Về Nguồn_Tuyển Tập Thơ của Minh Đạo
VÀI CẢM NHẬN NHÂN ĐỌC
TẬP THƠ VỀ NGUỒN CỦA THẦY MINH ĐẠO
( Bài cảm nhận của đạo hữu Tâm Ân)
Nhận được tập thơ VỀ NGUỒN, tập thơ thứ 7 của thầy Minh Đạo gởi tặng, tôi rất thích vội ghi ngay vài cảm nhận về cách nhìn những hiện tượng trong đời sống qua thiền vị mà Thầy đã thể hiện trong tập thơ.
Tiện đây tôi xin giới thiệu vài nét về Thầy, mặc dù biết ý Thầy thích sống lặng lẽ, không muốn nói về mình… Trong lĩnh vực thư pháp (chắc nhiều người đã biết), thầy có phong thái riêng, với nét bút bay lượn đặc trưng không lẫn với ai cả… Trong hội họa với trên 100 bức tranh còn lại trong không gian tĩnh lặng nhà Thầy sau những lần triển lãm và hình như Thầy chuyên vẽ về thủy mặc, có phong cách nhẹ nhàng, uyển chuyển…Còn trong lĩnh vực thi ca Thầy viết nhiều đề tài, đa số theo thể thơ Đường luật …
Trở lại với tập thơ VỀ NGUỒN, hình thức trang trí, trình bày tập thơ do chính Thầy thực hiện (Design) toát ra cả đạo tâm, nhẹ nhàng, không cầu kỳ, rối rắm. Ngoài thể Thất ngôn bát cú Đường luật Thầy còn vận dụng những biến thể: Vận hồi đầu, tập danh, Giao cổ đối, Ngũ độ thanh, Chiết tự - khoán thủ, Bát điệp - Thuận nghịch độc, Đảo vận, Hoán vận …,và thường đối họa để nói rõ hơn ý mình.
Đi vào nội dung, nhiều người cũng đồng ý với tôi là đọc nhiều lần để cảm nhận ra sự sâu lắng, tinh tế trong từng câu, từng bài (Ý tại ngôn ngoại).
Mở đầu tập thơ, Thầy trích 4 câu thơ trong bài Về nguồn:
“ Sinh, lão, bệnh, tử “là quy luật cuộc đời, con người không ai có thể tránh khỏi, Sinh ra, lớn lên, về già, ốm đau bệnh tật, rồi giả biệt cõi đời. Thời gian thấm thoát, chính vì vậy “vội vã”vì sợ thân Tứ đại biến đổi, hư hoại. Đến thời điểm nào đó tác động bởi lời kinh, câu kệ, bài giảng của vị các ân Sư v, v…và tỉnh giác…
Thản nhiên trước những biến cố, những thay đổi trong cuộc đời như đau ốm bệnh tật, hoạn nạn, sự nghiệp, địa vị v.v… Vì hiểu rõ quy luật vô thường, bởi vốn không có gì trường cửu, vĩnh hằng, mọi thứ đều biến dịch, thì có gì phài khủng hoảng trước những đổi thay.
Nhận thức lẽ vô thường, có sự chuẩn bị tâm lý, quán chiếu sâu sắc là hết sức cần thiết, để khi vô thường xảy đến chúng ta có được sự bình tâm, tỉnh trí, hạn chế hoặc tránh được những khổ não, bất an.
Khi đã quay đầu và nhận ra tính chơn như, cảnh giới duyên dung bất sinh cùng bất diệt mà qui thuận theo giáo pháp:
Và cũng chính Phật tánh bao trùm khắp vũ trụ và chúng ta đang ngập tràn trong bể tịnh thủy nầy mà không nhận ra:
Một chủ đề khác trong tập VỀ NGUỒN mà tôi cũng tâm đắc khi Thầy Minh Đạo đã dành khá nhiều bài nói về “Đạo hiếu”.
