Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thủ Bút của Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm còn lưu lại trên đời

11/11/202017:07(Xem: 6586)
Thủ Bút của Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm còn lưu lại trên đời
ht thich duc tam
THỦ BÚT
CỦA CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỨC TÂM
LƯU TRÊN THƯ TỪ LIÊN LẠC VỚI PHẬT TỬ- NỮ SĨ TÂM TẤN
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.

Xin trích lược tiểu sử và hành trạng của Ngài từ nguồn "Danh Tăng Phật Giáo Việt Nam" của HT. Thích Đồng Bổn chủ biên.
"Hòa thượng Thích Đức Tâm, pháp danh Nguyên Tánh, pháp hiệu Đức Tâm, thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 44. Ngài thế danh Trần Hoài Cam, sanh ngày 12 tháng 10 năm Mậu Thìn (1928) tại làng Hồi Thành, xã Hương Lưu, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc phường Vĩ Dạ – Huế. Ngài là con trai độc nhất của gia đình thâm tín Tam bảo.
Mới 14 tuổi, Ngài đã có chí nguyện xuất gia học đạo, được thọ giáo với Hòa thượng Thích Trí Thủ, sau đó một năm Ngài được bổn sư cho thọ Sa di giới, pháp danh Nguyên Tánh, pháp tự Đức Tâm. Từ đó, Ngài được theo học tại trường Sơn môn Phật Học Linh Quang và Phật Học đường Báo Quốc – Huế.
Năm 1948, Ngài  tròn 20 tuổi, được thọ Cụ túc giới tại giới đàn Tổ đình Báo Quốc do Hòa thượng Tịnh Khiết làm Đàn đầu truyền giới.
Khởi đầu sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, Ngài đã cùng quý tôn túc sáng lập Gia đình Phật Hóa Phổ, tiền thân của Gia đình Phật tử Việt Nam; đồng thời cùng với Hòa thượng Minh Châu, Hòa thượng Thiên Ân, Thầy Chơn Trí biên soạn cuốn “PHẬT PHÁP” để làm cơ sở hướng dẫn giáo dục cho Phật tử.
Năm 1954, Ngài được cử giữ chức vụ Tổng thư ký nguyệt san Liên Hoa, một cơ quan ngôn luận hoằng pháp nổi tiếng của Phật giáo Trung phần lúc bấy giờ. Cũng năm này, Ngài làm Giảng sư cho Tổng hội Phật giáo Trung phần; Giáo sư tại Phật học đường Báo Quốc và các trường Trung học Bồ Đề – Huế.
Năm 1958, Ngài được Giáo hội Tăng Già Thừa Thiên giao trách nhiệm Phó trụ trì Quốc Tự Diệu Đế – Huế.
Năm 1964, Ngài đứng ra tu tạo lại chùa Diệu Minh sau đổi lại hiệu là Pháp Hải. Cũng chính năm này, Ngài dẫn đầu đoàn đại biểu Tổng hội Phật giáo Trung phần tham dự Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Ấn Quang – Sài Gòn. Sau đại hội, tại tỉnh nhà Ngài được đề cử làm Đặc ủy hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Năm 1965, Ngài được mời làm Tổng thư ký Đại giới đàn Vạn Hạnh tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu – Huế.
Nhằm mục đích phát huy tinh thần đạo pháp với dân tộc, Phật giáo với tư tưởng hòa bình cho nhân loại, Trung tâm Văn hóa Liễu Quán - Huế ra đời và Ngài được giữ trọng trách làm Giám đốc trung tâm.

Năm 1973, Đại giới đàn Phước Huệ – Nha Trang tổ chức, Ngài được giữ chức vụ Phó Chủ khảo. Cũng năm này, Ngài được Bổn sư Thích Trí Thủ trao kệ đắc pháp với pháp hiệu Hải Tạng.

Năm 1978, Ngài được chư tôn đức trong sơn môn cử làm Trưởng môn phái Tổ đình Từ Hiếu.
Năm 1981, sau khi đất nước được thống nhất, và trong sự thống nhất Phật giáo cả nước, Ngài là một trong số 165 đại biểu tham dự Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam tại thủ đô Hà Nội.

Năm 1982, với tinh thần xây dựng Giáo hội, phụng sự quê hương xứ sở, Ngài được đắc cử giữ chức vụ Phó ban Trị sự kiêm Ủy viên Giáo dục Tăng Ni Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên liên tiếp 2 nhiệm kỳ.

Đầu xuân năm 1987, Ngài lâm bệnh nặng, linh cảm nhân duyên hoằng pháp sắp mãn, mùa đông năm Đinh Mão (1987), Ngài đã đến tham yết các chốn Tổ đình, các vị tôn túc, pháp hữu trước khi trở gót về Tây phương.

Ngài đã an nhiên thị tịch lúc 9 giờ 45 phút ngày 13 tháng Giêng năm Mậu Thìn tức 29 tháng 2 năm 1988. Ngài trụ thế 60 tuổi đời và 40 tuổi đạo.


thu but-ht duc tam (1)thu but-ht duc tam (2)thu but-ht duc tam (3)thu but-ht duc tam (4)thu but-ht duc tam (5)thu but-ht duc tam (6)thu but-ht duc tam (9)thu but-ht duc tam (8)thu but-ht duc tam (7)


Những bức thư này được gửi từ Huế vào Nha Trang trong thời gian những năm 196x đến 1971...
Tâm Không Vĩnh Hữu



