Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bức thư của cha thay đổi cuộc đời con gái mãi mãi

16/04/202018:13(Xem: 4243)
Bức thư của cha thay đổi cuộc đời con gái mãi mãi

con gai

   

Một người cha là giáo sư đã viết thư cho cô con gái vừa vào đại học. Trong thư là 9 điều được chia sẻ thâm trầm, sâu sắc, bao gồm tất cả các khía cạnh về đạo đức, chuyên ngành, tri thức và cả tình yêu...

Con à, thời gian qua mau, ngày tháng thoi đưa. 

Mới ngày nào con còn bập bẹ, chập chững tập đi trong sân nhà, chớp mắt nay con đã vào đại học. Theo lý thuyết, 18 tuổi đã trở thành người lớn, ba không cần phải lo lắng nữa. 

Chỉ là con từ khi sinh ra cho đến nay, chưa từng rời khỏi nhà, nên ba lo lắng rằng con không tự chăm sóc tốt bản thân khi ở một mình bên ngoài. Con nói con không muốn học đại học ở quê, ba hiểu và ủng hộ con. Ở ngoài kia trời cao biển rộng, con có thể tự do thoải mái lượn bay.

Con vốn không thích thuyết giáo, nhưng trước khi con đi học, ba vẫn phải nói vài lời. Nó đối với con không hẳn sẽ hữu dụng, nhưng đối với ba cũng an ủi phần nào. 

Về đạo đức: Đạo đức trước hết là một loại thực hành; Lương thiện không chỉ lưu giữ ở trong tim.

 

Làm một người có đạo đức, câu nói này không còn là mới mẻ, ba chủ yếu muốn nói vấn đề là làm như thế nào.

Ba nhớ một lần đi xe buýt, ba đã chủ động nhường chỗ ngồi cho một cụ già. Vào lúc đó, con và chị họ con đều nói, không nghĩ rằng ba lại nhường chỗ cho người ta. 

Ba hỏi các con, giáo viên có dạy những điều như thế này không? Con trả lời ‘có’, nhưng luôn cảm thấy hơi xấu hổ khi làm việc đó. Ba hiểu loại tâm lý này của những người trẻ tuổi. Khi ba lần đầu tiên giúp đỡ người khác, cũng để ý đến ánh mắt của người khác như vậy.  

Bây giờ nghĩ lại, điều đó thật không đáng. Làm một chuyện tốt, không vì tư lợi, có gì phải lo lắng, sợ gì gièm pha? Trong cuộc sống có rất nhiều việc nhỏ, chỉ cần “hạ bút thành văn”, nhất định sẽ là một việc làm thiện hạnh.   

Khi con có thể giúp đỡ người khác, cố gắng đừng keo kiệt. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi có thêm bàn tay nhỏ bé của con. Ba đã nhận được rất nhiều ân huệ của người khác, nên chúng ta phải hiểu đạo lý báo đáp cho xã hội.


Về chuyên ngành: 
Chọn một chuyên ngành chính là chọn đam mê, đừng lấy tiêu chuẩn lợi ích mà suy tính.

Chuyên ngành tốt hay không tốt, chỉ là tương đối. 

Hôm nay chuyên ngành này tốt, nhưng không có nghĩa là nó vĩnh viễn tốt. Không cần lấy tiêu chuẩn lợi ích để đo lường một chuyên ngành tốt xấu ra sao. Chọn một chuyên ngành là chọn đam mê, cho dù ngành học đó có hấp dẫn đến đâu, cường thịnh như thế nào, nhưng nếu con không thích thì cũng không có ý nghĩa. Đam mê mới là tiêu chuẩn ổn định, còn lợi ích sẽ chẳng được dài lâu. 

Làm điều mình muốn, đọc cuốn sách mình yêu thích... là những niềm vui lớn trong cuộc đời. Chọn những gì con thích, học những gì con cảm thấy hứng thú, thì công việc sau này sẽ càng thêm vui vẻ, và cuộc sống cũng sẽ hạnh phúc hơn.

Cho dù là chuyên ngành nào, chỉ cần con hài lòng và học đủ tốt, thì chẳng cần phải lo lắng giành giật với người ta.

Giống như đi du lịch, miễn là con đi được đủ xa, sẽ có thể nhìn thấy khung cảnh mà người khác chưa từng thấy.

