Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc “Đường vào luận lý” Nyayapravesa) của Sankarasvamin (Thương Yết La Chủ)

20/08/201817:53(Xem: 4723)
Đọc “Đường vào luận lý” Nyayapravesa) của Sankarasvamin (Thương Yết La Chủ)
Duc The Ton 11
Đọc “Đường vào luận lý” (NYÀYAPRAVESA)
của SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ)
Do Giáo Sư Lê Tự Hỷ giới thiệu, dịch và chú giải.

 

Cầm quyển sách trên tay độ dày chỉ 290 trang khổ A5 được nhà xuất bản Hồng Đức tại Việt Nam in ấn và do Thư Viện Huệ Quang ở Sài Gòn phát hành, lại chính do Giáo Sư Lê Tự Hỷ ký tặng sách giá trị nầy cho chúng tôi vào ngày 14 tháng 7 năm 2018 nầy, nên tôi rất trân quý để cố gắng đọc, tìm hiểu cũng như nhận định về tác phẩm nầy.

 

Đọc lời giới thiệu của Hòa Thượng Thích Minh Cảnh và lời mở đầu bản dịch tác phẩm NYÀYAPRAVESA do Giáo Sư Lê Tự Hỷ trình bày qua mấy trang đầu sách, chúng ta cũng có thể hiểu được mục đích cũng như lý do và ý nghĩa mà dịch giả muốn trình bày, cũng như muốn giới thiệu đến quý độc giả khắp nơi về môn Luận Lý Học của Phật Giáo, kể từ thời cổ đại xa xưa mà ngày nay chúng ta, những người học Phật cần phải suy luận cũng như học hỏi theo lối giải thích trừu tượng nầy. Bởi lẽ đây không phải là lối triết học Tam Đoạn Luận, Nhị Nguyên Luận hay Nhất Thần Luận của Âu Châu, mà là một môn Luận Lý học của Phật Giáo rất khó hiểu, khó lãnh hội cũng như khó biện luận, nếu chúng ta không rõ được mấu chốt của vấn đề.

 

Từ chương một đến chương bốn, dịch giả đã cố gắng làm rõ tư tưởng của Luận Lý học qua những vấn đề liên quan đến bản Hán dịch của tác phẩm nầy. Trong chương hai dịch giả đã đề cập đến vấn đề dịch tác phẩm nầy từ tiếng Phạn sang tiếng Việt. Đến chương ba dịch giả đã giới thiệu tổng quan về Luận Lý học của triết học Ấn Độ cổ xưa và đến chương bốn là chương tổng quan về tác phẩm Nyàyapravesa nầy. Thật sự ra đến chương thứ năm mới là chương chính của quyển sách. Đó là chương dịch trực tiếp bản văn nầy từ tiếng Phạn sang tiếng Việt của Giáo Sư Lê Tự Hỷ và cuối cùng là phần Phụ lục về những từ vựng trong tác phẩm .

 

Phần đầu dịch giả đã cố gắng chứng minh loại triết học khó hiểu nầy bằng kiến giải của mình, nhưng thực ra không phải ai cũng hiểu được, nhất là những người chỉ làm quen với loại triết học của Tây Phương. Đông phương và nhất là Phật Giáo, triết học rất sâu thẳm, phải đi vào thực chứng và không thể chỉ qua sự suy luận mà có thể đi đến kết luận một vấn đề nào được. Cái khó là không thấy được vấn đề, mà phải chứng minh là vấn đề đó thường hay là vô thường cũng như âm thanh, ánh sáng, cái bình, người mẹ vô sinh v.v… Tất cả chỉ là những vấn đề trừu tượng, nhưng qua những phần Tôn, Nhân và Dụ tác giả phải chứng minh làm sao cho rõ để thuyết phục người đối diện hiểu và chấp nhận như câu chuyện trong phần chú thích thứ 8 trang 70 và 71 về Ngài Milindapanha và Vua nước Hy Lạp, Menandros với Ngài Tỳ Kheo Nagasena (Na Tiên) ở miền Bắc Ấn Độ vào khoảng năm 155-130 trước Tây Lịch. Đây là những câu chuyện có thật qua Luận Lý học của Phật Giáo đã thành tựu được việc biện luận của Ngài Na Tiên Tỳ Kheo, khiến cho Vua Milinda đã quy y Tam Bảo, trở thành người Phật Tử hộ đạo đắc lực trong vương quốc của Vua.

