Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo Dục Ngày Nay

24/10/201917:37(Xem: 7346)
Giáo Dục Ngày Nay


Phat thuyet phap 7

Giáo Dục Ngày Nay
 Thích Như Điển
do Phật tử Quảng Hương diễn đọc

Xưa và nay, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng phải trải qua con đường giáo dục mà thành tựu những giai đoạn của sự học vấn, kể từ lớp mẫu giáo cho đến Đại Học hay hậu Đại Học. Cũng có nhiều người không qua sự giáo dục, nghĩa là không qua trường lớp đào tạo, nhưng cũng thành công ở xã hội và học đường, số người nầy cũng không phải là ít. Tuy nhiên những người nầy thuộc dạng cá biệt và đặc thù, nên không đề cập trong bài nầy về những người ưu tú như vậy, mà chỉ nhấn mạnh đến việc giáo dục chung chung để trở thành con người có văn hóa thực sự.


Lối giáo dục ngày xưa ở Á Đông rất khác với lối giáo dục ngày nay của Âu Mỹ. Âu Mỹ chọn con đường hiện thực và khai triển khả năng tự có của học trò, sinh viên. Trong khi đó giáo dục của Việt Nam ngày xưa và ngay cả ngày nay nữa, hay chọn lối học từ chương cũng như sự vâng lời làm chuẩn, chứ không đặt nặng vấn đề phát triển năng khiếu của từng cá nhân một. Ví dụ như người học trò đi học chỉ có bổn phận trả bài thuộc lòng những gì Thầy giáo dạy mình là đủ. Trong khi đó, cái học của Âu Mỹ không quan trọng việc nầy, mà họ để cho người học trò hay sinh viên tự phát huy với năng khiếu sẵn có của mình.

 

Giáo Dục Gia Đình:

Gia đình vẫn là nền tảng của Quốc gia và xã hội. Bởi vì nếu không có gia đình thì con trẻ sẽ không được sinh ra, không có ai để lớn lên và không có người đi vào đời để làm việc và đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên ngày nay cha mẹ sinh con ra đa phần giao cho những người giữ trẻ hay vườn trẻ, còn mình thì lo đi kiếm tiền để lo cho gia đình, kể cả cha lẫn mẹ. Do vậy mà con  cái ít gần gũi cha mẹ hơn là những aimà chúng làm quen hay tiếp cận tại nhà trẻ. Nếu vườn trẻ hay người giữ trẻ làm đúng thiên chức của mình về sự giáo dục, thì phải dạy dỗ cũng như hướng dẫn cho đứa trẻ trưởng thành theo một hướng tốt đẹp; nhưng nếu họ chỉ làm nhiệm vụ của người giữ trẻ không thôi và thiếu phạm trù giáo dục, thì đứa trẻ ấy khi lớn lên cũng sẽ tự phát theo bản năng của mình không được hướng dẫn lúc còn bé thơ, nên kết quả sẽ không được tốt lắm. Trong khi đó cha mẹ là người Việt Nam, nhưng không có thời gian cho con cái của mình, cứ giao hẳn cho vườn trẻ chăm sóc, thì không thể trách rằng con mình tại sao nó không chịu đọc và chịu nói tiếng Việt. Lâu lắm mới có một vài gia đình giữ được nề nếp gia phong là bắt buộc con cái phải nói tiếng Việt ở nhà, còn ra ngoài muốn nói ngôn ngữ nào cũng được. Được vậy cũng là quý lắm rồi, nhưng chúng hoàn toàn không thể đọc tiếng Việt. Do vậy ở gia đình, cha mẹ nên cho con mình làm quen với mặt chữ ngay từ lúc còn nhỏ, chứ không phải đợi chúng lớn lên rồi mới hối tiếc và trách móc. Nhưng ít ai nghĩ rằng bổn phận ấy là của cha mẹ chứ không phải của những người khác. Người ta thường hay nói: “Con cái phải nói tiếng mẹ đẻ“. Nghĩa là người mẹ sinh quán ở đâu thì ngôn ngữ đầu tiên phải tập cho con là tiếng nói của mình. Bởi vì mình chính là người gần gũi nó nhất. Nếu người mẹ Hoa Kỳ mà con không nói được tiếng Anh; người mẹ Nhật Bản mà con không nói được tiếng Nhật hay người mẹ Việt Nam mà con không nói được tiếng Việt Nam v.v…thì điều ấy quả thật là đáng tiếc. Do vậy người mẹ ấy phải nên có bổn phận giáo dục con cái của mình ngay trong gia đình khi chúng tuổi còn thơ ngây dễ uốn nắn. Có nhiều người cho rằng, sợ con mình không theo kịp bạn bè người bản xứ, nên từ nhỏ đã cho chúng xử dụng ngôn ngữ của nước sở tại và về nhà cũng nghe và nói theo chúng, mà quên đi rằng có nhiều lúc chúng chửi cha mắng mẹ bằng ngoại ngữ mà mình cũng chẳng hay. Lỗi ấy thuộc về người lớn chứ không phải của trẻ thơ. Vì lẽ chúng ta quá nuông chiều chúng, không có hướng giáo dục rõ ràng thì không thể trách rằng, tại sao chúng lớn lên lại như vậy. Do vậy Giáo dục của gia đình dầu cho ngày xưa hay nay, tất cả đều là nền tảng của xã hội sau nầy cả.

