Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lửa tắt bình khô rượu (tưởng nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương)

14/04/202119:55(Xem: 11891)
Lửa tắt bình khô rượu (tưởng nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương)

vu hoang chuong-1
Lửa tắt bình khô rượu

(tưởng nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương)

 

Ai đã từng làm bạn với Lưu Linh, một anh chàng uống rượu như hũ chìm trong các điển tích thơ văn? Ai đã từng làm “thơ say“ truyền cảm xúc cho những người chưa từng biết uống rượu ? Kể ra chắc nhiều vô số! Nhưng siêu đẳng vẫn là thi sĩ họ Vũ tên gọi Hoàng Chương với bài thơ say bất hủ, chỉ cần đọc lên hai câu là đã thấy tinh tú quay cuồng rồi:

Em ơi, lửa tắt bình khô rượu. 

Đời vắng em rồi... say với ai?

 

Không biết Vũ tiên sinh uống loại rượu gì? Được chưng cất cầu kỳ và phức tạp cỡ nào, mà làm thơ hay thế! Nhưng hỏi là hỏi thế thôi! Tôi biết chắc, thi sĩ chỉ mượn rượu để say trong men tình!

Vậy bài thơ "Đời vắng em rồi" không chỉ được xếp loại vào hàng thơ say mà phải gắn thêm hai chữ "say tình" mới đúng điệu.

 

Nhân vật nữ trong hai câu thơ này ẩn hiện như sương khói, xuất hiện ngay đầu câu với tiếng gọi "Em ơi," thật tha thiết và biến mất ở cuối câu với hai chữ "với ai?" đầy nghi hoặc!!?

Bóng hồng trong thơ là ai mà có ma lực làm Vũ tiên sinh quẳng hết các bình rượu, không thèm say khi thiếu hồng nhan tri kỷ bên cạnh để say. 

Thơ như thế mới làm tôi nhức nhối con tim, mới làm tôi ngưỡng mộ vị thi sĩ đại tài được ví như một Ngôi Sao Bắc Đẩu lấp lánh trên nền trời văn học Việt Nam.

 

Thế nhưng, chẳng lẽ lại đổi thơ của cụ Nguyễn Du "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen", nhà thơ lớn này bị vùi dập cho đến chết vào năm 1976, chỉ một năm sau ngày Miền Nam bị Giải Phóng một cách oan uổng.

Các cụ vẫn thường bảo "Thuyền to thì sóng lớn", thi sĩ họ Vũ quá nổi tiếng ở miền Nam, nên phái đoàn thơ văn của miền Bắc trong chuyến "giao lưu" đầu tiên tại Sài Gòn sau 1975 đã chiếu cố đến tiên sinh. Họ đi chiêu dụ thêm vây cánh để làm thơ, viết văn ca ngợi một chủ nghĩa... không còn từ nào để nói nữa!!? 

Phái đoàn gồm nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng, kể cả những kẻ hét ra lửa như Tố Hữu, với biệt danh "Nhà thơ máu và hoa":

Ôi Việt Nam, từ trong biển máu. 

Người vươn lên như một thiên thần. 

 

Và cũng nhờ tài làm thơ khóc Stalin, thi sĩ máu lửa của miền Bắc này đã leo đến chức Phó Thủ tướng và nằm trong Bộ Chính trị. Thế mà Vũ tiên sinh ngay thẳng của chúng ta đã dám phê bình văn học bài thơ ấy! Hậu quả tai hại như thế nào sẽ được nói rõ ở phần sau?

 

Nhân vật thứ hai trong phái đoàn giao lưu văn nghệ là người bạn cũ Huy Cận, tình nghĩa thơ văn chỉ đậm đà trong thời gian kháng chiến với ngậm ngùi. Một giai thoại đối đáp khá thú vị giữa hai nhà thơ. Huy Cận với tác phẩm nổi tiếng "Lửa Thiêng" đã hỏi Vũ Hoàng Chương tác giả của "Thơ Say" và "Mây" để  được câu trả lời:

-  Đã lâu lại gặp "Chàng Say".

