Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu văn độc đáo của Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi

24/07/201906:38(Xem: 12694)
Điếu văn độc đáo của Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi
Mạc Đỉnh Chi, một con người có dáng dung không được đẹp lắm, nhưng bù lại ông rất mực tài hoa đức độ. Có một số người tài “sinh bất phùng thời”, nhưng Mạc Đỉnh Chi thì rất may mắn, ông sinh ra và trưởng thành vào thời vua Trần Anh Tông, là một trong năm vị vua Trần sau khi truyền ngôi cho con đều lên Yên Tử tu thiền và trở thành Thiền sư thuyết pháp hoá độ chúng sanh

Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đổ Thái Học Sinh ( Tiến Sĩ ), Mạc Đỉnh Chi đổ đầu, chiếm ngôi vị Trạng Nguyên. Ông được bổ nhiệm giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua rồi đến chức Tả Bộc Xạ ( Thượng Thư ). Ông có hai lần đi sứ Trung Quốc. Trong hai lần đi sứ này, bằng tài năng ứng đối đề thơ và phẩm chất thông minh của mình khiến cho vua quan nhà Nguyên hết sức khâm phục.


Mac Dinh Chi
Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi

 
Những giai thoại về tài ứng đối và đề thơ của Mạc Đỉnh Chi trong hai lần đi sứ này là những câu chuyện rất hấp dẫn khiến cho người đời sau cũng phải nức lòng ngợi khen một con người thông minh xuất chúng.

Năm 1308, Mạc Đỉnh Chi đi sứ Trung Hoa ( vào thời nhà Nguyên ). Đến cửa khẩu quá muộn, quân Nguyên canh gác bắt ông và mọi người tháp tùng phải chờ đến sáng hôm sau mới được phép qua cửa khẩu. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ khiếu nại biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thách thức sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối như sau:

“Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”

(Tới cửa ải trễ, cửa ải đóng, mời khách qua đường cứ qua)

Một vế đối hóc búa có 4 chữ quan và 3 chữ quá. Mạc Đỉnh Chi thấy rất khó, ông bèn dùng mẹo để đối như sau:

“Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối”

(Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước)

Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên đã làm hài lòng viên quan ấy, Mạc Đỉnh Chi tưởng lâm vào thế bí hoá ra lại tìm được vế đối hay, khiến cho người Nguyên phải phục tài và liền mở cửa cho đoàn sứ bộ của Mạc Đỉnh Chi qua biên giới.

Tới Kinh Đô, Mạc Đỉnh Chi được mời vào tiếp kiến với Hoàng Đế nhà Nguyên. Vua Nguyên đọc một câu đối đòi ông phải đối lại:

“Nhật : Hoả; Vân : Yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ”

(Mặt trời là lửa; mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng)

Mạc Đỉnh Chi hiểu rõ thâm ý tỏ vẻ kiêu ngạo của một nước lớn và cả mục đích đe doạ của vua Nguyên. Mạc Đỉnh Chi đã ứng khẩu đọc :

“Nguyệt : Cung; Tinh : Đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô”

(Trăng là cung; sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời)

Vế đối của ông rất chuẩn, nói lên được chí khí của người dân nước Việt, không run sợ mà sẵn sàng đối mặt để giữ gìn bờ cõi giang sơn tổ quốc.

Một lần khác, Mạc Đỉnh Chi cùng với sứ thần một số nước ra mắt vua Nguyên. Nhân lúc có một nước nào đó dâng lên một chiếc quạt, vua Nguyên liền bắt sứ thần Đại Việt và sứ thần Triều Tiên đề thơ. Trong lúc Mạc Đỉnh Chi đang tìm tứ thơ thì sứ Triều Tiên đã tìm ra ý và viết rất nhanh. Mạc Đỉnh Chi liếc nhìn 2 câu thơ của sứ Triều Tiên viết bằng chữ Hán, dịch nghĩa như sau:

“Nóng nực oi ả, thì như Y Doãn, Chu Công ( là những người được vua tin dùng)

Rét buốt lạnh lùng thì như Bá Di, Thúc Tề…” ( là những nguời bị ruồng bỏ)

Từ ý hai câu thơ trong bài thơ đang viết dở của sứ giả Triều Tiên, Mạc Đỉnh Chi liền phát triển nhanh hoàn thành một bài thơ rất xuất sắc mô tả chiếc quạt:

“Lưu kim thước thạch, thiên vị địa lô, nhĩ ư tư thì hề, Y Chu cự nho.
Bắc phong kỳ lương, vũ tuyết tái đồ, nhĩ ư tư thì hề, Di Tề ngã phu.
Y ! Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ, hữu như thị phù.”


Dịch nghĩa:

Chảy vàng, tan đá, trời đất như lò; ngươi bấy giờ là Y Chu đại nho.
Gió bấc căm căm, mưa tuyết mịt mù, ngươi bấy giờ là Di Tề đói xo.
Ôi ! Được dùng thì làm, bỏ thì nằm co, chỉ ta cùng ngươi là thế ru ! 


Bài của Mạc Đỉnh Chi làm xong trước, ý sắc são, văn lại hay, cho nên vua Nguyên vừa xem vừa gật gù tấm tắc khen mãi. Cảm phục trước tài đức của Mạc Đỉnh Chi, Vua Nguyên chính tay mình viết vào tờ sắc phong Lưỡng Quốc Trạng Nguyên cho ông.

Và cũng trong một lần đi sứ, Mạc Đỉnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất, người Nguyên đưa cho Chánh sứ An Nam bài điếu văn viết sẵn bảo đọc. Khi Mạc Đỉnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ “Nhất” (là một). Ông chẳng hề lúng túng, ông bình tỉnh suy nghĩ rất nhanh, rồi đọc thành bài điếu văn đầy đủ như sau:

Thanh thiên nhất đoá vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết.”


( Dịch nghĩa: Một đám mây giữa trời xanh,

Một bông hoa tuyết trong lò lửa
Một đoá hoa nơi vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước hồ
Ô hô ! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết)


Bài điếu văn độc đáo trên đã làm cho vua Nguyên rất cảm kích xúc động, ngộ ra cái lẻ vô thường của Đạo Phật, mọi sự không thể vạn tuế, vạn vạn tuế như lời chúc tụng của muôn dân, mà phải tuân theo cái nghịch lý khắc nghiệt biến hoại vô thường không trừ một ai. Hiểu được cái lẻ vô sinh bất diệt đó, con người sẽ trở nên hướng thiện, biết trân quý từng giây phút để sống có ích cho cuộc đời này mà không so đo lời lỗ thiệt hơn, như con ong hút mật rất nhẹ nhàng có ý thức, không làm đau bông hoa, vô tư miệt mài dâng cho đời mật ngọt, giống như cuộc đời ông đã hiến dâng hết tài hoa cho đất nước.

Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi được sinh ra trong đời nhà Trần, một triều đại Đạo Phật cực thịnh, bài điếu văn trên có thể nói lên được phẩm chất Đạo Phật dạt dào trong con người ông. Vì vậy ông sống rất liêm khiết và thanh bạch, tuy làm quan to nhưng vẫn nghèo.Vua Trần Minh Tông biết rõ gia cảnh của ông bèn sai người lúc nửa đêm bỏ 10 quan tiền trước nhà ông, khi thức dậy ông cầm số tiền đó vào triều tâu vua, vua cười bảo :”Không ai đến nhận, khanh cầm lấy mà tiêu”

Thơ phú của Mạc Đỉnh Chi để lại đã mai một đi nhiều, người đời sau chỉ còn giữ lại được một tập sách : “Ngọc tĩnh liên phú” và 4 bài thơ đăng ở Việt Âm thi tập và Toàn Việt thi lục. Dù không nhiều nhưng tất cả còn lại đó là những bài thơ phú rất đặc sắc phô diễn được tài năng văn chương của một vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên.

