Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỷ lục gia – nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương và những dòng thơ đi vào lòng người

25/12/202110:15(Xem: 6635)
Kỷ lục gia – nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương và những dòng thơ đi vào lòng người

Kỷ lục gia – nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương và những dòng thơ đi vào lòng người



Chỉ mới nói chuyện qua điện thoại nhưng vừa gặp chúng tôi, bà đã đón tiếp như những người đã quen biết từ lâu, thậm chí như người trong nhà. Người mà chúng tôi muốn nói đến là nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương. Tên tuổi của bà từ lâu đã được nhiều người biết đến. Riêng bài thơ Còn gặp nhau đã nhận được sự mến mộ của nhiều người do những dòng thơ thấm vào từng ngóc ngách của mọi tâm hồn yêu thơ! Bài thơ 7 đoạn này câu chữ khi đọc lên nghe rất đỗi đơn sơ giản dị nhưng lại hàm chứa ý nghĩa sâu xa về tình người, tình đời, ý đạo.

ton nu hy khuong-13

Thưa nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, có phải bà đến với thơ ca do người thân hướng dẫn?

– Bằng giọng rất Huế bà tươi cười nói: Gia đình tôi làm thơ cha truyền con nối, đến tôi là đời thứ năm. Cách đây ít lâu một nhà nghiên cứu văn học đã viết: “Những nhà thơ nổi tiếng năm đời trực hệ trong một gia đình vương giả ở Huế”. Từ ông sơ là vua Minh Mạng đến ông cố là người con thứ 11 của vua là Tuy Lý Vương Miên Trinh, người được nhắc trong câu thơ của vua Tự Đức “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường”. Đến ông nội tôi là Tiểu Thảo Hồng Thiết, sang cha tôi là Ưng Bình Thúc Giạ Thị và đến Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, kéo dài đến nay 192 năm.

Lúc nhỏ, tôi có may mắn gần cha tôi nhiều và được ông cụ dạy cho cách làm thơ. Với cha tôi, thứ nhất thơ phải rõ nghĩa, thứ hai trong thơ phải có nhạc và chính thơ có nhạc thơ mới “bén rễ” sâu trong lòng người!

Thưa bà, có phải một bài thơ đúng hơn một bài hò của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã được lưu truyền, nhiều người thuộc lòng cứ ngỡ là ca dao?

– Đó là bài “Chiều chiều trước bến Văn Lâu, Ai ngồi, Ai câu, Ai sầu, Ai thảm, Ai thương, Ai cảm, Ai nhớ, Ai trông. Thuyền Ai thấp thoáng bên sông, Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non”. Những câu thơ này Ưng Bình Thúc Giạ Thị, cha tôi viết về vua Duy Tân. Thuở ấy vua Duy Tân có khi giả dạng thường dân ra ngồi câu cá ở bến Phu Văn Lâu chờ gặp Trần Cao Vân để mật bàn chuyện quốc sự. Không ngờ vận điệu của câu hò được truyền tụng trong dân gian và vô hình chung trở thành ca dao in trí nhớ nhiều người. Nỗi niềm của người viết trong khung cảnh đó đã làm câu hò trở nên bất hủ. Cha tôi còn viết một câu hò khác về Đào Duy Từ “Khi trông lên đò Trạm, khi ngó xuống Lũy Thầy, đố Ai có biết dạ này thương Ai?”.


ton nu hy khuong-14



Bài thơ “Còn Gặp Nhau” của bà rất nổi tiếng, nhưng không phải ai cũng biết được hoàn cảnh ra đời của nó như thế nào?

– Tôi xin thưa rõ câu chuyện cho có đầu có đuôi. Năm 1964, tờ bán nguyệt san Phổ Thông của nhà văn Nguyễn Vỹ nơi tôi cộng tác thường xuyên, đưa tin sẽ xuất bản tập thơ Đợi Mùa Trăng của Hỷ Khương. GS.TS văn chương Pháp Nguyễn Văn Cổn từ Pháp đã viết thư về cho ông Nguyễn Vỹ đề nghị được viết bài tựa cho tập thơ, dù tôi và ông Cổn chưa bao giờ liên lạc với nhau. Ông Nguyễn Văn Cổn là bạn thân của GSTS Trần Văn Khê. Ông thường đưa thơ của tôi cho anh Khê xem. Từ đó, anh Khê với tôi liên lạc qua thư từ. Sau một thời gian, chúng tôi trở thành anh em kết nghĩa.