Xã hội nhân loại không ngừng phát triển, chuyên ngành được phân công cũng tinh tế hơn, nhưng nó không thể rạch ròi tựa như ‘nước sông không phạm nước giếng’. Mỗi loại ngành nghề khác nhau đều là phương thức để lý giải thế giới, con nghiên cứu càng sâu rộng thì trí tuệ sẽ càng nhiều. 


Về tri thức: 
Tri thức giúp cho cuộc sống có nhiều cơ hội hơn.

Trên đời này cũng có những người không học hành nhưng vẫn có thể phát tài lớn. Nhưng những trường hợp cá biệt này không thể mang tính đại biểu, mà hiện tượng phổ biến mới có sức thuyết phục.

Những người có một chút hiểu biết đều biết rằng, cho dù dùng tiền tài để cân nhắc, thì vai trò của tri thức là không thể bỏ qua. Nếu không như vậy, thì các các công ty đa quốc gia nổi tiếng đối với nhân tố trí lực đều coi trọng hàng đầu - là vì lý do gì?

Chỉ cần làm một thống kê đơn giản, con sẽ tìm thấy một mối tương quan chính đáng giữa kiến thức và thu nhập. Cho dù việc học có hữu dụng hay không, điều mấu chốt là con đối đãi như thế nào, không thể chỉ lấy “tiền tài” làm tiêu chuẩn. Và tri thức khiến cho cuộc sống có thêm nhiều cơ hội hơn, là điều không thể chối cãi. 

Tri thức quyết định khí chất, sở thích, tầm nhìn, trình độ thưởng thức, giá trị quan của một người… Mà đây vốn đều là những nhân tố mấu chốt ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Chúng đều là kết quả của sự hun đúc, tôi rèn từ tri thức, mà không thể mua được bằng tiền. Nếu con sau khi tốt nghiệp đại học, nhận ra rằng có nhiều cách để sống ý nghĩa, thì trường đại học này cũng không phải là vô ích. Phải vậy không?


Về việc đọc: 
Hãy đọc sách kinh điển, bởi sách kinh điển là sản vật được tuyển chọn bởi thời gian.

Sự khác biệt lớn nhất giữa đại học và trung học là con sẽ được tự do hơn rất nhiều, cũng được tùy ý tiêu xài theo ý thích. Ba hy vọng con có thể tận dụng sự tự do hiếm có này, để đọc nhiều sách hơn một chút.

Giới trẻ bây giờ thường không thích đọc sách, họ có thể phung phí rất nhiều thời gian để đi mua sắm, chơi game, tán gẫu trực tuyến... nhưng không chịu ngồi yên lặng để đọc sách. Ba đã từng viết một thông điệp gửi cho các sinh viên là học trò của ba rằng: "Khi còn trẻ, hãy yêu những cuốn sách hay, dẫu chỉ một lần".

Ba đã nhấn mạnh rằng nhân lúc còn trẻ hãy đọc sách, vì sau này khi bước vào xã hội bạn sẽ thấy để có được thời gian đọc sách là khó khăn như thế nào.

Ba cũng nhấn mạnh việc chọn đọc những cuốn sách hay, bởi một số cuốn sách là hại người, nghèo túng tư tưởng và nội dung tầm thường. Đọc sách giống kết giao bằng hữu, phải sàng lọc cẩn thận, không thiện thì chớ gần. 

Một phương pháp đơn giản là đọc sách kinh điển, bởi sách kinh điển là sản vật được tuyển chọn bởi thời gian và những độc giả sáng suốt. Một cuốn sách sở dĩ trở thành kinh điển, khẳng định là có lý do. Miễn là sách kinh điển, chỉ cần con muốn đọc, thì đều có thể đọc.


Về cạnh tranh: 
Không dựa vào quan hệ tình thân, mà hãy dựa vào năng lực.

Trong thời đại ngày nay, cần phải nói chuyện bằng thực lực.

Các quy tắc hẳn sẽ ngày càng công bằng, và cạnh tranh chắc chắn sẽ ngày càng trở nên tàn khốc. Ba là một người bướng bỉnh, làm việc không thích nhờ cậy người khác, cũng rất ít khi nhờ. Lúc đầu, ba chuyển từ trường tiểu học sang dạy trường cấp 2 vì hiệu trưởng cảm thấy ba có trình độ để dạy trường này.

Sau đó, trường học trong thị trấn thông báo tuyển dụng 6 giáo viên, ba dự thi và giành vị trí thứ ba, nhưng kết quả lại không trúng tuyển. Điều đó cũng không vấn đề gì, ba không muốn nhờ vả người khác. Năm sau ba thi đỗ nghiên cứu sinh và rời khỏi nơi đó.

