Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lưu Linh

03/05/202116:04(Xem: 4543)
Lưu Linh

minh man (3)


LƯU LINH

Sư Giác Phổ  định lấy vé cho tại hạ về Huế, nhưng ông bạn “nhong nhong”, buộc phải lên Daklak đi xe với anh em, đâu được ưu tiên biệt đãi thế!

6g chiều vừa xuống sân bay, sư đã đón tại sảnh; Tịnh xá Ngọc Quang lẳng lặng trong màn đêm; đại hồng chung tiễn nhân sinh vào cõi mộng.Bận rộn bao việc để chuẩn bị mai lên đường, thế mà đích thân sư bê lên ly bột.

Tờ mờ sáng, anh chị đã tụ tập đông đủ, chim rừng ríu rít rộn rã tiễn chuyến đi.Lại cụ “nhông nhông” với bộ râu mép nhúch nhích như con sâu rọm vắt ngang môi trên, nhí nhô nhí nhảnh như trẻ lên ba được bánh; ai cũng ngạc nhiên trước sự xuất hiện của lữ khách đồng bằng không được biết trước.

Rời Daklak hơn 6 giờ 30 sáng 27/4/2021, thẳng tiến miền Trung, trên đường, đoàn ghé lại TX Ngọc Bửu và những TX Khất sĩ mà sư đã đặt “hàng” trước, điểm tâm, giải khát thật thịnh soạn. Chắc chắn sau chuyến đi mọi người đều lên cân. Những điểm giao lưu đã được chuẩn bị quà cáp thật chu đáo; lạ là một vị Bắc tông như TT T. Chánh Tài, một vị hệ phái Khất sĩ như sư Giác Phổ có nhiều điểm chung của nhân cách lãnh đạo. chu đáo từng khâu, tỉ mỉ từng việc, đến đâu quà cáp đến đó. Ưu ái anh em văn nghệ sĩ, dứt khoác những gì phiền phức, năng động điều hành, hy sinh cá nhân, trọng dụng nhân tài…nhưng khác nhau chút xíu, một vị nóng tánh ngầm, một vị bộc lộ hẳn nhưng xong rồi thì đâu vào đó xem như không có gì phải bận tâm.Sư Giác Phổ là một Tăng Khất sĩ ngoại lệ, thường chư Tăng ít giao tiếp xã hội, ít linh hoạt, có lẽ do sư từng du học, từng xuất ngoại nhiều nơi nên phong cách, nhận thức, hành hoạt như một chính khách chuyên nghiệp.Những yếu tố tối cần như thế, công việc pháp sự dễ trôi chảy, chỗ dựa của những anh chị nhiệt tâm với đạo. Các trưởng Ban trị sự có được phẩm chất như trên,Phật giáo sẽ đoàn kết và phát triển không khó.

Tạp chí Vô Ưu do anh Tạ Nam Trân khởi đầu đã chiêu mộ được anh em có khả năng, có tầm vóc,không phân biệt chánh kiến, tuổi tác, sắc tộc; vượt qua nhiều gian khó suốt nhiều chục năm. Anh em tuy lớn tuổi, kinh tế không dễ dàng, thế nhưng chung tay trong những điều kiện như nước xuôi qua ghềnh đá, cũng do nhân cách lãnh dạo khôn khéo, chân tình vì văn hóa để có tiếng nói nổi trội như là tiếng nói chung của Phật giáo năm tỉnh Tây nguyên, Tạ Nam Trân xứng là đàn anh cho những lão tướng thi ca hội tụ.

