Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Hoài Từ Những Cơn Mưa

30/09/202113:15(Xem: 2001)
Cảm Hoài Từ Những Cơn Mưa

CẢM HOÀI TỪ NHỮNG CƠN MƯA
 
Vĩnh Hảo
 
Person, Road, Street, Buildings, Rain, Rainy, Urban
Photo: trilemedia (pixabay.com)
 

 

Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.

Cảnh cũ từng mảng thoáng ẩn thoáng hiện trong trí nhớ khi hoài niệm những mùa mưa qua đi… 

Những ngày mưa đông. Sấm động đâu đó làm con trẻ sợ hãi nép bên mẹ. Bão lớn quét qua thành phố biển hiền hòa. Mưa rơi ào ào. Gió giật giàn bông giấy trước ngõ. Nước ngập đầy sân. Nước cuồn cuộn trên đường. Trường học đóng cửa. Trời lạnh buốt da. Mẹ mặc áo ấm cho con mà vẫn hỏi con có đủ ấm không. Rồi mẹ ôm con, hát cho nghe bài Mưa Đông (1). “Mưa đông rơi từng cơn trong gió rét buốt / Có những em chưa từng vui thú nô đùa…” Giọng mẹ ấm êm ru trẻ chiều đông lạnh. Nước mắt con lăn dài, lăn dài. Mẹ dạy con chữ hiếu, chữ nhân đầu đời.

Những ngày mưa thu. Mưa lất phất bay trên đường từ phố biển về căn phòng nhỏ trên đỉnh đồi. Chú tiểu thong thả đi bộ dưới làn mưa càng lúc càng nặng hạt khi thiên hạ nhốn nháo tìm nơi trú ẩn. Trầm tư gì giữa cuộc đời đảo điên, lòng người man trá. Mưa rơi sũng ướt chiếc áo nhật bình lam. Vẫn thong thả bước đi, bước đi. Nước trên đường ngập cả đôi giép mòn gót, và ngập lên cả đôi bàn chân như chưa hề chạm vào thực tế của mặt đất trần gian. Dẫm lên dòng nước đục hay dẫm lên hồn nước mấy ngàn năm đớn đau oằn mình dưới sức nặng của cuồng vọng vô minh. Về núi phơi áo nhịn ăn, trà sen thơm ngát đêm trăng lạnh. Thầm lặng buồn một mình nỗi buồn không tên da diết. Tuổi mới lớn, suy nghĩ hay buồn gì nơi đời thường mà mắt xanh phóng về tận trời xa. Cùng trên núi này, những thiên thần tài hoa lần lượt đi về phương nam (2). Chú tiểu bơ vơ, khóc khô thân phận mồ côi hay khóc đau nhân sinh khổ lụy. Đường phương nam đày đọa gót lữ hành.

Chiều mưa công viên. Hẹn hò đời nhau, duyên nào níu gọi, ai biết. Mưa rơi tầm tã không thấy bóng xe qua. Dưới cây run lạnh, ướt đẫm những hồn lưu lạc. Tuổi trẻ tay trắng, chỉ có tình yêu là nơi gửi trọn tâm chí cuồng nhiệt, đắm say.

Quán trọ qua đêm, che dù dạo quanh phố lạ. Mỏi gót lữ hành, đường đi quanh mưa rơi rả rích. Ánh lửa nhìn sâu, hỏi đường quay về giấc mộng ngày xưa. Xa nhà, xa quê, sói đồng hoang đùa vui dưới ánh trăng mờ. Dằng dặc nỗi nhớ quê cha, thoảng đâu vọng về hồi chuông triêu mộ. Gậy nhà thiền gõ nhịp đêm thâu. Bước chân ai dội về mật ngôn bát-nhã. Chia tay, chia tay, lại chia tay. Vượt qua đời sinh-diệt.

 

Cơn mưa nào rơi mãi giữa hư không.
Con sông nào lưu luyến bờ bãi lạ.
Có một thời mưa đã rơi. Có một thời dòng sông băn khoăn, ngập ngừng.
Nhưng rồi mưa sẽ thôi không rơi, sông sẽ thôi không dừng.
Nhớ những ngày mưa không phải là nhớ những giọt mưa. 
Nhớ dòng sông không phải là nhớ luồng nước lặng lờ.
Mưa hay sông, rồi cũng về biển lớn.

Hoài niệm những ngày mưa là khơi lại tiếng hát mẹ ru, khơi lại hình ảnh chú tiểu dầm mưa dưới phố, để tìm về cái tâm sơ khai một thời trên đỉnh non cao—nơi chí nguyện ban đầu khởi phát.

Tất cả rồi sẽ qua đi; không gì lặp lại lần nữa trong dòng chảy xiết của thời gian; cũng không gì tái hiện y hệt trong cái vô cùng của không gian. Mộng trùng lai không có ở trên đời (3). Bóng cũ hình xưa, tiếng hát câu hò, hương thơm loài hoa dại, môi mọng tuổi xuân thì… chỉ một lần trình hiện rồi tan biến trong mộng dài thiên thu. 

