Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khởi Đầu và Kết Thúc

21/12/202006:37(Xem: 3489)
Khởi Đầu và Kết Thúc


bong lua

KHỞI ĐẦU VÀ KẾT THÚC

 

Vĩnh Hảo

 

 

Ai cũng tin rằng tương lai sẽ như vầy, như vầy, đúng như hôm qua và hôm nay đã trù liệu, hoạch định và tiến hành; bởi vì cái nhân gieo xuống với sự trợ duyên của các yếu tố phụ thuộc chung quanh, một cách khoa học và kinh nghiệm, cùng với thời gian vừa đủ để một tiến trình được khai mở, phát triển, chắc hẳn có nhiều phần mang lại kết quả tương xứng, hoặc bội phần, hoặc bội bội phần.

Tuy vậy, kinh nghiệm, với những kết quả thực tế của một số sự việc, công trình, cũng cho thấy rằng, không phải lúc nào quả phải theo nhân. Bài học vỡ lòng của nhân-quả dạy chúng ta rằng các yếu tố ngoại tại có khi cũng rất quan trọng để dẫn đến kết quả như ý hay bất xứng ý. Tất nhiên khi nông gia cấy lúa xuống ruộng, đã theo kinh nghiệm lâu năm của cha-ông và nghề nghiệp: biết chọn giống tốt, biết lúc nào gieo mạ, cấy mạ, đưa nước vào ruộng, xả nước khỏi ruộng, xịt thuốc trừ sâu, v.v… Nhưng cũng nông vụ nầy, năm ngoái trúng mùa, năm nay bão giông lũ lụt lại thêm các đập thủy điện xả nước, lúa sẽ bị mất trắng.

Hạt lúa là nhân, cây lúa trổ bông là quả; những điều kiện hỗ trợ, tiếp sức cho hạt lúa nẩy mầm, lớn lên và trổ đòng đòng là duyên. Nhân chỉ có một; quả thường nhiều hơn cái nhân ấy; và duyên thì vô hạn, vô tận. Bởi vì, duyên của một cái nhân này có khi lại là nhân của một cái quả nào đó, hoặc là quả của một cái nhân khác. Chính vì tương quan chồng chéo đan xen như thế giữa các sự thể, nhà Phật gọi là trùng trùng duyên khởi, trùng trùng tương duyên – qua đó, sự sinh khởi của bất cứ sự thể, sự kiện, sự vật nào, từ hữu hình đến vô hình, đều có sự tương trợ và tác thành bởi vô số điều kiện nhân duyên khác. Một sự thể vừa là quả, vừa là nhân, cũng vừa là duyên cho một hay nhiều sự thể khác. Một sự thể vừa là chủ thể, mà cũng vừa là đối tượng của một chủ thể khác. Mỗi chủ thể đều có tác động đồng thời chịu tác động, gián tiếp hay trực tiếp, thuận hay nghịch, từ một hay nhiều, hay vô số đối tượng và chủ thể khác không phải là nó. Vì vậy, thực ra không có sự thể nào tự sinh khởi, cũng không có sự thể nào có tự tính riêng biệt của nó (vô tự tính). Không gì hiện hữu một cách độc lập. Tất cả đều tùy thuộc vào nhau (tương thuộc), hỗ trợ nhau (tương duyên), và làm nhân cho nhau (tương sinh). Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không (1). Nhưng cũng chính vì tất cả sự thể đều tùy thuộc hỗ tương, không sự thể nào có tự tính độc lập, nên thực sự không có gì là nhân, là duyên, là quả. Từ chỗ này, Đại sư Long Thọ nói: không gì được sinh ra hay diệt đi; không gì thường hằng hay đoạn diệt; không gì đồng nhất hay dị biệt; và không gì đến hay đi (2). Bát-nhã Tâm kinh cũng nói: “Bởi vì tướng của các pháp là không (tự tính), nên không có sinh-diệt, dơ-sạch, tăng-giảm” là vì thế (3).

Nghiệm sâu từ đó, không phải để chối bỏ thực tại vô thường của thế giới tương đối, hay cố gắng truy tìm thực tại tuyệt đối vượt khỏi biên tế trần gian; mà chỉ để thực tập một cách nhìn vượt khỏi những nhị nguyên, đối đãi.

May ra, ở chỗ tận cùng bế tắc của đường ngôn ngữ (4), có thể thấy thấp thoáng đâu đó chỗ kỳ tuyệt của bản tâm, nơi đó, không có chỗ khởi đầu và kết thúc.

Suy cho cùng, một sát-na, một ngày, một tháng, hay một năm cũng thế. Không có sự bắt đầu hay kết thúc của không gian và thời gian. Không sinh nên không diệt. Vô thủy nên vô chung.

 

Nơi ruộng đồng kia, lúa nẩy mầm.

Và mùa xuân lại đến.

 

California, ngày 20.12.2020

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)

 

 

_________

 

(1) Kinh Phật Tự Thuyết (Tiểu Bộ I), nguyên lý Duyên khởi được nêu như sau:

“Vì cái này có nên cái kia có

Vì cái này không nên cái kia không

Vì cái này sinh nên cái kia sinh

Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”

(2) Bát bất (tám cái không) mà Long Thọ (Nāgārjuna) nêu lên như là tiêu đề cho toàn bộ Trung Quán Luận:

“Bất sinh diệc bất diệt

Bất thường diệc bất đoạn 

Bất nhất diệc bất dị 

Bất lai diệc bất xuất 

Năng thuyết thị nhân duyên 

Thiện diệt chư hí luận 

Ngã khể thủ lễ Phật 

Chư thuyết trung đệ nhất.

