Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng Vị Tha, Từ Bản Chất Đến Hoạt Dụng

27/05/202008:45(Xem: 3909)
Lòng Vị Tha, Từ Bản Chất Đến Hoạt Dụng


Bat Dai Thap Dai Loan

Lòng Vị Tha, Từ Bản Chất Đến Hoạt Dụng

 

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

 

Thế gian này hiện hữu trong mối tương quan tương duyên. “Cái này có nên cái kia có. Cái này không nên cái kia không.” Cõi này vì vậy có thiện mà cũng có ác, có tốt mà cũng có xấu. Biên tế giữa thiện và ác, tốt và xấu chỉ nằm trong đường tơ kẽ tóc của ý niệm, hay nói theo nhà Phật là một mống tâm. Cùng một hành động, một việc làm, một sự việc nhưng khác nhau xa lắc xa lơ ở tâm thiện hay tâm ác.

Không cần phải suy nghĩ và tìm kiếm đâu xa, chỉ nhìn vào cuộc khủng hoảng đại dịch vi khuẩn corona đã và đang xảy ra trên toàn cầu thì cũng thấy rõ được điều đó.

Đảng và nhà nước Cộng Sản Trung Quốc vì cái tâm âm mưu thao túng để làm bá chủ toàn cầu đã bất chấp đến sự nguy hại khôn lường của vi khuẩn corona phát xuất từ Vũ Hán nên giấu nhẹm lúc ban đầu. Sau khi để cho vi khuẩn này truyền nhiễm khắp thế giới rồi cũng vì cái tâm mưu đồ mà ra tay ban phát ân huệ cho những nước bị đại dịch bằng những viện trợ lấy có. Hành động sau này được TQ khoa trương như thể họ vì lòng vị tha mà ra tay cứu giúp thực chất thì ngược lại họ vì ích kỷ và tham lam mà làm thế.

Nhưng, có người vị kỷ thì cũng có người vị tha. Bao nhiêu bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, và biết bao nhiêu người khác đã quên mất an nguy của cá nhân họ để ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh vi khuẩn corona nơi tuyến đầu.

Điều đó đã làm cho vị Giáo Sư Khoa Trưởng Khoa Tâm Lý Học tại Đại Học Oregon là Ulrich Mayr, trong một bài nghiên cứu của ông được đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 14 tháng 4 năm 2020, đã đặt vấn đề về bản chất của lòng vị tha nên nêu ra câu hỏi rằng con người có thật sự vị tha không.

 

Bản chất của lòng vị tha

 

Trong thời Chiến Quốc tại Trung Hoa có nhà tư tưởng Mạnh Tử (372-289 trước Tây Lịch), là người tiếp nối học thuyết của đức Khổng Tử, đã chủ trương “nhân chi sơ tánh bản thiện” [bản tánh ban đầu của của con người là thiện]. Ông cho rằng bản chất của con người thiện nhưng khi trưởng thành bị xã hội chung quanh tiêm nhiễm nên dễ trở thành người ác. Người có bản tính thiện đối với Mạnh Tử là người có nhiều phẩm đức mà trong đó lòng nhân từ tức lòng thương người, hay lòng vị tha đứng đầu.

Nhưng người cùng thời với Mạnh Tử là Tuân Tử (316-237 trước Tây Lịch) thì chủ trương ngược lại, với thuyết “nhân chi sơ tánh bản ác.” Ông cho rằng con người khi sanh ra là đã mang theo bản tánh ác, nhưng nhờ giáo dục và các khuôn phép đạo đức xã hội mà trở nên thiện. Như thế, theo Tuân Tử, lòng vị tha nơi con người là do huân tập từ môi trường xã hội mà có, chứ không phải bản chất.

Danh từ vị tha trong tiếng Anh là selflessness đồng nghĩa với vô ngã. Trong Anh ngữ còn có chữ altruism cũng nói đến vị tha. Chữ này bắt nguồn từ chữ Latin “alteri” có nghĩa là “người khác” hay vị tha. Altruism là chủ nghĩa vị tha do triết gia Pháp Auguste Comte (1798-1857) dựng lên dùng để chống lại chủ nghĩa vị kỷ (egoism).

