Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An Trong Cõi Bất An

26/01/202006:00(Xem: 3365)
An Trong Cõi Bất An


chay rung

AN TRONG CÕI BẤT AN

 

Vĩnh Hảo

 

 

Những cánh rừng bạt ngàn, nối nhau rực cháy suốt mấy tháng cuối năm ở Úc. Hình ảnh lửa phừng đăng trên báo chí, truyền hình thật kinh hãi! Tưởng chừng hỏa ngục được ghi lại trong những bản kinh tôn giáo. Hàng trăm nghìn gia đình phải di tản, dạt về hướng ven biển để tránh lửa, nhưng vẫn không tránh khỏi cái chết đối với một số người; và thảm thương nhất là muông thú: tin tức cho hay khoảng một tỉ động vật hoang dã bị thiêu chết. Nạn cháy rừng ở Úc được toàn thế giới chú tâm theo dõi, đau xót, lo âu, đóng góp cứu trợ và cầu nguyện. Rồi mưa xuống. Mưa thật lớn trên những cánh rừng thưa, cây cỏ tróc gốc, khiến tạo nên lũ lụt ở một số nơi. Tai nối tai, họa nối họa, chẳng biết đâu mà lường.

Nhưng thiên tai thực ra chẳng phải là điều gì lạ lẫm trên hành tinh nầy. Cảnh giới này vốn là cảnh giới bất an, bất toàn.

Cộng nghiệp của loài người và các loài khác trên trái đất là cùng sinh sống trên một quả cầu lửa được bọc bằng lớp vỏ mỏng (Crust) có độ dầy từ 8 đến 45 cây số trong khi phần ruột bên trong, gồm lớp phủ (Upper và Lower Mantle), có bề dầy 2,900 cây số từ mặt đất, với nhiệt độ của dung nham (Magma) từ 700 đến 1,300 độ C; cho đến lõi ngoài (Outer Core), rồi lõi trong cùng trung tâm trái đất (Inner Core) sâu khoảng 6,377 cây số. Ở lõi ngoài, nhiệt độ từ 3,700 đến 4,300 độ C; còn ở lõi trung tâm, nhiệt độ lên đến 7,000 độ C. Nhiệt độ ở mức ấy, trên mặt đất và bầu khí quyển, người ta không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Nói chung là muôn loài đang sống trên bề mặt của một hành tinh mà cốt lõi nguyên thủy là một khối lửa, nguội và rắn lại từ 4 tỉ rưỡi năm trước, trong khi đại dương hình thành từ 3 tỉ 800 triệu năm, và sự sống của một số thực vật và thú vật mới bắt đầu từ 500 triệu năm trước; còn loài người tiền sử thì chỉ xuất hiện sớm nhất cách nay từ 4 đến 6 triệu năm.

Nhìn bề dày của trái đất mà so với thân người bé nhỏ, rồi nhìn cái bao la vô tận của không gian vũ trụ với hàng nghìn tỉ tinh tú trong hàng nghìn tỉ thiên hà mà so với trái đất bé tí...; ngẫm niên đại thành hình của trái đất 4 tỉ rưỡi năm so với thời kỳ xảy ra Big Bang gần 14 tỉ năm, và tuổi của ngân hà, thiên hà... mới hay, đời người trăm năm thật chẳng là bao.

 

Thế nhưng đời người không phải chỉ có thân, không phải chỉ có tuổi tác. So sánh làm gì với tuổi tác và cái bao la của sơn hà đại địa, của ngân hà và thiên hà xa xăm!

Con người còn có tâm, và chính cái tâm này có thể vẽ nên muôn vàn cảnh giới, thiên đàng/địa ngục, thánh/phàm, hạnh phúc/khổ đau, giác ngộ/vô minh...

Cũng một tâm ấy, giữ bình thường, thì là bản tâm, chân tâm. Vọng động, manh động lên bởi tham ái thì là vọng tâm.

Cũng không thể nói là “giữ” cho tâm bình thường. Vì có một sự cố gắng nào đó để giữ cho tâm bình thường, đã là vọng động.