           "Lửa Thiêng" xin đốt chờ "Mây" xuống trần.

-  "Mây" kia chẳng chịu xuống trần. 

          Lửa ơi theo khói lên gần với "Mây".

 

Nhưng khi ký kết hiệp định Genève năm 1954, lấy con sông Bến Hải và vĩ tuyến 17 để chia đôi thì đường đời hai ngã giữa hai nhà thơ, từ tư tưởng chính trị đến thơ văn. Mãi đến năm 1975 họ mới gặp lại nhau tại Sài Gòn, do chính Huy Cận chủ động đi tìm Vũ Hoàng Chương.

 

Huy Cận dùng tình cảm bạn bè cũ tặng quà quý giá cho bạn vàng, một chai rượu quý, một lọ đầy thuốc phiện và một chân dung cuộn tròn của lãnh tụ, nhờ đề thơ. Thế là Vũ tiên sinh từ từ đã bị phe kia dồn vào chân tường, khi Huy Cận đến đòi thơ trên chân dung lãnh tụ thấy gói quà được trả lại vẫn còn nguyên không đụng đậy. Dĩ nhiên nhà thơ của chế độ, có một thời đã leo đến chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, đã giận tím mặt và để bụng tìm cơ hội trả đũa cho việc không nể nang tình bạn một chút nào! 

 

 Thi bá họ Vũ đã làm gì nên tội mà "Bên thắng cuộc" đã gán ông vào tội phản động và bắt giam ngày 13 tháng 4 năm 1976, cùng xà lim với bác sĩ Phan Huy Quát (Thủ tướng của nội các cụ Phan Khắc Sửu)? Ít nhất cũng 3 tội, đó là làm thơ thời sự châm biếm chế độ, không nể nang tình bạn và dạy khôn cho kẻ đang thắng thế. 

.   Bài thơ thời sự Vịnh tranh Gà Lợn của Vũ tiên sinh trong "Mùa xuân đầu tiên" gồm 8 câu 7 chữ đã tuyên chiến với cả chế độ.

Ngoài ra theo tin hành lang, hai câu vè vang tiếng một thời được mọi người ưa chuộng, thuộc nằm lòng, cũng của Vũ Hoàng Chương:

Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý.

Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

 

.   Về tội không nể nang tình bạn thì Huy Cận cũng đành chịu thôi! Làm sao có thể lung lạc được một người có khí phách, không a dua theo thời cuộc như Vũ Hoàng Chương. 

 

.   Dạy khôn cho kẻ thắng thế, đây mới là tội lớn đưa đến cái chết cho tiên sinh gầy gò ốm yếu chỉ biết làm thơ. Và cầm phấn đứng trên bục giảng của trường Chu Văn An với môn Việt văn. 


vu hoang chuong-2

 

Câu chuyện bắt đầu từ một đêm "Họp mặt văn nghệ" do ký giả nằm vùng Thanh Nghị tổ chức và tiếp đón vào tháng 4 năm 1976. Mục đích của cuộc họp mặt là đánh giá văn hóa hai miền rồi thống nhất về một mối (một sự hoang tưởng vô bờ bến!). 

Đề tài đưa ra là bình thơ của Tố Hữu, bài thơ Tố Hữu khóc Stalin chết năm 1953:

Thương cha, thương mẹ, thương chồng. 

Thương mình thương một, thương Ông thương mười. 

 

Chuyện Tố Hữu thương ai nhiều ai ít cũng chẳng chết thằng Tây hay con mẹ Đầm nào cả. Nhưng hai câu sau đây đã làm Vũ tiên sinh lộn tiết:

Yêu biết mấy nghe con tập nói. 

Tiếng đầu lòng con gọi Stalin.

 

Khi bị ép buộc lên phát biểu, thi sĩ họ Vũ đã từ tốn chê thơ Tố Hữu một cách thẳng thắn và dạy cho họ cách làm thơ. Tố Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việt Nam, yêu cụ Stalin thay cho mình, đó là kỹ thuật của thi ca? Phải hỏi có cùng tâm cảnh không? Chắc không? 

