Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu văn độc đáo của Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi

24/07/201906:38(Xem: 12419)
Điếu văn độc đáo của Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi
Mạc Đỉnh Chi, một con người có dáng dung không được đẹp lắm, nhưng bù lại ông rất mực tài hoa đức độ. Có một số người tài “sinh bất phùng thời”, nhưng Mạc Đỉnh Chi thì rất may mắn, ông sinh ra và trưởng thành vào thời vua Trần Anh Tông, là một trong năm vị vua Trần sau khi truyền ngôi cho con đều lên Yên Tử tu thiền và trở thành Thiền sư thuyết pháp hoá độ chúng sanh

Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đổ Thái Học Sinh ( Tiến Sĩ ), Mạc Đỉnh Chi đổ đầu, chiếm ngôi vị Trạng Nguyên. Ông được bổ nhiệm giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua rồi đến chức Tả Bộc Xạ ( Thượng Thư ). Ông có hai lần đi sứ Trung Quốc. Trong hai lần đi sứ này, bằng tài năng ứng đối đề thơ và phẩm chất thông minh của mình khiến cho vua quan nhà Nguyên hết sức khâm phục.


Mac Dinh Chi
Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi

 
Những giai thoại về tài ứng đối và đề thơ của Mạc Đỉnh Chi trong hai lần đi sứ này là những câu chuyện rất hấp dẫn khiến cho người đời sau cũng phải nức lòng ngợi khen một con người thông minh xuất chúng.

Năm 1308, Mạc Đỉnh Chi đi sứ Trung Hoa ( vào thời nhà Nguyên ). Đến cửa khẩu quá muộn, quân Nguyên canh gác bắt ông và mọi người tháp tùng phải chờ đến sáng hôm sau mới được phép qua cửa khẩu. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ khiếu nại biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thách thức sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối như sau:

“Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”

(Tới cửa ải trễ, cửa ải đóng, mời khách qua đường cứ qua)

Một vế đối hóc búa có 4 chữ quan và 3 chữ quá. Mạc Đỉnh Chi thấy rất khó, ông bèn dùng mẹo để đối như sau:

“Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối”

(Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước)

Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên đã làm hài lòng viên quan ấy, Mạc Đỉnh Chi tưởng lâm vào thế bí hoá ra lại tìm được vế đối hay, khiến cho người Nguyên phải phục tài và liền mở cửa cho đoàn sứ bộ của Mạc Đỉnh Chi qua biên giới.

Tới Kinh Đô, Mạc Đỉnh Chi được mời vào tiếp kiến với Hoàng Đế nhà Nguyên. Vua Nguyên đọc một câu đối đòi ông phải đối lại:

“Nhật : Hoả; Vân : Yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ”

(Mặt trời là lửa; mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng)

Mạc Đỉnh Chi hiểu rõ thâm ý tỏ vẻ kiêu ngạo của một nước lớn và cả mục đích đe doạ của vua Nguyên. Mạc Đỉnh Chi đã ứng khẩu đọc :

“Nguyệt : Cung; Tinh : Đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô”

(Trăng là cung; sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời)

Vế đối của ông rất chuẩn, nói lên được chí khí của người dân nước Việt, không run sợ mà sẵn sàng đối mặt để giữ gìn bờ cõi giang sơn tổ quốc.

Một lần khác, Mạc Đỉnh Chi cùng với sứ thần một số nước ra mắt vua Nguyên. Nhân lúc có một nước nào đó dâng lên một chiếc quạt, vua Nguyên liền bắt sứ thần Đại Việt và sứ thần Triều Tiên đề thơ. Trong lúc Mạc Đỉnh Chi đang tìm tứ thơ thì sứ Triều Tiên đã tìm ra ý và viết rất nhanh. Mạc Đỉnh Chi liếc nhìn 2 câu thơ của sứ Triều Tiên viết bằng chữ Hán, dịch nghĩa như sau:

“Nóng nực oi ả, thì như Y Doãn, Chu Công ( là những người được vua tin dùng)