Cái còn lại là một khoảnh khắc rỗng rang, cô liêu cùng tuyệt, hiển hiện từ chính cái chỗ mà ảnh tượng (hay ý niệm) vừa vuột mất. Cái đó không thể hoài niệm; cũng không thể đương niệm; càng không thể khởi niệm. Cũng không thể nói thành lời. Ngay nơi khoảnh khắc đó, hãy trực nghiệm. Không như vậy, sẽ tiếp tục nhớ rồi quên, tương phùng rồi chia xa, cười rồi khóc, dẫm đi dẫm lại bao lần những vết mòn của thế nhân: dệt gấm thêu hoa trong trường mộng, đắp xây lầu cát trên bãi biển sóng xô…

 

 

 

______________

 

  1. Ba thầy-trò, Thiền sư Tâm Như Trí Thủ cùng 2 môn đệ tài hoa Nguyên Tánh Phạm Công Thiện và Nguyên Chứng Tuệ Sỹ đều từ đồi Trại Thủy, rời thành phố Nha Trang, dấn thân vào phương nam, Sài-gòn, từ những năm xa xôi trước đó.

  2. Bài hát Mưa Đông của tác giả Hoàng Cang. Lời như sau: 
“Mưa đông rơi từng cơn trong gió rét buốt
Có những em chưa từng vui thú nô đuà
Đi lang thang lạnh lùng trong gió rét mướt
Bán bánh mì kiếm tiền nuôi nấng mẹ cha 
Điệp khúc: Nào ai vui sướng ấm cùng no
Nhìn bao em ấy lòng xót chăng
Đi lao đao ngập ngừng trong mưa ướt át
Sống bơ vơ không nhà không cửa lỡ làng
Áo manh đơn lạnh lùng trong cơn gió rét
Mang bánh mì đi ngoài đường khuya mùa đông.”
  1. Trích từ bài LỜI VĨNH BIỆT (L’Adieu), thơ Guillaume Apollinaire, Bùi Giáng dịch: 
“Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời…”

 

 

 

 

facebook-1
***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2014(Xem: 3482)
Tôi chợt ngộ ra. Cái ông mà chuyện gì cũng biết, rành rẻ mọi sự đời, mà ông bạn mới quen tôi nói có tên là ông Google. Tôi biết ông, biết rành nữa là khác. Ông từng là ân nhân của tôi trong nhiều trường hợp, nhưng mà tôi cũng ớn ông ấy lắm.
24/04/2014(Xem: 3145)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tử có Pháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo. Sách trình bày đẹp trên giấy hoàng kim. Kỷ thuật bởi Hoa lan-Thiện giới. Tranh bìa và phụ bản: Trần Thị Hương Cau. Trình bày bìa: Gia Khánh. Viết Lời Giới Thiệu Thầy Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác. Viết “Thay Lời Tựa” bởi Đạo hữu Phù Vân Chủ Bút Báo Viên Giác.
02/04/2014(Xem: 14027)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
29/03/2014(Xem: 11587)
Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh. Sinh năm 1952 ở Quán Rường, Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam, một chốn miền “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm. Rượu hồng đào chưa nhấm đà say” ấy, Nguyễn Lương Vỵ lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học. Từ thuở nhỏ vốn bẩm sinh có năng khiếu làm thơ, đặc biệt được ông nội ( nguyên là một nhà Nho, có thời kỳ làm chánh tổng ) trực tiếp truyền dạy các loại thơ tứ tuyệt, Đường luật, nên biết mần thơ ngay từ lúc 12, 13 tuổi, thuở còn chạy rông chơi bên mấy cổ tháp rêu phong Chiên Đàn, cạnh dòng sông Tam Kỳ và bãi biển Tam Thanh xanh biếc mộng.
24/03/2014(Xem: 23930)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
18/03/2014(Xem: 11768)
Trong văn học Trung Hoa, từ thời đại xa xưa, Chu Hy cho rằng “nhân chi sơ tính bản tĩnh”. Từ “bản tĩnh”, do cảm xúc của dục tính mà “tĩnh” chuyển sang “động”. Và một khi tâm đã động thì trí sẽ vận dụng đến suy tư, khi đã suy tư thì phải thốt lên bằng tiếng nói.
16/03/2014(Xem: 4140)
Văn Sinh là một cựu sinh viên Văn Khoa thiên về Triết Đông cho nên tính khí cũng có hơi bất thường. Bất thường ở đây không có nghĩa là “mát dây” mà ưa suy nghĩ về những gì con người không suy nghĩ hoặc những gì mà cả xã hội cho rằng “Ôi dào! Đời là thế, suy nghĩ làm gì cho mệt!”
16/03/2014(Xem: 2862)
Khi ta nở một nụ cười thì một đóa hoa đã “nở trên môi ta”. Khi ta ban phát tình thương tới mọi người thì ta “nở một đóa hoa lòng”. Khi ta tử tế với mọi người ta chúng ta đã trao tặng họ một “đóa hoa thân ái”. Khi ta cứu giúp mọi người thì trong tim ta đã nở “một đóa từ bi”.
09/03/2014(Xem: 3973)
Từ vô thỉ đến nay, giác tánh nơi tạng thức con người thường thanh tịnh trong sáng hoàn toàn, vốn không có sự cấu uế tạp nhiễm, cũng không có những huyễn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Trong giác tánh ấy, không có gì được gọi là sinh hay diệt, vì sanh hay diệt chỉ là giả danh. Vả lại, sanh là tướng huyễn sanh, diệt là tướng huyễn diệt
07/03/2014(Xem: 9914)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567