Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chí Nhỏ Chí Lớn

20/05/201909:58(Xem: 4132)
Chí Nhỏ Chí Lớn
duc the ton 2a


CHÍ NHỎ, CHÍ LỚN

 

Vĩnh Hảo

 

 

Thử nhìn con người qua những giai tầng xã hội:

Chí lớn mà tài kém, cả đời chẳng làm nên đại sự gì.

Chí nhỏ tài cao, vào đời chỉ biết dọn đường mở lối cho tiểu nhân cầm cờ đứng lên.

Chí nhỏ không tài, nhờ ranh ma qua mặt kẻ dưới, lòn cúi dua nịnh người trên, có thể được thành công (trên thương trường hay chính trường), chễm chệ ngồi trên chóp đỉnh vinh quang.

Chí lớn tài cao mà không gặp thời vận, cũng trở thành kẻ bất đắc chí, lất lây một đời với nghèo khổ, bất hạnh; cố gắng bon chen để tìm một nấc thang nào đó trong xã hội thì bị đày đọa chèn ép bởi những kẻ bất tài, vô đức.

 

Nhưng chí lớn là chí như thế nào?

Kiếm tiền, làm giàu, bủn xỉn chắt mót từng xu để dành cho được số tiền lớn; mỗi ngày nhìn số tiền trong tài khoản ngân hàng tăng dần mà toại chí thành công?

Khổ nhọc học hành, quên ăn bỏ ngủ cho có được bằng cấp để hãnh diện, khoe khoang với người; không có thì tìm cách mua cho có… mới hài lòng, thỏa chí?

Lao tâm, khổ trí, dua nịnh kẻ có quyền, bợ đỡ đảng cầm quyền, dùng miệng lưỡi ru ngủ, dối gạt người để trèo lên đỉnh cao danh vọng quyền thế, hầu mặc sức nhũng lạm lợi ích cho cá nhân và gia đình bè phái, có phải chí lớn?

 

Chí lớn của kẻ sĩ ở đời, từ xưa đến nay, thực ra, không phải ở chỗ có được danh vọng, quyền thế, cũng không nhất thiết phải nắm được quyền bính để “trị quốc, bình thiên hạ” (1), vì không phải ai cũng có cơ hội này. Cốt lõi của trị quốc, an dân, cũng là chỗ mà chí lớn vươn tới, chính là mang lại lợi ích cho số đông, cho nhân quần xã hội. Có thể mượn hình ảnh của những nhà từ thiện vĩ đại như tỷ phú Bill Gates, Ni sư Chứng Nghiêm (2), v.v… làm biểu trưng cho chí nguyện lớn lao trên trần thế này. Tất nhiên nhờ có tài sản lớn mà họ có thể thực thi được nhiều điều ích lợi cho hàng triệu người trên trái đất; nhưng không phải ai có tiền cũng làm được điều họ làm. Điều to tát vĩ đại họ đem lại cho con người và cuộc đời được khởi đi từ Lòng Thương Rộng Lớn - Đại Bi Tâm. Họ không nắm quyền lực chính trị, không điều hành guồng máy quốc gia (theo nhiệm kỳ, hay độc tài vô thời hạn), nhưng ảnh hưởng của họ là rộng khắp, dài lâu, không có giới hạn thời gian.

Còn như nói chí lớn của kẻ trị quốc, theo quan điểm Phật giáo, không phải ở chỗ quốc gia đó lớn hay nhỏ, có tầm hạn cục khu vực hay tầm quốc tế, mà chính là ở chỗ vị “quân vương” đó có tâm chí và thuật trị quốc an dân như thế nào để xứng đáng được tôn xưng là “Chuyển Luân Thánh Vương.” (3) Vị quân vương ấy trước hết phải có từ tâm của bậc Thánh, hành xử của bậc Thánh, truyền rộng Chánh Pháp khắp nơi, mang lại lợi ích an vui cho toàn thế giới.