Tây nguyên là vùng đất mới nuôi dưỡng cư dân miền Trung và miền Bắc, hội tụ nhiều nhân sĩ trí thức Phật giáo, nhất là Daklak. Một Hằng Vang, một Phan Phan Nguyễn là trụ cột lão thành âm nhạc Phật giáo, đàn anh của đoàn thể lam hiền, cho nhiều đàn em tiếp nối về sau.Thơ văn như Dzạ lữ Kiều một loại trầm hương lẻ loi trên vùng đất bazan; chàng nhông nhông Lê sa Đà ngoài bảy mươi cũng ngoi lên như  tai nấm hương vừa nhú trên thân cây già cỗi; một giọng ca như họa mi líu lo trong rừng lạ, sáng tác nhạc như lãng đãng mây trôi, hoa nở muộn cho Vô Ưu thêm sắc; còn một nhân vật đặc thù, tiếp sức cho hơi thở khó khăn như bệnh nhân thiếu oxy, mỗi kỳ Vô Ưu ra lò,bán buôn thâm vốn là chuyện đời thường, con nợ trong việc buôn bán cũng là căn bệnh truyên kiếp, Vô Ưu không phải là mặt hàng kinh doanh kiếm lãi, mục đích duy nhất là truyền tải Phật pháp đến với các tín đồ Phật giáo, thế nhưng, một số chùa là điểm tiêu thụ, phân phối tạp chí; của đi thì có mà tiền về hiếm khi; người được mệnh danh thu hồi nợ quả là công việc khó lòng.Thế gian đòi nợ không to tiếng cũng xô xác, nhà chùa thiếu tiền tạp chí, người áo lam kia xử sự sao nhỉ? Năn nỉ, lắng nghe chủ nợ khoe khoan tâm sự mất hàng giờ để rồi ra về tay không, quá lắm cũng chỉ trừng cặp mắt xoe tròn để nhát ma con nợ. Khổ lắm, ai từng đòi nợ mới biết nỗi lòng Trịnh Dung, một vân động viên trên sân quần vợt, một tiếp thị Bảo hiểm cũng  phải chào thua trước cửa Phật. Mỗi kỳ báo, các lão gia tụ tập nhà anh Trân được chủ gia tiếp đãi chu đáo để chú tâm vào kiểm duyệt bài vở, giờ đây chuyển qua tịnh xá Ngọc Quang, sư chủ biên gánh thêm món nợ lo cho anh chị tròn nhiệm vụ.Báo xuất bản, người đòi nợ còng lưng đóng gói đem đi phân phối,nắng Hè cũng như mưa sa, cứ phải vừa chạy vừa ăn trên xe mà ngỡ chừng thong dong  trên Tiên giới.

Ra tờ báo bao công sức vất vả cũng chỉ vì mục đích truyền bá Phật pháp, người cầm tờ báo lắm khi xem qua loa hình ảnh hoặc mục lục rồi vứt bỏ không thương tiếc. Một năm bị đình bản tạo khoản trống giữa núi rừng Tây nguyên, thời may, con tạo đã đặt để TT Giác Phổ cưu mang mạng sống Vô Ưu thật tuyệt vời. Để đáp lại sự hy sinh của các anh chị trong Ban biên tập, TT chủ biên có những chuyến đi quá chu tất làm cho những lão gia biến thành trẻ thơ nhộn nhịp như chưa từng được vui đến thế. Đoàn ra Huế có bốn lão và hai sắc hương, suốt một ngày ra Huế, TX Ngọc Cẩm, giao lưu văn nghệ tại chùa Phật Bảo, là điểm dừng chân từng đoạn dài. Hình như chưa hao tán năng lượng,lão nhông nhông sung sức bày trò chơi chữ, lấy MM làm tiêu đề xem ai sử dụng hai chữ đó nhiều nhất có vần MM.

                                                         ***


minh man (2)minh man (4)minh man (7)minh man (8)

minh man (5)
Tác giả và các bạn trước chánh điện 
Chùa Từ Đàm, Huế




Ra khỏi hầm, hai bên ruộng lúa lưa thưa như mái đầu bạc tóc; cảnh vật lặng lẻ trời chiều như muốn ngái ngủ, thế nhưng, vừa vào Thành phố Huế, sinh hoạt nhộn nhịp khác thường giữa mùa Covid, khác hẳn nếp sống êm đềm năm xưa, một thời của Huế mộng mơ. Xa quê hương lâu lắm nay về lại, bổng chợt thấy mình lạc lõng cô đơn.