Ân dưỡng dục sinh thành nằm trong tứ trọng ân là bốn ân lớn nhất của đời người .. Đó là Ân Cha Mẹ - Ân Tam Bảo Sư Trưởng – Ân quốc gia Xã Hội – Ân chúng sanh vạn loại. Với ân Cha mẹ đức Phật có dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật “ và trong kinh Tăng Chi có đoạn “Nếu một bên vai cõng Mẹ, một bên vai cõng Cha, làm như thế suốt trăm năm cho đến một trăm tuổi. người con cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho Cha Mẹ “. Bao nhiêu năm vất vả nuôi con khôn lớn, chịu khổ cực như gánh đậu trưa hè qua đường phố, hay nhặt từng bó rau khắp bờ đê để đổi gạo nuôi con:
Nhiều năm dưỡng bởi hơn tình kể…
Những ray rứt trong đời sống khi nghĩ về Cha mẹ, chẳng hạn một lần viếng mộ Mẹ nhân ngày Thắng hội Vu Lan bên nghĩa trang, Thầy viết:
Trong những bài viết về Cha mẹ vế ân trời bể nầy Thầy đã dung cụm từ “ Sống chẳng chê”, “chẳng chê” để khẳng định là còn ở trong cõi đời nầy phải trọn hiếu ở cả hai lĩnh vực tinh thần và vật chất, đó chính là “chỉ nguyện”:
Còn khi đề cập đến tình ban, quan điểm của Thầy khá sâu sắc. Theo kinh Hiền Nhân của đức Phật: “Bạn có bốn thứ: một là kết bạn như hoa, hai là kết bạn như cân, ba là kết bạn như núi, bốn là kết bạn như đất”. và Tổ Quy Sơn có dạy: “Đi xa phải nhờ bạn tốt, luôn gạn lọc những điều mắt thấy tai nghe; đi đến đâu, ở chỗ nào đều cần chọn bạn “. Có câu: “Sanh ra ta ấy là cha mẹ, giúp ta nên người, thành tài ấy là bạn hiền”
Trong tu học cũng như đời sống phải hiểu tinh thần “Nhập thế” theo giáo lý của đức Phật. giúp đỡ lẫn nhau hoàn thiện nhân cách, ứng xử phù hợp đạo lý làm người để thẳng tiến trên đường tu học :
Hay:
Sống đạo hạnh ấm áp vị tha
Đức Phật dạy các thầy Tỳ-kheo khi ra khỏi xóm làng, nên sống một mình như thế này:
Trong tập thơ nầy Thầy đã đề cập nhiều khía cạnh trong đời sống, những mối quan hệ giữa người với người…tất cả đều mang tinh thần là cố gắng buông bỏ tất cả, không nắm giữ thứ gì trên thế gian vì tất cả đều không thực. Hạnh phúc hay đau khổ không còn là vấn đề, không tham đắm, cố chấp mà an nhiên tự tại. Dù gặp cảnh thuận hay nghịch, luôn giữ một tinh thần thanh thản vì đã biết rõ các pháp vốn tánh không, tùy duyên lưu chuyển:
Hay:
Để kết thúc cho mấy cảm nhận nầy, tôi liên tưởng một bài thơ hay, nổi tiếng của Thiền sư Mãn Giác tặng cho đời: CÁO TẬT THỊ CHÚNG trong đó có 2 câu thơ :
Cành mai vượt cả không gian, thời gian nở ra bằng tâm thanh tịnh, không khứ, không lai, không đi, không đến luôn mầu nhiệm bao trùm vạn vật. Xuân hết thì hoa tàn nhưng với tinh thần bất diệt thì nhành mai hôm qua và sáng nay trước sân vẫn đầy hương sắc…
Thuận theo tinh thần nầy trong phần cuối tập thơ, Thầy Minh Đạo có 2 câu thơ:
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết một vài cảm nhận ghi vội, chắc chắn không nói hết ý nghĩa sâu xa trong cả tập thơ mà Thầy muốn gởi đến độc giả, mong được Thầy cảm thông và hoan hỷ bỏ qua.
HÀNH TRÌNH TÌM VỀ NGUỒN CỘI
( Bài cảm nhận của Tâm Lễ - Nguyễn Ngọc Luật )
Theo giáo lý đạo Phật chúng sanh tùy theo nghiệp báo chiêu cảm mà luân hồi sanh từ trong ba cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), sáu đường ( Trời, Người, A-tu-la, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục). Dù cho là đang thác sanh ở cõi nào thì chúng sanh cũng phải chịu đau khổ, biến hoại theo quy luật THÀNH, TRỤ, HOẠI, DIỆT. Thế nên muốn chấm dứt sanh tử thì chỉ còn cách tu trì để giác ngộ giải thoát ra khỏi luân hồi trong lục đạo. Nói là sự giải thoát thực ra chỉ là một khái niệm vì nghỉ rằng chúng ta đang bị trói buộc trong khổ đau phiền não của kiếp nhân sinh, chứ thực chất của sự giải thoát chính là sự trở về. Trở về với bản tánh thanh tịnh, trở về để nhận diện bản lai diện mục, với chơn tâm thật tánh của chính mình. Thế cho nên hành trình vượt thoát là hành trình tìm về nguồn cội vậy!
