Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài Cảm Nhận nhân đọc tập thơ "Về Nguồn" của Thầy Minh Đạo

24/06/201906:26(Xem: 14211)
Vài Cảm Nhận nhân đọc tập thơ "Về Nguồn" của Thầy Minh Đạo
ve nguon-cu si minh dao-2

pdf-icon

Về Nguồn_Tuyển Tập Thơ của Minh Đạo




hoasen1

VÀI CẢM NHẬN NHÂN ĐỌC

TẬP THƠ VỀ NGUỒN CỦA THẦY MINH ĐẠO

( Bài cảm nhận của đạo hữu Tâm Ân)

 

 

     Nhận được tập thơ VỀ NGUỒN, tập thơ thứ 7 của thầy Minh Đạo gởi tặng, tôi rất thích vội ghi ngay vài cảm nhận về cách nhìn những hiện tượng trong đời sống qua thiền vị mà Thầy đã thể hiện trong tập thơ.

 

    Tiện đây tôi xin giới thiệu vài nét về Thầy, mặc dù biết ý Thầy thích sống lặng lẽ, không muốn nói về mình… Trong lĩnh vực thư pháp (chắc nhiều người đã biết), thầy có phong thái riêng, với nét bút bay lượn đặc trưng không lẫn với ai cả… Trong hội họa với trên 100 bức tranh còn lại  trong không gian tĩnh lặng nhà Thầy sau những lần triển lãm và hình như Thầy chuyên vẽ về thủy mặc, có phong cách nhẹ nhàng, uyển chuyển…Còn trong lĩnh vực thi ca Thầy viết nhiều đề tài, đa số theo thể thơ Đường luật …

 

    Trở lại với tập thơ VỀ NGUỒN, hình thức trang trí, trình bày tập thơ do chính Thầy thực hiện (Design) toát ra cả đạo tâm, nhẹ nhàng, không cầu kỳ, rối rắm. Ngoài thể Thất ngôn bát cú Đường luật Thầy còn vận dụng những biến thể: Vận hồi đầu, tập danh, Giao cổ đối, Ngũ độ thanh, Chiết tự - khoán thủ, Bát điệp - Thuận nghịch độc, Đảo vận, Hoán vận …,và thường đối họa để nói rõ hơn ý mình.

 

   Đi vào nội dung, nhiều người cũng đồng ý với tôi là đọc nhiều lần để cảm nhận ra sự sâu lắng, tinh tế trong từng câu, từng bài (Ý tại ngôn ngoại).

  Mở đầu tập thơ, Thầy trích 4 câu thơ trong bài Về nguồn:

 

                                      Hoàng hôn vội vã lặn sau đồi,

                                      Trăng xuống chuông chùa phút dạ vơi.

                                      Lững thững một mình rong cõi mộng,

                                      Băn khoăn my li tậnTây trời…

 

  “ Sinh, lão, bệnh, tử “là quy luật cuộc đời, con người không ai có thể tránh khỏi, Sinh ra, lớn lên, về già, ốm đau bệnh tật, rồi giả biệt cõi đời. Thời gian thấm thoát, chính vì vậy “vội vã”vì sợ thân Tứ đại biến đổi, hư hoại. Đến thời điểm nào đó tác động bởi lời kinh, câu kệ, bài giảng của vị các ân Sư v, v…và  tỉnh giác…

   Thản nhiên trước những biến cố, những thay đổi trong cuộc đời như đau ốm bệnh tật, hoạn nạn, sự nghiệp, địa vị v.v… Vì hiểu rõ quy luật vô thường, bởi vốn không có gì trường cửu, vĩnh hằng, mọi thứ đều biến dịch, thì có gì phài khủng hoảng trước những đổi thay.

    Nhận thức lẽ vô thường, có sự chuẩn bị tâm lý, quán chiếu sâu sắc là hết sức cần thiết, để khi vô thường xảy đến chúng ta có được sự bình tâm, tỉnh trí, hạn chế hoặc tránh được những khổ não, bất an. 

                                        Văng vẳng chuông ngân lòng thổn thức,

                                         Dương gian mấy thuở… ngẫm thân bèo.