Trong triết học Tây Phương, theo Bách Khoa Từ Điển Triết Học Mở, egoism là triết thuyết cho rằng bản ngã của con người là, hay phải là, động lực và mục tiêu của hành động của chính con người đó. Egoism có 2 biến thể: mô tả hoặc quy phạm. Biến thể mô tả (hoặc tích cực) quan niệm chủ nghĩa vị kỷ như một mô tả thực tế về các vấn đề của con người. Đó là, mọi người được thúc đẩy bởi lợi ích và mong muốn của riêng họ, và họ không thể được mô tả khác. Biến thể quy phạm cho rằng mọi người nên được thúc đẩy như vậy, bất kể những gì hiện đang thúc đẩy hành vi của họ. Lòng vị tha là trái ngược với chủ nghĩa vị kỷ. Chữ “egoism” xuất phát từ chữ “ego” của tiếng Anh, tiếng Latin chỉ cho chữ “I” [tôi] trong tiếng Anh. Chủ nghĩa vị kỷ nên được phân biệt với chủ nghĩa tự cao tự đại, có nghĩa là sự đánh giá quá mức về mặt tâm lý đối với tầm quan trọng của bản thân, hoặc hoạt động của chính con người.

Triết gia người Phổ, nay thuộc nước Nga, Immanuel Kant (1724-1804), trong tác phẩm “Groundwork of the Metaphysics of Morals” [Nền Tàng Của Siêu Hình Học Về Đạo Đức] được xuất bản năm 1785, cho rằng, “Nhiều tâm hồn vị tha, không có bất cứ động lực nào của hư danh hay tự lợi, họ tìm thấy niềm vui nội tâm trong việc trang trải hạnh phúc chung quanh họ.” Ông nói những người đó “đáng được ca ngợi và khuyến khích,” nhưng đừng ca ngợi hay khuyến khích thái quá.

Kant cho rằng những người đó không làm theo quy tắc khi họ giúp người khác -- một quy tắc có thể chấp nhận một cách hợp lý đối với mọi người, theo đó tất cả những người đang trong hoàn cảnh như thế phải được giúp đỡ bởi vì đó là “lẽ phải đạo đức” để làm thế. Những người có lòng vị tha nói trên hành động dựa trên nền tảng cảm xúc: họ bị đau khổ bởi sự bất hạnh của những người khác, và họ biết rằng nếu họ trao ra sự giúp đỡ của họ, thì họ sẽ nhận được sự an vui cho chính họ. Kant nói rằng đó là động lực tốt, nhưng không phải là lý do duy nhất hay chính để giúp người khác.

Đối với triết gia Kant, quy tắc “lẽ phải đạo đức” của lòng vị tha giúp người là nền tảng, bởi vì con người không vì cảm tính thương ghét hay bất cứ lý do gì ngoài “lẽ phải đạo đức” để làm việc vị tha thì ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào và với bất cứ ai cũng thể hiện lòng vị tha. Có nghĩa là một người thực hành lòng vị tha vì thương người đau khổ, hoạn nạn.

Đó cũng là một phần quan trọng trong ý nghĩa của lòng vị tha và từ bi của đạo Phật.

 

Lòng vị tha trong Phật Giáo

 

Chữ selflessness trong tiếng Anh chính là chữ vô ngã (tiếng Sanskrit là anatman) trong Phật Giáo. Vô ngã là một trong ba trụ cột then chốt (tam pháp ấn) trong giáo pháp của đức Phật, gồm vô thường, khổ và vô ngã. Chưa đạt tới vô ngã thì chưa đạt đến mục đích tối hậu của đạo Phật.