Rét buốt lạnh lùng thì như Bá Di, Thúc Tề…” ( là những nguời bị ruồng bỏ)

Từ ý hai câu thơ trong bài thơ đang viết dở của sứ giả Triều Tiên, Mạc Đỉnh Chi liền phát triển nhanh hoàn thành một bài thơ rất xuất sắc mô tả chiếc quạt:

“Lưu kim thước thạch, thiên vị địa lô, nhĩ ư tư thì hề, Y Chu cự nho.
Bắc phong kỳ lương, vũ tuyết tái đồ, nhĩ ư tư thì hề, Di Tề ngã phu.
Y ! Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ, hữu như thị phù.”


Dịch nghĩa:

Chảy vàng, tan đá, trời đất như lò; ngươi bấy giờ là Y Chu đại nho.
Gió bấc căm căm, mưa tuyết mịt mù, ngươi bấy giờ là Di Tề đói xo.
Ôi ! Được dùng thì làm, bỏ thì nằm co, chỉ ta cùng ngươi là thế ru ! 


Bài của Mạc Đỉnh Chi làm xong trước, ý sắc são, văn lại hay, cho nên vua Nguyên vừa xem vừa gật gù tấm tắc khen mãi. Cảm phục trước tài đức của Mạc Đỉnh Chi, Vua Nguyên chính tay mình viết vào tờ sắc phong Lưỡng Quốc Trạng Nguyên cho ông.

Và cũng trong một lần đi sứ, Mạc Đỉnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất, người Nguyên đưa cho Chánh sứ An Nam bài điếu văn viết sẵn bảo đọc. Khi Mạc Đỉnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ “Nhất” (là một). Ông chẳng hề lúng túng, ông bình tỉnh suy nghĩ rất nhanh, rồi đọc thành bài điếu văn đầy đủ như sau:

Thanh thiên nhất đoá vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết.”


( Dịch nghĩa: Một đám mây giữa trời xanh,

Một bông hoa tuyết trong lò lửa
Một đoá hoa nơi vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước hồ
Ô hô ! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết)


Bài điếu văn độc đáo trên đã làm cho vua Nguyên rất cảm kích xúc động, ngộ ra cái lẻ vô thường của Đạo Phật, mọi sự không thể vạn tuế, vạn vạn tuế như lời chúc tụng của muôn dân, mà phải tuân theo cái nghịch lý khắc nghiệt biến hoại vô thường không trừ một ai. Hiểu được cái lẻ vô sinh bất diệt đó, con người sẽ trở nên hướng thiện, biết trân quý từng giây phút để sống có ích cho cuộc đời này mà không so đo lời lỗ thiệt hơn, như con ong hút mật rất nhẹ nhàng có ý thức, không làm đau bông hoa, vô tư miệt mài dâng cho đời mật ngọt, giống như cuộc đời ông đã hiến dâng hết tài hoa cho đất nước.

Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi được sinh ra trong đời nhà Trần, một triều đại Đạo Phật cực thịnh, bài điếu văn trên có thể nói lên được phẩm chất Đạo Phật dạt dào trong con người ông. Vì vậy ông sống rất liêm khiết và thanh bạch, tuy làm quan to nhưng vẫn nghèo.Vua Trần Minh Tông biết rõ gia cảnh của ông bèn sai người lúc nửa đêm bỏ 10 quan tiền trước nhà ông, khi thức dậy ông cầm số tiền đó vào triều tâu vua, vua cười bảo :”Không ai đến nhận, khanh cầm lấy mà tiêu”

Thơ phú của Mạc Đỉnh Chi để lại đã mai một đi nhiều, người đời sau chỉ còn giữ lại được một tập sách : “Ngọc tĩnh liên phú” và 4 bài thơ đăng ở Việt Âm thi tập và Toàn Việt thi lục. Dù không nhiều nhưng tất cả còn lại đó là những bài thơ phú rất đặc sắc phô diễn được tài năng văn chương của một vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên.

