Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đến với Đạo Phật

06/12/202219:57(Xem: 1905)
Đến với Đạo Phật

phat thuyet phap 2


 ĐẾN  VỚI  ĐẠO PHẬT
Quang Kính Võ Đình Ngoạn



Thuở còn niên thiếu, ông  Sáu đến với đạo Phật không phải vì niềm tin tôn giáo. Cách đây khoảng hơn 6 thập kỷ, chàng thiếu niên tên Sáu ở độ tuổi 15. Anh ta có một người bạn học cùng lớp rũ đi sinh hoạt Hướng Đạo. Sáu được người bạn kể qua chương trình sinh hoạt của đoàn thể nầy, khiến chàng rất thích thú. Bởi những hoạt động ấy Sáu thấy nó thích nghi với bản tính năng động ở độ tuổi thiếu niên đang tràn đầy sức sống của mình.

Sáu mơ ước được dự những cuộc cắm trại  ngoài trời  giửa cảnh thiên nhiên núi non hùng  vĩ, để chàng được hít thở bầu không khí trong lành. Nhất là khi màn đêm từ từ buông phủ, bóng tối bao trùm mọi cảnh vật, đó cũng chính là lúc Sáu cùng  các bạn đang  quay quần bên ánh lửa hồng, lòng nôn nao chờ đợi chương trình sinh hoạt lửa trại khai diễn. Chàng ước mơ tham dự những trò chơi lớn, tìm kiếm báu vật bằng dấu đi đường, mật thư, truyền thông tin bằng ký tự đã mả hóa ( morses ),  chuyển đi bằng còi hay cờ ( semaphore flag ). Sáu mơ được học các gút thường dùng cho những cuộc cắm trại như gút thuyền chài , gút cẳng ngỗng, gút dẹt, tìm hướng đi bằng la bàn ….Những  suy tư, ước mơ của Sáu bổng chốc tan biến, khiến chàng trở về với hiện thực. Khi trống trường vang lên tiếng tùng, tùng,tùng… báo hiệu giờ tan học đã điểm.

Chiều hôm ấy Sáu đi học về, bước vào nhà thấy ba đang ngồi đọc báo. Chàng cất tiếng chào.    

       Thưa ba con đi học về. Rồi Sáu đến chổ ba đang ngồi. Chàng thỏ thẻ thưa

        Thưa ba, con xin phép ba cho con được sinh hoạt  trong đoàn thể Hướng Đạo. Bởi sinh hoạt  trong đoàn thể nầy rất vui ba ạ, vả lại nó giúp cho con trở thành một người tháo vát, giúp con có thể ứng phó trước những khó khăn, bất cập trong cuộc sống. Ba có cho phép không ba ?

Ba Sáu ngừng xem báo. ngẩng đầu lên, ngước mắt nhìn chàng, trầm ngâm  trong giây lát. Rồi ôn tồn, khẻ bảo.

      
Nầy Sáu, ba thiết nghĩ đoàn thể Hướng Đạo không thích hợp cho cơ thể hay đau ốm của con. Bởi Hướng Đạo thường tổ chức những ngày cắm trại ngủ đêm trong rừng núi, khiến con dể bị bịnh  ba không muốn như thế .Ba nghĩ con nên vào đoàn  thể Gia Đình Phật Tử có vẻ thích hợp với thể lực của con hơn. Ba nghĩ  ngoài việc ít đi trại, các môn huấn luyện khác đều  giống bên Hướng Đạo. Vả lại truyền thống dòng tộc chúng ta, đã  bao đời tin theo đạo Phật . Bởi thế con nên đi sinh hoạt Gia Đình Phật Tử để tìm hiểu về tôn giáo của mình, rồi tin tưởng, tu tập  theo giáo pháp của  đức Bổn Sư. Đó cũng là điều ba hằng mong ước.  Từ việc xin đi sinh hoạt Hướng Đạo bất thành, khiến Sáu có duyên lành trở thành đoàn sinh  Gia Đình Phật Tử theo như sự mong muốn của cha mình.


