Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhìn lại một năm của Đạo Tràng Pháp Thoại online từ một học nhân cầu pháp!

05/08/202119:25(Xem: 6596)
Nhìn lại một năm của Đạo Tràng Pháp Thoại online từ một học nhân cầu pháp!
 

Thien Su Nguyen Thieu Sieu Bach-2


Nhìn lại một năm của Đạo Tràng Pháp Thoại
online từ một học nhân cầu pháp!

 

 Trước đây Tôi không hề nghĩ rằng: “mình sẽ có ngày trình pháp với  Giảng Sư  TT Thích Nguyên Tạng sau mỗi bài pháp thoại của Ngài”, dù cho tôi không mang một tư tưởng phân biệt Nam Tông và Bắc Tông, nhưng có lẽ tri thức tôi có rất nhiều sai lầm và vướng mắc do không tiếp xúc nhiều với các đạo tràng, mà chỉ quẩn quanh đọc kinh sách và chỉ là cái túi đựng sách! 

Có ngờ đâu đại dịch của thế kỷ 21 bắt đầu....theo như đa số mọi người lầm tưởng (trong đó có tôi) ....chỉ là cơn bão thoáng qua, không ngờ đã diễn biến càng ngày càng trầm trọng. Và với lòng từ bi, TT Giảng Sư đã tổ chức các buổi nghe pháp thoại online và ...với thì giờ nhàn rỗi trong những ngày bị lockdown, tôi đã chăm chú nghe từ một vài lần trong tuần sau đó, đổi thành liên tục mỗi ngày và bắt đầu nghiện ... khi thiếu vắng mỗi khi Giảng Sư có Phật Sự bên ngoài ...

Tôi từng tự hỏi thầm vì sao vậy?  Mãi đến khi đọc lại tác phẩm “Trái Tim của Bụt” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, ngay từ những trang đầu tôi đã biết được lý do rồi ...Kính mời quý đạo hữu xem và góp ý có cùng đồng cảm với mình không nhé!  

Sư Ông nói rằng “.....Điều hữu ích nhất cho người học Phật  ....đó là khi bài pháp thoại được nghe mình cảm thấy nhẹ nhàng, an lạc”. 

Rõ ràng, nếu khi học ta thấy ngày càng nhẹ nhàng hơn tức là ta đã học đúng, vì những điều ta học có tác dụng tháo gỡ và phá bỏ những cái thấy nghe hiểu biết sai lầm.  Nghe tới đâu, học tới đâu ta cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái tới đó là vì ta đã giải thoát khỏi những thành kiến, những ngộ nhận do tri giác sai lầm, là ta tự biết là mình đang đi đúng đường.

Thì ra ...những bài pháp thoại của Giảng Sư đã đánh động được tâm linh người nghe và từ đó tôi cũng như các đạo hữu khác đã cảm thấy nhẹ nhàng an lạc.

 Sư Ông Làng Mai từng giảng rằng: "Mình phải sống như thế nào mà có sự chăm chú, để mình có thể sống sâu sắc từng giây phút của đời sống hàng ngày. Sống chăm chú để thấy được anh của mình, chị của mình, em của mình, với những niềm hạnh phúc, với những nỗi đau khổ của họ. 

Nếu mình bước những bước chân cẩn thận để đừng đạp lên những con kiến và sát hại thân mạng nó, thì khi mình hành sử, mình cũng cẩn thận theo như vậy trong sinh hoạt hằng ngày.Nói năng cũng vậy, mình cũng cẩn thận để đừng tạo ra những đổ vỡ, những khổ đau trong người đó, và cố nhiên là trong chính mình. Có giới tức là có niệm, và có giới tức là có định. 

Sống một cách chăm chú ta gọi là có định. Mà sống có chăm chú thì chúng ta mới tiếp xúc được với những cái mầu nhiệm, những cái đẹp đẽ của đời sống ngay trong chính thân thể ta, ngay trong tâm hồn ta, và chung quanh ta. Sống như vậy thì mới đáng sống.”

Tôi đã tìm gặp những lời dạy như thế bàng bạc trong các bài pháp thoại online với Giảng Sư Thích Nguyên Tạng Và nhất là ....Khi Sư Ông Thích Nhất Hạnh chỉ dạy thêm: “ Phần lớn chúng ta được gặp chánh pháp, nhưng chúng ta không hết lòng hạ thủ công phu vào việc thực tập. Khi chúng ta khổ đau nhiều, và khổ đau đó đã đến lúc chín muồi thì khi gặp được chánh pháp, khi được trao truyền pháp môn thì chúng ta lập tức có thể biến tất cả khối khổ đau đó thành hạnh phúc. Tại vì khổ đau quá nhiều thì mình học được bài học rất lớn, và nhờ đó mình hạ thủ công phu được!" 

Phải chăng trong thời đại dịch này ta mới học được và hạ thủ công phu được với những bài pháp thoại online, qua hành trạng của quý Chư Tổ, Thiền sư danh bất hư truyền? 

