Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyên Siêu Trong Cõi Triết Học và Thi Ca

16/05/202107:06(Xem: 10108)
Nguyên Siêu Trong Cõi Triết Học và Thi Ca
triet ly va thi ca


NGUYÊN SIÊU
TRONG CÕI TRIẾT HỌC VÀ THI CA

Tâm Thường Định



Trước khi xuất bản, chúng tôi có duyên được đọc tác phẩm mới nhất, Triết Lý và Thi Ca, của Nguyên Siêu, tức là Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, một vị Thầy lớn hiện tại ở Hoa Kỳ. Thầy có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, trước tác và dịch thuật quan trọng như: Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy (1994), Ưu Đàm Lướt Bão (1998), Tâm Nguyên Vô Đề (2012), v.v… có thể tìm thấy ở đây: (https://hoavouu.com/author/about/129/ht-thich-nguyen-sieu).

Nhưng có lẽ chúng tôi trân quý nhất là 3 cuốn: Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập I (2001, 2006), Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập II (2006, 2020) và Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập III (2013, 2020) do Thầy biên tập. Chúng tôi còn nhớ, như là tiếng nói từ đáy lòng khi thầy Nguyên Siêu chia sẻ về Ôn Tuệ Sỹ, "Thầy đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam những công trình khảo cứu, dịch thuật, thi văn, tư tưởng Triết học để khu vườn văn hóa Việt Nam thêm nhiều hương sắc.” Cũng tương tự, Thầy Nguyên Siêu cũng đóng góp thật nhiều cho khu vườn văn hoá Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cuốn sách quý, Triết Lý và Thi Ca, lại thêm một điển hình.

Thầy đã dùng ngôn ngữ như một phương tiện để chuyển tải, truyền đạt sắc thái và tinh hoa của giáo lý Phật Đà. Nhưng quan trọng nhất là cuốn sách song ngữ Việt - Anh này là một giai phẩm cần phải có trong mỗi tủ sách gia đình Việt Nam, không những nó có thể giúp ích cho chính mình và còn nhiều thế hệ mai sau.

Trước khi đi sâu vào quyển sách này, hãy tìm hiểu thêm về tựa cuốn sách. Theo từ điển mở, "Triết học là một là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ." Và, Thi ca là "hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe."

Như thế, tựa sách không thôi, chúng ta đã hiểu là tác giả đang dùng một hình thức nghệ thuật ngôn ngữ để chuyển tải những gì mình muốn chia sẻ và truyền đạt bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và hạnh nguyện của người. Mà ở đó là những triết lý mang âm hưởng Phật giáo nhằm giải quyết vấn đề nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại.

Xin hãy đọc lời dẫn của tác giả, "Triết lý như nhụy hoa mà Thi ca như ong bướm. Nhụy hoa cho hương thơm, mật ngọt để nuôi lớn bướm ong. Triết lý như mặt trời mà Thi ca như tia nắng. Tia nắng có từ mặt trời, để sưởi ấm, nuôi lớn vạn vật. Triết lý như mặt trăng, mà thi ca như ánh trăng huyền diệu làm mơ hồ, huyễn hoặc, nên thơ, mộng tưởng bao thi nhân mặc khách. Triết lý là không lời mà thi ca thì đa ngôn, mỹ ngữ để chuyển tải ý thơ mà tác giả muốn nói. Vậy Triết lý và Thi ca là hai khung trời ẩn và hiện. Có và không. Chủ thể và đối tượng. Nhưng không hẳn là vậy mà là ước lệ của thi nhân gán ghép, dệt thành những phẩm tính hư ảo, lệ ngôn. Triết lý khô như vách đá. Thi ca ướt như sương đầm. Vách đá nhuốm hơi sương. Sương đầm tươi vách đá, cả hai hỗ tương nhau tạo thành sức sống như năng lượng phù trầm, tương dung tương nhiếp, một mực không rời."