Từ  đó chủ nhật hằng tuần , Sáu đều đến sinh hoạt với đoàn thể Gia Đình Phật Tử tại chùa tỉnh hội, song cũng lắm khi đoàn đến tham quan, sinh hoạt ở các khuôn hội,  hay tổ chức những cuộc cắm trại vui chơi trong ngày… khiến chương trình sinh hoạt trở nên sống động, giúp đoàn sinh thỏa mái, vui vẻ chấp nhận đến với đoàn, đội.  

Thông thường trước khi sinh hoạt, các đoàn sinh tập hợp chỉnh tề trước sân chùa. Anh Lân đoàn trưởng giới thiệu với các bạn, Sáu là một đoàn sinh mới gia nhập. Giới thiệu xong anh bảo các đoàn  sinh từng hàng  từ từ bước vào chánh điện để lể Phật, sám hối theo nghi thức dành riêng cho Gia Đình Phật Tử. Lễ Phật xong,  anh Lân  giao nhiệm vụ cho anh đoàn phó sinh hoạt   đoàn, rồi anh dẫn Sáu vào đàm quán. Hai anh em ngồi vào ghế, anh đoàn trưởng nhỏ nhẹ nói về cư sĩ  Tâm Minh.

       
Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, một trong số các vị sáng lập Hội  An Nam Phật Học. Cụ Tâm Minh luôn luôn nặng lòng ưu tư đến tuổi trẻ. Trong một kỳ họp Đại hội đồng Tổng hội An Nam Phật Học, khi đề cập đến thế hệ thanh thiếu niên. Cụ Lê Đình Thám đã phát biểu “ Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắm tới hàng ngũ thanh thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai “. Bởi thế vào năm 1940 cụ Tâm minh thành lập Đoàn Thanh niên Phật Học Đức Dục.  Sau một thời gian hoạt động. Đoàn Thanh Niên Phật Đức Dục được đổi danh xưng thành Gia Đình Phật Hóa Phổ.  Gia Đình Phật Hóa Phổ là tiền thân của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ngày nay. Mục đích của đoàn thể Gia Đình Phật Tử là đào tạo những thanh thiếu, ấu niên thành những người Phật tử chân chính. Muốn thực hiện được lý tưởng thành người Phật tử chân chính. Chúng ta cần tư duy theo những điều dạy bảo của đức Như lai.

      
Thuở đức Phật còn tại thế, Ngài dạy : Bước đầu đến với đạo Phật, không phải đến để mà tin. Do đó những ai đã đến với Phật giáo nên đến trong tinh thần tìm đọc các kinh sách, nghe những bài giảng về giáo lý nhà Phật. Từ đó ghi chép, tư duy những điều đã nghe , đã đọc để hiểu rõ những lời  dạy bảo ấy. Nếu nhận thấy những điều mình đã đọc, đã nghe các thầy giảng dạy có lợi ích thiết thực cho bản thân, cho gia đình, giúp thân tâm ta an lạc, giúp cho mọi  người được an vui, xã hội  được sống trong cảnh thái hòa, không đau khổ thì hãy thực hành và tin theo những lời dạy bảo ấy. Lời dạy của đức Bổn Sư,  cũng chính là phương pháp tu học theo tinh thần Văn -Tư - Tu. Một trong số muôn vàn Phương pháp tu tập của Phật giáo.