https://i0.wp.com/kyluc.vn/Editor/assets/1.6/19.6/ConGapNhau-TNHK.jpg

Bài thơ Còn gặp nhau của nhà thơ Hỷ Khương được nhiều người biết đến

Năm 1993, GS.TS Trần Văn Khê tham gia trong đoàn của Tổng Thống Francois Mitterand sang thăm Việt Nam. Khi vừa đến TP.HCM, anh Khê có nhắn tôi và Thúy Hoan lên gặp anh ở khách sạn Rex. Anh em gặp nhau hết sức vui mừng. Sau đó, anh Khê đi theo đoàn liên tiếp mấy ngày. Trước khi trở lại Pháp, anh nhắn tôi lên để giã biệt. Do bị ốm, không đi được nên tôi đã gởi cho anh một bài thơ trong đó có 4 câu: “Còn gặp nhau thì hãy cứ vui, Chuyện đời như nước chảy hoa trôi. Lợi danh như bóng mây chìm nổi, Chỉ có tình thương để lại đời”.

Lúc lên máy bay anh đã họa lại bài thơ, nhắc lại lúc chúng tôi gặp nhau, 4 câu thơ sau đây anh đã họa lại 4 câu trên: “Nắm tay hiền muội rộn niềm vui, Quên cả thời gian vẫn cứ trôi. Chỉ nhớ không gian thâu ngắn lại, Tao phùng bao phút đẹp trên đời”. Về sau tôi đã làm thêm 6 đoạn nữa, thành ra bài thơ có 7 đoạn như mọi người đã biết.

Những câu thơ trong bài Còn gặp nhau chữ nghĩa bình dị nhưng khiến cho người đọc nhớ mãi?

– Tôi cũng lấy làm lạ. Khi viết tôi chỉ dùng những câu chữ đơn giản, có lẽ nhờ vậy mà đi vào lòng người. Một vị giáo sư đại học nói với tôi rằng: “Tôi lấy thơ Hỷ Khương ra đọc cho các em sinh viên nghe: Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi. Bao nhiêu thú vị ở trên đời. Vui chơi trong ý tình cao nhã, Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời”. Tôi nói với các em: “Nhà thơ Hỷ Khương nói vui chơi ở đây là vui chơi trong ý tình cao nhã thì cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời vì có ý nghĩa”.

Hòa thượng Thích Giác Toàn – Viện Chủ Tịnh Xá Trung Tâm – sau khi đọc tập thơ Hãy Cho Nhau, đã nói với tôi: “Cô Hỷ Khương ơi, cô làm thơ dễ dàng như thế, làm ra được những câu thơ như vậy là tu bao nhiêu kiếp”. Nghe lời dạy của Hòa thượng lòng tôi rất xúc động.



Thơ của Tôn Nữ Hỷ Khương dễ đi vào lòng người còn vì đọc lên đã thấy nhạc điệu ẩn chứa trong đó…

– Bài thơ Còn gặp nhau có nhiều nhạc sĩ dùng phổ nhạc. Trong đó, riêng Giáo sư Võ Tá Hân là phổ trọn cả bài. Tôi bảo với ông: “Làm sao mà giỏi thế?”. Ông trả lời: “Thơ Hỷ Khương đã là bản nhạc rồi nên rất dễ phổ, bỏ đi một chữ cũng không được”. Hiện có rất nhiều hội đoàn ở Mỹ xin phép dùng bài Còn gặp nhau do nhạc sỹ Võ Tá Hân phổ nhạc để làm nhạc nền.


Thơ của bà được rất nhiều người dùng để viết thư pháp, hẳn là có nhiều câu chuyện thú vị từ đây?

– Cuối năm 2004, tôi thật bất ngờ khi nhận được cuộc điện thoại của một người đàn ông mà cho tới nay tôi cũng chưa biết là ai. Người đó nói rằng: “Chị Hỷ Khương ơi, người ta khắc thơ của chị lên đá để bán trong hội hoa xuân. Một phiến 200 đô la, nhưng không đề tên chị. Tôi muốn mua mà không đủ tiền”. Tôi hỏi: “Không để tên sao anh biết thơ tôi”, người ấy trả lời: “Ai mà không biết”. Tôi nghe rồi cũng quên.

Sau đó, khi tôi cùng một số bạn học cũ đi ngang hội hoa xuân, một người bạn trong nhóm rủ vào chụp ảnh. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện những phiến đá khắc thơ mình trong hội hoa xuân từ người đàn ông nọ. Tôi kể lại, các bạn nghe thấy rất vui và rủ nhau đi tìm. Rất nhanh chúng, chúng tôi đã gặp gian hàng triển lãm thư pháp với một dãy đá nhiều màu khắc hai câu thơ: “Lợi danh như bóng mây chìm nổi, Chỉ có tình thương để lại đời”.