Như những vị quan khác, khi về nghỉ hưu, ông cũng mở trường dạy học cho con em, Ở vào một cương vị mới, đó là người thầy, một cái nghề mà có lẻ ông yêu quý hơn bao giờ hết, bởi vì ông đã hoàn thành xuất sắc cái nhiệm vụ cao cả tổ quốc giao phó và ông cũng đã cống hiến hết mình tài năng đức độ cho đất nước, phần đời còn lại không gì vui hơn là mở trường dạy học cho con em quê hương. Những người học trò của ông dù có phiêu bạt tới phương trời nào cũng không quên bài học ông dạy từ một bài điếu văn gồm bốn chữ “Nhất” và những câu chuyện ứng đối trong những lần đi sứ, đó là những bài học thực tiển sinh động nhất để ông truyền thừa những gì tinh hoa nhất của ông cho những đứa học trò yêu thương.

Và những người học trò ưu tú của ông đã cẩn thận chép lại những bài học quý báu ấy vào sách vở lưu giữ lai để cho những người đời sau như chúng tôi may mắn còn được đọc những câu chuyện về vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi tài năng đức độ. Đặc biệt là bài Điếu văn có bốn chữ “Nhất” của ông đã ăn sâu vào trong tâm thức nhiều người như một ly trà Lipton uống vào buổi sáng khiến ta tỉnh thức nhờ bốn chữ “Nhất”. Ai cũng luôn nỗ lực phấn đấu để đạt được nhiều chữ “Nhất” trong công việc, đó là sự cống hiến hết mình như mặt trời chiếu hết ánh sáng cho đời không tính toán lỗ lời từ hàng triệu triệu năm nay. Nhưng chúng ta phải chấp nhận một sự thật đó là cái quy luật khắt khe của tạo hoá : “Ô hô ! Vân tán , tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết.”, để rồi chúng ta dễ dàng sống vui vẻ thảnh thơi rộng lượng hơn và khi vô thường gọi sẵn sàng buông bỏ mọi chữ “Nhất” cho dòng nước lũ cuốn trôi về biển Đông.

Cuộc sống mới vẫn tiếp diễn, cái cũ đã qua đi, nhưng những câu chuyện cũ thì vẫn còn mãi trong lòng người đời sau nhắc nhở. Tôi xin được phép kết thúc bài viết này bằng một câu thơ cổ: “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử/ Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (Xưa nay bất tử mấy người?/ Lòng son để lại rạng ngời sử xanh).