Bao năm xa Huế, luôn nhớ Huế

Về lại quê hương tưởng xứ người

Nhộn đất thần kinh sông lặng tiếng

Trăng lạnh hồn đau kiếp lưu linh.

Rồi Từ Đàm, một thời dậy sóng, lửa bùng lên thắp sáng quê hương; tiếp tục Phật sự qua thế hệ mới, Tăng tài lê gót từ đây, rồi bây giờ lại là điểm bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông của Phật giáo; Tăng, ni ba miền hội tụ như loài cá hiếm vượt biển về nguồn sinh sản. Chỉ có đoàn Tạp chí Vô Ưu là mầm non của Diêm vương trong số hơn bốn trăm học viên còn năng động, ôm tập đến học tập huấn. Rồi đến lúc cũng phải xa Huế, sống cuộc đời lãng đãng phiêu linh.

Lúc về, anh em Vô Ưu mới cấp phép tách đoàn bềnh bồng trên mây giạt trôi về quê vợ.Những dịp hội tụ như thế, chủ yếu tuổi già gặp nhau tếu táo hơn là sống lại tuổi thơ cắp sách đến trường.

MINH MẪN 
02/5/2021



***

facebook-1


***



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2022(Xem: 2624)
Mùa hè năm 2000 tôi dẫn hai cậu con trai một lớn, một bé đi nghỉ hè tại một nơi thật đặc biệt tại miền Nam nước Pháp. Nơi có những khu vườn thoai thoải trồng nho bát ngát và sản xuất rượu vang Bordeaux nổi tiếng. Nhưng chúng tôi không đi tìm rượu nho, mà tìm Làng Hồng (Plumvillage) của Sư Ông “Thiền Chánh Niệm“ để dự khóa tu một tuần.
14/07/2022(Xem: 5774)
Bảo Lạc tăng nhân quê Quảng Nam Xuất gia Linh Ứng dưỡng chân tâm Tinh cần sớm tối nghiên kinh kệ Dõng mãnh đêm ngày thắp tuệ ân Nhật Bản du phương tìm mối đạo Úc Châu trụ xứ dựng đàn tràng Khai thông đạo mạch rền âm pháp Hội Chủ bi nguyền hạnh đức lan..!
26/06/2022(Xem: 3036)
Thật là một đai duyên trong buổi sáng thỉnh chuông khuya ngày 25/7/2022, TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức đã bắt đầu khai Kinh Đại Bảo Tích, một bộ kinh mà con đã trân trọng kính thỉnh từ 2009 gồm đầy đủ 9 tập. Thế nhưng có lẽ con chưa đủ căn cơ để nghe và thâm nhập dù rằng vào lúc ấy đã có CD Và MP3 đọc tụng đầy đủ pháp hội vậy mà con vẫn không thể nào khế hợp. Và bộ kinh ấy chỉ nằm trong tủ thờ của con đến nay …..Gần đây bỗng nhiên sau mỗi lần công phu dường như có một chút gì thôi thúc con và con phát nguyện sẽ đọc tụng Bộ Kinh này cho đến khi nào thâm nhập được mới thôi thì dường như Chư Thiên và Long Thần Hộ Pháp đã báo tin vui …
26/06/2022(Xem: 3292)
Từ lâu ta đã được nghe từ Đức Phật dạy: “Ít ham muốn, bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự sống hàng ngày, có khả năng hiểu biết, thương yêu, chăm sóc và làm hạnh phúc cho những người chung quanh, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật”.
23/06/2022(Xem: 2769)
Trong lúc soạn lại các quyền tập đã ghi chép trong lúc mới bắt đầu học Phật, tôi gặp lại một bài viết của Thiền Sư Zengyan Guo Jun (người Canada Trưởng trung tâm Drama Dam Retreat / Pine Bush/ New York hiện trụ trì tại Singapore) tựa đề “Chan Health- Chan Mind “ chợt một chút mừng vui vì thấy từ nhiều năm về trước mình đã có một chút am hiểu về Vũ trụ thiên nhiên, Thực tại và Con người.