Ở đây, chúng ta hiểu như tinh hoa của kinh Pháp Hoa, một là tất cả và tất cả là một. Thêm vào đó tính trùng trùng duyên khởi của Đạo Phật giúp chúng ta thấy được nhân duyên của vạn pháp, Thầy cũng đã tâm sự, "Nhơn duyên nào để Triết lý gặp Thi ca mà thành chuyện tư duy, trải nghiệm suốt một chặng đường dày dạn, luân lưu của cuộc sống. Có lẽ tâm thức đã góp phần vào cái tư duy, trải nghiệm ấy để tác thành một mẫu huyễn hoặc, phù trầm của kiếp nhân sinh. Những hình ảnh đơn sơ, dung dị; những tiếng cười, tiếng khóc hãy còn lảng vảng đâu đây. Lảng vảng như là một thứ Triết lý nhạt như sương và một thứ Thi ca mềm như sữa. Sương và sữa nương nhau để hiện hữu, để sinh tồn, để có, để không như một huyễn tượng trên đỉnh núi cao, trong lòng biển sâu. Triết lý và Thi ca như một cuộc đùa giỡn của ngôn ngữ từ thời xa xưa; từ thuở măng tơ của con người có mặt trên trái đất. Từ đó, con người có đời sống Triết lý như một thực tại và Thi ca là những lời nói, sự diễn đạt qua ý vị, tâm tình muôn thủa của con người. Thi ca như tiếng khóc của em bé và Triết lý như Mẹ cho con bú. Như thị Tướng. Như thị Tánh. Như thị Thể. Như thị Dụng... Như thị Cứu Cánh Bổn Mạt. Như thị là Như thị."

À, thì ra cũng là Như Thị, vẫn cái hiện hữu đang là, as-is. Cái bất di bất dịch của vạn pháp.

Xuyên suốt Triết Lý và Thi Ca, bạn sẽ dầm mình vào các khái niệm về tính vĩnh viễn và vô thường, sự tồn tại và không tồn tại, cái có và không, cái được và mất, cũng như tướng và tánh của chân lý và giả tạm, của trần tục và giải thoát. Những điều trừu tượng này sẽ khiến bạn suy nghĩ về những điều tầm thường của cuộc sống hàng ngày, về những gì bạn đã, đang và sẽ hành động và cống hiến hàng ngày, về cách bạn có thể cải thiện bản thân của chính mình, và mọi thứ bạn đang làm sẽ gây ra hậu quả hay dẫn đến nghiệp lực như thế nào bởi vì, cũng như cuốn sách này nói, mọi thứ đều thuộc về nhân-duyên-nghiệp.

Xin lấy một đoạn của bài Trong Cõi Vô Cùng để hiểu thêm tác giả và tác phẩm, "Thế giới Hoa Nghiêm là một thế giới được diễn tả trùng trùng vô tận. Thế giới của duyên sinh. Không điểm khởi đầu. Không điểm chung cục. Thế giới được tạo thành bởi hành động, lời nói và ý nghĩ của con người gọi là nghiệp. Nghiệp là chủ nhân ông, còn thiên hình vạn trạng sự vật kia là sở thuộc. Đã là do nghiệp hình thành. Do duyên sinh giả hợp thì chẳng phải của riêng ai. Sở thuộc nơi ai. Trong lời nói đầu của sách: “Krishnamurti - Life Without A Central Point.”
“In the world where everything passes by quickly,

I am the guest.

Therefore,

No attachment can tie me up.

No country can own me.

No border can confine me.”

(Krishnamurti – The immortal friend – 1928)


“Krishnamurti - Đời Không Tâm Điểm.”
“Giữa trần gian mọi sự chóng qua,
Tôi là khách.
Từ đó
Không vướng mắc nào ràng buộc tôi.
Không đất nước nào sở hữu tôi.
Không biên cương nào cầm giữ tôi.
(Krishnamurti - Người bạn bất tử 1928) (Trang 101)

Trong cõi vô cùng ấy, từ vật thể li ti đến vật thể to lớn. Từ thế giới văn minh đến thế giới chậm tiến. Từ vật chất đến tinh thần, đâu đâu cũng không khác. Nó luôn tồn trữ, đùm bọc trong cái túi càn khôn này. Bầu trời nào cũng có mây trắng vào mùa hạ, và mây đen mùa đông. Rừng cây nào cũng có lá vàng khi mùa thu về. Và mùa xuân hoa nở, trái đơm đâm chồi nẩy lộc. Con người sống trên trái đất này, ai cũng thở bằng hai lỗ mũi và đi bằng hai chân, nhờ ánh nắng mà lớn. Nhờ không khí mà yên vui. Quả thật đâu đâu cũng đều có một dạng thức như nhau."