Và tôi cũng đã học được từ Sư Ông rằng trong ngũ phần pháp thân ta có yếu tố Tuệ thân: "Tuệ tức là cái hiểu biết, cái thấy. Ngày xưa khi còn lầm lạc, khi còn mê muội, chúng ta không thấy được chánh pháp, không thấy được ta, không thấy được những người chung quanh ta. Chúng ta đã tạo ra những đổ vỡ, những khổ đau. Bây giờ chúng ta thấy được rồi, hiểu được rồi, thấy được một phần nào, hiểu được một phần nào nên ta có thể tránh bớt những hành động, những lời nói, những ý nghĩ có thể gây đổ vỡ, gây đau khổ. Cái thấy đó gọi là tuệ giác." 

Tất Cả những điều Sư Ông Làng Mai dạy đã  đúng quá cho tôi, nhất là việc nghe pháp thoại . Ngài chỉ rằng " Nếu chúng ta ngồi nghe pháp thoại mà chăm chú thì  ta sẽ hiểu pháp thoại sâu hơn người khác. 

Tại vì định lực của  ta lúc bấy giờ lớn hơn. Nghe pháp thoại không phải là chỉ tiếp xúc với pháp thoại mà còn tiếp xúc với cái kho tuệ giác ở trong bản thân của mình. Những lời của pháp thoại nó đánh động tới kho tuệ giác ở trong lòng mình. Do đó cho nên tuệ nó phát sinh”

Quả thật vậy sau 265 bài pháp thoại của Giảng Sư trong mùa đại dịch, càng ngày tôi càng đi lạc vào trong một trang thái rất yên tỉnh thanh thản và không còn để tâm vào những tin tức truyền thông đủ loại mà chỉ chăm chú vào những bài pháp thoại của Giảng Sư để rồi chiêm  nghiệm và rút tỉa những giáo nghĩa thâm thuý mà Ngài đã dẫn dắt chúng đệ tử trên đường đời  trong hoàn cảnh khắc nghiệt như hiện nay với nhiều lần phong tỏa ...

Thế  nên dù cho Melbourne và Sydney bị lockdown nhiều lần và mẹ con tôi chưa gặp nhau gần một năm, mà tôi vẫn thấy an lạc, nhẹ nhàng trong tâm. 

Hôm nay nhìn lại quá trình hơn một năm qua với  hơn 265 bài pháp thoại quá tuyệt vời, mỗi bài đã mang  lại cho tôi một sinh khí mới, một cái nhìn mới ....do đó nhận thấy lợi lạc của việc nghe pháp thoại online...     

Kính  xin được trải bày điều đã học được với  một Giảng Sư có biện tài thuyết pháp với tuệ giác uyên bác và trí nhớ phi thường trong mọi lãnh vực khoa học, lịch sử, điển tích kiêm Đạo Pháp, và cũng kính xin được tán dương Ngài và kính xin được quý đạo hữu đang nghe pháp thoại online cùng tri ân đại phước duyên nầy ...vì thật ra không có bao  người  có được cái diễn phúc nghe trọn toàn bộ pháp thoại mà Ngài Giảng Sư đã đem tim óc giúp ta quên đi những ưu phiền giữa mùa dịch biến đổi khó lường này ...Điều này thật là rất khó kiếm .! 

Cũng như các bạn đồng đạo của tôi (căn cơ cao hơn tôi vượt bực) đã nhận định rằng ... TT Thích Nguyên Tạng hẳn đã Giác Ngộ Giải Thoát ...xứng đáng với tên gọi Danh Tăng .... 

Kính bạch Thầy, con rất hoan hỷ khi đón nhận lời tán dương trên của các bạn và cũng rất vui mừng khi mình đã được Thầy ưu ái cho phép trình pháp sau mỗi bài pháp thoại ...Tính đến nay trên dưới 250 bài chỉ thiếu khoảng 15 bài và may mắn thay những bài này đã có Phật Tử Diệu Tuyết phiên tả lại và Phật Tử Thanh Phi chỉnh sửa lỗi chính tả để mọi người cùng tham khảo. 

Kính chúc Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng được Phật lực 10 phương luôn gia bị, Thân Tâm an tịnh, Phước Trí nhị nghiêm, Bồ Đề quả mãn, Phật Đạo viên thành. 

Kính trân trọng dâng đến Thầy bài thơ vừa tán dương hạnh đức Thầy, cùng nói lên niềm hoan hỷ của chúng đệ tử được diễm phúc nghe 265 bài pháp thoại online từ Thầy.  

 Kính ngưỡng dâng ...Giảng Sư lòng thành đa tạ!

Tri ân rằng ...được tham dự Phật Trường

265 bài pháp thoại chan chứa tình thương

Bậc Giác Ngộ muốn chia sẻ cho đại chúng.

 

Niềm hoan hỷ khi thấy mình học Phật ...đúng!

Sau mỗi bài giảng lại thấy nhẹ nhàng

An lạc thêm lên ...đời đã bước sang trang

Phiền não tự mình tạo như dần biến mất!

 

Kính đảnh lễ Thầy....kính chúc Trưởng Tử Phật!

Trọn vẹn thành toàn công việc hoằng pháp độ sinh

Gieo rắc ánh đạo vàng khai mở tâm linh

Chúng Phật tử ngày sau... đạt Tuệ Giác!