Đừng dựa vào quan hệ tình thân, hãy dựa vào năng lực để cạnh tranh. Tuy rằng như thế sẽ có phần vất vả, nhưng bên ngoài có thể nhận được sự tôn trọng của người khác, bên trong lại có thể an tĩnh nội tâm, quả thực là rất tốt!

Con phải biết rằng, một người nếu không muốn sống thấp hèn, thì nhất định hãy làm cho mình có thể ưỡn ngực ngẩng đầu cao. Con cần nắm bắt cơ hội, cải thiện chính mình. Dám đối mặt với cuộc sống đầy giông bão, nghênh đón thách thức của thời đại.


con gai-1
Về sắc đẹp: 
Nội ngoại kiêm tu rất trọng yếu, đừng theo đuổi vẻ xinh đẹp của bình hoa.

 

Yêu thích cái đẹp, cái tâm này ai cũng có, những cô gái lại càng có nhiều hơn.

Con người cần phải biết cách tự chải chuốt tân trang, tiếc là về phương diện này ba không có nhiều kinh nghiệm để truyền thụ cho con. Mua một số quần áo phù hợp, đeo trang sức làm đẹp, trang điểm thêm chút sắc hồng rạng rỡ… đều có thể làm.

Đương nhiên, xinh đẹp và sức hấp dẫn không chỉ có ở vẻ bề ngoài. Lời nói cử chỉ, tác phong của một người, cách đối nhân xử thế, sẽ tiết lộ sự tu dưỡng của người ấy. 

Nội ngoại kiêm tu rất trọng yếu, ba cũng không hy vọng con theo đuổi vẻ xinh đẹp của một chiếc bình hoa trang trí. Lại nói, trong nhà của chúng ta cũng không có ai là chiếc bình hoa trang trí như vậy. Tri thức chính là đồ trang điểm tốt nhất, và nhân cách tốt đẹp được tu dưỡng hàng ngày sẽ làm nên sức hấp dẫn của một con người. Đây cũng chính là sức hấp dẫn mà thời gian đều không thể nào cướp đoạt.

 

Về tình yêu: Tình yêu đích thực rất sâu lắng, chân thành vô tư và chẳng tham lam.

Con yêu, chỉ cần con hạnh phúc, cả đời ba coi như đã hoàn thành. Tình yêu nghiêm túc, là đối đãi với nhau chân thật. Tình cảm không phải là chuyện để cho vui, ân ái không phải dùng để thể hiện. Tình yêu đích thực là sâu lắng mà không nông cạn, chân thành vô tư chẳng tham lam.

Người yêu của con không phải là vật sở hữu của riêng con. Con có thể nhớ anh ấy, nhưng đừng nên dễ dàng quấy rầy anh ấy; con có thể yêu thương anh ấy, nhưng không cần phải kiểm soát và giữ khư khư. 

Tình yêu có thể khiến người ta làm ra các việc ngốc nghếch mà không tự biết. Con là con gái, phải biết cách giữ mình trong sạch, chuyện gì có thể làm, chuyện gì không thể làm, trong những cuộc hẹn hò cần phải nắm rõ. 

Quyết định yêu nên dựa trên sự quan sát tỉ mỉ thông thường, mà không phải nhất thời xúc động. Hy vọng bạn trai tương lai của con là một người đàn ông chính trực, có hàm dưỡng. Nếu các con thực sự nghiêm túc, ba sẽ chúc phúc cho các con.

 

Về kết giao bạn bè: Bạn bè, gặp việc có thể nhường thì hãy nhường, khó khăn có thể giúp thì hãy giúp.

Đại học là nơi để học tập, cũng là nơi kết giao bạn bè. Con người khi còn sống nhất định phải có một vài tri kỷ, những người bạn kết nghĩa thâm giao. Hạnh phúc nhân sinh không phải quyết định bởi tiền bạc hay vật chất, mà quyết định bởi mối quan hệ giữa người với người.

Bạn bè là một loại mối quan hệ trong xã hội rộng khắp. Khi vui vẻ có người sẻ chia, niềm vui của con sẽ nhiều hơn gấp bội; khi khổ đau có người tâm sự, trong lòng con sẽ nguôi ngoai ít nhiều. Khi nơi nào cũng đều có người đáng để con nhung nhớ, và nơi nào cũng đều có người thương nhớ đến con, con sẽ thấy rằng thế giới này tràn ngập ánh ban mai, trong lòng vui phơi phới. 