Và đó cũng là tính bình đẳng và bao dung trong đạo Phật. Thêm vào đó, sự vi diệu của Bát nhã tâm kinh và con đường Trung Đạo bàng bạc trong cuốn sách này. Hãy đọc thật to, tự lắng nghe và quán chiếu lại những lời Thầy viết, ở đây cũng có thể là một sự tóm lược giáo lý Trung đạo của đấng Như Lai:
“1. Tránh xa hai cực đoan khổ hạnh và dục lạc.

2. Không thiên về hai cực đoan chấp có và chấp không.

3. Thể đạt đệ nhất nghĩa không. Vượt lên cái có và không.

4. Vạn vật do duyên sinh – Giáo pháp Duyên khởi.

5. Chứng đắc Tứ diệu đế qua giáo pháp Bát Chánh Đạo

Tiêu biểu một vài bài kệ nói về ý nghĩa giáo lý Trung Đạo:

1. Bồ tát Long Thọ, trong Luận Đại Trí Độ nói:

Nếu tất cả các pháp đều do duyên sinh

Thì tự tánh các pháp đều trống rỗng

Nếu các pháp đều chẳng phải trống rỗng

Không phải từ nhơn duyên mà có

Thì ví dụ như hình ảnh ở trong gương

Chẳng phải là cảnh, cũng chẳng phải là gương

Cũng chẳng phải người có gương

Chẳng phải tự mình, cũng chẳng phải tự người

Lời nói này cũng chẳng chấp thọ

Đây chính là Trung đạo.

2. Bồ Tát Long Thọ, cũng trong Đại Trí Độ Luận giải thích về tư tưởng Bát Nhã Kim Cang Ba la mật:

Tất cả các pháp hữu vi

Giống như mộng huyễn bào ảnh

Như sương mai, như điện chớp

Phải nhìn thấy đúng như vậy.

3. Trong Trung Luận, phẩm Quán Tứ Đế đã nói:

Tất cả các pháp đều do Duyên sinh

Nên Ta nói các pháp vốn là không

Các pháp cũng gọi là giả danh

Mà cũng gọi là Trung Đạo.

4. Lìa nhị biên – tức hai bên phân biệt: Bồ Tát Long Thọ nói:

Không sinh cũng không diệt

Không thường cũng không đoạn

Không đến cũng không đi

Không một cũng không khác.” Trang (150-151)


Từ giáo lý Trung Đạo hay tất cả những Kinh điển mà Đức Phật đã giảng dạy cho hàng đệ tử của Ngài nhằm giúp chúng ta học tập tu, hành trì và áp dụng để vượt thoát khổ đau, phiền não để chứng đắc, nhận thấy Chân Tâm, Bản Lai Diện Mục hay Phật tánh đang hiện hữu trong mình.

Nói cho cùng, Triết học và Thi ca gắn kết chặt chẽ với nhau trong suốt quyển sách này, cho thấy làm thế nào mà từ ngữ chỉ có thể nói lên rất nhiều điều, đồng thời đặt câu hỏi về những khái niệm sâu xa như sự không chắc chắn về sự tồn tại của chúng ta, những triết lý cao xa nhưng gần gũi của giáo lý của Đấng giác ngộ. Và gần hơn là sự trân trọng những điều của thiên nhiên, tình yêu thương mẫu tử, những lời dạy của những bậc Thầy và nhiều điều khác mà đôi khi chúng ta có thể bỏ qua khi vướng vào những phiền toái hàng ngày, là những điều bạn sẽ trân trọng khi đọc cuốn sách sâu sắc và cảm động này.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách song ngữ Triết Lý và Thi Ca (Philosophy and Poetry), một tác phẩm quý của Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, như là một món quà vô giá đã cộng đồng Phật tử tại hải ngoại và cho những ai quan tâm đến thế hệ kế thừa.

Cầu chúc tất cả được an lành và thanh thản.


