái lạ lùng".
B- Duyên
Đức Phật luôn tùy duyên mà thuyết pháp.
Học được rằng “Vạn pháp tuỳ duyên , tuỳ thời tiến thoái, đúc lúc , đúng chỗ “
Duyên là bất cứ động cơ hay điều kiện nào dẫn đến, đưa tới cái gì đó thì rõ ràng toàn bộ lời Phật chỉ nằm trọn trong chữ Duyên.
Và giáo lý Duyên Khởi của Phật giáo, cuộc luân hồi của vạn loại chúng sinh là một vòng tròn khép kín, không có chỗ bắt đầu hay kết thúc. Từ đó, bất cứ mắt xích nào trong 12 Duyên Khởi cũng có thể là chỗ bắt đầu. Vô Minh hay Xúc, Thọ, Ái,… đều được cả.
Đọc đâu đấy từ một bài viết của người hiểu Đạo, “toàn bộ hành trình tu chứng của một người cầu giải thoát hay kẻ trầm luân xem chừng cũng gói tròn trong một chữ duyên”
Giới hạnh là duyên cho thiền định, thiền định là duyên cho trí tuệ nội quán. và cuối cùng Trí tuệ này là duyên cho người chứng đắc Niết Bàn.
Hiểu được vạn hữu đều do duyên tạo sanh sẽ bỏ được Đoạn Kiến.
Hiểu được vạn hữu đều do duyên mà biến diệt sẽ dứt được Thường Kiến.
Bỏ được hai tà kiến này chính là Chánh Kiến, bước đầu của Bát Thánh Đạo, cái duyên dẫn đến thánh trí giải thoát.
C- Luật Nhân Quả
Phật dạy: “Muốn biết quá khứ hay tương lai của một người chỉ cần nhìn những điều người đó đang nhận hoặc đang làm ở hiện tại là có thể biết được”. Qua quy luật nhân quả, Phật dạy ta biết rằng, vận mệnh là do tự bản thân mỗi người nắm giữ, quyết định chứ không phải do thế lực nào tạo nên. Mình tự gieo nhân thì tự gặt lấy quả, tùy theo thiện ác nhiều ít nên có khác nhau
Từ quan niệm nhân quả của Phật chúng ta có thể thấy, những việc hiện tại chúng ta đang nhận là do “nhân” đã trồng trước đây tạo ra. Nhân muốn hình thành nên quả thì ở giữa phải có duyên tức điều kiện. 
“Nhân” đã tạo ra trong quá khứ thì không thể thay đổi được. Cái có thể thay đổi chính là “duyên”, điều kiện để tạo ra kết quả. Nói cách khác, kiếp trước ít nhiều đều làm điều xấu nhưng kiếp này từ bỏ điều xấu làm việc thiện thì ác duyên sẽ đứt. Như vậy chỉ có chính ta mới có thể thay đổi đổi vận mệnh một cách tích cực và sẽ nhận được phước báo.
D- Luôn Chánh Niệm, Tỉnh thức
Chánh niệm có nghĩa là chú ý theo một đường lối đặc biệt: có mục đích, ở trong giây phút hiện tại và không phán xét. Sự chú ý này sẽ nuôi dưỡng một ý thức rộng lớn, sáng tỏ và biết chấp nhận thực tại. Chánh niệm đánh thức ta dậy để nhận thấy sự thật rằng sự sống của ta chỉ có mặt trong giây phút hiện tại này mà thôi.

Mà chánh niệm lại là một nghệ thuật sống tỉnh thức, trong Phật giáo, điểm quan trọng nhất là ta phải biết trở về với chính mình, chứ không nên cố gắng trở thành một cái gì khác hơn là mình. Đạo Phật dạy cho ta biết tiếp xúc với tự tánh của ta và để cho nó hiển lộ ra một cách không ngăn ngại. Có nghĩa là ta phải tỉnh thức dậy và nhìn thấy sự vật như chúng là.

Trong lời dạy cuối cùng của đức Phật khi Ngài nhập diệt Niết bàn nói với chúng ta như thế này: "Nếu các con nhận ra được là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc và ham muốn, các con hãy chặn đứng sự cám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâm thức các con. Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú từ sự giác ngộ hay mê lầm. Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các con không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo".