        
Nầy Sáu, hôm nay anh đã nói sơ qua về tiểu sử của Gia Đình Phật Tử Việt Nam, mục đích và hướng đi của đoàn thể nầy. Anh hy vọng rằng trong qúa trình sinh hoạt với đoàn thể. Em sẽ có những nhận định sâu sắc hơn về đạo Phật. Giờ đây hai anh em mình nên ra sinh hoạt chung với đoàn.Trong quá trình đến với Gia đình Phật tử. Sáu nhận định rằng tổ chức Gia Đình Phật tử Việt Nam ngày nay đã thừa hưởng một gia tài quí báu do các bậc Tôn sư, những vị tiền bối sáng lập viên, các huynh trưởng đàn anh đã dày công nghiên cứu chương trình huấn luyện tu học một cách công phu và đầy óc sáng tạo. Các bậc Tôn sư, các vị tiền bối... đã xen lẫn những trò chơi, những lời ca, ý nhạc trong lể nghi sinh hoạt như bài Trầm Hương Đốt, bài Sen Trắng....  Việc đưa văn nghệ, âm nhạc vào chương trình tu học khiến cho ngày tu học trở nên sống động, vui tươi, tình Lam càng thêm lưu luyến như bài Dây Thân Ái .... Trong một cuộc cắm trại nhằm mừng lể chu niên đoàn. Chương trình trại có tiết mục trò chơi lớn đi tìm kho báu. Trò chơi nầy cho đến nay vẫn còn in đậm trong ký ức, một kỷ niệm khó quên, khiến ông Sáu vẫn còn ghi nhớ. Sau giờ nghĩ trưa khoảng 30 phút. Bổng hồi còi vang lên báo hiệu giờ sinh hoạt bắt đầu. Các đoàn sinh lanh lẹ tập họp trước lều Ban Quản Trại. Sau khi các đoàn sinh tập họp chỉnh tề. Anh đoàn trưởng bảo.

        
Các đoàn sinh thân mến, hôm nay anh muốn các em ôn lại những chuyên môn mà các em đã học hỏi được, bằng trò chơi  tìm báu vật. Anh hy vọng các đội Sen Trắng, Sen Vàng, Sen Nâu, Sen Tím  hảy cố gắng thi đua trong tinh thần đồng  đội. Kế đến anh Lân đưa cho mổi đội trưởng một mật thư chỉ dẫn hướng đến trạm truyền tin. Tại đây, các đội sẽ nhận được tín hiệu bằng cờ để đến nơi có dấu đi đường dẫn tới chổ chôn dấu. Kết qủa trò chơi, đội Sen Nâu đã lấy được báu vật. Bởi thế các đội lần lượt trở về tập hợp trước lều Ban Quản Trại. Đội trưởng Sen Nâu trình lên đoàn trưởng một túi vải màu vàng. Anh Lân thò tay vào túi vải lấy ra một mảnh giấy có viết chử, anh khẻ nhìn rồi đọc to dòng chữ ấy “ Phàm làm việc gì, trước phải xét kỷ đến hậu quả của nó “ Kế tiếp, anh gọi đội trưởng Sen Nâu lên nhận giải thưởng cho đội. Phần thưởng được trao là  quyển truyện Bài Học Ngàn Vàng của cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Rồi anh bảo:

      
 Các em thân mến, để biết được giá trị đích thực nội dung của câu viết.  Ngay từ giờ phút nầy, anh muốn đội trưởng Sen Nâu đọc câu truyện Bài Học Ngàn Vàng.  Từ đó các đội cùng nhau nghiên cứu, tìm hiểu, đúc kết nội dung chính yếu rồi đàm thoại,đưa đến kết luận. Đội Sen Nâu thắng cuộc, do đó đội trưởng đội nầy được vinh dự làm chủ tọa buổi đàm thoại.

Thuở xưa, tại Tân Cương  thuộc vùng  Trung  Á có một tiểu vương quốc tên là Nhục chi nằm giửa Ấn Độ và Trung quốc. Vua Đột Quyết trị vì vương quốc nầy. Nhân một lần đi săn trở về hoàng cung. Đoàn xa giá nhà vua đi ngang qua một chợ phiên gần kinh thành. Tại phiên chợ có ông lão đang rao bán Bài Học Ngàn Vàng, nhà vua đã mua bài học nầy. Vừa  về đến cung điện, vua Đột Quyết vội vào ngự phòng, nhà vua mở túi gấm ra xem bài học ấy như thế nào? Nhưng nhà vua thật thất vọng, bởi bên trong túi gấm chỉ có vỏn vẹn một mảnh giấy với dòng chử viết thật đẹp như rồng bay phượng múa  “ Phàm làm việc gì, trước phải xét kỷ đến hậu quả của nó “. Ngài nghĩ rằng mình bị lừa phỉnh. Địa vị là một đấng quân vương đầy quyền uy, nhưng lại bị một lão già trong dân giả lường gạt, thật không có gì đau khổ và hổ thẹn bằng. Vua Đột quyết vô cùng  tức giận. Nhà vua sợ có người đọc được dòng chữ nầy nên vội bỏ bài học vào tủ cẩm thạch khóa lại.  Ngay tối hôm đó, nhà vua truyền lệnh quan đề đốc Thanh Phong là người thân tín của mình vào chầu. Sau khi nói rỏ sự việc, ngài truyền chỉ cho quan đề đốc nội trong một tuần phải tìm cho ra tung tích lão già, bắt đem về trị tội. Bởi để lâu lão sẽ trốn qua nước Quế Lâm, nước láng giềng có chung biên giới.