Trên thế giới này không có yêu vô duyên vô cớ, cũng chẳng có hận vô cơ vô duyên. Muốn người khác đối tốt với mình, thì trước tiên chính bản thân mình phải đối xử tốt với người khác. 

Ký túc xá đại học, nơi bốn người ngủ cùng nhau, và mỗi người đều là từ nơi xa mà đến, chính là mối duyên ngộ từ kiếp trước đã hẹn. Vì vậy, gặp việc có thể nhường thì hãy nhường, khó khăn có thể giúp thì hãy giúp, bởi khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mãi mùi hương.

 

Về thời gian: Đừng cảm thấy ‘mình còn trẻ, mọi chuyện bắt đầu hãy còn quá sớm’.

Thời gian là công bằng nhất, mỗi người một ngày đều có 24 giờ. Thời gian là dễ có được nhất, nhưng cũng ít được trân trọng nhất. Trong cuộc sống, thường nghe người ta nói rằng ‘cảm thấy nuối tiếc, muốn quay lại thời gian’. 

Thời gian là không thể quay trở về, đánh mất chính là đã đánh mất. Vì vậy, đừng cảm thấy ‘mình còn trẻ, mọi chuyện bắt đầu hãy còn quá sớm’. Có câu rằng “Ký đắc thiếu niên kỵ trúc mã, khán khán hựu thị bạch đầu ông” (Nhớ hồi ngựa trúc nhong nhong, nhìn xem giờ đã nên ông bạc đầu). Thời gian của sinh viên đại học thường bị tiêu phí theo hai cách, một là hoạt động đoàn thể, hai là lên mạng.

Tham gia hoạt động đoàn thể một cách phù hợp, kết giao bạn bè rộng rãi, có thể tăng thêm kiến thức, quả là một chuyện tốt. Nhưng có quá nhiều hoạt động ngoại khóa, sẽ lãng phí rất nhiều thời gian quý báu của con.

Internet rất tiện lợi, nhưng nó cũng dễ khiến con hỏng việc. Máy tính, điện thoại di động giúp con và người khác giữ liên lạc mọi lúc, nhưng cũng khiến con thường xuyên bị quấy nhiễu. Vậy nên đừng ngần ngại tắt Internet vào một thời điểm thích hợp, dành thời gian đó cho những điều có ý nghĩa hơn.

Con yêu! Nói ngàn vạn lời, cũng không bằng con tự mình đi thực hiện. Ba không thể chỉ dẫn con tất cả, cũng không thể ở bên cạnh con cả đời. Thời gian thoi đưa, sinh mệnh cũng đâu tồn tại mãi; một ngày nào đó, cũng phải vĩnh viễn biệt ly. 

Ba mong rằng những lời này ít nhiều sẽ hữu ích với con. 

Dù lúc nào và ở bất cứ nơi đâu, con phải sống vui vẻ, hạnh phúc. Con mạnh khỏe, bình an, ba cũng cảm thấy mừng.