 


Nhà thơ Hỷ Khương và phiến đá khắc một trong những câu thơ tâm đắc của bà


Một người phụ nữ ra chào hỏi hết sức vui vẻ: “Thưa chị, chị có phải là chị Hỷ Khương không? em thấy chị trên sách, trên báo, trên ti vi”. Tôi nghe lấy làm lạ. Người phụ nữ lại nói: “Chúng em tính xong hội hoa xuân sẽ đem một phiến đá đến tặng chị”. Một người bạn của tôi nói ngay: “Chúng tôi có sẵn xe, bà cho đưa ra xe dùm”. Phiến đá ấy giờ đã trở thành một kỷ vật của tôi.

 

***

Lúc tiễn chúng tôi, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương thân tình dặn bằng những dòng thơ trong bài Dặn Lòng, “Giữ yên nếp sống dịu hiền, Gây chi sóng gió thêm phiền lòng nhau. Khi đời đã chẳng vào đâu, Trăm năm mua lấy chữ sầu ích chi”. Một bài thơ không có chữ nghĩa nào “to tát” cả mà đã giúp nhiều người giải tỏa những phiền muộn lo âu.

Khánh Bình (thực hiện) – kyluc.vn

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương năm nay 75 tuổi. Bà sinh ra ở Vỹ Dạ (Huế) nhưng vào Nam sống từ năm 1961. Bà là tác giả của nhiều tác phẩm: Đợi mùa trăng (1964), Mộng thanh bình (1970), Còn gặp nhau (1999), Bâng khuâng tình khúc (2001), Hãy cho nhau (2004), Nước vẫn xanh dòng (2005), Thơ tình và tình thơ (2006), Thơ dâng cha mẹ (2007), hồi ký về thân phụ Hồi ức về cha tôi: Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1996, tái bản có bổ sung 2002, 2011)… Hiện là hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2004, bài thơ Còn gặp nhau của bà đã được Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt – First News in trên lịch 7 tờ với thư họa của họa sĩ Vũ Hối. Vào mỗi dịp đầu xuân, Trí Việt lại “đưa” thơ của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương lên lịch và đều do nhà xuất bản Trẻ cấp giấy phép xuất bản. Về sau, các Công ty văn hóa Hương Trang, Công ty An Hảo, Công ty TNHH một thành viên 789 (Bộ Quốc Phòng)… đã in Còn gặp nhau, Hãy cho nhau cùng nhiều bài thơ khác của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương lên các cuốn lịch Bloc, lịch 7 tờ, lịch năm, lịch để bàn, Agenda… phát hành rộng rãi trong nước, thông qua các nhà xuất bản Trẻ, Văn Nghệ, Hội Nhà văn… Ngoài ra, còn nhiều nơi in thơ bà trên lịch. Ngày 30.10.2011, trong Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 21, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã nhận danh hiệu Nhà thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2019(Xem: 4262)
Sông Mê Kông dài 4.880km và là dòng sông dài thứ tư châu Á sau Trường Giang (6.300km), Hoàng Hà (5.464km) và Ô Bi (5.410km). Sông Mê Kôngdài thứ ba Trung Quốc sau Trường Giang và Hoàng Hà. Riêng thượng nguồn Mê Kông (thuộc Trung Quốc) được coi là kỳ bí, hiểm trở và phức tạp hơn cả thượng nguồn của Trường Giang và Hoàng Hà.
05/04/2019(Xem: 7894)
Liên tiếp cả tháng nay từ ngày đi hành hương miền đất vàng Miến Điện về tuy phần tâm linh của tôi có lẽ tăng trưởng thêm được chút ít vì nhiều bộ kinh luận từ lâu tôi hầu như quên lãng để trên kệ sách mà chưa hề đọc lại lần thứ ba....nay đã được tôi ôn từng trang một cách rất chú tâm, tư duy cẩn thận và rất thích thú ghi lại những điều hữu ích .
01/04/2019(Xem: 6012)
Thời gian thắm thoát thoi đưa, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hơn 40 năm, một thời gian khá dài cho một đời người. Bây giờ thỉnh thoảng gặp lại một vài em học sinh cũ, trong khi nói chuyện, nghe các em than mình đã già rồi. Tôi mới chợt nhớ " nhìn lại đời mình đã xanh rêu" (TCS). Quả thật, tôi đang ở giai đoạn xuống đồi “ down hill “, người ta thường nói: người già hay nhìn về quá khứ, tuổi trẻ hay hướng về tương lai. Thật đúng vậy! Hôm nay, tôi cũng nhìn về quá khứ nhưng với cái nhìn khác, không phải là cái nhìn than thân trách phận, kể lể khổ đau mà là cái nhìn lạc quan về những tình người tươi thắm trong những hoàn cảnh khốn cùng.