Ngoài ra tôi cũng chiêm nghiệm thêm tự chính mình đừng lệ thuộc vào một ai, đừng trở thành chim lồng cá chậu theo một ảo tưởng nào để rồi tự mình tạo ra một cái chuồng cũi để tự giam nhốt mình chung thân.
E- Biết làm người tri ân và biết báo đáp ân
Trong kinh Tăng chi, Đức Phật dạy rằng: “Nếu có chúng sanh biết báo ơn, đền ơn, người này đáng kính, ơn nhỏ còn chẳng quên huống là ơn lớn. Cho dù người đó cách chốn này ngàn do tuần, trăm ngàn do tuần mà chẳng là xa, cũng như gần ta không khác. Vì sao vậy? Tỳ kheo nên biết, vì Ta thường khen ngợi người biết báo ơn đền ơn.” 
Đó không chỉ là đạo lý của con người mà còn là động lực giúp cho mọi hành giả thẳng bước trên con đường tu tập khi biết đền đáp ơn Cha mẹ, Thầy, Tổ.
Lời kết:
Trộm học từ Lục Tổ Huệ Năng : “Tất cả phúc điền đều không rời tâm địa của con người, từ nơi tâm mình mà tìm cầu thì mọi sự đều được cảm ứng.  Cho nên, tìm cầu ở ngay nội tâm của mình thì không những chỉ được đạo đức, nhân nghĩa mà công danh, phú quý cũng được nữa, đó là nội ngoại song đắc, trong nội tâm cũng như ở ngoài thân tâm đều cùng được cả bởi lẽ khi mình đã là người có đạo đức, nhân nghĩa thì người đời sẽ trọng vọng mình, công danh, phú quý không cầu cũng tự nhiên được.  Tất cả pháp giới đều ở trong tâm, tự trong nội tâm của mỗi người vốn đã đầy đủ, nếu khéo vận dụng công phu tu hành chúng ta sẽ có tất cả mà không mong cầu ai ban cho.  Chỗ hữu ích của việc tìm cầu là đạt được giá trị của tâm linh.”

Và từ đó hạnh nghiệp của chúng sinh sẽ đưa người đến những môi trường sống tương thích; và từ bối cảnh đó, những tâm thái tương ứng sẽ được hình thành và củng cố.

Cho dù thế hệ trẻ ngày nay có muốn vươn lên đến một giai cấp nào đó trong xã hội cũng nên nhớ đến những yếu tố quan trọng mà Đức Phật đã từ bi trao truyền lại trong giáo pháp của Ngài mà kinh sách được các vị cao tăng truyền giảng

Cũng xin ghi lại một đoạn trong kinh Hoa Nghiêm để những ai muốn có một tư lương cho hành trình ngày sau nên trang bị vậy:
“Chư Phật tử ! Đại Bồ Tát có mười thứ mặc giáp :
Mặc giáp đại từ, vì cứu hộ tất cả chúng sanh.
Mặc giáp đại bi, vì kham chịu tất cả sự khổ.
Mặc giáp đại nguyện, vì tất cả việc làm đều rốt ráo.
Mặc giáp hồi hướng, vì kiến lập tất cả sự trang nghiêm của Phật.
Mặc giáp phước đức, vì lợi ích tất cả chúng sanh.
Mặc giáp Ba la mật, vì độ thoát tất cả chúng sanh.
Mặc giáp trí huệ, vì dứt tối phiền não của tất cả chúng sanh.
Mặc giáp thiện xảo phương tiện, vì xuất sanh thiện căn phổ môn.
Mặc giáp nhứt thiết trí tâm kiên cố chẳng tán loạn, vì chẳng thích những thừa khác.
Mặc giáp nhứt tâm quyết định, vì nơi tất cả pháp lìa nghi hoặc.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời mặc mão giáp vô thượng của Như Lai, đều có thể xô dẹp tất cả quân ma.”
-Kinh Hoa Nghiêm
Kính trân trọng,
Sydney 19/12/2022
Huệ Hương



hoa sen dep (1)

Sinh phong của một người .



Hạnh nghiệp chúng sinh tìm  môi trường thích hợp 

Bối cảnh xã hội, tâm thái hình thành

Biểu trưng tương ưng với hạt giống thiện lành

Và cứ thế xoay vần vạn vạn  thế kỷ !



Đừng tưởng dễ …cơ hội gặp người hiền trí !

Vì quả hiện nay lại là nhân của kiếp sau 

Khi còn tâm đạo, học Phật dồi trau 

Phước điền mầu mở hạt giống… tăng trưởng 

Sinh phong nhân cách không do tưởng tượng 

Được mang tên nhờ lợi ích của  tư lương !