Đức Phật nói vô ngã để cho thấy không một sự vật gì trên thế gian này có bản ngã, tự ngã, thật ngã. Tất cả đều hiện hữu trong mối tương quan tương duyên, nghĩa là nhiều yếu tố hay điều kiện, mà trong đạo Phật gọi là duyên, nương nhau mà hình thành một sự vật nào đó. Như vậy ngay trong lúc sự vật đó đang có mặt thì cũng đã là không có tự ngã, vì không có cái gì là của chính nó, hay do chính nó làm chủ cả.

Đó là cái nhìn của Trí Tuệ Bát Nhã đối với tất cả mọi sự vật hay theo nhà Phật gọi là các pháp. Phải có trí tuệ để nhìn thấu suốt bản chất, bản thể của mọi sự vật để vén màn vô minh che khuất tâm trí giác ngộ của chúng sinh. Nhưng nếu chỉ có trí tuệ không thôi thì đạo Phật cũng không thể tồn tại trên thế gian này được, bởi vì trí tuệ là cảnh giới chân đế tuyệt đối, mà cuộc đời này thì thuộc về cảnh giới tục đế tương đối. Cho nên, trong Đại Thừa Phật Giáo, “tâm bồ đề” tức là tâm giác ngộ bao gồm từ bi và trí tuệ, bởi vì muốn tự giác thì phải có trí tuệ, muốn giác tha hay giáo hóa người khác giác ngộ thì phải có tâm từ bi. Khi cả hai, từ bi và trí tuệ vẹn toàn, thì mới phát huy rốt ráo bồ đề tâm, hay đạt được sự giác ngộ viên mãn.

Lòng vị tha nằm trong tâm từ bi của đạo Phật. Nhưng lòng vị tha trong đạo Phật cũng có nhiều cấp độ tùy theo căn cơ và trình độ tu chứng của mỗi người mà lòng vị tha mở rộng đến mức nào. Lòng vị tha cao nhất trong đạo Phật là lòng vị tha biểu hiện qua vô ngã. Khi bỏ được cái ta (ngã), cái thuộc về của ta (ngã sở) thì con người sẽ không còn bị trói buộc vào bất cứ một điều kiện nào để thể hiện lòng vị tha của họ. Thấy khổ thì ra tay cứu giúp. Không có điều kiện. Không có mưu cầu. Không có vị ngã.

Đó là pháp tu đầu tiên trong sáu pháp tu (Lục Độ Ba La Mật) của một vị bồ tát (bodhisattva): Bố thí ba la mật - bố thí tài sản, bố thí chánh pháp và bố thí sự an ổn không sợ hãi cho mọi người. Ba la mật là dịch âm của chữ Sanskrit “paramita,” mà dịch nghĩa là đáo bỉ ngạn, đến bờ bên kia, rốt ráo, cứu cánh, viên mãn. Bố thí ba la mật là trao ra, hay hiến tặng một cách rốt ráo, không vì bất cứ điều kiện gì mà chỉ cứu giúp người khác lúc họ cần, không thấy có người bố thí (ngã), có người nhận bố thí (tha nhân), và vật bố thí. Thực hiện bố thí với tâm thức rỗng lặng.

Trong Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna Sutta) trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikàya) do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, đức Phật đã dạy những vị đệ tử xuất gia của ngài hãy vì sự hạnh phúc, lợi ích và an lạc cho mọi người mà đem chánh pháp thuyết giảng khắp nơi.

“Này các Tỷ-kheo, hãy đi cùng khắp, vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, trong bài “The Medicine of Altruism” được đăng trên trang mạng www.dalailama.com nói rằng:

“Theo quan điểm của tôi, thực hành từ bi không phải là triệu chứng của chủ nghĩa duy tâm phi thực tế mà là cách hiệu quả nhất để theo đuổi lợi ích tốt nhất của người khác cũng như của chính chúng ta. Chúng ta càng - với tư cách là một quốc gia, một nhóm hoặc cá nhân - phụ thuộc vào nhau, thì đảm bảo hạnh phúc của họ cũng chính là lợi ích tốt nhất của chúng ta.”