17/03/2019(Xem: 4063)
Phần này bàn về cách dùng chên đơng thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Dựa vào một số văn bản, bài viết nhỏ này đề nghị một cách giải thích tại sao chân đăng lại xuất hiện ở mãi tận những hòn đảo thuộc thực dân Pháp ở Thái Bình Dương. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL
11/03/2019(Xem: 3672)
Những Điều Học Được Khi Xem tác phẩm Bát Cơm Hương Tích của TT Nguyên Tạng, Gần đây trong mỗi thời công phu sáng sau khi đảnh lễ đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni theo như một đoạn trong lời ngỏ của Tư tưởng Kinh Pháp Hoa của Cố HT Thích Chơn Thiện mà nó đã in trong trí tôi nhiều năm qua :
11/03/2019(Xem: 3452)
Tôi trở về nơi ấy ...sau ba năm xa cách , có thể nói đó nơi đã xuất phát tôi ....( một con người mới ) sau khi gặp hoàn cảnh nghiệt ngã Nơi đã giúp tôi có những tài liệu tuyệt vời về kinhi luật luận mà không hề ai chú ý , nơi chỉ lo những cuộc ma chay tống táng và hộ niệm nhưng chưa có những buổi pháp thoại nào có thể thỏa mãn những ý tưởng thầm kín và luôn thắc mắc vấn vương từ khi tôi biết tham khảo nhiều kinh điển trên mạng online và kinh sách đã từng sưu tập
06/03/2019(Xem: 3796)
Mỗi lần có cơ duyên được hành hương và chiêm bái các địa danh tâm linh như Tứ Động Tâm, Tứ Đại Danh Sơn, các chùa tại Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan khi trở về lại nhà tôi cảm thấy thật sự mình được thêm ân sủng và nhiều cảm ứng bất khả tư nghì... Và một lần nữa trong chuyến hành hương vừa qua tại mảnh đất vàng Miến Điện, nếu không nhờ sự khuyến khích của TT Thích Nguyên Tạng thì tôi đã chẳng phát tâm một cách dõng mãnh để tường thuật lại hết những điều hay đã học được trong chuyến đi tu học có ý nghĩa này, và tôi đã tự hứa với lòng khi về sẽ nghiên cứu lại tất cả bài viết của Thầy trong nhiều quyển sách đã xuất bản trong những năm gần đây, để học hỏi được từ Thầy những gì mà tôi còn thiếu sót và yếu kém ...
05/03/2019(Xem: 3878)
Dường như niềm vui đến bất ngờ luôn làm cho người ta thích thú và khó quên. Vào một ngày Thứ Sáu cuối tuần rất bận rộn lại đột nhiên nhận được một lần tới 4 tác phẩm do người bạn đem tới tặng. Mở nhanh từng cuốn để xem mặt mũi ra sao thì thấy đó là 4 tác phẩm: Tạp Chí Hoa Đàm Số 5, với chủ đề “Phật Giáo với Dân Tộc”; “Thiền Trong Hành Động,” do Đạo Sinh dịch Việt; “Những Bước Thăng Trầm” do Phạm Kim Khánh dịch Việt; và “Bóng Bay Gió Ơi” của nhà văn Nguyễn Thị Khánh Minh. Tất cả đều được Lotus Media xuất bản vào đầu năm 2019 tại Hoa Kỳ.
03/03/2019(Xem: 10308)
Cuộc đời là một cái chợ khổng lồ đầy xô bồ, hỗn độn mà toàn thể nhân loại đang sinh sống, hoạt động từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi tận mai sau. Trong đó, con người phải chịu đựng đủ thứ cay đắng, mặn nồng, ngọt bùi, chua chát, đủ thứ khổ nạn, tang thương, đớn đau, hạnh phúc cứ mãi chập chùng, trùng trùng vô lượng, không thể nào diễn tả hết được. Nikos Kazantzakis, đại văn hào Hy Lạp phát biểu :“Con người sinh ra từ một hố thẳm đen tối, đó là tử cung. Con người đang đi đến một hố thẳm đen tối khác, đó là nấm mồ. Khoảng ánh sáng giữa hai hố thẳm đen tối đó, người ta gọi là cuộc sống.”
03/03/2019(Xem: 3756)
Hôm nay là Mùng 10 tháng Giêng, tại VN ai cũng lo cúng và mua vàng vì là ngày Thần tài, nhưng đối với tôi lại là ngày mà tôi nhận được một gia tài Pháp bảo sau khi được TT Trụ Trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng đã từ bi chỉ dạy tôi nên đọc tác phẩm này. Vài Cảm Nghĩ Thô Thiển Của Một Cư Sĩ Tại Gia Khi Đọc Tác Phẩm ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA Online Của HT THÍCH BẢO LẠC Hội Chủ GHPGVNTNHN Tại UĐL- TTL
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]