 

Việc bẻ cong ngòi bút, đi thương vay khóc mướn nịnh bợ Stalin, một đồ tể quốc tế, đã sát hại từ 15 đến 20 triệu người dân vô tội trong các trại tập trung ở Sibérie, làm sao bắt Vũ tiên sinh hùa theo ca tụng được. 

 

Việc làm đồng chí Tố Hữu mất mặt trước đám đông, Vũ tiên sinh phải trả một giá khá đắt. Ngay ngày hôm sau đã được công an mời lên làm việc và tống ngay vào xà lim khám lớn Chí Hòa. Chỉ một thời gian ngắn, thân xác ốm yếu của Vũ tiên sinh đã rệu rã, sắp trở về với cát bụi. Họ mới áp dụng chính sách khoan hồng trả về cho vợ con lo hậu sự. Tiên sinh qua đời ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Khánh Hội, trong ngôi nhà của thi sĩ Đinh Hùng, em vợ của ông thương tình cho ở đậu. 

 

Hôm nay ngày 13 tháng 4 năm 2021, đúng 45 năm ngày tập đoàn thơ đỏ đã tống giam Ông vào khám lớn rồi bức tử. Xin thành kính đốt nén hương lòng bằng "Lửa Từ Bi" của Vũ Hoàng Chương:

 

Lửa, lửa cháy ngất tòa sen. 

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc.

Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi.

Chỗ người ngồi: một thiên thu tuyệt tác. 

Trong vô hình sáng chói nét từ bi.

...

Còn mãi chứ, còn trái tim Bồ Tát. 

Dội hào quang xuống chốn A Tỳ. 

Ôi! Ngọn lửa huyền vi...
(xem trọn bài thơ này)

 

Hoa Lan Thiện Giới.

13 tháng 4 năm 2021.

 

 

Nguồn tài liệu:

 

https://www.chuvananbc.com/tai-sao-vu-hoang-chuong-bi-bat

 

. http://vi.wikipedia.org/wiki/Vu_Hoang_Chuong

 

. http://www.vccottawa.com/haivisaobang

 

 