Trong tác phẩm “Altruism: The Power of Compassion to Change Yourself and the World” [Lòng Vị Tha: Sức Mạnh Của Từ Bi Để Thay Đổi Tự Thân và Thế Giới] của Matthieu Ricard, nhà văn, dịch giả và tu sĩ Phật Giáo người Pháp, được Phan Huy An dịch sang tiếng Việt “Lòng Vị Tha & Hạnh Phúc” đăng trên trang mạng của Thư Viện Hoa Sen, có đoạn Thầy Matthieu Ricard nói về lòng vị tha như sau:

 “Lòng từ bi hình thành nên tình thương vị tha khi nó đối mặt với khổ đau. Phật giáo định nghĩa lòng từ bi là “mong muốn tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau.”

 

Nghiên cứu khoa học: càng lớn tuổi càng vị tha

 

Giáo Sư Khoa Trưởng Khoa Tâm Lý Học tại Đại Học Oregon là Ulrich Mayr dựa vào nghiên cứu khoa học để chứng minh rằng con người càng có tuổi thì càng giàu lòng vị tha.

Nhóm của GS Mayr đã có nhiều người tham gia vào một loạt các thử nghiệm nằm trong máy chụp hình MRI, nhìn vào màn hình mô tả các tình cảnh khác nhau. Đôi khi các đồng nghiệp của ông và ông đã nói với họ rằng đã chuyển 20 đô la vào trương mục ngân hàng của họ. Lúc đó, cùng số tiền được gửi tới một hội từ thiện, như một ngân hàng thực phẩm tại địa phương. Những người tham dự chỉ đơn giản quan sát việc chuyển 20 đôla, dù gửi cho họ hay cho tử thiện, mà không nói bất cứ điều gì về việc này.

Trong suốt thời gian đó, chúng tôi đã chụp hình những gì các nhà khoa học thần kinh cho là trung tâm khen thưởng của não bộ, đặc biệt là khu vực nucleus accumbens.

Vùng này, chỉ lớn hơn hạt đậu phụng một tí, đóng vai trò trong mọi việc từ sự ưa thích nhục dục tới việc nghiện ma túy và các chỗ liên quan tới thần kinh. Nó trở thành năng động khi mọi thứ xảy ra làm cho bạn hạnh phúc và bạn muốn nó lập lại trong tương lai.

Kinh nghiệm về việc tiền gửi tới từ thiện đã thúc đẩy hoạt động trong các khu vực thưởng trong não bộ đối với nhiều người tham gia thử nghiệm. Và qua việc quan sát điều này một cách chính xác, nhóm nghiên cứu cho rằng, là một biểu hiện bản chất vị tha thực sự của con người: Họ cảm thấy được đền đáp khi người nào đó cần trở nên tốt hơn, ngay cả khi họ đã không trực tiếp làm bất cứ điều gì để tạo ra sự khác biệt.

Nhóm này phát hiện rằng trong khoảng một nửa số người tham gia nghiên cứu, hoạt động trong các khu vực khen thưởng này của não bộ thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi tiền được chuyển đến tổ chức từ thiện so với khi nó rơi vào tài khoản ngân hàng của chính họ. Nhóm nghiên cứu xác định rằng những người này có thể được định nghĩa một cách tự nhiên là những người vị tha.

Sau đó, trong một giai đoạn thử nghiệm riêng biệt, tất cả những người tham gia chung này có quyền lựa chọn hoặc cho một số tiền của họ đi hoặc giữ nó cho riêng họ. Ở đây, những người có lòng vị tha có khả năng cho gấp đôi số tiền của những người khác.

Nhóm của Mayr tin rằng sự phát hiện này cho thấy các động lực vị tha thuần khiết có thể thúc đẩy hành vi hào phóng – và hình ảnh chụp não bộ có thể khám phá ra những động thái này.