Tác giả Minh Đạo đã trình bày hành trình tìm về nguồn cội mình trong tập thơ VỀ NGUỒN như thế nào, chúng ta mở tập thơ ra và lần giở vào trong từng bài thơ nhé.
Trước hết, ta thấy tác giả nhận ra mình đang sinh ra làm kiếp người ở chốn dương trần nên phải chịu nhiều khổ lụy của kiếp nhân sinh:
Lỡ sinh dương thế nỗi đau nhiều
Quyến luyến danh tài nghĩ vạn chiêu
……………………………………..
Loanh quanh cầu lợi nao bờ mộng
Thấp thỏm chờ mong khổ khúc yêu
(Dương thế)
Bùi Giáng tiên sinh cũng đã từng than thở: “Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật, thế cho nên tất bật đến bây giờ!”
Đã làm kiếp người trên dương thế thì phải theo nghiệp lực chiêu cảm mà vui buồn cùng nhân thế
Nghiệp lực đeo nhau suốt cõi đời
Nhiều lần khổ cực chốn nào lơi
Gieo nhân muôn thưở đang rình rập
Gặt quả ngàn năm hổng thoát rời
(Nghiệp lực)
Lỡ xuống dương trần gắng lập yên
Dần buông ái dục bớt ưu phiền
………………………………………
Biết khổ trầm luân rời nẻo dữ
Cầu chân giác ngộ khởi tâm hiền
Vì quen tập khí nên chưa giải
Nguyện lực tinh cần tiến Cửu Liên…
(Buông dần)
Kiếp nhân sinh thì luôn bị vô minh và ái dục dẫn dắt khiến chúng sanh không ngừng tạo nghiệp, thế nên muốn thoát được khổ đau phiền não trước hết là một việc tuy nói thì dễ nhưng làm thì không dễ chút nào đó là BUÔNG!. Buông thế sự, buông phiền não, buông tham ái, buông ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy)…vì nếu cứ chắp nhặt mọi thứ, cái chi cũng giữ khư khư và vơ lấy cho mình, cho cái bản ngã của mình thì ta cứ trôi lăn mãi hoài trong lục đạo, đừng nói chi đến cái chuyện về nguồn!
Sống giữa dương trần tựa chốn tiên
Thênh thang chẳng vướng dạ an nhiên
Sáng lên đường luật vui bằng hữu
Chiều xuống bồ đoàn tính chút duyên
(Dương trần)
Có gì sung sướng, an lạc hơn sống trong cõi thế mà lòng không bận chút lợi danh, hơn thua:
Hơn thua cõi thế chỉ tinh ranh
Hiểu chuyện thế gian ngẩm chẳng đành
(Hơn thua tráo trở)
Rời xa nghiệp lậu nghiệp chớ làng nhàng
Tham ái thêm nhiều khổ lụy mang
Việc đến luôn chăm tâm chẳng buộc
Chuyện qua mãi khuất dạ không màng!
(Rời xa)
Khi mà tâm đã quyết chí BUÔNG XẢ thì tâm ta tự nhiên thấy an lạc, thanh thản, sống giữa chốn hồng trần với bao kẻ bon chen lợi danh mà lòng ta không vướng bận
Thanh thản ngày lên thấy nhẹ nhàng
Nương cùng nhịp thở sáng lòng an
Chu toàn việc đến theo lời ngọc…
Dấu tích chuyện qua nhớ kệ vàng…
(Thanh thản)
Khi đã nhận ra:“Cuộc thế phù du như mộng ảo, tàn giấc mơ vàng chưa chín một nồi kê!”, và rồi khi đã bị cuộc đời vùi dập tơi tả, đường đời đã xế bóng, bắt đầu tuột dốc phía bên kia bất chợt “ngoảnh mặt lại nhìn đời như giấc mộng, được mất bại thành bổng chốc hóa hư không!”
Trầm luân mấy độ nay đã hiểu
Buông xả lòng trong nhập đạo tràng
(Thức tỉnh)
Thế cho nên chẳng những BUÔNG mà còn hơn thế: TRÚT BỎ
Trút bỏ tham sân sống nhẹ nhàng
Không còn phiền não có chi mang
Thênh thang dạ sáng đau nào bám
Lận đận tình nao khổ mãi ràng!