***

facebook-1


***
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2021(Xem: 6068)
Thời gian gần đây có khá nhiều nhà văn quay về với đề tài lịch sử. Sự đi sâu vào nghiên cứu cùng những trang viết ấy, họ đã tái hiện lại một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử với góc độ, cái nhìn của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng thành công với đề tài này. Gần đây ta có thể thấy, Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết: Tám triều nhà Lý, và Bão táp triều Trần, hay Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh…Và cách nay mấy năm, nhân kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Báo Viên Giác (Đức quốc) Hòa thượng Thích Như Điển đã trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Thật ra, đây là cuốn (tiểu thuyết) phân tích, lời bàn về lịch sử thì chính xác hơn.
19/01/2021(Xem: 23456)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 8914)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
10/01/2021(Xem: 5434)
8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ! Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.
10/01/2021(Xem: 5273)
Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng! Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ.
09/01/2021(Xem: 6798)
“Tha Nhân Là Địa Ngục” (L’enfre, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre. Trong vở kịch nhan đề Huis Clos (Cửa Đóng) tiếng Anh dịch là “Không lối thoát” (No Exit) và tiếng Việt có nơi dịch là “Phía Sau Cửa Đóng” trong đó mô tả ba nhân vật lúc còn sống đã làm nhiều điều xấu. Khi chết bị nhốt vào địa ngục nhưng không phải là “địa ngục” với những cuộc tra tấn ghê rợn về thể xác mô tả trong các tôn giáo, mà bị nhốt vĩnh viễn trong một căn phòng kín. Tại đây ba nhân vật bất đồng, cãi vã nhau- không phải vì cơm áo mà vì quan điểm, sở thích, cách suy nghĩ, tư tưởng, lối sống. Cuối cùng một người không sao chịu đựng được đã thốt lên “Tha nhân là địa ngục”. Câu nói này trở nên nổi tiếng và tồn tại cho tới ngày nay.
06/01/2021(Xem: 2717)
Một mùa Xuân lại trở về, gom những hơi ấm tình người giữa vùng biên giới Việt- Trung, đốm lửa Hồng sưởi ấm trái tim anh trong từng hơi thở. Xín Mần ơi, nơi biên cương Tổ Quốc thân yên, vùng biên giới giữa cái nhìn bao bọc xung quang chín tầng mây, chín tầng ngọn núi bao bọc. Năm 2021, Nhân duyên trở về xã Xín Mần- huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang. Trời lạnh hơn 04h30 sáng ngày 01/01/2021,
05/01/2021(Xem: 10284)
Vì con phải đợi nghe hết giây phút sau cùng của chương trình online ...con ( Phật Tử Huệ Hương ) mới có thể bày tỏ sự hân hoan và pháp lạc giống như Cô Chơn Hạnh Tịnh đã tri ân Ôn và cũng kính xin phép Ôn cho con trình bày những gì con đã thọ nhận từ Ôn qua bài pháp thoại tuyệt vời này . Theo thiển ý của con qua lời pháp nhủ ban đầu với đề tài “ Tu tập làm sao để được an lạc “ Ôn Như Điển muốn truyền tải suối nguồn Đạo Pháp về Tứ Vô Lượng Tâm ( TỪ, BI, HỶ, XẢ ) đến cho những ai muốn đi bước vào con đường Phật Thừa ( không cần biết người đó đang theo Tiểu Thừa , Nguyên Thuỷ hay Đại Thừa..) . Điểm rốt ráo sau cùng phải là Giải Thoát sinh tử và thấy được Ông Phật bên trong của chúng ta ...
05/01/2021(Xem: 9389)
Thiền sư, thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, cuồng sỹ, du sỹ, lang thang sỹ, văn nghệ sỹ tự thuở nào đi về thấp thoáng, nhấp nhô trong sương mờ vạn cổ. Từ buổi mới khai thiên lập địa lúc ban sơ, nguyên thủy đến bây giờ, họ đã ra đi và đi mãi trên con đường mây trắng, con đường sáng tạo vừa lao đao, khổ lụy vừa hùng tráng, thênh thang, vượt qua mộng thực đôi bờ sinh tử, bằng một bước nhảy trọng đại, xuất thần nhập thánh đáo thiên tiên. Huyền cảm tự do, họ thuận nhiên về trên cuộc lữ phong trần giữa một chiều diệu hóa hay một đêm trăng sao ảo huyền cùng tao ngộ bên “thềm cô phong tuyệt đỉnh hội mây ngàn” và hòa âm cung bậc với toàn thể cuộc đời. Đó là thể điệu chịu chơi Cưỡi Sóng Phiêu Bồng mà nhà thơ Thái Huyền đã hý lộng hát ca Khúc Lý Lả:
21/12/2020(Xem: 3469)
Ai cũng tin rằng tương lai sẽ như vầy, như vầy, đúng như hôm qua và hôm nay đã trù liệu, hoạch định và tiến hành; bởi vì cái nhân gieo xuống với sự trợ duyên của các yếu tố phụ thuộc chung quanh, một cách khoa học và kinh nghiệm, cùng với thời gian vừa đủ để một tiến trình được khai mở, phát triển, chắc hẳn có nhiều phần mang lại kết quả tương xứng, hoặc bội phần, hoặc bội bội phần. Tuy vậy, kinh nghiệm, với những kết quả thực tế của một số sự việc, công trình, cũng cho thấy rằng, không phải lúc nào quả phải theo nhân. Bài học vỡ lòng của nhân-quả dạy chúng ta rằng các yếu tố ngoại tại có khi cũng rất quan trọng để dẫn đến kết quả như ý hay bất xứng ý. Tất nhiên khi nông gia cấy lúa xuống ruộng, đã theo kinh nghiệm lâu năm của cha-ông và nghề nghiệp: biết chọn giống tốt, biết lúc nào gieo mạ, cấy mạ, đưa nước vào ruộng, xả nước khỏi ruộng, xịt thuốc trừ sâu, v.v… Nhưng cũng nông vụ nầy, năm ngoái trúng mùa, năm nay bão giông lũ lụt lại thêm các đập thủy điện xả nước, lúa sẽ bị
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]