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/02/2020(Xem: 4440)
Bạn biết không? Một ngày mới của buổi chiều xuân đẹp trời, nhưng ở đây tối hôm qua cơn gió của những ngày đông vẫn luôn hoành hành làm cho cây cối và mọi thứ rơi rụng tả tơi … Nhưng cơn gió không cuốn đi trong lòng mọi người không khí xuân ngày Tết và nụ cười hiền của những người mang dòng máu con dân Việt ... Dư âm của những nụ cười hạnh phúc vẫn tồn tại quanh tôi. Thế rồi cũng có những tâm hồn khổ đau và những giọt nước mắt đã và đang rơi. Cách đây một ngày tại một nghĩa trang đẹp nhất Trung Tâm Las Vegas. Khi ấy, tôi đã chứng kiến cảnh người cha đau đớn xót xa khi phải nói lời từ biệt với người con gái duy nhất của ông, với cái tuổi 40 vừa qua đời và để lại cho Ông một đứa cháu trai 4 tuổi…
10/02/2020(Xem: 3898)
Có những mùa khô nắng đổ trên thịt da bỏng rát. Đất nứt từng rãnh, chia thành những ô vuông bé nhỏ. Mỗi ô vuông nứt ra một mệnh đời. Mỗi mệnh đời rơi mãi vào trong những cơn mê sảng với cổ họng khô rang khát nước, loắn quắn tìm về suối nguồn tận non cao. Đuôi mắt chân chim dõi theo dấu chân chim trên bầu trời không mây trong vắt. Không có gió nhẹ. Không cả dấu vết ngoằn ngoèo của các loài bọ sát. Nắng quái chiều hôm ngưng đọng mênh mông bãi vàng. Xương rồng xanh, xương thú trắng, lác đác nhô lên giữa trùng trùng đồi cát. Chết đi sống lại bao lần trong cuộc mộng phù hư mà vẫn cứ hăm hở đi tìm, đi tìm...
08/02/2020(Xem: 4499)
Phần này bàn về một số cách dùng liên hệ đến thời tiết như gió nồm, gió nam, gió bắc/gió bớc. Đây là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến đời sống xã hội/văn hóa dân Việt cũng như để lại dấu ấn trong lịch sử hình thành tiếng Việt hiện đại. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
05/02/2020(Xem: 6321)
Mới mùng 1... 2... 3 tết… Thoáng cái đã là mùng 10 tháng giêng… Trong mỗi khoảnh khắc cứ vùn vụt trôi qua... Trôi nhanh cho từng kiếp con người… Sự thật cảm nhận niềm vui thì ít, ngậm ngùi thì nhiều… Năm nay tết Canh Tý đến với tất cả chúng ta, người dân việt nam phập phồng, lo sợ đại nạn dịch cúm xảy ra toàn cầu. Nụ cười dường như tắt hẳn trong mỗi khi chúng ta gặp nhau bởi ai cũng đeo khẩu trang phòng chống đại dịch… Còn lại đôi mắt thì cũng toát lên vô vàn sợ sệt mỗi khi tiếp xúc với đám đông người lạ…
02/02/2020(Xem: 14994)
Báo Chánh Báo số 97 (12/2019)
02/02/2020(Xem: 16731)
CHÁNH PHÁP Số 99, tháng 02.2020 Hình bìa của Donvikro (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ BÁO TIN, CHÚC XUÂN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 10 ¨ ĐẠO VÀ THƠ, THƠ VÀ XUÂN... (thơ Minh Đạo), trang 12 ¨ THÔNG TƯ: Thông tri các Phật sự quan trọng năm 2020 (GHPGVNTNHK), trang 12 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI KỲ III NHIỆM KỲ IV (2020-2024) (GHPGVNTNHK), trang 14 ¨ BÓNG ĐỔ MÊNH MANG (thơ TN. Tịnh Quang), trang 16 ¨ THƠ VÀ ĐÁ, THAY LỜI TỰA (Tuệ Sỹ), trang 17 ¨ GIÁO LÝ NGHIỆP (Thích Tâm Thiện), trang 19 ¨ TAM GIỚI BẤT AN DU NHƯ HỎA TRẠCH (thơ Thích Viên Thành), trang 22 ¨ ĐẦU NĂM MỞ CỬA HẠNH PHÚC (TN. Hằng Như), trang 26 ¨ LỜI CHÚC ĐẦU NĂM 2020,... (thơ Tánh Thiện), trang 61 ¨ GIỮ TÂM NHƯ CHĂN TRÂU (Quảng Tánh), trang 31 ¨ PHÚ ÔNG CẤT LẦU – Câu Chuyện Dưới Cờ (Thị Nguyên Nguyễn Đình Khôi), trang 32 ¨ HỘI AN NAM PHẬT HỌC