                                                                                    ( Qua đèo )

   Khi đã quay đầu và nhận ra tính chơn như, cảnh giới duyên dung bất sinh cùng bất diệt mà qui thuận theo giáo pháp:

                                          Bất diệt bất sanh, lìa vọng tưởng,

                                          Nương duyên thuận pháp, ngắm liên thanh. (*)

                                                                                     ( Hơn thua tráo trở )

 

   Và cũng chính Phật tánh bao trùm khắp vũ trụ và chúng ta đang ngập tràn trong bể tịnh thủy nầy mà không nhận ra:

 

                                             Cũng thế dương trần đang phước lạc,

                                             Suy ngàn vi diệu mãi bên ta…

                                                                                       ( Lại ngẫm )

   Một chủ đề khác trong tập VỀ NGUỒN mà tôi cũng tâm đắc khi Thầy Minh Đạo đã dành khá nhiều bài nói về “Đạo hiếu”.

   Ân dưỡng dục sinh thành nằm trong tứ trọng ân là bốn ân lớn nhất của đời người .. Đó là Ân Cha Mẹ - Ân Tam Bảo Sư Trưởng – Ân quốc gia Xã Hội – Ân chúng sanh vạn loại. Với ân Cha mẹ đức Phật có dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật “ và trong kinh Tăng Chi có đoạn “Nếu một bên vai cõng Mẹ,  một bên vai cõng Cha, làm như thế suốt trăm năm cho đến một trăm tuổi. người con cũng chưa làm đủ  hay trả ơn đủ cho Cha Mẹ “.  Bao nhiêu năm vất vả nuôi con khôn lớn, chịu khổ cực như gánh đậu trưa hè qua đường phố, hay nhặt từng bó rau khắp bờ đê để đổi gạo nuôi con:

 

                                               Nhiều năm dưỡng bởi hơn tình kể…

                                               Trọn kiếp thương vì khổ nỗi lê.

                                               Gánh đậu nuôi mầm qua dãy phố…

                                               Bó dền nhắc đoạn suốt bờ đê…

                                                                                        ( Thiếu mẹ trên đời )

     Những ray rứt trong đời sống khi nghĩ về Cha mẹ, chẳng hạn một lần viếng mộ Mẹ nhân ngày Thắng hội Vu Lan bên nghĩa trang, Thầy viết:

                                                Thu về Thắng hội bên bia đá,

                                                Đau nhói tấc lòng nghĩa tạc ân…

 

                                                                                          ( Nhớ ngày còn mẹ )

    Trong những bài viết về Cha mẹ vế ân trời bể nầy Thầy đã dung cụm từ “ Sống chẳng chê”, “chẳng chê” để khẳng định là còn ở trong cõi đời nầy phải trọn hiếu ở cả hai lĩnh vực tinh thần và vật chất, đó chính là “chỉ nguyện”:

                                                 Ân nầy trả hết thì đâu dễ,

                                                 Chỉ nguyện với lòng sống chẳng chê…

                                                                                          ( Mẹ ơi! )

   Còn khi đề cập đến tình ban, quan điểm của Thầy khá sâu sắc. Theo kinh Hiền Nhân của đức Phật: “Bạn có bốn thứ: một là kết bạn như hoa, hai là kết bạn như cân, ba là kết bạn như núi, bốn là kết bạn như đất”. và Tổ Quy Sơn có dạy: “Đi xa phải nhờ bạn tốt, luôn gạn lọc những điều mắt thấy tai nghe; đi đến đâu, ở chỗ nào đều cần chọn bạn “. Có câu: “Sanh ra ta ấy là cha mẹ, giúp ta nên người, thành tài ấy là bạn hiền”

   Trong tu học cũng như đời sống phải hiểu tinh thần “Nhập thế” theo giáo lý của đức Phật. giúp đỡ lẫn nhau hoàn thiện nhân cách, ứng xử phù hợp đạo lý làm người để thẳng tiến trên đường tu học :

 

                                                Tĩnh lặng cùng am chờ tảng sáng,

                                                Bình an với đạo thỏa chân huyền.

                                                Tìm thêm những cảnh lòng nhân khắp,

                                                Hiểu thấu bao lần nghĩa bạn nguyên.