Như những vị quan khác, khi về nghỉ hưu, ông cũng mở trường dạy học cho con em, Ở vào một cương vị mới, đó là người thầy, một cái nghề mà có lẻ ông yêu quý hơn bao giờ hết, bởi vì ông đã hoàn thành xuất sắc cái nhiệm vụ cao cả tổ quốc giao phó và ông cũng đã cống hiến hết mình tài năng đức độ cho đất nước, phần đời còn lại không gì vui hơn là mở trường dạy học cho con em quê hương. Những người học trò của ông dù có phiêu bạt tới phương trời nào cũng không quên bài học ông dạy từ một bài điếu văn gồm bốn chữ “Nhất” và những câu chuyện ứng đối trong những lần đi sứ, đó là những bài học thực tiển sinh động nhất để ông truyền thừa những gì tinh hoa nhất của ông cho những đứa học trò yêu thương.

Và những người học trò ưu tú của ông đã cẩn thận chép lại những bài học quý báu ấy vào sách vở lưu giữ lai để cho những người đời sau như chúng tôi may mắn còn được đọc những câu chuyện về vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi tài năng đức độ. Đặc biệt là bài Điếu văn có bốn chữ “Nhất” của ông đã ăn sâu vào trong tâm thức nhiều người như một ly trà Lipton uống vào buổi sáng khiến ta tỉnh thức nhờ bốn chữ “Nhất”. Ai cũng luôn nỗ lực phấn đấu để đạt được nhiều chữ “Nhất” trong công việc, đó là sự cống hiến hết mình như mặt trời chiếu hết ánh sáng cho đời không tính toán lỗ lời từ hàng triệu triệu năm nay. Nhưng chúng ta phải chấp nhận một sự thật đó là cái quy luật khắt khe của tạo hoá : “Ô hô ! Vân tán , tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết.”, để rồi chúng ta dễ dàng sống vui vẻ thảnh thơi rộng lượng hơn và khi vô thường gọi sẵn sàng buông bỏ mọi chữ “Nhất” cho dòng nước lũ cuốn trôi về biển Đông.

Cuộc sống mới vẫn tiếp diễn, cái cũ đã qua đi, nhưng những câu chuyện cũ thì vẫn còn mãi trong lòng người đời sau nhắc nhở. Tôi xin được phép kết thúc bài viết này bằng một câu thơ cổ: “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử/ Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (Xưa nay bất tử mấy người?/ Lòng son để lại rạng ngời sử xanh).