Cũng không thể nói cứ để mặc như thế, trơ lì như gỗ đá là thể hiện được chân tâm.

Tâm linh hoạt, ảo diệu, như gương, soi và chiếu tất cả. Nó luôn có mặt như thế, ở đây và ở kia, chốn này và cùng khắp.

Nói thì đơn giản nhưng để có được một tâm như vậy, nhà đạo phải trải ngày đêm sáu thời, trừng trừng nhìn vào chốn ấy, miên mật quán sát bộ mặt thực xưa nay (1): xuất sinh từ đâu và diệt đi về đâu. Quán tâm như ngọn sóng. Cỡi nắng về mặt trời (2). Quán ngọn sóng từ đâu khởi sinh, và khi diệt thì về đâu. Dõi theo tâm như dõi theo tia nắng mặt trời. Mặt trời là nơi sinh xuất tia nắng, muốn trở về với mặt trời thì cỡi tia nắng mà về. Tức là tâm sinh từ đâu thì diệt cũng từ đó. Tìm đến tận nguồn sinh bằng chính chỗ về, chỗ diệt, giống như sóng sinh từ nước thì khi diệt nó cũng trở về nước. Bản tâm nằm ở nơi ấy.

Tâm bình thì thế giới bình. Tâm an thì thế giới an.

Cảnh giới bất an nầy đều từ vọng tâm mà dấy khởi. Nước trôi, lửa cháy, chiến tranh, giặc giã... đều từ một tâm tham mà tràn lan khắp chốn. Thế giới hiện bày từ vọng tưởng đảo điên của con người. Nói cách khác, con người đã vẽ nên cảnh giới tương xứng với tham tâm, vọng tưởng của nó. (3)

Nhưng vọng tưởng ấy, thực ra, không cần phải diệt trừ; mà chân tâm, chí cùng, cũng không cần phải vọng cầu (4). Không thể diệt trừ cái không có thật. Cũng không thể cầu mong cái gì đã sẵn có, luôn có.

Lẳng lặng đi, đứng, ngồi, nằm - một tâm ấy trong tự tại an nhiên, không đặt tên, phán xét. (5) Chính nơi đó, bộ mặt Chúa Xuân hiển hiện. (6)

 

Trầm xông thoảng một cảnh thiền. Sương mai đẫm một vườn sau.

Hoa xuân rung nhẹ bên thềm hiên vắng.

Một chung trà nóng, mời tri âm.

 

California, 4 giờ 30 sáng mùng Một Tết Canh Tý

25.01.2020

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info

 

 

______________

 

(1)  Bản lai diện mục, một thuật ngữ nhà Thiền chỉ cho chân tâm.

(2)  Các pháp quán tâm của Thiền.

(3)  Chánh báo và y báo.

(4)  “Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân” (Huyền Giác - Chứng Đạo Ca)

(5)  “Hành diệc thiền, tọa diệc thiền / Ngữ mặc động tịnh thể an nhiên.” Trúc Thiên dịch từ Chứng Đạo Ca: “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền / Nói im động tịnh thảy an nhiên.”