(Trút bỏ)
Vì:
Tham ái càng nhiều chẳng đến đâu
Bình yên thanh thản sẽ vơi sầu
Hơn thua tính toán thì đau buộc
Được mất so bì chỉ khổ câu
(Chẳng đến đâu)
Và từ đó
Siêng năng lối đạo vun tâm tịnh
Lặng lẽ đường thiền giúp huệ trong
Hiểu được trầm luân là khổ dứt
Thì nên buông xả nghiệp vơi chồng
(Chẳng chấp)
Ánh đạo ngày đêm vun nẽo giác
Vườn thiền sáng tối chỉnh tâm lay
(Tỉnh thức)
Trong hành trình vạn dặm tìm về nguốn cội ta đã trải qua biết bao nhiêu thử thách cam go, vượt qua những NGOẠI CHƯỚNG đã khó mà vượt qua được NỘI MA càng khó hơn nữa, thế nên Đức Phật đã dạy “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!”, ngọn đuốc đó là đuốc trí tuệ của Phật, chính ngài đã thắp sáng lên trong cõi ta bà này hơn 25 thế kỷ rồi, ta cứ nối đuốc tuệ đó để thắp sáng lên ngọn đèn trí huệ của Phật và ta sẽ nương theo ánh sáng trí tuệ đó mà tu tập ta sẽ thấy bến bờ giác ngộ, sẽ tìm ra cội nguồn uyên nguyên của mình.
Phật pháp đem đường lắng thiện duyên
Công phu tinh tấn thoát ưu phiền
………………………………………
Bát nhã rạng ngời vun trí lặng
Từ bi rộng mở dưỡng tâm huyền.
(Thiện duyên)
Trong tập thơ gồm 137 bài đa phần làm theo thể thất ngôn bát cú đường luật tác giả còn đề cập thêm vài đề tài khác nữa như ca ngợi tình mẹ, tức cảnh sinh tình, hồi ức về những kỷ niệm… cho thấy sự đa dạng về thi hứng của tác giả, những nỗi niềm được trang trải, những phút ngẩu hứng khi đối cảnh sanh tình dù bị gò bó trong niêm luật khắt khe của thơ Đường nhưng tác giả cũng có những tứ thơ thật dồi dào cảm xúc. Những đề tài này được chèn vào trong tập thơ như những bông hoa xanh, đỏ, trắng…điểm xuyết làm tăng thêm hương sắc trong vườn hoa đạo rực rỡ một sắc vàng giải thoát.Ở đây tôi chỉ hạn chế trong khung của chủ đề chính của tập thơ để cùng với tác giả trên hành trình tìm về nguồn cội của mình, để cùng tìm sự đồng cảm, đồng thời xem như là một sự khích lệ hạnh nguyện của tác giả vậy.
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã từng nhận ra kiếp sống khổ đau của chúng sanh vạn loại nên đã từng buông lời than thở:
“Biển khổ mênh mông sóng ngút trời
Khách trần chèo một chiếc thuyền khơi
Nào ai ngược gió ai xuôi gió
Ngoảnh lại cũng trong biển khổ thôi!”
Vì vô minh, ái dục mà chúng ta mãi bon chen trong cuộc sống lợi danh, thế nên chúng sanh không ngừng tạo ác nghiệp và cứ tiếp tục trôi lăn mãi, như thế nên đường về “nguồn cội” ngày càng xa lắc “Lang thang từ độ luân hồi, U minh nẻo trước xa xôi dặm về!”
Khi đã nhận chân ra cuộc thế vô thường, nhận ra cuộc sống nhân sinh phải chịu muôn vàn khổ đau, phiền não, nhưng may mắn thay tác giả đã có duyên phước được nương theo ánh sáng tuệ giác của Đức Phật đã sáng soi, và tác giả Minh Đạo đã hành trì theo giáo pháp của Phật để tìm về nguồn cội, tìm về chân như thật tánh, bất sanh bất diệt của mình. Mặc dù trên hành trình vạn dặm đó tác giả đã biết: “Hướng tìm VỀ NGUỒN chắc chắn nhiều khó khăn nhưng cứ tìm rồi sẽ gặp, đi rồi sẽ đến, tôi vững tin như thế…”
Tâm Lễ
(Những ngày tháng hạ 2019)
CHỢT TỈNH
Kính tặng Thầy chủ biên trang nhà Quảng Đức và tác giả Minh Đạo 4 câu thơ con viết hoạ theo 4 câu mở đầu tập thơ Về Nguồn của bác Minh Đạo.
Phút chốt hoàng hôn phủ sau đồi
Chợt tỉnh đường về giữa biển khơi
Lang thang cõi mộng mình ta biết
Liễu ngộ chân mây rõ cuộc đời.
Dallas Texas, 24-6-2019
Tánh Thiện