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 18203)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
16/11/2014(Xem: 4277)
Vẫn biết rằng ai sinh ra cũng có một quê hương để yêu dấu, để gắn bó, để tưởng nhớ khi chia xa. Tuy nhiên tôi luôn luôn có cảm nghĩ là người Huế sống và bộc lộ tình quê hương mãnh liệt hơn bất cứ người dân vùng nào khác chăng?
03/11/2014(Xem: 52951)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Năm nay Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con được Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Tăng Sự giao phó trách nhiệm tổ chức Mùa An Cư lần thứ 15 của Giáo Hội. Đạo Tràng chúng con đã thỉnh ý Chư Tôn Giáo Phẩm trong Giáo Hội và quý Ngài đã đồng thuận tổ chức kỳ An Cư Kiết Đông năm nay tại Tu Viện Quảng Đức theo ngày giờ như sau:
02/11/2014(Xem: 3913)
Thời gian trôi xa nay đã hơn 7 mùa trăng thu lồng lộng duới bao lớp huyền suơng nơi xứ nguời (từ năm 2006-2014) Tuy nhiên, nhìn lại chỉ còn là một thoáng như bóng mây qua cửa, như dòng nuớc có khi thanh thản, có lúc nặng nề vẩn đục lặng lẽ trôi và trôi xa.
01/11/2014(Xem: 18768)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơn nữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạo pháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài. Tuy chúng nói lên rất ít ỏi, nhưng không vì thế mà chúng không mang lại cho chúng ta một cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn về cuộc đời của Ngài và, cũng từ đây chúng ta mới thấy rõ được chân dung của một bậc Thầy vĩ đại qua chí nguyện kiên cường của Ngài trong việc “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.”
30/10/2014(Xem: 3453)
Suốt bao năm dài lưu vong nơi xứ người, tôi đã trăn trở, khắc khoải nhớ thương Huế - nơi tôi đã sống những ngày bình yên và thanh thản với tất cả tấm lòng ngây thơ của người con gái mới lớn. Hình ảnh Huế đẹp và thơ đã hiện về thường xuyên như một nhắc nhở trong tâm tưởng, trí nhớ, giấc ngủ và cơn mơ của đời tôi ! Huế mãi mãi vẫn là một vùng thánh địa thiêng liêng, bất khả xâm phạm trong góc sâu thăm thẳm của trái tim tôi. Kỷ niệm về tuổi trẻ vô tư, người tình đầu đời, bạn bè thân ái, những chốn hẹn hò rong chơi, ngôi nhà cũ, mái trường hồng vôi tím, những con đường đầy bóng mát từng chứng kiến cảnh gặp gỡ đầy yêu thương.
27/10/2014(Xem: 14470)
Hạ tuần tháng mười vừa qua, HT Thích Như Điển Phương trượng chùa Viên Giác về hướng dẫn khóa tu Bát Quan Trai Giới tại tỉnh Reutlingen. Nhân dịp nầy, Thầy mang quà tặng về cho Phật tử địa phương, đó là tác phẩm thứ 63 của thầy với tựa đề: “Hiện Tượng của Tử Sinh”. Đồng thời thêm một quà tặng của Bào huynh thầy: Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” của Song Thu (Bút danh của HT Thích Bảo Lạc). Chúng con xin cung kính đảnh lễ và cảm niệm Công đức của nhị vị Ân Sư. Cũng như xin trân trọng những tấm lòng từ bi đối với tha nhân qua những lời nguyện ước. Như người làm từ thiện chỉ biết cho, với cái tâm mong cầu mọi người đón nhận sự hỷ lạc:
09/10/2014(Xem: 13295)
Nói thiệt, tôi chẳng biết ông Lê Hựu Hà nghĩ gì khi viết bảy chữ này. Nhưng tôi đã xem đó như một đề nghị rất Phật giáo. Tôi chưa hề là một thiền sinh nghiêm túc, nói gì là thiền sư. Tôi chỉ là kẻ lãng du trong cõi Phật pháp và thỉnh thoảng ghé chơi dăm khu vườn văn nghệ như một cách nghỉ chân. Và chính bảy chữ đó của người nhạc sĩ họ Lê từ lâu đã là một khẩu quyết cho tôi những khi nghe, đọc, ngắm nhìn cái gì đó tình cờ bắt gặp. Chẳng hạn tôi đã yêu ca dao Việt Nam từ những lời rất lạ.
06/10/2014(Xem: 16252)
Thông thường, trong một tác phẩm văn học nghệ thuật, lời Tựa mở đầu bao giờ cũng được tác giả tự bộc bạch, thổ lộ, diễn bày rất cẩn trọng dài dòng, để người đọc dễ lãnh hội sâu vào nội dung tác phẩm đó, nhưng với Triều Nguyên thì lại hoàn toàn khác hẳn, khi viết Tựa cho tập thơ đầu tay Bay Đi Hạt Cát của mình, thi sĩ chỉ có một câu duy nhất, thật vô cùng giản dị : “Sa mạc buồn thương hạt cát bay đi…” Giản dị đơn sơ mà độc đáo, thể hiện một cốt cách đặc thù riêng biệt trên con đường sáng tạo, ngao du qua những phương trời ngôn ngữ thi ca quá mộng dập dìu.
01/10/2014(Xem: 9213)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp. Phân tích chi ly thì cũng khó mà nói được vẻ đẹp của mùa thu nằm ở đâu. Không lẽ chỉ vì lá vàng, lá cam, lá đỏ? Thế thì ở đô thị nhà cửa san sát, xe cộ nườm nượp, lề đường thiếu bóng cây, thì có lá vàng đâu mà mơ mộng, hân thưởng?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]