Huệ Hương

  
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2023(Xem: 4294)
Nhân dân ta yêu thơ, thích làm thơ cũng là chuyện đáng mừng, bởi ít ra đó cũng là niềm vui nơi trần thế. Đạo Phật nói đời là bể khổ, nhưng hơn bảy mươi năm chìm nổi trong bể khổ ấy, tôi thấy không thiếu niềm vui. Tôi tin, hễ ai tìm được niềm vui cho mình, cho người quanh mình là hạnh phúc. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nhắc nhở: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền). Phật tạ i tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật, nhưng chuyện đó xa xôi quá; theo tôi, trước mắt cứ như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” trong bể khổ ở cõi Ta bà này là sướng lắm rồi.
27/04/2023(Xem: 1988)
Giấc mơ được trở thành văn sĩ hay theo chân Nữ Sĩ họ Hồ của cô nàng Mỹ Ngư có vẻ như sắp trở thành hiện thực, khi nàng nhận được thơ báo trúng giải thưởng thi viết cho toàn thế giới được tổ chức tại Quận Cam của xứ Cờ Hoa, nơi quy tụ nhiều tài năng xuất chúng và là cái nôi văn hóa tại nước ngoài.
27/04/2023(Xem: 2265)
Kính thưa Cha, Con không thể tưởng tượng đuọc có một ngày đứa con bé nhỏ ngày nào của Ba có thể ngồi viết về những tác phẩm và cuộc đời rất khiêm nhượng của một nhà văn, một nhà báo lão thành và nhất là người cha, người ông thật đáng kính yêu của những đứa con và những đứa cháu nội, ngoại được cha đưa rước đến trường sau khi đã chăm chút từng buổi điểm tâm lót lòng.
27/04/2023(Xem: 2397)
Mỹ Ngư và cô bạn văn Vũ Nương có một tình bạn rất ư là đặc biệt, đến độ có khi phải xem là trẻ con không chịu lớn. Tuổi đời càng ngày càng chồng chất, nhưng tính tình cả hai đều giữ mãi ở con số quay ngược lại với tuổi đời. Chẳng hạn như lúc họ sáu mươi mốt, cách cư xử của họ như mới mười sáu và mười năm sau chỉ nhích lên được con số mười bảy. Họ đồng trang lứa và viết văn cùng một chiều hướng, nghĩa là đủ mọi thể loại từ viết về Phật pháp cho đến chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện chúng mình và cả chuyện chính trị, chính em vì chồng Vũ Nương bị ngồi trong trại cải tạo suốt thời gian đẹp nhất, quý giá nhất của nàng.
27/04/2023(Xem: 2141)
Chắc không riêng gì tôi, đôi khi ta vẫn cảm nhận một thứ mùi thoang thoảng ở đâu đó quanh mình, dù không rõ lắm, cũng không biết nó tỏa ra từ nơi nào…nhưng vẫn làm lòng tôi có chút gì thổn thức, khắc khoải bâng khuâng.
25/04/2023(Xem: 2298)
Em yêu dấu: Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust (*) để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng "Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian”
25/04/2023(Xem: 4578)
Thầy hát cùng chúng tôi bằng cả trái tim. Thầy rất thích nghe các con của Thầy hát bài này. Bài thơ ấy cũng hàm chứa một sự thực tập rất sâu sắc mà Thầy muốn nhắn nhủ. Đêm nay, giữa khung cảnh ấm tình này, Thầy đã hát và phát âm rõ ràng nhiều từ. Các con của Thầy vui quá, xúc động quá, nhiều sư em đã vừa hát vừa đưa tay lên quẹt những giọt nước mắt không ngăn được. Mà thực sự không ai cần phải cố gắng ngăn cản những giọt nước mắt hạnh phúc ấy. Các anh chị em đã nói lên niềm vui khi nghe được những từ Thầy phát âm tròn chữ trong bài hát. “Bạch Thầy, Thầy hát rõ chữ lắm!”,
16/04/2023(Xem: 2036)
Sáng nay khi chạm vào cốc trà bạn có suy nghĩ gì để bạn có một ngày hạnh phúc. Bạn có mở rộng lòng mình để đón nhận nó hay không? Ý nghĩa của cuộc sống là giá trị rất đỗi bình thường, luôn ở quanh ta là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, là niềm vui và hạnh phúc, vậy có chút khó khăn hay ước mơ chưa thực hiện được cũng không sao đúng không?
15/04/2023(Xem: 3660)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để tuyên dương giáo dục, văn học nghệ thuật, văn hoá và âm nhạc cũng như truyền lửa cho nhau, và giới thiệu một số sách sách quý, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 16 sẽ được tổ chức tại Chùa Phổ Từ - Compassion Meditation Center. Address: 17327 Meekland Ave, Hayward, CA 94541. Phone: (510) 481-1577 vào lúc 5:00-8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 15 tháng 04, 2023.
14/04/2023(Xem: 1572)
Cuôc Đời tôi cứ bình thản trôi qua, các con đều có gia đình, chỉ còn có đôi vợ chồng già, chúng tôi vẫn bình yên trong cuộc sống cho tới năm 2014 ông chồng tôi bị yếu 2 chân, anh không còn lái xe được nữa, đi bác sĩ hoặc tới nhà các con chơi, tôi lái xe chở anh đi thôi, đi chợ thì dĩ nhiên là tôi tự lái xe rồi. Hồi xưa, đi đâu anh cũng lái, tôi chỉ ngồi một bên thôi. Rồi dần dần chân anh càng ngày càng đau và nhức, anh phải đi bằng walker, nhưng anh vẫn tự ăn tự tắm rửa được, vì tôi có mua cái ghế để trong bồn tắm cho anh ngồi tự tắm được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]