20/06/2022(Xem: 3008)
Kính dâng đến vị Thầy mà con quý kính sau nhiều năm cộng tác chung trên trang nhà Quảng Đức, Chủ biên, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư ký hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan: TT Thích Nguyên Tạng. Dường như vận mệnh tôi gắn liền với chữ Canh cô, Mậu quả lại mang thân người nữ nên chưa bao giờ tôi được kề cận nương tựa vào sự chỉ giáo thật kỹ lưỡng của một bậc Đạo Sư dù rằng tôi đã có một Sư Phụ Viên Minh tuyệt vời và quý Sư Thúc danh tăng, nhưng quý Ngài vẫn cách xa vạn dặm nên trong suốt gần 9 năm trường chỉ hội ngộ hai lần còn thì chỉ qua online thăm hỏi vắn tắt, những buổi trà đạo, những bài pháp thoại để rồi tự mình học lấy điều hay lẽ phải và chiêm nghiệm thêm thôi.
30/04/2022(Xem: 2801)
Chúng tôi là những nữ sinh vào lớp đệ thất khi trường Lê Quí Đôn Nha Trang mới mở. Thầy Võ Hồng dạy hai môn Vạn vật và Việt văn, Thầy cũng là người chỉ đạo coi sóc lớp tôi. Thầy thường chạy chiếc velo đen, cao người, thật hiền và rất tế nhị. Thầy biết hết lý lịch và tánh tình từng học sinh trong lớp.
26/04/2022(Xem: 4678)
Lão trượng qua cầu Hoài sao chẳng tới Chân vẫn bước mau Tâm như hư thái
12/04/2022(Xem: 3353)
Môn học về tiếng mẹ đẻ của một dân tộc là giá trị tiêu biểu về tính nhân văn của con người và đất nước đó. Thử mở chương trình học về ngôn ngữ bản xứ của các nước có gia tài đồ sộ về ngôn ngữ và văn chương sẽ thấy rõ ràng sự nhất quán về danh xưng của môn học tiếng mẹ đẻ từ cấp tiểu học đến đại học của xứ đó: Trung Văn (中文), Anh Văn (English), Pháp Văn (Française)... Việt Văn (Ngữ Văn)! Các danh xưng Trung Văn, Anh Văn, Pháp Văn… đều có lịch sử suốt nhiều trăm năm; chỉ riêng lịch sử Ngữ Văn thì phải tính bằng số chục.
11/04/2022(Xem: 3333)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-75) căn cứ vào sự kiện vua nằm mộng thấy một người thân vàng ròng bay vào cung điện. Có vị cận thần tâu đó là đức Phật ở xứ Thiên Trúc - đấng Giác ngộ trên cả trời người. Vua liền sai người đến Tây Vực tìm cầu Phật pháp. Thật ra, Phật giáo vào Trung Quốc trước cả đời Hán Minh Đế. Lúc bấy giờ, Đạo giáo đang rất thịnh hành. Thời điểm này, Phật giáo chỉ thuần là một loại tôn giáo tế tự, học thuyết đặc thù của Phật giáo chỉ là quỉ thần báo ứng, gần với thuật cúng tế, bói toán của Trung Quốc. Vì thế, tăng sĩ Phật giáo cùng hoạt động song hành với các đạo sĩ của Đạo giáo. Tín đồ Phật giáo yêu chuộng cả đạo sĩ của Đạo giáo, nên cả hai đều hoạt động mạnh mẽ trong hoàng tộc, chứ không ảnh hưởng lớn đến dân chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]