26/01/2020(Xem: 3393)
Những cánh rừng bạt ngàn, nối nhau rực cháy suốt mấy tháng cuối năm ở Úc. Hình ảnh lửa phừng đăng trên báo chí, truyền hình thật kinh hãi! Tưởng chừng hỏa ngục được ghi lại trong những bản kinh tôn giáo. Hàng trăm nghìn gia đình phải di tản, dạt về hướng ven biển để tránh lửa, nhưng vẫn không tránh khỏi cái chết đối với một số người; và thảm thương nhất là muông thú: tin tức cho hay khoảng một tỉ động vật hoang dã bị thiêu chết. Nạn cháy rừng ở Úc được toàn thế giới chú tâm theo dõi, đau xót, lo âu, đóng góp cứu trợ và cầu nguyện. Rồi mưa xuống. Mưa thật lớn trên những cánh rừng thưa, cây cỏ tróc gốc, khiến tạo nên lũ lụt ở một số nơi. Tai nối tai, họa nối họa, chẳng biết đâu mà lường.
03/01/2020(Xem: 5806)
Tết đến thường là mọi người đi xem bắn pháo hoa, đi liên hoan, nhâu nhẹt, tiệc tùng. Ai cũng tìm cách đón năm mới một cách đông vui nhất, hoàng tráng nhất, khí thế nhất. Ấy thế mà những thiền sinh lại đón năm mới 2020 bằng một cách khác. Tĩnh lặng. Hơn chục thiền sinh rủ nhau đến một ngôi chùa vắng ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội và tham gia Tết Thiền 2020. Hành trang mỗi thiền sinh mang theo là quần áo nâu, hay lam, hoặc quần áo bình thường, miễn là thoải mái khi ngồi thiền. Tiệc liên hoan trong Tết Thiền của chúng mình là cơm gạo lứt, muối vừng, lạc rang và rau hấp các loại. Buổi sáng có ngô luộc bởi xung quanh chùa người dân trồng rất nhiều ngô rất ngon và rẻ.
01/01/2020(Xem: 4223)
Hơn 50 năm trôi qua! Tưởng rằng thân xác các Anh- 81 chiến sĩ nhảy dù đã tan thành tro bụi, chìm vào quên lãng, không ngờ có một ngày các Anh đã được vinh danh rạng rỡ, quan tài được phủ với lá Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và đã bình yên an nghỉ sau một thời gian dài lạnh lẽo biệt tích vô tăm. Ngày 26.10.2019 vừa qua, tại Westminster Orange County, nơi được coi là Thủ phủ của người Việt tị nạn Cộng sản, đã tổ chức Lễ Truy điệu và An táng các Anhrất uy nghiêm và cảm động.
01/01/2020(Xem: 4567)
Cảnh 1: QT: (Cầm tờ giấy vừa đọc vừa càm ràm) Ối dào, mấy Thị mẹt này tu hành kiểu gì, đã làm con Phật rồi còn đi kêu oan không biết? Oan bằng Thị Kính không hay oan kiểu Thị Mầu đấy? Vào Chùa sinh hoạt chung thì nên thương yêu nhau chứ! (hát) “Nếu có thương tôi thì thương tôi lúc này, đừng để ngày mai khi tôi qua đời, đừng…” NNT: (Bên trong đi ra nói) Ngày mai mi mà qua đời, ta bảo đảm cả khoá tu học Phật Pháp Úc Châu ni sẽ đi hộ niệm cho mi liền, yên tâm đi con. Nì, việc ta sai nhà ngươi đi cung thỉnh Ni Sư đã làm xong chưa? QT: Bẩm ông, dạ xong hết rồi. Mà ông này (cười cười) hôm đấy con lên Chùa, con thấy có mấy Sư Cô đẹp dữ tợn thiệt! NNT: Nì, qúy Sư đi tu rồi thì chỉ có đẹp hiền chứ không có đẹp dữ mô hí! QT: Hi hi hi… Ôi sao đẹp quá giời qúa đất mà đi tu uổng nhỉ? NNT: (Lấy cái quạt gõ lên đầu QT) Uổng cái con khỉ khô, được đi tu phước báu vô lường đó mi. Nhưng răng mi không hỏi Sư Bà trú trì đi? QT: (Gãi gãi đầu) Vào Chùa mà ai đi hỏi cái câu vô duyên tệ vậ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]