                                                                                         ( Hữu hảo )

 

 Hay:

 

                                                 Khắp đường trần có ngàn hoa tươi thắm

                                                  Như diệu pháp  đã thấm trong ta

                                                  Sống  đạo hạnh ấm áp vị tha

                                                  Giữa trầm kha ta an nhiên tự tại

                                                  Vì không ngại đường qua nên trẻ không già

                                                  Bởi một hai chung nghĩa hiệp hòa.

                                                                                         ( Như như lặng lẽ )

 

         Đức Phật dạy các thầy Tỳ-kheo khi ra khỏi xóm làng, nên sống một mình như thế này:

 

                                                “Quá khứ đã không còn,

                                                  Tương lai thì chưa tới,

                                                  An nhiên trong hiện tại,

                                                  Không bị vướng tham dục “.

 

   Trong tập thơ nầy Thầy đã đề cập nhiều khía cạnh trong đời sống, những mối quan hệ giữa người với người…tất cả đều mang tinh thần là cố gắng buông bỏ tất cả, không nắm giữ thứ gì trên thế gian vì tất cả đều không thực. Hạnh phúc hay đau khổ không còn là vấn đề, không tham đắm, cố chấp mà an nhiên tự tại. Dù gặp cảnh thuận hay nghịch, luôn giữ một tinh thần thanh thản vì đã biết rõ các pháp vốn tánh không, tùy duyên lưu chuyển:

                                                  Vô trú Sát na nào niệm khởi,

                                                  Thiền môn tự tại có chi bàn.

                                                                                    ( Rời xa )

Hay:

                                                   Đường thiền trụ được ta vui bước,

                                                   Sớm tối đi về ngắm nước trăng…

                                                                                     ( Thanh thản )

       Để kết thúc cho mấy cảm nhận nầy, tôi liên tưởng một bài thơ hay, nổi tiếng của Thiền sư Mãn Giác tặng cho đời: CÁO TẬT THỊ CHÚNG trong đó có 2 câu thơ :

                                                    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

                                                    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

 

   Cành mai vượt cả không gian, thời gian nở ra bằng tâm thanh tịnh, không khứ, không lai, không đi, không đến luôn mầu nhiệm bao trùm vạn vật. Xuân hết thì hoa tàn nhưng với tinh thần bất diệt thì nhành mai hôm qua và sáng nay trước sân vẫn đầy hương sắc…

  Thuận theo tinh thần nầy trong phần cuối tập thơ, Thầy Minh Đạo có 2 câu thơ:

 

                                                     Thuận nẻo tùy duyên cần liễu giác,

                                                     Ra vườn thấy rõ một nhành mai…

                                                                                          ( Xuân về )

   Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết một vài cảm nhận ghi vội, chắc chắn không nói hết ý nghĩa sâu xa trong cả tập thơ mà Thầy muốn gởi đến độc giả, mong được Thầy cảm thông và hoan hỷ bỏ qua.

                                                                                     Xuân Kỷ Hợi  2019

                                                                                                 Tâm Ân

 


ve nguon-cu si minh daove nguon-cu si minh dao-3



HÀNH TRÌNH TÌM V
Ề NGUỒN CỘI

( Bài cảm nhận của Tâm Lễ - Nguyễn Ngọc Luật )


 

Theo giáo lý đạo Phật chúng sanh tùy theo nghiệp báo chiêu cảm mà luân hồi sanh từ trong ba cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), sáu đường ( Trời, Người, A-tu-la, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục). Dù cho là đang thác sanh ở cõi nào thì chúng sanh cũng phải chịu đau khổ, biến hoại theo quy luật THÀNH, TRỤ, HOẠI, DIỆT. Thế nên muốn chấm dứt sanh tử thì chỉ còn cách tu trì để giác ngộ giải thoát ra khỏi luân hồi trong lục đạo. Nói là sự giải thoát thực ra chỉ là một khái niệm vì nghỉ rằng chúng ta đang bị trói buộc trong khổ đau phiền não của kiếp nhân sinh, chứ thực chất của sự giải thoát chính là sự trở về. Trở về với bản tánh thanh tịnh, trở về để nhận diện bản lai diện mục, với chơn tâm thật tánh của chính mình. Thế cho nên hành trình vượt thoát là hành trình tìm về nguồn cội vậy!