 

Và bây giờ, hãy nói về chí lớn của người tại gia và xuất gia đệ tử Phật.

Mục tiêu tối hậu của tất cả pháp hành là giải thoát, giác ngộ: giải thoát tự thân, giải thoát cho người; giác ngộ tự thân, giác ngộ cho người. Tâm nguyện hướng về mục tiêu ấy là chí lớn. Chí lớn ấy cũng khởi phát từ bi-nguyện cứu khổ chúng sinh. Vì khổ não của thế gian mà đem cả thân tâm, hướng về giải thoát, giác ngộ. Nói rõ hơn thì chí lớn của người tu Phật là thành Phật, tức là được giải thoát và giác ngộ hoàn toàn như Đức Phật để có thể cứu độ tất cả chúng sinh.

Không nuôi dưỡng và thực hiện chí nguyện cao xa này thì dù tại gia hay xuất gia, cũng chỉ là lạm xưng: không thể là kẻ “thừa tự Chánh pháp”(4).

Đừng nói chí lớn là tạo dựng chùa chiền nguy nga “hoành tráng” hay những kỷ lục quốc gia, châu lục, thế giới… (trong khi muôn dân đói rách lầm than).

Đừng nói chí lớn là nỗ lực leo hết những thang bậc giới phẩm trong giáo hội hay chức vụ trong thế quyền (mà không nhớ rằng tất cả danh vọng, quyền lợi của thế gian đối với bậc hiền trí vô tham đều phù phiếm như đôi dép bỏ).

Đừng nói chí lớn là gán ghép Đức Phật song hành với một lãnh tụ chính trị, hoặc hệ thống tổ chức Phật giáo đồng hành với một đảng phái thế tục bất nhân, bất cận nhân tình. (Song hành và đồng hành thế nào được giữa Phật và Ma, giữa Chánh và Tà, giữa Thiện và Ác… trong khi sinh linh rên siết thống khổ mà người con Phật thờ ơ, không khởi lên được chút từ tâm để dang tay cứu độ!)

 

Chí nguyện của người con Phật, đặc biệt là người xuất gia, thật phi thường, cao viễn; không có thước đo hay bằng khen thưởng nào của thế gian có thể chạm đến được. Chí nguyện thâm thiết ấy đã được cất lên từ khi mới bước vào thiền môn, cạo bỏ tóc xanh, tham dự hàng ngũ xuất trần:

“Hủy hình thủ khí tiết

Cát ái từ sở thân

Xuất gia hoằng Phật đạo

Thệ độ nhất thiết nhân.” (5)

Dù đã trải qua 20 năm, 30 năm, cho đến nửa thế kỷ hay gần một thế kỷ tu tập, những vị trưởng tử Như Lai cũng cần khắc ghi và thắp sáng chí nguyện ban sơ này.

Vì lợi ích cho số đông mà hoằng truyền Chánh Pháp. Vì thương chúng sinh mê mờ khổ ách mà nguyện dấn thân độ khắp. Chí nguyện như vậy, trùm khắp nhân gian, có đâu mà lẩn quẩn trong lợi danh, quyền thế bé nhỏ tầm thường.

 

California, ngày 19 tháng 5, năm 2019

Kỷ niệm ngày sinh Đức Từ Phụ

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

__________________

 

(1)      “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” (4 trong 8 mục để thực hiện cương lĩnh của Nho giáo - gồm có: Cách vật, Trí tri, Thành ý, Chính tâm, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ, do Khổng Tử đề ra trong sách Đại Học - một trong Tứ Thư).

(2)      Pháp sư Chứng Nghiêm, 1937, vị danh Ni của Phật giáo Đài Loan, đệ tử của Đại Sư Ấn Thuận. Pháp Sư Chứng Nghiêm thành lập Hội Công Đức Từ Tế vào năm 1966 với 30 thành viên là các phụ nữ nội trợ và số tiền dành dụm ít ỏi. Hiện nay thành viên của Hội Từ Tế đã lên đến 5 triệu người trên 30 quốc gia từ Đông sang Tây; hoạt động rộng khắp cho công ích xã hội với việc cứu trợ nghèo đói, thiên tai, đóng góp to lớn cho y tế, giáo dục quốc gia và quốc tế.