Hầu truy tìm tung tích ông già. Việc đầu tiên,  đề  đốc Thanh Phong  cho dán yết thị có hình ông lão, trong yết thị với nội dung:  nhà vua thấy bài học ngàn vàng rất có giá trị nên muốn thưởng thêm. Nếu đọc được yết thị, ông lão có thể đến bất cứ cơ quan địa phương nào để lảnh thưởng, hoặc có ai nhìn thấy ông lão đến báo cho quan phủ,huyện sở tại. Mặc khác quan đề đốc ra lệnh cho binh sĩ canh gác các cửa thành phải kiểm tra nghiêm ngặt từng người để nhận diện. Ngoài ra Thanh Phong còn ra lệnh cho các toán lính ban đêm đến các khách sạn, nhà dân  gõ cửa kiếm tra kẻ lạ đến trú ngụ… thời hạn một tuần gần kề, song hành tung ông lão vẫn biệt tâm, biệt tích. Rồi một đêm vua Đột Quyết truyền quan đề đốc vào ngự phòng để hỏi chuyện.

      
Nầy đề đốc Thanh Phong. Công việc truy tìm lão già khanh đã có manh mối gì chưa ?  Trẩm muốn sự việc nầy kết thúc sớm.

     
Muôn tâu Bệ Hạ.  Thần đã tận dụng nhiều phương cách để truy tìm tung tích lão già, song vẫn “ biệt vô âm tính ”. Thần thiểm nghĩ sau khi lừa phỉnh Bệ hạ lấy được ngàn vàng. Lão đã “  cao bay, xa chạy “, khiến hạ thần bất lực.

 Vua Đột Quyết khi nghe mấy chữ “ lừa phỉnh Bệ hạ lấy được ngàn vàng “ khiến vết thương trong lòng bộc phát. Ngài đùng đùng nổi giận, cho rằng quan đề đốc đã khi quân, phạm thượng liền hạ lệnh bắt giam quan đề đốc vào ngục thất.  Nhà vua thầm nghĩ, quan đề đốc đã biết chuyện, nếu để rò rĩ khiến kẻ khác biết được việc vua bị lừa gạt, thật là  điều hổ thẹn cho đấng quân vương. Vua Đột Quyết nổi lên ý định giết chết quan đề đốc để mãi mãi  không còn ai biết đến câu chuyện nầy nữa.Nhà vua hạ lệnh cho Thanh Phong uống chén độc dược. Sáng hôm sau, khi các quan văn vỏ chầu trước điện. Quan Thái giám tuyên đọc thánh chỉ với nội dung đề đốc Thanh Phong mưu phản, đang đêm lẻn vào hành thích vua nên đã bị giết. Thạnh Bảo con đề đốc Thanh Phong, một tướng trẻ đang trấn thủ tại biên thùy giáp ranh với Quế Lâm. Thạnh Bảo không tin cha mình đã làm việc phản nghịch, nhưng với tội phản nghịch, chàng cũng khộng thể nào thoát chết. Do đó chàng  sai kẻ thân tín mang thư qua Quế Lâm cầu viện. Mặc khác, Thạnh Bảo tức tốc kéo quân về kinh đô hỏi cho ra lẻ. Sự việc xãy ra quá đột ngột ngoài dự phòng của vua Đột Quyết. Kinh thành bị bao vây, quân lính trong thành không đủ sức chống cự. Nhà vua cùng quần thần đào thoát ra ngoài bằng một đường hầm bí mật đi về hướng lão tướng Hoàng Cái đang trấn giữ. Khi biết tin vua và các quần thần đào tẩu, dân chúng mở cửa nghênh đón Thạnh Bảo vào thành. Việc đầu tiên, Thạnh Bảo đến ngự phòng phá tủ cẩm thạch để lấy châu báu. Song trong tủ trống trơn, chỉ có mảnh giấy ghi dòng chữ “ Phàm làm việc gì, trước phải xét kỷ đến hậu quả của nó “. Thạnh Bảo nghĩ rằng trước khi trốn chạy nhà vua muốn cảnh cáo chàng. Thạnh Bảo lại nghĩ hay đây là một lời khuyên răn. Nếu thế sao nhà vua không theo lời khuyên nên xãy ra cớ sự. Cuối cùng chàng cho rằng đó là một câu viết vớ vẩn nên xé nát.