 

Tác giả Minh Đạo đã trình bày hành trình tìm về nguồn cội mình trong tập thơ VỀ NGUỒN như thế nào, chúng ta mở tập thơ ra và lần giở vào trong từng bài thơ nhé.

 

Trước hết, ta thấy tác giả nhận ra mình đang sinh ra làm kiếp người ở chốn dương trần nên phải chịu nhiều khổ lụy của kiếp nhân sinh:

 

Lỡ sinh dương thế nỗi đau nhiều

Quyến luyến danh tài nghĩ vạn chiêu

……………………………………..

Loanh quanh cầu lợi nao bờ mộng

Thấp thỏm chờ mong khổ khúc yêu

(Dương thế)

 

Bùi Giáng tiên sinh cũng đã từng than thở: “Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật, thế cho nên tất bật đến bây giờ!”

Đã làm kiếp người trên dương thế thì phải theo nghiệp lực chiêu cảm mà vui buồn cùng nhân thế

 

Nghiệp lực đeo nhau suốt cõi đời

Nhiều lần khổ cực chốn nào lơi

Gieo nhân muôn thưở đang rình rập

Gặt quả ngàn năm hổng thoát rời

(Nghiệp lực)

 

Lỡ xuống dương trần gắng lập yên

Dần buông ái dục bớt ưu phiền

………………………………………

Biết khổ trầm luân rời nẻo dữ

Cầu chân giác ngộ khởi tâm hiền

Vì quen tập khí nên chưa giải

Nguyện lực tinh cần tiến Cửu Liên…

(Buông dần)

 

Kiếp nhân sinh thì luôn bị vô minh và ái dục dẫn dắt khiến chúng sanh không ngừng tạo nghiệp, thế nên muốn thoát được khổ đau phiền não trước hết là một việc tuy nói thì dễ nhưng làm thì không dễ chút nào đó là BUÔNG!. Buông thế sự, buông phiền não, buông tham ái, buông ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy)…vì nếu cứ chắp nhặt mọi thứ, cái chi cũng giữ khư khư và vơ lấy cho mình, cho cái bản ngã của mình thì ta cứ trôi lăn mãi hoài trong lục đạo, đừng nói chi đến cái chuyện về nguồn!

 

Sống giữa dương trần tựa chốn tiên

Thênh thang chẳng vướng dạ an nhiên

Sáng lên đường luật vui bằng hữu

Chiều xuống bồ đoàn tính chút duyên

(Dương trần)

 

Có gì sung sướng, an lạc hơn sống trong cõi thế mà lòng không bận chút lợi danh, hơn thua:

 

Hơn thua cõi thế chỉ tinh ranh

Hiểu chuyện thế gian ngẩm chẳng đành

(Hơn thua tráo trở)

 

Rời xa nghiệp lậu nghiệp chớ làng nhàng

Tham ái thêm nhiều khổ lụy mang

Việc đến luôn chăm tâm chẳng buộc

Chuyện qua mãi khuất dạ không màng!

(Rời xa)

 

Khi mà tâm đã quyết chí BUÔNG XẢ thì tâm ta tự nhiên thấy an lạc, thanh thản, sống giữa chốn hồng trần với bao kẻ bon chen lợi danh mà lòng ta không vướng bận

 

Thanh thản ngày lên thấy nhẹ nhàng

Nương cùng nhịp thở sáng lòng an

Chu toàn việc đến theo lời ngọc…

Dấu tích chuyện qua nhớ kệ vàng…

(Thanh thản)

 

Khi đã nhận ra:“Cuộc thế phù du như mộng ảo, tàn giấc mơ vàng chưa chín một nồi kê!”, và rồi khi đã bị cuộc đời vùi dập tơi tả, đường đời đã xế bóng, bắt đầu tuột dốc phía bên kia bất chợt “ngoảnh mặt lại nhìn đời như giấc mộng, được mất bại thành bổng chốc hóa hư không!”

 

Trầm luân mấy độ nay đã hiểu

Buông xả lòng trong nhập đạo tràng

(Thức tỉnh)

 

Thế cho nên chẳng những BUÔNG mà còn hơn thế: TRÚT B

 

Trút bỏ tham sân sống nhẹ nhàng

Không còn phiền não có chi mang

Thênh thang dạ sáng đau nào bám

Lận đận tình nao khổ mãi ràng!