Giáo Dục Học Đường:

Người xưa thường nói rằng: “Trường học là lò đúc nhân tài“,điều nầy hẳn đúng cho mọi thời gian và hoàn cảnh. Ngày xưa đi học khổ hơn bây giờ rất nhiều, nhưng muốn ra làm quan, làm thư ký cũng cần phải tốt nghiệp ở học đường. Thầy Cô giáo ngày xưa người ta nghĩ là Thánh,là Thần; nhưng ngày nay Thầy, Cô giáo chỉ nên là bạn của học trò, của sinh viên. Vì lẽ có những cái Thầy, Cô biết, học sinh, sinh viên không biết; nhưng cũng có lắm cái học sinh, sinh viên biết, nhưng Thầy, Cô lại không biết. Ví dụ cách xử dụng máy Computer là một điển hình. Ngày xưa  con cái, học trò cái gì không biết thì phải hỏi cha mẹ hay Thầy, Cô giáo dạy học, trong khi đó ngày nay với sự phát triển tột độ của khoa học, kỹ thuật, Thầy, Cô giáo làm sao xử dụng Computer bằng học trò của mình. Do vậy những gì không hiểu thì Thầy phải nhờ trò chỉ lại. Cho nên chúng ta phải hiểu rằng: Ai cũng là Thầy của mình được cả và mình cũng là Thầy của kẻ khác, nếu người đó không quen biết về phạm trù nầy. Tuy nhiên sự giáo dục học đường nó cũng giống như những chiếc cầu bắc qua sông, mỗi thời mỗi khác; không có thời nào giống thời nào cả. Do vậy, chiếc cầu của quá khứ không thể bắc thẳng qua chiếc cầu của tương lai được. Nếu bắc thế, sẽ hỏng một nhịp cầu và chiếc cầu quá khứ ấy chỉ có thể bắc thẳng đến hiện tại mà thôi và chiếc cầu hiện tại ấy phải có bổn phận bắc tiếp đến tương lai vậy.

Giáo Dục Xã Hội:

Xã hội thì có muôn màu muôn vẻ, khó định hướng như thế nào là đúng và như thế nào là không phù hợp. Ví dụ có những người khi học thì chuyên môn ngành nầy, nhưng khi ra làm việc, lại làm nghề khác. Như vậy chúng ta cũng không thể nói thế nào là định hướng cho đúng nghĩa. Bởi vì môi trường sống và môi trường làm việc chung quanh chúng ta luôn thay đổi, và điều quan trọng là chúng ta phải làm sao để thích nghi với môi trường và hoàn cảnh sống chung quanh là được rồi. Chúng ta có thể phân tích về việc giáo dục xã hội nầy ra làm hai phần. Đó là giáo dục trẻ em và giáo dục người lớn.

 

A/ Giáo dục trẻ em:

Người xưa thường nói: “Dạy con từ thuở còn thơ,Dạy vợ từ thuở bơ vơ(ban sơ)mới về”

Dĩ nhiên ngày nay không còn hoàn toàn đúng nghĩa như thế nữa, nhưng ít ra trẻ thơ vẫn cần sự giáo dục nghiêm chỉnh của người lớn. Bởi vì người lớn đã cưu mang chúng vào đời, chúng ta phải có bổn phận giúp cho chúng hội nhập vào xã hội nầy như cha mẹ chúng ta đã cưu mang cho chúng ta khi còn nhỏ dại vậy. Đôi khi cũng có những đứa trẻ bất hạnh, không có cha mẹlúc tuổi thơ, nhưng khi lớn lên chúng thành đạt rất xuất sắc. Có thể đây là do phước báu của những đứa trẻ nầy. Nếu chẳng may chúng bị lọt vào nơi chốn ít phương tiện như Phi Châu hay những nơi nghèo khổ khác trên thế giới thì chưa chắc gì được như vậy. Nhìn chung về tuổi thơ Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước, nếu được hướng dẫn một cách đứng đắn thì các em rất thành công. Việc nầy thế giới đã công nhận qua những nghiên cứu về học đường của học sinh, sinh viên  ở trong cũng như ngoài nước hiện nay.