(3)      Theo kinh Phật, Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua “…trị vì quả đất này cho đến hải biên, dùng Chánh pháp trị nước, không dùng trượng, không dùng kiếm…” Ở một đoạn khác, khi vị thái tử nối ngôi Chuyển Luân Thánh Vương hỏi vua cha ‘Thế nào là Thánh Vương Chánh Pháp?’ thì được trả lời: “Này thái tử thân yêu, con y cứ vào Pháp, kính trọng Pháp, cung kính Pháp, đảnh lễ Pháp, cúng dường Pháp, tôn trọng Pháp, tự con trở thành Pháp tràng, Pháp kỳ, xem Pháp là thầy, tự trở thành người bảo vệ hợp pháp cho thứ dân, cho quân đội, cho Sát đế lỵ, cho quần thần, cho Bà la môn, cho gia chủ, cho thị dân, thôn dân, cho Sa môn, Bà la môn, cho các loài thú và loài chim. Chớ có làm gì phi pháp trong quốc độ của con… Con hãy ngăn chận họ khỏi sự bất thiện và khuyến khích họ làm điều thiện. Này con thân yêu, như vậy là Thánh vương Chánh pháp.” (Trường Bộ Kinh – Digha Nikaya, 26. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, HT. Thích Minh Châu dịch)

(4)      “Thừa tự Chánh pháp” là thừa kế sự nghiệp của Đức Thế Tôn bằng cách thực hành Chánh Pháp. Kinh Bất Đoạn trong Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikaya, có câu tán thán Thánh giả Sariputta (Xá-lợi-phất) như sau: "Người này là con chánh tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Pháp, do Pháp hóa thành, thừa tự Chánh pháp, không thừa tự vật chất."