Vua nước Quế Lâm nhận được thư cầu cứu của Thạnh Bảo, nhà vua cho rằng đây là cơ hội để mình xâm chiếm nước Nhục Chi. Bởi thế nhà vua vội sai tướng Tùng Sơn thống lảnh 10 vạn binh tràn sang biên giới với danh nghĩa giúp Thạnh Bảo diệt trừ ông vua vô đạo, giết hại công thần. Tùng Sơn đi đến đâu đều trưng thu lương thực của dân, không những thế binh lính còn ức hiếp dân lành. Do đó dân chúng càng ngày càng  oán hận Thạnh Bảo đã “ rước voi về  giày mã tổ “, Thạnh Bảo lại có tính cao ngạo, độc tài khiến quần chúng càng thêm xa lánh. Ngược lại, lão tướng Hoàng Cái hộ giá nhà vua, lại có công xông pha chiến trận chống lại ngoại xâm nên người người hưởng ứng. Bởi thế một thời gian ngắn, lão tướng đã quét sạch bóng quân thù. Tướng quân Hoàng Cái dẫn quân về chiếm lại Kinh đô. Thạnh Bảo bị bắt chờ ngày xử trảm. Ngày hành quyết đã đến, vua Đột Quyết đến gần Thạnh Bảo cất tiếng

       
Thạnh Bảo, ta ban cho ngươi một ân huệ. Trước khi chết ngươi có cần nói điều gì không?

      
Thạnh Bảo nghĩ “ được làm vua, thua làm giặc “. Nay Thạnh Bảo đã thua, bị trảm không có gì oán hận.Nhưng  ta chỉ ân hận một điều đã không làm theo lời khuyên viết trên mảnh giấy nằm trong tủ ngọc thạch “ Phàm làm việc gì, trước phải xét kỷ đến hậu quả của nó “.

Vua Đột Quyết sững sờ trong giây lát. Màn kịch Bài Học Ngàn Vàng lại hiện về trong trí óc. Nhà vua truyền lệnh đao phủ ngưng hành quyết. Ngài tha tội cho Thạnh Bảo. Lão tướng Hoàng Cái được tin vôi vả vào cung xin diện thánh để trình bày nổi lo ngại của mình. Sau khi được vua kể lại câu chuyện mua bài học ngàn vàng, dẫn đến việc giết quan đề đốc nên rất ân hận. Lão tướng công nhận bài học rất hữu ích. Hoàng Cái tâu vua nên treo bài học ngàn vàng khắp nơi trong hoàng cung.  