Tạm dịch:

Không sinh cũng không diệt

Không thường cũng không đoạn

Không một cũng không khác

Không đến cũng không đi

Tuyên thuyết pháp nhân duyên

Khéo diệt mọi hí luận

Con cúi đầu lạy Phật

Bậc đạo sư đệ nhất.

(3) “Thị chư pháp không tướng: bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.”

(4) “Ngôn ngữ đạo,” (con đường của ngôn ngữ văn tự), chữ dùng của Đại Trí Độ Luận, trong “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt,” nghĩa là cắt đứt con đường ngôn ngữ, dập tắt chỗ vận hành của tâm.

 





***






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 3521)
Khi ta nở một nụ cười thì một đóa hoa đã “nở trên môi ta”. Khi ta ban phát tình thương tới mọi người thì ta “nở một đóa hoa lòng”. Khi ta tử tế với mọi người ta chúng ta đã trao tặng họ một “đóa hoa thân ái”. Khi ta cứu giúp mọi người thì trong tim ta đã nở “một đóa từ bi”.
09/03/2014(Xem: 4870)
Từ vô thỉ đến nay, giác tánh nơi tạng thức con người thường thanh tịnh trong sáng hoàn toàn, vốn không có sự cấu uế tạp nhiễm, cũng không có những huyễn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Trong giác tánh ấy, không có gì được gọi là sinh hay diệt, vì sanh hay diệt chỉ là giả danh. Vả lại, sanh là tướng huyễn sanh, diệt là tướng huyễn diệt
07/03/2014(Xem: 11928)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
01/03/2014(Xem: 10536)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover vào chiều ngày 15.02.2014 để dự lễ Rằm Tháng Giêng và lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" theo chương trình của Hòa Thượng Phương Trượng đã ấn định. Chúng tôi được ĐĐ. Thích Hạnh Lý xếp cho 3 phòng ngủ đặc biệt ở Tây Đường. Sau chuyến hành trình với nhiều hành lý cồng kềnh, nên đêm đó 8 chị em chúng tôi đã tìm được một giấc ngủ bình an.
06/02/2014(Xem: 17843)
Con người tiếp cận, cảm thọ và nhận biết cuộc đời và thế giới chung quanh qua sáu phương cách như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, và thức nhận biết các pháp. Trong sáu phương cách đó, trừ thức là phương cách không cần trực tiếp với đối tượng ngoại giới, thì tai nghe tiếng là tiện lợi nhất, bởi vì tai có thể nghe được tiếng từ rất xa và không bị ngăn ngại nhiều như bốn cách còn lại kia.
30/01/2014(Xem: 4037)
Chúng ta ai cũng có khả năng hồi phục năng lượng, nhưng làm thế nào để duy trì khả năng này. Khả năng hồi phục là khả năng lấy lại quân bình từ những thăng trầm của cuộc sống. Bạn đã từng hồi phục như thế nào?
29/01/2014(Xem: 6869)
Không biết trong bảng tử vi của anh Năm Nhiều có phải “Mệnh thân có tử vị cư Mão Dậu gặp Kiếp Không” hay sao mà đời anh lại gắn liền quá mật thiết với sự cung kính dường đó. Phải chứng kiến sự sắp đặt quy mô của bàn thờ nhà anh mới thông cảm được phần nào sự an bài bất khả kháng của Hóa công. Nhà nhỏ lợp tranh đã cũ mèm, gần nát vụn ra và vách đất. Nền nện đất, nứt thủng ở nhiều chỗ. Hai cái cửa sổ lùa và một cửa ra vào bị mái che thấp xuống nên ánh sáng vào quá ít. Nhà thành ra tối hùm hụp suốt ngày. Tôi chưa hề nghe một ngọn gió nào thổi ngang qua đây nên ngồi trong nhà thì phải ngửi mùi hôi thối cố hữu của ngôi nhà, mùi hôi lưu lại từ ngày mẹ anh còn bán nước mắm, dầu lửa,
29/01/2014(Xem: 4673)
Chiều hôm ấy khi đi học về, An thấy trên ven mép sân vừa trồng một hàng cúc vạn thọ. Mừng quá, An không kịp bỏ mũ sách, nhảy tuốt ra nhà sau tìm chú Ba. - Chú Ba ơi! Chú Ba! Chú trồng vạn thọ hả chú? Gần tới Tết rồi hả chú Ba?
23/01/2014(Xem: 16966)
Nhân Sinh Nhật 65 tuổi Tây (1949 – 2014) tức 66 tuổi Ta của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc; và kỷ niệm 50 năm xuất gia (1964 – 2014); đồng thời cũng để kỷ niệm 35 năm Báo Viên Giác (1979 – 2014), chúng con/chúng tôi sẽ thực hiện số báo đặc biệt Viên Giác 201, phát hành vào tháng 6.2014, với chủ đề: Hòa Thượng Thích Như Điển – 50 Năm Xuất Gia và Hành Đạo
21/01/2014(Xem: 22271)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]