Trong một nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này các đồng nghiệp của Mayr và ông đã thực hiện, có 80 người tham gia là những người ở độ tuổi từ 20 đến 64, nhưng mặt khác là tương đương trong phạm vi bối cảnh của họ. Các nhà nghiên cứu này đã khám phá rằng tỉ lệ vị tha – nghĩa là đối với những người trong các khu vực thưởng của não bộ năng động khi tiền gửi tới hội thiện nguyện hơn là cho chính họ -- sự gia tăng đều đặn với tuổi tác, tiếp diễn ít hơn 25% qua tuổi 35 tới khoảng 75% những người ở tuổi từ 55 trở lên.

Những người tham gia lớn tuổi hơn có khuynh hướng muốn cho tiền của họ cho hội thiện nguyện hay từ thiện trong cuộc thử nghiệm của họ. Và khi việc đánh giá đặc điểm nhân cách của họ qua các câu hỏi, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng họ thể hiện những đặc điểm như sự đồng ý và đồng cảm mạnh mẽ hơn những người tham gia trẻ tuổi.

Những quan sát này phù hợp với bằng chứng ngày càng tăng về các hành vi vị tha hơn ở người cao tuổi. Chẳng hạn, phần thu nhập của họ mà những người 60 tuổi dành cho từ thiện nhiều gấp ba lần so với những người 25 tuổi. Điều này rất có ý nghĩa mặc dù họ có khuynh hướng có nhiều tiền hơn nói chung, dễ dàng cho một phần của số tiền hơn.

Trong số những người 60 tuổi trở lên có khoảng 50% thích làm từ thiện. Họ cũng đi bỏ phiếu nhiều gấp đôi những người dưới 30 tuổi.

Tuy nhiên, kết quả của nhóm nghiên cứu này là những người đầu tiên chứng minh rõ ràng rằng người lớn tuổi không chỉ hành động như họ là những người tử tế hơn, mà có thể dễ dàng bị điều khiển bởi những động cơ ích kỷ như làm cho họ sẽ được thương nhớ đến một khi họ ra đi. Thay vào đó, thực tế là các khu vực khen thưởng trong não bộ của họ phản ứng nhanh hơn với những người cần được giúp đỡ cho thấy rằng họ thực sự, trung bình, tử tế và thực sự quan tâm đến phúc lợi của người khác hơn bất cứ người nào khác.

Những phát hiện này đưa ra rất nhiều câu hỏi bổ sung, các vấn đề quan trọng mà nhóm nghiên cứu này đề cập trong một bài báo của họ đã đăng trên tờ Current Directions in Psychological Science, một tạp chí học thuật. Thí dụ, cần có nghiên cứu bổ sung trong đó mọi người được theo dõi theo thời gian để đảm bảo rằng sự khác biệt về tuổi tác trong sự hào phóng phản ảnh thực sự sự phát triển cá nhân, và không chỉ là sự khác biệt thế hệ. Ngoài ra, cần khái quát hóa kết quả của mình cho các kiểu mẫu lớn hơn từ các bối cảnh khác nhau.

Quan trọng nhất, nhóm nghiên cứu này vẫn chưa biết lý do tại sao những người lớn tuổi có vẻ hào phóng hơn những người trẻ. Mayr và các đồng nghiệp đang có kế hoạch tìm hiểu phải chăng việc nhận thức rằng bạn có ít năm để sống hơn làm cho bạn quan tâm đến việc thiện nhiều hơn.

Nhờ sự có mặt của những người có lòng vị tha chân thật mà thế giới này dù lắm khổ đau cũng vẫn còn là nơi đáng quý để sống và để phục vụ.  