B/ Giáo Dục người lớn:

Người lớn chúng ta cũng cần phải được tham gia những chương trình giáo dục nữa. Ví dụ như giáo dục để thành người cha hay người mẹ. Có nhiều người làm cha, nhưng không biết bổn phận làm cha và cũng có nhiều người làm mẹ nhưng không biết bổn phận của một người làm mẹ. Nếu quan niệm rằng: “Trời sinh voi sinh cỏ”thì việc nầy hoàn toàn không đúng hẳn như thế. Bởi vì khi cha mẹ đã sinh con cái ra, người lớn phải có bổn phận giúp cho con trẻ của mình có đủ nhân cách để đi vào đời. Nếu cha mẹ bị phạm phải xì ke, ma túy, rượu chè say sưa v.v…thì con cái của những người đó, không thể nào không bị ảnh hưởng lây. Do vậy trước khi làm cha, làm mẹ người lớn phải hiểu trách nhiệm của mình. Có nhiều người lớn vì ham vui, nên đã sinh con ra rồi đem chôn đời con trẻ nơi cô nhi viện, hay vì  nông cạn mà giết chết con mình ngay từ khi còn trong trứng nước. Như vậy là người lớn vẫn chưa trưởng thành, nên người lớn cũng cần phải kinh qua sự giáo dục chuyên môn và giáo dục của học đường nữa.

 

Tôi không muốn đem cái sở học của mình để bày vẽ cho mọi người, nhưng tôi chỉ muốn đóng góp phần mình một ít về sự giáo dục ngày nay ở Hải ngoại để giúp cho các phụ huynh cũng như con em của quý vị có một cái nhìn thực dụng hơn khi cắp sách đến trường, cũng như lúc về nhà hay liên hệ với bạn bè, bà con hàng xóm. Ngày nay người trẻ tiếp xúc với máy móc mỗi ngày nhiều hơn là với cha mẹ chúng và người thân, nên người lớn cũng phải thể hiện sự hiểu biết của mình để hướng dẫn chúng, không phải bị lệ thuộc vào chúng. Nhiều gia đình có hai vợ chồng và hai đứa con, mỗi người một chiếc điện thoại cầm tay; phần ai nấy lo về sở thích của mình. Có gì đó thì nhắn tin cho nhau là đủ rồi. Nhiều khi ở chung trong một nhà mà suốt ngày không ai nói chuyện với ai một lời nào cả. Tuy nhiên, nếu hỏi tin tức qua máy điện tử thì con cái trả lời rành rẽ hơn là việc trong nhà ngày đó có chuyện gì đã xảy ra.

 

Do vậy, gia đình, học đường, xã hội vốn là những yếu tốcăn bản liên hệ với nhau. Nếu chúng ta thiếu một trong hai hay hai trong ba sự tương trợ nầy thì sẽ không hy vọng vào đâu được cả, dầu cho người con ấy sau nầy có đậu đến Bác Sĩ, Kỹ Sư hay Thạc Sĩ đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là những mảnh giấy chứng minh người nầy đã trải qua trường lớp như vậy, còn tình thương của cha mẹ, sự hiểu biết cũng như làm việc vì tha nhân, có lòng từ đối với chúng sanh, đồng loại v.v… thì việc nầy còn xa thăm thẳm. Bởi vì khi còn nhỏ chúng đã không được giáo dục tại gia đình và khi lớn lên chúng cũng không được giáo dục ở học đường, thì cũng không nên trách chúng là tại sao như vậy. Với bài viết ngắn nầy tôi mong rằng những bậc làm cha mẹ hay các em còn trong độ tuổi đi học, nếu có đọc qua, thì đây cũng là một đóng góp nhỏ cho cuộc sống tương lai của mình mà thôi.