Nói về vua Quế Lâm. Sự kiện 10 vạn binh do lão tướng Tùng Sơn thống lỉnh bị đánh tan tác phải  rút về nước, khiến nhà vua ôm mối hận trong lòng. Vua Quế Lâm định đem quân sang đánh báo thù thì được tin mật báo vua Đột Quyết đang bịnh nặng. Nhà vua  truyền chỉ cho vị tướng đang đóng tại biên ải  tìm cách liên lạc, mua chuộc quan ngự y đầu độc  vua Đột Quyết. Đối với quan ngự y, do lời hứa sẽ được một phần giang  sơn nước Nhục Chi, được cưới một tiểu thư giàu đẹp của xứ người nên đã bỏ độc dược vào chén thuốc dâng lên cho vua uống, nhưng khi ngước mắt lên, nhìn thấy bài học ngàn vàng treo nơi vách nên hoảng hốt tâu chén thuốc có độc. Vua Đột Quyết vô cùng hoảng sợ mồ hôi thoát ra như tắm, nhờ thế bệnh tình của vua cũng hết hẳn, ngài bằng phán hỏi lý do quan ngự y muốn giết mình. Quan ngự y trình bày sự việc khiến mình mang tội. Nhà vua  tha tội cho quan ngự y. Ngược lại thứ phi Hoàng Hoa sống cảnh cô đơn lẻ bóng nơi Tây cung nên nẩy lòng tư thông cùng quan đại thần Lý Bá nên đã mang thai. Để cho thai nhi không ai phát hiện. Lý Bá và Hoàng Hoa cấm các cung nữ tiết lộ sự việc, nếu không sẽ bị xử phạt nặng nề, khiến không một cung nữ nào dám tố giác. Rồi Tây cung nổi lên bất ổn, bởi thứ phi  trở nên  điên loạn, đập phá lung tung. Ngay cả những vật dụng có ghi bài học ngàn vàng. Lý Bá nghĩ rằng thứ phi Hoàng Hoa bị tà ma quấy phá, do đó tâu vua nếu trị bệnh tà nên mời pháp sư Lý Mậu, người có tài trị  được bệnh nầy. Nhà vua chuẩn tấu, truyền Lý Mậu vào chửa trị cho thứ phi. Lý Mậu tâu, muốn việc trị bệnh được hiệu quả. Tây cung cần sự yên tỉnh, nên pháp sư thỉnh cầu các quan lại, vua, hoàng hậu, các thứ phi không đến thăm viếng trong thời gian  Lý Mậu trị bệnh cho Hoàng Hoa. Sự việc xãy ra ở Tây cung, khiến lão tướng Hoàng Cái thấy có điều không ổn. Thứ Phi có  điên hay không?  Chỉ có thái y mới chẩn đoán được. Chưa gọi thái y chẩn đoán bịnh mà Lý Bá đã vội cho là bị tà, khiến Hoàng Cái đặt nhiều nghi vấn nên âm thầm theo dõi. Rồi nhân một lần đến Tây cung. Cung nữ gác cửa bên ngoài không cho vào nên giử lại tra hỏi . Do đó lão tướng biết được Lý Bá và Lý Mậu ban đêm khoảng canh 2 thường ra vào Tây cung bằng địa đạo bí mật được che dấu bằng tấm hoành phi to lớn. Hoàng Cái mai phục bắt ngay tại trận.

Trên đây chỉ là phần tóm lược cốt truyện. Ngoài chuyện quan ngự y, thứ phi Hoàng Hoa còn có nhiều truyện khác như vụ án ông Tổng Hàm giết  thị Nguyệt , bà Năm cây thị là một gian thương,…. Tất cả các vụ án đều  nhằm mục đích nêu lên giá trị, sự ích lợi của Bài Học Ngàn Vàng. Ông Sáu rất thú vị, từ một trò chơi lớn, anh đoàn trưởng  khéo léo hướng dẫn các đoàn sinh đến cuộc đàm thoại về Phật Pháp theo phương  pháp Văn – Tư – Tu để đưa đến kết luận câu viết quả thật là bài học  vô giá. Đó  chính là Chánh kiến, chi đầu trong bát chánh đạo. Tám Con đường dẫn dắt chúng ta đến đời sống  an lạc. Do đó những hành giả khi đã phát nguyện:

            “… Con nhất tâm nguyện sống đời lành  

            Đem thân mạng nương nhờ Tam Bảo

            Lên thuyền Từ vượt qua biển Khổ

             Cầm đuốc thiêng ra khỏi rừng Mê ...”