Hòa An
Theo aboluowang.com

Ý kiến bạn đọc
18/04/202015:36
Khách
Câu chuyện thật tuyệt vời! Bởi hàm ý Tính nhân văn cao cả. Bao quát Phạm trù Đạo đức Xã hội mọi thời đại! Tui rất ngưỡng mộ Bài viết trên! 🤩😍🥰☀️💫✨.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2014(Xem: 6343)
Mẹ : Trong vũng tối thả buồn hiu hắt, Mẹ bây giờ là hạt sương rơi, Sao cầm được đôi dòng nước mắt, Phận lẻ loi trong chốn chợ đời. Con : Còn nợ trần bờ vai đeo nặng, Con u buồn giữa phố đông vui. Vu Lan tới, Phật Đường thầm lặng, Nghe tiếng chuông, nhớ mẹ ngậm ngùi.
02/08/2014(Xem: 3393)
Tôi không đủ ngôn từ để diễn tả nhưng tôi vẫn cố gắng viết để tri ân và đền đáp những bạn bè cùng học sinh Trưng Vương thân yêu đã dành cho tôi những cảm tình thương mến, những tiếp đón quá ư nồng hậu, ngoài sự mong ước của mình trong chuyến đi U.S. vừa qua. Qua bao nhiêu Email thăm hỏi ân cần của Kim Dung rồi của Mai Phương - Hội Trưởng Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Nam California – tôi quyết định bay qua Cali. tham dự “Đại Hội Trưng Vương Thế Giới 2014” và sau đó đi Cruise 4 ngày nữa (21 – 24.7.2014).
29/07/2014(Xem: 4307)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng. Tình thương của cha mẹ dành cho con cái, thì khác: không giới hạn.
24/07/2014(Xem: 9633)
Xuất gia không phải là nghèo Xuất gia là để noi theo Phật Đà Xuất gia lý tưởng cao xa Xuất gia để khỏi bôn ba chợ đời Xuất gia điều tốt tuyệt vời Xuất gia có nghĩa xa rời thế gian Xuất gia giải thoát nhẹ nhàng Xuất gia tự tại muôn ngàn bình yên
19/07/2014(Xem: 13058)
¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ THÔNG ĐIỆP CƯ TRẦN LẠC ĐẠO (TK. Thích Huyền Quang), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC t.t. (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BƯỚC XUỐNG TRẦN GIAN, DUYÊN NỢ (thơ Hàn Long Ẩn), trang 13 ¨ QUYẾT NGHỊ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN LẦN II, NHIỆM KỲ II (GHPGVNTNHK), trang 14 ¨ HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN VÀ AN CƯ TẠI PHV QUỐC TẾ (Hophap.net), trang 16 ¨ PHỤC BÁI THƯỢNG VĂN (BHDTƯ GĐPTVN), trang 18 ¨ NIỀM VUI TU HỌC (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 19 ¨ TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ BẠN (HT. Thích Trí Chơn dịch), trang 20 ¨ NGÀY ĐẦU AN CƯ CỦA PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ (Thích Minh Dung), trang 23 ¨ HÌNH ẢNH KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN IV (Hoavouu.com), trang 24 ¨ CHÉN TRÀ TÀO KHÊ (Thích Nguyên Tạng), trang 26 ¨ ĐỒI MÂY (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 28
17/07/2014(Xem: 8374)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu. Người ta tạm định nghĩa, “ngôn ngữ chỉ là một công cụ” dùng để biểu đạt ý nghĩ, trạng thái tâm sinh lý để người khác nhận biết, thấu hiểu, cảm thông. Có nhiều dạng ngôn ngữ, ta có thể tạm chia ra làm hai, ngôn ngữ xuất phát ở bên trong (nội tính) và ngôn ngữ thể hiện ở bên ngoài (ngoại tính). Cho dù phát xuất từ đâu, một khi xử dụng nếu ta không có trí tuệ, chân thật, ái ngữ, lợi hành, lợi người, thì không khéo sự biểu đạt ấy, đôi khi lại là mầm mống, nguyên nhân của những hiểu lầm, ngộ nhận, xích mích, đáng tiếc khác.
24/06/2014(Xem: 4443)
Vào một buổi sáng thật đẹp trời của ngày 26 tháng 11 năm 2012, phái đoàn nhỏ của chúng tôi gồm Thượng Tọa Quảng Đạo (Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc), tôi (Chùa Hương Sen, Hoa Kỳ) và vài nam nữ Phật tử nữa được Thượng Tọa Phổ Huân (Trụ trì chùa Pháp Bảo, Sydneys) đưa lên viếng cơ sở thứ hai của chùa Pháp Bảo là Tu viện Đa Bảo, tiểu Bang New South Wales, Úc Châu, và thăm Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, đang nhập thất tại đây.
21/06/2014(Xem: 10025)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
16/06/2014(Xem: 33312)
Ngày ấy cách đây 50 năm về trước, vào một sáng đầu mùa hè của năm 1964, tôi một mình đạp xe đạp từ làng Mỹ Hạc, Xã Xuyên Mỹ, Quận Duy Xuyên, trực chỉ xuống chùa Viên Giác tọa lạc tại Hội An, Quảng Nam. Hôm đó là ngày Rằm Tháng 5 âm lịch của năm Giáp Thìn. Một chặng đường dài 50 năm như vậy, nói cho đúng là nửa thế kỷ của một kiếp nhân sinh- đã, đương và sẽ có nhiều điều đáng nói. Hay có, dở có, không như ý cũng có
14/06/2014(Xem: 13802)
Xưa có bầy khỉ nọ Lội xuống hồ vớt trăng Vớt mãi hoài không được Nên mặt mày.. nhăn nhăn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]