(5)      Hủy hình giữ khí tiết / Cát ái, xa người thân / Xuất gia hoằng Phật đạo / Thề độ hết chúng sinh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 18614)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
16/11/2014(Xem: 4324)
Vẫn biết rằng ai sinh ra cũng có một quê hương để yêu dấu, để gắn bó, để tưởng nhớ khi chia xa. Tuy nhiên tôi luôn luôn có cảm nghĩ là người Huế sống và bộc lộ tình quê hương mãnh liệt hơn bất cứ người dân vùng nào khác chăng?
03/11/2014(Xem: 53500)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Năm nay Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con được Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Tăng Sự giao phó trách nhiệm tổ chức Mùa An Cư lần thứ 15 của Giáo Hội. Đạo Tràng chúng con đã thỉnh ý Chư Tôn Giáo Phẩm trong Giáo Hội và quý Ngài đã đồng thuận tổ chức kỳ An Cư Kiết Đông năm nay tại Tu Viện Quảng Đức theo ngày giờ như sau:
02/11/2014(Xem: 3965)
Thời gian trôi xa nay đã hơn 7 mùa trăng thu lồng lộng duới bao lớp huyền suơng nơi xứ nguời (từ năm 2006-2014) Tuy nhiên, nhìn lại chỉ còn là một thoáng như bóng mây qua cửa, như dòng nuớc có khi thanh thản, có lúc nặng nề vẩn đục lặng lẽ trôi và trôi xa.
01/11/2014(Xem: 19335)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơn nữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạo pháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài. Tuy chúng nói lên rất ít ỏi, nhưng không vì thế mà chúng không mang lại cho chúng ta một cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn về cuộc đời của Ngài và, cũng từ đây chúng ta mới thấy rõ được chân dung của một bậc Thầy vĩ đại qua chí nguyện kiên cường của Ngài trong việc “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.”
30/10/2014(Xem: 3540)
Suốt bao năm dài lưu vong nơi xứ người, tôi đã trăn trở, khắc khoải nhớ thương Huế - nơi tôi đã sống những ngày bình yên và thanh thản với tất cả tấm lòng ngây thơ của người con gái mới lớn. Hình ảnh Huế đẹp và thơ đã hiện về thường xuyên như một nhắc nhở trong tâm tưởng, trí nhớ, giấc ngủ và cơn mơ của đời tôi ! Huế mãi mãi vẫn là một vùng thánh địa thiêng liêng, bất khả xâm phạm trong góc sâu thăm thẳm của trái tim tôi. Kỷ niệm về tuổi trẻ vô tư, người tình đầu đời, bạn bè thân ái, những chốn hẹn hò rong chơi, ngôi nhà cũ, mái trường hồng vôi tím, những con đường đầy bóng mát từng chứng kiến cảnh gặp gỡ đầy yêu thương.
27/10/2014(Xem: 15332)
Hạ tuần tháng mười vừa qua, HT Thích Như Điển Phương trượng chùa Viên Giác về hướng dẫn khóa tu Bát Quan Trai Giới tại tỉnh Reutlingen. Nhân dịp nầy, Thầy mang quà tặng về cho Phật tử địa phương, đó là tác phẩm thứ 63 của thầy với tựa đề: “Hiện Tượng của Tử Sinh”. Đồng thời thêm một quà tặng của Bào huynh thầy: Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” của Song Thu (Bút danh của HT Thích Bảo Lạc). Chúng con xin cung kính đảnh lễ và cảm niệm Công đức của nhị vị Ân Sư. Cũng như xin trân trọng những tấm lòng từ bi đối với tha nhân qua những lời nguyện ước. Như người làm từ thiện chỉ biết cho, với cái tâm mong cầu mọi người đón nhận sự hỷ lạc:
09/10/2014(Xem: 13799)
Nói thiệt, tôi chẳng biết ông Lê Hựu Hà nghĩ gì khi viết bảy chữ này. Nhưng tôi đã xem đó như một đề nghị rất Phật giáo. Tôi chưa hề là một thiền sinh nghiêm túc, nói gì là thiền sư. Tôi chỉ là kẻ lãng du trong cõi Phật pháp và thỉnh thoảng ghé chơi dăm khu vườn văn nghệ như một cách nghỉ chân. Và chính bảy chữ đó của người nhạc sĩ họ Lê từ lâu đã là một khẩu quyết cho tôi những khi nghe, đọc, ngắm nhìn cái gì đó tình cờ bắt gặp. Chẳng hạn tôi đã yêu ca dao Việt Nam từ những lời rất lạ.
06/10/2014(Xem: 16534)
Thông thường, trong một tác phẩm văn học nghệ thuật, lời Tựa mở đầu bao giờ cũng được tác giả tự bộc bạch, thổ lộ, diễn bày rất cẩn trọng dài dòng, để người đọc dễ lãnh hội sâu vào nội dung tác phẩm đó, nhưng với Triều Nguyên thì lại hoàn toàn khác hẳn, khi viết Tựa cho tập thơ đầu tay Bay Đi Hạt Cát của mình, thi sĩ chỉ có một câu duy nhất, thật vô cùng giản dị : “Sa mạc buồn thương hạt cát bay đi…” Giản dị đơn sơ mà độc đáo, thể hiện một cốt cách đặc thù riêng biệt trên con đường sáng tạo, ngao du qua những phương trời ngôn ngữ thi ca quá mộng dập dìu.
01/10/2014(Xem: 9378)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp. Phân tích chi ly thì cũng khó mà nói được vẻ đẹp của mùa thu nằm ở đâu. Không lẽ chỉ vì lá vàng, lá cam, lá đỏ? Thế thì ở đô thị nhà cửa san sát, xe cộ nườm nượp, lề đường thiếu bóng cây, thì có lá vàng đâu mà mơ mộng, hân thưởng?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]