***



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2015(Xem: 14166)
Trong khu rừng kia có một con khỉ rất hạnh phúc. Nó tìm ăn những trái cây ngọt lịm khi đói và nằm nghỉ ngơi khi mệt. Một ngày, con khỉ đang lang thang bìa rừng thì thấy một ngôi nhà… Trong ngôi nhà nhỏ bé đó, nó thấy một cái bát to đựng toàn táo, những quả táo tuyệt đẹp. Con khỉ liền trộm lấy một quả và chạy thật nhanh trở lại khu rừng.
21/11/2015(Xem: 4346)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh. Mưa rơi, đọng từng vũng nhỏ trên đường đất. Kẻ không nhà co ro dưới tấm nhựa trải bàn màu xanh dương có hình những hoa tuyết trải đều đặn, thứ lớp như những người lính xếp hàng.
12/11/2015(Xem: 4221)
Được Anh Dương Quân gởi tặng bài thơ ngắn "Giấc Xưa," tôi mãi bâng khuâng chưa nắm bắt được những hàm ngụ của tác giả qua năm mươi sáu con chữ giản đơn tưởng chừng như vô cùng hồn hậu của mối tình đơn phương đầu đời làm vang danh chàng thi sĩ lãng mạn Phạm Thiên Thư:
05/11/2015(Xem: 21256)
Bối cảnh ra đời và vài từ ngữ của bài thơ tứ tuyệt vô đề này của nhà thơ Tuệ Sỹ cần được hiệu đính cho đúng nguyên tác vì nếu không thì người đọc không hiểu tính hay đùa của Bùi Giáng và tính hết sức nghiêm túc của Thầy Tuệ Sỹ.
01/11/2015(Xem: 3773)
Có một thói quen thú vị của tôi rằng trừ những chuyến đi công tác chính thức và theo yêu cầu của ban tổ chức hoặc hội nghị thì ở khách sạn, còn những chuyến đi tự do tôi thích ở nhà riêng với chủ nhà mà tiếng anh gọi là home stay. Quả thật là luôn thú vị, bởi mỗi gia đình một cách sống, mỗi quốc gia một nền văn hóa, mỗi lần ở là vô vàn bài học hữu ích và thú vị. Trong gần 20 ngày qua, tôi đã đến 3 quốc gia là Đức, Italy và Pháp, đã có mặt ở nhiều nơi như Frankfurt, Cologne, Rome, Venice, Milan, Paris,… tôi luôn ở home stay và đã có những trải nghiệm khó quên, những bài học quá đặc biệt, thậm chí là bất ngờ. Mà Paris là một ví dụ.
28/10/2015(Xem: 4939)
Tiếp nhận thông tin Hòa Thượng Thích Thông Quả, viện chủ Thiền Viện Phước Hoa, Long Thành, Đồng Nai viên tịch khiến không ít anh em phụng sự văn nghệ Phật giáo chúng tôi bàng hoàng. Nếu có ai đó từng đến Thiền Viện, gặp gỡ và trò chuyện cùng Hòa thượng hẳn rằng niềm thương tiếc này sẽ càng thêm to lớn, vượt qua ngưỡng duyên trần mang tên ái lụy!
26/10/2015(Xem: 5144)
Lịch sử hình thành tiếng Việt bao gồm nhiều giai đoạn đặc biệt, phản ánh giao lưu ngôn ngữ vùng cũng như lịch sử phát triển dân tộc qua nhiều thời kỳ: từ khi giành lại độc lập từ phương Bắc và khai phá vùng đất phương Nam (Nam Tiến).
26/10/2015(Xem: 4099)
Tất cả cửa ra vào và cửa sổ mặt trước của những căn nhà trong xóm này đều hướng về sân vườn chung. Nhiều loại hoa được trồng trong các bồn sát với cửa sổ của mỗi nhà; còn ngoài sân chơi thì chỉ có các loại cây có tàng lớn tạo bóng mát, vươn lên từ những vòm cỏ xanh mướt. Hoa nơi các bồn công cộng thường là những loài hoa không cần chăm sóc nhiều. Chúng thường không hương sắc, cho nên cũng hiếm khi thấy bướm bay lượn trong khu vực nầy. Bướm chỉ vờn quanh ở vườn sau của nhà riêng, nơi có những loài hoa ngọt ngào hương mật.
08/10/2015(Xem: 4833)
Các bài 1.1, 1.2 và 1.3 ghi nhận vài dữ kiện ngôn ngữ cho thấy vết tích của âm đọc chữ Hán sau thời nhà Nguyên (1271-1368) như Phạn (so với Phạm), Phổ Kiến (so với Phúc Kiến), linh nghiện (linh nghiệm), thành ngữ bốn chữ Thượng Hòa Hạ Mục/Mộc.
01/10/2015(Xem: 4653)
Những vạt nắng vàng rực rỡ của ba tháng hè đã tắt. Đám lá trên những cành cây chợt đổi màu. Mấy hôm nay trời bỗng dưng trở lạnh để trong hơi gió lành lạnh, ta nghe như mùa thu sắp về. Thu về cho một niên học mới bắt đầu. Trong tôi vẫn còn dệt nhiều giấc mơ êm đềm với bao kỷ niệm yêu dấu ngày xưa. Màu hoa đào thoáng sau vườn nhà ai cũng khiến tôi khựng lại xao xuyến, hương dạ lý thoảng đâu đó trong đêm hè làm tôi bồi hồi cũng như hôm đưa đứa cháu ngoại -bé Kim- đi học, nhìn những bước chân sáo tung tăng mà lòng hối tiếc, trầm tư tưởng nhớ đến những tháng ngày xa xưa. Niềm ưu tư sâu xa trong lòng tôi vẫn ở quê nhà,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]