(6)  “Đông hoàng diện,” bộ mặt của Chúa Xuân (trong câu “Như kim khám phá đông hoàng diện,” bài Xuân Vãn, của Trần Nhân Tông).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 5802)
Văn Sinh là một cựu sinh viên Văn Khoa thiên về Triết Đông cho nên tính khí cũng có hơi bất thường. Bất thường ở đây không có nghĩa là “mát dây” mà ưa suy nghĩ về những gì con người không suy nghĩ hoặc những gì mà cả xã hội cho rằng “Ôi dào! Đời là thế, suy nghĩ làm gì cho mệt!”
16/03/2014(Xem: 3559)
Khi ta nở một nụ cười thì một đóa hoa đã “nở trên môi ta”. Khi ta ban phát tình thương tới mọi người thì ta “nở một đóa hoa lòng”. Khi ta tử tế với mọi người ta chúng ta đã trao tặng họ một “đóa hoa thân ái”. Khi ta cứu giúp mọi người thì trong tim ta đã nở “một đóa từ bi”.
09/03/2014(Xem: 4905)
Từ vô thỉ đến nay, giác tánh nơi tạng thức con người thường thanh tịnh trong sáng hoàn toàn, vốn không có sự cấu uế tạp nhiễm, cũng không có những huyễn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Trong giác tánh ấy, không có gì được gọi là sinh hay diệt, vì sanh hay diệt chỉ là giả danh. Vả lại, sanh là tướng huyễn sanh, diệt là tướng huyễn diệt
07/03/2014(Xem: 12066)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
01/03/2014(Xem: 10692)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover vào chiều ngày 15.02.2014 để dự lễ Rằm Tháng Giêng và lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" theo chương trình của Hòa Thượng Phương Trượng đã ấn định. Chúng tôi được ĐĐ. Thích Hạnh Lý xếp cho 3 phòng ngủ đặc biệt ở Tây Đường. Sau chuyến hành trình với nhiều hành lý cồng kềnh, nên đêm đó 8 chị em chúng tôi đã tìm được một giấc ngủ bình an.
06/02/2014(Xem: 17986)
Con người tiếp cận, cảm thọ và nhận biết cuộc đời và thế giới chung quanh qua sáu phương cách như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, và thức nhận biết các pháp. Trong sáu phương cách đó, trừ thức là phương cách không cần trực tiếp với đối tượng ngoại giới, thì tai nghe tiếng là tiện lợi nhất, bởi vì tai có thể nghe được tiếng từ rất xa và không bị ngăn ngại nhiều như bốn cách còn lại kia.
30/01/2014(Xem: 4098)
Chúng ta ai cũng có khả năng hồi phục năng lượng, nhưng làm thế nào để duy trì khả năng này. Khả năng hồi phục là khả năng lấy lại quân bình từ những thăng trầm của cuộc sống. Bạn đã từng hồi phục như thế nào?
29/01/2014(Xem: 6934)
Không biết trong bảng tử vi của anh Năm Nhiều có phải “Mệnh thân có tử vị cư Mão Dậu gặp Kiếp Không” hay sao mà đời anh lại gắn liền quá mật thiết với sự cung kính dường đó. Phải chứng kiến sự sắp đặt quy mô của bàn thờ nhà anh mới thông cảm được phần nào sự an bài bất khả kháng của Hóa công. Nhà nhỏ lợp tranh đã cũ mèm, gần nát vụn ra và vách đất. Nền nện đất, nứt thủng ở nhiều chỗ. Hai cái cửa sổ lùa và một cửa ra vào bị mái che thấp xuống nên ánh sáng vào quá ít. Nhà thành ra tối hùm hụp suốt ngày. Tôi chưa hề nghe một ngọn gió nào thổi ngang qua đây nên ngồi trong nhà thì phải ngửi mùi hôi thối cố hữu của ngôi nhà, mùi hôi lưu lại từ ngày mẹ anh còn bán nước mắm, dầu lửa,
29/01/2014(Xem: 4714)
Chiều hôm ấy khi đi học về, An thấy trên ven mép sân vừa trồng một hàng cúc vạn thọ. Mừng quá, An không kịp bỏ mũ sách, nhảy tuốt ra nhà sau tìm chú Ba. - Chú Ba ơi! Chú Ba! Chú trồng vạn thọ hả chú? Gần tới Tết rồi hả chú Ba?
23/01/2014(Xem: 17097)
Nhân Sinh Nhật 65 tuổi Tây (1949 – 2014) tức 66 tuổi Ta của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc; và kỷ niệm 50 năm xuất gia (1964 – 2014); đồng thời cũng để kỷ niệm 35 năm Báo Viên Giác (1979 – 2014), chúng con/chúng tôi sẽ thực hiện số báo đặc biệt Viên Giác 201, phát hành vào tháng 6.2014, với chủ đề: Hòa Thượng Thích Như Điển – 50 Năm Xuất Gia và Hành Đạo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]