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

Huệ Hương

Melbourne 4/8/2021

 

 

facebook-1


***
youtube
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2022(Xem: 3387)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-75) căn cứ vào sự kiện vua nằm mộng thấy một người thân vàng ròng bay vào cung điện. Có vị cận thần tâu đó là đức Phật ở xứ Thiên Trúc - đấng Giác ngộ trên cả trời người. Vua liền sai người đến Tây Vực tìm cầu Phật pháp. Thật ra, Phật giáo vào Trung Quốc trước cả đời Hán Minh Đế. Lúc bấy giờ, Đạo giáo đang rất thịnh hành. Thời điểm này, Phật giáo chỉ thuần là một loại tôn giáo tế tự, học thuyết đặc thù của Phật giáo chỉ là quỉ thần báo ứng, gần với thuật cúng tế, bói toán của Trung Quốc. Vì thế, tăng sĩ Phật giáo cùng hoạt động song hành với các đạo sĩ của Đạo giáo. Tín đồ Phật giáo yêu chuộng cả đạo sĩ của Đạo giáo, nên cả hai đều hoạt động mạnh mẽ trong hoàng tộc, chứ không ảnh hưởng lớn đến dân chúng.
09/04/2022(Xem: 5929)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
01/04/2022(Xem: 9115)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
20/03/2022(Xem: 3914)
Với tập sách nhỏ nầy – tác giả không hề nghĩ đó là công trình nghiên cứu; mà chỉ xin được gọi là nén tâm hương, là tấc lòng cảm cựu dâng lên anh linh của người thiên cổ - biểu tỏ sự ngưỡng mộ văn tài và xin được chia sẻ nỗi đau đời, đau người của tiền nhân và hậu học. Sỡ dĩ không gọi là công trình nghiên cứu về Nguyễn Du vì tôi không làm theo hệ thống chương mục của tổng thể tác phẩm, mà chỉ viết theo ngẫu cảm của người đọc đối với mỗi nhân vật trong tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh”, lại nữa; tôi cũng là một cá thể quanh năm đau yếu – khi viết đề tài này là tôi đang nằm tại chỗ, vì xẹp cột sống lưng và bao chứng bệnh khác – phải chăng là đồng bệnh tương lân???
20/03/2022(Xem: 6101)
Những tưởng Ninh Giang Thu Cúc sẽ gác bút sau tập nhận định “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” nhưng nào có được - bởi nghiệp dĩ đeo mang nên mới có Kiều Kinh gởi đến quý vị. Với tuổi tác và bệnh trạng – tác giả muốn nghỉ viết để duy dưỡng tinh thần, trì chú niệm kinh và chung sống an yên cùng căn bệnh nghiệt ngã là xẹp cột sống lưng... Thế nhưng; với tiêu chí – còn thở là còn làm việc, tác giả không cam chịu là người vô tích sự vì thế NGTC vẫn viết (dù trong tư thế khó khăn) mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho nền Văn học nước nhà.
24/02/2022(Xem: 8697)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
13/02/2022(Xem: 3448)
Gần đây khi nhận được những tập kỷ yếu về các chuyến hành hương (từ các địa điểm tâm linh) gửi tặng từ TT Thích Nguyên Tạng, một lần nữa tôi mới chợt nhận ra tại sao một người tu hay bất cứ một người phàm phu nào cũng cần phải cầu nguyện cho mình có đủ Tam Phước ( Phước vật - Phước đức và Phước Trí ). Trộm nghĩ khi có đủ tam phước rồi thì làm việc gì cũng thành tựu vì đã sử dụng đúng thái độ và cách cư xử của ta trong cuộc sống . Và hạnh phúc là mục đích chính của con người, tiêu biểu cho sự phát triển đầy đủ các đức tính đạo đức của con người ...Nhất là trong Triết lý Phật giáo, hạnh phúc là chủ đề rất quan trọng nghĩa là muốn có hạnh phúc thì phải có bình an ( vật chất lẫn tinh thần ) và nhất định là hạnh phúc này phải phát xuất từ giá trị cuộc sống với sự hoàn thiện nhân cách và luôn giữ 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.
13/02/2022(Xem: 6145)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
31/01/2022(Xem: 5807)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
05/01/2022(Xem: 7741)
Khi khoa học ngày càng phát triển, con người càng rời xa tâm linh và phủ nhận tất cả những gì không dựa trên nền tảng khoa học. Tuy nhiên, thế giới tâm linh dù được khẳng định bởi người hữu duyên hoặc phủ nhận bởi người chưa đủ duyên tồn tại song song với thế giới vật chất. Sự nối kết tâm linh là một đề tài sôi nổi trong dòng chính cũng như trong cộng đồng tôn giáo. Trên thực tế, hiện tượng siêu nhiên vẫn là những điều huyền bí mà không phải bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm hay giải mã. Vì vậy, người có khả năng nối kết với thế giới tâm linh và cảm nhận được hiện tượng tâm linh càng trở nên đặc biệt dưới các trường hợp sau đây:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]