Thích Như Điển- Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc. Viết xong vào lúc 12 giờ trưa ngày 23.10.2019






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2023(Xem: 2257)
Cuốn sách “Thế Giới Phật Giáo” của tiến sĩ John Powers do nhà xuất bản Routledge phát hành từ năm 2016 mà tôi, người tự nhận là chăm đọc, chăm khám phá tìm tòi, nhất là những cuốn sách Phật giáo quý giá, hoàn toàn không biết gì cả. Thật là tệ. May thay, hai năm sau, vào năm 2018, tình cờ tôi được đọc bài giới thiệu về cuốn sách này từ thầy Thích Chân Pháp Cẩn. Bài giới thiệu cuốn hút tôi vô cùng và ngay lập tức tìm cách để có một bản tiếng Anh để đọc. Tôi đã đọc ngấu nghiến, đọc đến xong, đọc để không bị đứt mạch. Khi những dòng cuối cùng của sách kết thúc, tôi ngay lập tức phát nguyện tìm cách mua bản quyền và tìm kiếm các dịch giả giỏi nhất để chuyển ngữ ra tiếng Việt. Không thể không xuất bản cuốn sách quý giá này!
21/02/2023(Xem: 6797)
Hôm nay thứ hai đầu tuần cũng là ngày bắt đầu cho tháng hai âm lịch nhuần của năm Quý Mão, người viết bổng dưng có ước nguyện sẽ ghi lại những lời chân ngữ của những bậc đại sư của nhiều tông phái theo từng ngày và nếu các bạn cảm thầy thích hợp với ngày nào đó trong tuần thì có lẽ bạn đã sống hợp với phong cách mà bạn đã trưởng thành khi đã thừa hưởng được đạo vị từ bậc chân sư đó. Thật ra đây chỉ là một sưu tầm trong các danh ngôn và chỉ là cách giải trí cho thư giản tâm hồn cũng là cách khuyến khích để giữ mình an lạc hoan hỷ tươi thắm mỗi ngày bạn nhé!
19/02/2023(Xem: 4408)
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác. Có thể kiếp trước tôi và Nguyên Giác là bạn vong niên đồng tu cho nên tôi đã dành nhiều thời giờ giới thiệu nhiều sách của ông
17/02/2023(Xem: 2068)
Người Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá là những con người ham học hỏi, thông minh, chăm chỉ, có khả năng tiếp thu và ứng phó nhanh với hoàn cảnh. Quả thật đúng vậy, trong mỗi người dân đất Việt phần nhiều đều có những đức tính tối ưu đó. Hoàn cảnh càng khó khăn thì sự phấn đấu trong họ lại càng lớn mạnh. Trong mỗi tư duy của người Việt đều tin tưởng rằng:
15/02/2023(Xem: 3148)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu.
15/02/2023(Xem: 13304)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
11/02/2023(Xem: 3427)
Có 7 câu hỏi mà một vị thánh trả lời một cách rất thâm sâu. 1.Vật gì sắc bén nhất trên thế giới này? Vật nhọn nhất là cái lưỡi của con người. Con người dùng lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim, cảm giác của người khác. 2. Nơi nào xa nhất trên thế giới này? Quá khứ là nơi xa nhất. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ nên chúng ta phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới. 3. Cái gì lớn nhất trên thế giới này?
11/02/2023(Xem: 3040)
Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn thường bắt gặp và nghe đâu đó những câu nói như: “mấy người đến Chùa thường làm ác mới hay đi Chùa cho hết tội” hoặc như “ mấy người hay nói đạo lý, nói lời từ bi thường sống giả tạo”, “Mình tu tâm là được, cần gì phải tới Chùa Chiền”.
09/02/2023(Xem: 6560)
Thư Mời Viết Bài cho Đặc San Văn Hóa Phật Giáo năm 2023
08/02/2023(Xem: 5164)
Người Việt có một câu nói, “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn.” Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn chương Việt khoảng 200 năm nay và đã được chuyển dịch từ nhiều thập niên trước qua nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa. Truyện Kiều là một truyện thơ gồm 1627 câu lục bát. Truyện Kiều kể về một nàng thiếu nữ tuyệt đẹp và tài hoa đã hy sinh bản thân để chuộc tội cho cha nàng. Truyện thơ này, tựa nguyên thủy là “Đoạn Trường Tân Thanh”, do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, trong khoảng thời gian năm 1796 tới năm 1802. Truyện được dựa từ một truyện tình thể văn xuôi Trung quốc không mấy giá trị của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]