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2023(Xem: 2162)
Cuốn sách “Thế Giới Phật Giáo” của tiến sĩ John Powers do nhà xuất bản Routledge phát hành từ năm 2016 mà tôi, người tự nhận là chăm đọc, chăm khám phá tìm tòi, nhất là những cuốn sách Phật giáo quý giá, hoàn toàn không biết gì cả. Thật là tệ. May thay, hai năm sau, vào năm 2018, tình cờ tôi được đọc bài giới thiệu về cuốn sách này từ thầy Thích Chân Pháp Cẩn. Bài giới thiệu cuốn hút tôi vô cùng và ngay lập tức tìm cách để có một bản tiếng Anh để đọc. Tôi đã đọc ngấu nghiến, đọc đến xong, đọc để không bị đứt mạch. Khi những dòng cuối cùng của sách kết thúc, tôi ngay lập tức phát nguyện tìm cách mua bản quyền và tìm kiếm các dịch giả giỏi nhất để chuyển ngữ ra tiếng Việt. Không thể không xuất bản cuốn sách quý giá này!
21/02/2023(Xem: 6444)
Hôm nay thứ hai đầu tuần cũng là ngày bắt đầu cho tháng hai âm lịch nhuần của năm Quý Mão, người viết bổng dưng có ước nguyện sẽ ghi lại những lời chân ngữ của những bậc đại sư của nhiều tông phái theo từng ngày và nếu các bạn cảm thầy thích hợp với ngày nào đó trong tuần thì có lẽ bạn đã sống hợp với phong cách mà bạn đã trưởng thành khi đã thừa hưởng được đạo vị từ bậc chân sư đó. Thật ra đây chỉ là một sưu tầm trong các danh ngôn và chỉ là cách giải trí cho thư giản tâm hồn cũng là cách khuyến khích để giữ mình an lạc hoan hỷ tươi thắm mỗi ngày bạn nhé!
19/02/2023(Xem: 4248)
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác. Có thể kiếp trước tôi và Nguyên Giác là bạn vong niên đồng tu cho nên tôi đã dành nhiều thời giờ giới thiệu nhiều sách của ông
17/02/2023(Xem: 2002)
Người Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá là những con người ham học hỏi, thông minh, chăm chỉ, có khả năng tiếp thu và ứng phó nhanh với hoàn cảnh. Quả thật đúng vậy, trong mỗi người dân đất Việt phần nhiều đều có những đức tính tối ưu đó. Hoàn cảnh càng khó khăn thì sự phấn đấu trong họ lại càng lớn mạnh. Trong mỗi tư duy của người Việt đều tin tưởng rằng:
15/02/2023(Xem: 3029)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu.
15/02/2023(Xem: 13132)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
11/02/2023(Xem: 3108)
Có 7 câu hỏi mà một vị thánh trả lời một cách rất thâm sâu. 1.Vật gì sắc bén nhất trên thế giới này? Vật nhọn nhất là cái lưỡi của con người. Con người dùng lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim, cảm giác của người khác. 2. Nơi nào xa nhất trên thế giới này? Quá khứ là nơi xa nhất. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ nên chúng ta phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới. 3. Cái gì lớn nhất trên thế giới này?
11/02/2023(Xem: 2973)
Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn thường bắt gặp và nghe đâu đó những câu nói như: “mấy người đến Chùa thường làm ác mới hay đi Chùa cho hết tội” hoặc như “ mấy người hay nói đạo lý, nói lời từ bi thường sống giả tạo”, “Mình tu tâm là được, cần gì phải tới Chùa Chiền”.
09/02/2023(Xem: 6160)
Thư Mời Viết Bài cho Đặc San Văn Hóa Phật Giáo năm 2023
08/02/2023(Xem: 4875)
Người Việt có một câu nói, “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn.” Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn chương Việt khoảng 200 năm nay và đã được chuyển dịch từ nhiều thập niên trước qua nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa. Truyện Kiều là một truyện thơ gồm 1627 câu lục bát. Truyện Kiều kể về một nàng thiếu nữ tuyệt đẹp và tài hoa đã hy sinh bản thân để chuộc tội cho cha nàng. Truyện thơ này, tựa nguyên thủy là “Đoạn Trường Tân Thanh”, do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, trong khoảng thời gian năm 1796 tới năm 1802. Truyện được dựa từ một truyện tình thể văn xuôi Trung quốc không mấy giá trị của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]