(Trút bỏ)

 

Vì:

Tham ái càng nhiều chẳng đến đâu

Bình yên thanh thản sẽ vơi sầu

Hơn thua tính toán thì đau buộc

Được mất so bì chỉ khổ câu

(Chẳng đến đâu)

 

Và từ đó

 

Siêng năng lối đạo vun tâm tịnh

Lặng lẽ đường thiền giúp huệ trong

Hiểu được trầm luân là khổ dứt

Thì nên buông xả nghiệp vơi chồng

(Chẳng chấp)

 

Ánh đạo ngày đêm vun nẽo giác

ờn thiền sáng tối chỉnh tâm lay

(Tỉnh thức)

 

Trong hành trình vạn dặm tìm về nguốn cội ta đã trải qua biết bao nhiêu thử thách cam go, vượt qua những NGOẠI CHƯỚNG đã khó mà vượt qua được NỘI MA càng khó hơn nữa, thế nên Đức Phật đã dạy “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!”, ngọn đuốc đó là đuốc trí tuệ của Phật, chính ngài đã thắp sáng lên trong cõi ta bà này hơn 25 thế kỷ rồi, ta cứ nối đuốc tuệ đó để thắp sáng lên ngọn đèn trí huệ của Phật và ta sẽ nương theo ánh sáng trí tuệ đó mà tu tập ta sẽ thấy bến bờ giác ngộ, sẽ tìm ra cội nguồn uyên nguyên của mình.

 

Phật pháp đem đường lắng thiện duyên

Công phu tinh tấn thoát ưu phiền

………………………………………

Bát nhã rạng ngời vun trí lặng

Từ bi rộng mở dưỡng tâm huyền.

(Thiện duyên)

 

Trong tập thơ gồm 137 bài đa phần làm theo thể thất ngôn bát cú đường luật tác giả còn đề cập thêm vài đề tài khác nữa như ca ngợi tình mẹ, tức cảnh sinh tình, hồi ức về những kỷ niệm… cho thấy sự đa dạng về thi hứng của tác giả, những nỗi niềm được trang trải, những phút ngẩu hứng khi đối cảnh sanh tình dù bị gò bó trong niêm luật khắt khe của thơ Đường nhưng tác giả cũng có những tứ thơ thật dồi dào cảm xúc. Những đề tài này được chèn vào trong tập thơ như những bông hoa xanh, đỏ, trắng…điểm xuyết làm tăng thêm hương sắc trong vườn hoa đạo rực rỡ một sắc vàng giải thoát.Ở đây tôi chỉ hạn chế trong khung của chủ đề chính của tập thơ để cùng với tác giả trên hành trình tìm về nguồn cội của mình, để cùng tìm sự đồng cảm, đồng thời xem như là một sự khích lệ hạnh nguyện của tác giả vậy.

 

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã từng nhận ra kiếp sống khổ đau của chúng sanh vạn loại nên đã từng buông lời than thở:

 

“Biển khổ mênh mông sóng ngút trời

Khách trần chèo một chiếc thuyền khơi

Nào ai ngược gió ai xuôi gió

Ngoảnh lại cũng trong biển khổ thôi!”

 

Vì vô minh, ái dục mà chúng ta mãi bon chen trong cuộc sống lợi danh, thế nên chúng sanh không ngừng tạo ác nghiệp và cứ tiếp tục trôi lăn mãi, như thế nên đường về “nguồn cội” ngày càng xa lắc “Lang thang từ độ luân hồi, U minh nẻo trước xa xôi dặm về!”

 

Khi đã nhận chân ra cuộc thế vô thường, nhận ra cuộc sống nhân sinh phải chịu muôn vàn khổ đau, phiền não, nhưng may mắn thay tác giả đã có duyên phước được nương theo ánh sáng tuệ giác của Đức Phật đã sáng soi, và tác giả Minh Đạo đã hành trì theo giáo pháp của Phật để tìm về nguồn cội, tìm về chân như thật tánh, bất sanh bất diệt của mình. Mặc dù trên hành trình vạn dặm đó tác giả đã biết: “Hướng tìm VỀ NGUỒN chắc chắn nhiều khó khăn nhưng cứ tìm rồi sẽ gặp, đi rồi sẽ đến, tôi vững tin như thế…”

 

Tâm L

(Những ngày tháng hạ 2019)

ve nguon-cu si minh dao-2
   CHỢT TỈNH

Kính tặng Thầy chủ biên trang nhà Quảng Đức và tác giả Minh Đạo 4 câu thơ con viết hoạ theo 4 câu mở đầu tập thơ Về Nguồn của bác Minh Đạo.