Tâm Thường Định
Sacramento, CA

Đầu tuần tháng 5, 2021





facebook-1


***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2020(Xem: 4464)
Phần này bàn về một số cách dùng liên hệ đến thời tiết như gió nồm, gió nam, gió bắc/gió bớc. Đây là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến đời sống xã hội/văn hóa dân Việt cũng như để lại dấu ấn trong lịch sử hình thành tiếng Việt hiện đại. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
05/02/2020(Xem: 6132)
Mới mùng 1... 2... 3 tết… Thoáng cái đã là mùng 10 tháng giêng… Trong mỗi khoảnh khắc cứ vùn vụt trôi qua... Trôi nhanh cho từng kiếp con người… Sự thật cảm nhận niềm vui thì ít, ngậm ngùi thì nhiều… Năm nay tết Canh Tý đến với tất cả chúng ta, người dân việt nam phập phồng, lo sợ đại nạn dịch cúm xảy ra toàn cầu. Nụ cười dường như tắt hẳn trong mỗi khi chúng ta gặp nhau bởi ai cũng đeo khẩu trang phòng chống đại dịch… Còn lại đôi mắt thì cũng toát lên vô vàn sợ sệt mỗi khi tiếp xúc với đám đông người lạ…
02/02/2020(Xem: 14542)
Báo Chánh Báo số 97 (12/2019)
02/02/2020(Xem: 16310)
CHÁNH PHÁP Số 99, tháng 02.2020 Hình bìa của Donvikro (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ BÁO TIN, CHÚC XUÂN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 10 ¨ ĐẠO VÀ THƠ, THƠ VÀ XUÂN... (thơ Minh Đạo), trang 12 ¨ THÔNG TƯ: Thông tri các Phật sự quan trọng năm 2020 (GHPGVNTNHK), trang 12 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI KỲ III NHIỆM KỲ IV (2020-2024) (GHPGVNTNHK), trang 14 ¨ BÓNG ĐỔ MÊNH MANG (thơ TN. Tịnh Quang), trang 16 ¨ THƠ VÀ ĐÁ, THAY LỜI TỰA (Tuệ Sỹ), trang 17 ¨ GIÁO LÝ NGHIỆP (Thích Tâm Thiện), trang 19 ¨ TAM GIỚI BẤT AN DU NHƯ HỎA TRẠCH (thơ Thích Viên Thành), trang 22 ¨ ĐẦU NĂM MỞ CỬA HẠNH PHÚC (TN. Hằng Như), trang 26 ¨ LỜI CHÚC ĐẦU NĂM 2020,... (thơ Tánh Thiện), trang 61 ¨ GIỮ TÂM NHƯ CHĂN TRÂU (Quảng Tánh), trang 31 ¨ PHÚ ÔNG CẤT LẦU – Câu Chuyện Dưới Cờ (Thị Nguyên Nguyễn Đình Khôi), trang 32 ¨ HỘI AN NAM PHẬT HỌC
26/01/2020(Xem: 3351)
Những cánh rừng bạt ngàn, nối nhau rực cháy suốt mấy tháng cuối năm ở Úc. Hình ảnh lửa phừng đăng trên báo chí, truyền hình thật kinh hãi! Tưởng chừng hỏa ngục được ghi lại trong những bản kinh tôn giáo. Hàng trăm nghìn gia đình phải di tản, dạt về hướng ven biển để tránh lửa, nhưng vẫn không tránh khỏi cái chết đối với một số người; và thảm thương nhất là muông thú: tin tức cho hay khoảng một tỉ động vật hoang dã bị thiêu chết. Nạn cháy rừng ở Úc được toàn thế giới chú tâm theo dõi, đau xót, lo âu, đóng góp cứu trợ và cầu nguyện. Rồi mưa xuống. Mưa thật lớn trên những cánh rừng thưa, cây cỏ tróc gốc, khiến tạo nên lũ lụt ở một số nơi. Tai nối tai, họa nối họa, chẳng biết đâu mà lường.
03/01/2020(Xem: 5705)