Ông Sáu thiểm nghĩ,  những hành giả trong bước đầu học Phật cần hành trì theo câu kinh:         

            “… Văn, Tư, Tu xin quyết hành trì 

            Thân miệng ý noi về chánh kiến… “


Đó cũng chính là con đường đưa chúng ta đến cứu cánh vượt thoát bến mê, quây về bờ giác.

                                    

MaryLand, 12/2/2022

 

 

     

 

 

         

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2020(Xem: 3507)
Ai cũng tin rằng tương lai sẽ như vầy, như vầy, đúng như hôm qua và hôm nay đã trù liệu, hoạch định và tiến hành; bởi vì cái nhân gieo xuống với sự trợ duyên của các yếu tố phụ thuộc chung quanh, một cách khoa học và kinh nghiệm, cùng với thời gian vừa đủ để một tiến trình được khai mở, phát triển, chắc hẳn có nhiều phần mang lại kết quả tương xứng, hoặc bội phần, hoặc bội bội phần. Tuy vậy, kinh nghiệm, với những kết quả thực tế của một số sự việc, công trình, cũng cho thấy rằng, không phải lúc nào quả phải theo nhân. Bài học vỡ lòng của nhân-quả dạy chúng ta rằng các yếu tố ngoại tại có khi cũng rất quan trọng để dẫn đến kết quả như ý hay bất xứng ý. Tất nhiên khi nông gia cấy lúa xuống ruộng, đã theo kinh nghiệm lâu năm của cha-ông và nghề nghiệp: biết chọn giống tốt, biết lúc nào gieo mạ, cấy mạ, đưa nước vào ruộng, xả nước khỏi ruộng, xịt thuốc trừ sâu, v.v… Nhưng cũng nông vụ nầy, năm ngoái trúng mùa, năm nay bão giông lũ lụt lại thêm các đập thủy điện xả nước, lúa sẽ bị
10/12/2020(Xem: 5929)
Dạo này đang mùa bầu cử Tổng Thống tại xứ Cờ Hoa, có nhiều tuồng diễn rất ư là ngoạn mục, lấy mất của tôi rất nhiều thời gian. Tôi không còn thì giờ để à ơi mưa nắng với một số các bạn xưa. Muốn nói chuyện cũng phải cân nhắc, lựa lời dò la xem đối phương thuộc về bên nào, có cùng chung một chiến tuyến với mình không? Nhỡ cùng một lũ cuồng hết có mà vỡ nợ! Chẳng những thế tôi còn phải xem sắc mặt của từng ông Chủ Bút của từng tờ báo, giấy cũng như điện tử mà lựa bài để gửi. Gửi sai, chẳng những bài bị vất vào sọt rác mà tình văn nghệ cũng sứt mẻ dài lâu. Tại sao lại ra cớ sự như vậy? Trong lịch sử bầu bán chưa bao giờ có hiện tượng kỳ lạ đến như thế. Đây không phải là trận chiến giữa hai đối thủ, giữa hai đảng phái cùng yêu nước, mà là hai phe từ lúc con người mới khai thiên lập địa đến nay, đã có sẵn trong bầu máu nóng những hạt giống của tham lam, sân hận, si tình đủ kiểu. Đã ẩn hiện trong từng một con người với hai mặt tốt và xấu, chánh và tà, như ngày với đêm, như thiên thần
04/12/2020(Xem: 12919)
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy! Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm. Người giác ngộ được Bản Thể Chân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp không thiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.
02/12/2020(Xem: 9910)
Làm thinh không phải mình sai Làm thinh là để tương lai cuộc đời Làm thinh không phải dại khờ Làm thinh là để lu mờ thị phi Làm thinh không phải khinh khi Làm thinh là để biết đi biết về Làm thinh không phải u mê Làm thinh là để nghĩ về đường tu Làm thinh không phải gật gù Làm thinh là để Văn Thù hiện ra Làm thinh không phải thứ tha Làm thinh là để biết ta làm gì Làm thinh không phải nhu mì Làm thinh là để mỗi khi thực hành Làm thinh không phải tranh giành Làm thinh là để trung thành hạnh tu