Phút chốt hoàng hôn phủ sau đồi
Chợt tỉnh đường về giữa biển khơi
Lang thang cõi mộng mình ta biết
Liễu ngộ chân mây rõ cuộc đời.

   Dallas Texas, 24-6-2019
              Tánh Thiện

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2019(Xem: 5966)
Thời gian thắm thoát thoi đưa, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hơn 40 năm, một thời gian khá dài cho một đời người. Bây giờ thỉnh thoảng gặp lại một vài em học sinh cũ, trong khi nói chuyện, nghe các em than mình đã già rồi. Tôi mới chợt nhớ " nhìn lại đời mình đã xanh rêu" (TCS). Quả thật, tôi đang ở giai đoạn xuống đồi “ down hill “, người ta thường nói: người già hay nhìn về quá khứ, tuổi trẻ hay hướng về tương lai. Thật đúng vậy! Hôm nay, tôi cũng nhìn về quá khứ nhưng với cái nhìn khác, không phải là cái nhìn than thân trách phận, kể lể khổ đau mà là cái nhìn lạc quan về những tình người tươi thắm trong những hoàn cảnh khốn cùng.
17/03/2019(Xem: 4021)
Phần này bàn về cách dùng chên đơng thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Dựa vào một số văn bản, bài viết nhỏ này đề nghị một cách giải thích tại sao chân đăng lại xuất hiện ở mãi tận những hòn đảo thuộc thực dân Pháp ở Thái Bình Dương. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL
11/03/2019(Xem: 3640)
Những Điều Học Được Khi Xem tác phẩm Bát Cơm Hương Tích của TT Nguyên Tạng, Gần đây trong mỗi thời công phu sáng sau khi đảnh lễ đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni theo như một đoạn trong lời ngỏ của Tư tưởng Kinh Pháp Hoa của Cố HT Thích Chơn Thiện mà nó đã in trong trí tôi nhiều năm qua :
11/03/2019(Xem: 3417)
Tôi trở về nơi ấy ...sau ba năm xa cách , có thể nói đó nơi đã xuất phát tôi ....( một con người mới ) sau khi gặp hoàn cảnh nghiệt ngã Nơi đã giúp tôi có những tài liệu tuyệt vời về kinhi luật luận mà không hề ai chú ý , nơi chỉ lo những cuộc ma chay tống táng và hộ niệm nhưng chưa có những buổi pháp thoại nào có thể thỏa mãn những ý tưởng thầm kín và luôn thắc mắc vấn vương từ khi tôi biết tham khảo nhiều kinh điển trên mạng online và kinh sách đã từng sưu tập
06/03/2019(Xem: 3780)
Mỗi lần có cơ duyên được hành hương và chiêm bái các địa danh tâm linh như Tứ Động Tâm, Tứ Đại Danh Sơn, các chùa tại Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan khi trở về lại nhà tôi cảm thấy thật sự mình được thêm ân sủng và nhiều cảm ứng bất khả tư nghì... Và một lần nữa trong chuyến hành hương vừa qua tại mảnh đất vàng Miến Điện, nếu không nhờ sự khuyến khích của TT Thích Nguyên Tạng thì tôi đã chẳng phát tâm một cách dõng mãnh để tường thuật lại hết những điều hay đã học được trong chuyến đi tu học có ý nghĩa này, và tôi đã tự hứa với lòng khi về sẽ nghiên cứu lại tất cả bài viết của Thầy trong nhiều quyển sách đã xuất bản trong những năm gần đây, để học hỏi được từ Thầy những gì mà tôi còn thiếu sót và yếu kém ...
05/03/2019(Xem: 3867)