Tết đến thường là mọi người đi xem bắn pháo hoa, đi liên hoan, nhâu nhẹt, tiệc tùng. Ai cũng tìm cách đón năm mới một cách đông vui nhất, hoàng tráng nhất, khí thế nhất. Ấy thế mà những thiền sinh lại đón năm mới 2020 bằng một cách khác. Tĩnh lặng. Hơn chục thiền sinh rủ nhau đến một ngôi chùa vắng ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội và tham gia Tết Thiền 2020. Hành trang mỗi thiền sinh mang theo là quần áo nâu, hay lam, hoặc quần áo bình thường, miễn là thoải mái khi ngồi thiền. Tiệc liên hoan trong Tết Thiền của chúng mình là cơm gạo lứt, muối vừng, lạc rang và rau hấp các loại. Buổi sáng có ngô luộc bởi xung quanh chùa người dân trồng rất nhiều ngô rất ngon và rẻ.
01/01/2020(Xem: 4187)
Hơn 50 năm trôi qua! Tưởng rằng thân xác các Anh- 81 chiến sĩ nhảy dù đã tan thành tro bụi, chìm vào quên lãng, không ngờ có một ngày các Anh đã được vinh danh rạng rỡ, quan tài được phủ với lá Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và đã bình yên an nghỉ sau một thời gian dài lạnh lẽo biệt tích vô tăm. Ngày 26.10.2019 vừa qua, tại Westminster Orange County, nơi được coi là Thủ phủ của người Việt tị nạn Cộng sản, đã tổ chức Lễ Truy điệu và An táng các Anhrất uy nghiêm và cảm động.
01/01/2020(Xem: 4446)
Cảnh 1: QT: (Cầm tờ giấy vừa đọc vừa càm ràm) Ối dào, mấy Thị mẹt này tu hành kiểu gì, đã làm con Phật rồi còn đi kêu oan không biết? Oan bằng Thị Kính không hay oan kiểu Thị Mầu đấy? Vào Chùa sinh hoạt chung thì nên thương yêu nhau chứ! (hát) “Nếu có thương tôi thì thương tôi lúc này, đừng để ngày mai khi tôi qua đời, đừng…” NNT: (Bên trong đi ra nói) Ngày mai mi mà qua đời, ta bảo đảm cả khoá tu học Phật Pháp Úc Châu ni sẽ đi hộ niệm cho mi liền, yên tâm đi con. Nì, việc ta sai nhà ngươi đi cung thỉnh Ni Sư đã làm xong chưa? QT: Bẩm ông, dạ xong hết rồi. Mà ông này (cười cười) hôm đấy con lên Chùa, con thấy có mấy Sư Cô đẹp dữ tợn thiệt! NNT: Nì, qúy Sư đi tu rồi thì chỉ có đẹp hiền chứ không có đẹp dữ mô hí! QT: Hi hi hi… Ôi sao đẹp quá giời qúa đất mà đi tu uổng nhỉ? NNT: (Lấy cái quạt gõ lên đầu QT) Uổng cái con khỉ khô, được đi tu phước báu vô lường đó mi. Nhưng răng mi không hỏi Sư Bà trú trì đi? QT: (Gãi gãi đầu) Vào Chùa mà ai đi hỏi cái câu vô duyên tệ vậ
25/12/2019(Xem: 4556)
Tiếng nói là sinh mệnh của dân tộc. Không phải phở, nước mắm không còn hay truyện Kiều không còn thì dân tộc mất. Tiếng nói không còn, dân tộc diệt. Phở, nước mắm không còn thì ăn món khác, dù có tiếc nuối nhưng dân tộc vẫn còn. Truyện Kiều không còn thì viết truyện khác, dù tiếc nuối nhưng dân tộc vẫn còn. Mất tiếng nói là dân tộc biến dạng và biến thành một dân tộc khác. Chẳng hạn mai đây toàn dân Việt Nam đều nói tiếng Tàu thì Việt Nam biến thành một tỉnh của Trung Hoa. Nếu 90 triệu dân đều nói tiếng Pháp thì Việt Nam biến thành một “Pháp Quốc Hải Ngoại”. Còn nếu 90 triệu dân đều nói tiếng Anh thì Việt Nam biến thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ hay giống như Phi Luật Tân, Puerto Rico.
20/11/2019(Xem: 9423)
Vài cảm nghĩ chân thành nhân Ngày Nhà Giáo – 20/11 ( Huỳnh Phương – Huệ Hương )
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]