02/12/2020(Xem: 11208)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ LŨ LỤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ QUẢ BÁO VỀ VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 12 ¨ CÁI THIỆN VÀ HẠNH PHÚC (Quảng Tánh), trang 13 ¨ CHỈ LÀ LỜI HỎI THĂM (thơ Thy An), trang 15 ¨ KHỔ THÁNH ĐẾ (Chân Hiền Tâm), trang 16 ¨ SAU LỤT LÀM BÀI THƠ VỀ CỎ (thơ Lê Vĩnh Tài), trang 20 ¨ ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHỎI TÔN GIÁO (Tuệ Uyển dịch), trang 21 ¨ MÙA LŨ (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 25 ¨ LÀM THẾ NÀO ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC? (TN Hằng Như), trang 27 ¨ AI ƠI, MAU DỪNG LẠI (thơ Huệ Trân), trang 32 ¨ CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT, VNPG Sử Luận, Chương 33 (Nguyễn Lang), trang 33 ¨ LOAY HOAY GIỮA CON ĐƯỜNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 36 ¨ CHẤP THỦ LÀ ĐÁNG SỢ (Lâm Thanh Huyền), trang 37 ¨ TRUYỀN THỐNG GĐPT
01/12/2020(Xem: 9823)
Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, lục bát Việt Nam đã tạo nên một bước đi tân kỳ, một bước nhảy ngoạn mục, rung lên những tiếng thơ tự tình giữa trường mộng nhân sinh, nỗi ngậm ngùi nhân thế với niềm xao xuyến, bồi hồi. Rồi tiếp nối trên những bước đi song hành cùng lục bát, rạt rào bao sóng vỗ ngân nga, hòa âm thâm thiết với những tâm hồn quá đỗi tiêu sái như Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Hồ Dzếnh, Phạm Thiên Thư, Huy Cận, Trần Xuân Kiêm, Huy Tưởng, Vũ Hoàng Chương… Đặc biệt Huy Tưởng, riêng một cõi trời thơ Mười Phương Tố Vọng phiêu diêu giữa Phương Chiều: Trũng hai mắt vọng bia đời Cổng tồn sinh mở mù khơi nắng tà Lòng tay nát mộng châu sa Phương chiều bãi quạnh mưa qua bến mình Nghiêng tầm con mắt soi kinh Vẳng nghe tâm lặng hồn chênh chếch về Phôi thu rụng lá mây đè Phiền ban sơ dậy đất se sắt lòng Im nghe thác máu loạn dòng Trôi phiêu lạc giữa vô cùng mộ Không
23/11/2020(Xem: 6776)
Phước duyên cho tôi khi được Me Tâm Tấn truyền trao gìn giữ một số thư từ còn lưu thủ bút & chữ ký của Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vào những năm xưa xửa của thế kỷ trước. Trước, tôi đã có đôi lần giới thiệu thư từ bút tích của quý Ngài danh tăng Phật Giáo nước nhà như Ôn Trí Quang, Ôn Trí Thủ, Ôn Đỗng Minh, Ôn Đức Chơn, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Thể Quán... Hôm nay, tôi xin cung kính giới thiệu đến chư vị thủ bút và chữ ký của một bậc tôn quý vốn là cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:
11/11/2020(Xem: 6605)
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.
11/11/2020(Xem: 9711)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
25/10/2020(Xem: 2679)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung. Cuồng phong bão tố từ đại dương cuộn xoáy vào đất liền, kéo theo những cơn mưa xối xả ngày đêm. Nước lũ ngầu đục từ non cao đổ về, từ các đập thủy điện xả xuống, đẩy những dòng cuồng lưu ồ ạt đi về nơi trũng thấp, theo những nhánh sông hướng ra biển, chựng lại khi gặp mực biển dâng cao với cường triều gầm thét, sông nối biển biến vùng duyên hải thành một biển nước mênh mông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]