Dường như niềm vui đến bất ngờ luôn làm cho người ta thích thú và khó quên. Vào một ngày Thứ Sáu cuối tuần rất bận rộn lại đột nhiên nhận được một lần tới 4 tác phẩm do người bạn đem tới tặng. Mở nhanh từng cuốn để xem mặt mũi ra sao thì thấy đó là 4 tác phẩm: Tạp Chí Hoa Đàm Số 5, với chủ đề “Phật Giáo với Dân Tộc”; “Thiền Trong Hành Động,” do Đạo Sinh dịch Việt; “Những Bước Thăng Trầm” do Phạm Kim Khánh dịch Việt; và “Bóng Bay Gió Ơi” của nhà văn Nguyễn Thị Khánh Minh. Tất cả đều được Lotus Media xuất bản vào đầu năm 2019 tại Hoa Kỳ.
03/03/2019(Xem: 10280)
Cuộc đời là một cái chợ khổng lồ đầy xô bồ, hỗn độn mà toàn thể nhân loại đang sinh sống, hoạt động từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi tận mai sau. Trong đó, con người phải chịu đựng đủ thứ cay đắng, mặn nồng, ngọt bùi, chua chát, đủ thứ khổ nạn, tang thương, đớn đau, hạnh phúc cứ mãi chập chùng, trùng trùng vô lượng, không thể nào diễn tả hết được. Nikos Kazantzakis, đại văn hào Hy Lạp phát biểu :“Con người sinh ra từ một hố thẳm đen tối, đó là tử cung. Con người đang đi đến một hố thẳm đen tối khác, đó là nấm mồ. Khoảng ánh sáng giữa hai hố thẳm đen tối đó, người ta gọi là cuộc sống.”
03/03/2019(Xem: 3733)
Hôm nay là Mùng 10 tháng Giêng, tại VN ai cũng lo cúng và mua vàng vì là ngày Thần tài, nhưng đối với tôi lại là ngày mà tôi nhận được một gia tài Pháp bảo sau khi được TT Trụ Trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng đã từ bi chỉ dạy tôi nên đọc tác phẩm này. Vài Cảm Nghĩ Thô Thiển Của Một Cư Sĩ Tại Gia Khi Đọc Tác Phẩm ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA Online Của HT THÍCH BẢO LẠC Hội Chủ GHPGVNTNHN Tại UĐL- TTL
03/03/2019(Xem: 4314)
Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi năm nay gần ngày cuối của thượng tuần tháng hai. Nên thời tiết đã trở nên ấm áp hơn, như có khí sắc lập xuân. Ban ngày cũng có cảnh nắng nhạt điểm mưa thưa, và có gió heo may làm gây gây lạnh. Cái lạnh giống hệt như cảnh Tết ở quê nhà, chỉ thiếu hình ảnh mai vàng thiệp xuân, cây nêu đầu ngõ. Và trên bàn thờ cũng không có bánh tét bánh chưng là những hương vị của ngày xuân muôn thuở. Bổng dưng chợt thấy mình còn bơ vơ nơi xứ lạ quê người. Nỗi buồn tha hương ấy đã thấm càng ngày càng thêm đậm. Nên lòng luôn cảm thấy hững hờ mỗi lần xuân về tết đến. Nhưng Tết năm nay tôi lại được may mắn đón nhận một món quà vô cùng trân quý. Đó là món quà của Sư Bá ở tận nửa bán cầu của xứ Úc xa xôi gởi cho. Tác phẩm mới ra lò của Ôn với tựa là: “Đạo Đức Học Phật Giáo Đại Thừa”. Món quà như ghi dấu một tấm lòng thương yêu và nhắc nhỡ cho con luôn trau dồi thân tâm, giữ gìn giới hạnh để xứng đáng là người Phật tử. Con xin nhất tâm kính lễ cảm tạ tấm lòng của Ôn chẳng những dành
02/03/2019(Xem: 6173)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 88, tháng 3 năm 2019 , Xe lên đỉnh đèo khi mặt trời từ từ xuống thấp ở biển tây. Mặt trời đỏ ửng và hiện rõ nét hơn trước khi khuất hẳn vào lòng biển rộng. Mây dồn từng lớp ở chân trời xa thẳm, che mất vạch thẳng của mặt nước, khép lại vẻ mênh mông của biển sau một ngày dài. Đàn hải âu từ khơi quay về, bay thật nhanh, trong im lặng, rồi đáp xuống đâu đó trên những ghềnh đá dọc bãi biển.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]