DuongVaoLuanLy-1 (1)DuongVaoLuanLy-2 (1)

 

Nhờ Giáo Sư Lê Tự Hỷ là người rất giỏi về Anh Văn nên đã tham khảo những tài liệu bằng tiếng Anh dịch ra từ Phạn ngữ của những học giả Nhật Bản như Musashi Tachikawa vào năm 1971 và bản tiếng Anh của S.R. Bhatt & Anu Mehrotra trong Buddhist Epistemonology của tác phẩm NYÀYAPRAVESA nầy. Thông thường dịch giả Lê Tự Hỷ cho dịch thẳng từ bản tiếng Phạn sang tiếng Việt, sau đó giải thích từ ngữ, cú pháp và cuối cùng là phần ghi chú. Nếu những vị nào giỏi tiếng Phạn thì có thể so sánh trực tiếp cách dịch ra Việt văn của dịch giả. Những ai cần tham khảo, học hỏi Phạn ngữ từ giống, số, tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ v.v… thì có thể nghiên cứu phần giải thích về từ ngữ và cú pháp nầy. Riêng tôi thì rất ưa đọc phần Ghi Chú của dịch giả, vì từ đây chúng ta có thể hiểu nội dung của đoạn kinh văn vừa dịch một cách rõ ràng hơn. Qua 86 chú thích trong gần 300 trang sách nầy đã giúp cho chúng ta hiểu được ý dịch giả nhiều hơn. Cái thế mạnh của dịch giả là vừa rành rẽ ngôn ngữ Anh Văn và Phạn ngữ, nên khi dịch ra Việt ngữ không khó khăn lắm với một tác phẩm bác học như thế nầy.

 

Phần cuối của sách có 262 từ vựng tiếng Phạn đã được dịch và chú giải ra tiếng Việt rất rõ ràng, khiến cho ai đó khi gặp khó khăn về tiếng Phạn, có thể lật ra phía sau cùng để tra cứu thì ý nghĩa sẽ hiện ra trước mắt để đáp ứng cho việc tra cứu của mình. Trong dịch phẩm nầy dịch giả Giáo Sư Lê Tự Hỷ cũng đã lấy tác phẩm “Nhân minh nhập chánh lý luận” do cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch từ bản chữ Hán sang bản tiếng Việt để đối chiếu. Có nơi dịch giả chứng minh là trong Phạn văn có mà trong bản Hán văn và Việt văn không có hoặc trong bản Hán Văn do Ngài Huyền Trang dịch từ Phạn ngữ thì có, nhưng trong bản Việt văn thì dịch khác hơn bản Hán và bản Phạn văn không ít. Có lẽ đây chỉ là vấn đề ngôn ngữ và cách dịch mà thôi, chứ ý văn thì không sai khác mấy.

 

Năm 2003 cho đến đầu năm 2012, tất cả 10 năm như thế, sau khi tôi đã trở về ngôi Phương Trượng của Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc, việc Trụ Trì đã giao hẳn cho quý Thầy đệ tử xuất gia, nên tôi có nhiều thì giờ để nghiên cứu, dịch thuật cũng như viết lách và cũng chính trong 10 năm ấy, mỗi năm 2 tháng trên núi đồi Đa Bảo thuộc Sydney Úc Châu, chúng tôi đã tịnh tu để dịch tập 32 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daiyokyo) thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Chỉ trừ những bộ Luận như Đại Trí Độ, Đại Thừa Khởi Tín…số còn lại chúng tôi đã cố gắng dịch hết ra chữ Việt. Nay xem lại thì thấy liên quan đến bộ Luận nầy có đến 3 quyển. Đó là Kinh văn thứ 1628 nhan đề là: Nhân Minh Chánh Lý Luận Môn, do Ngài Long Thọ Bồ Tát soạn bằng chữ Phạn và Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch sang Hán Văn; kế tiếp có Kinh văn số 1629 cũng nhan đề là: Nhân Minh Chánh Lý Luận Môn do Ngài Long Thọ soạn, nhưng Ngài Nghĩa Tịnh đời Đường phụng chiếu dịch; và tiếp theo là Kinh Văn số 1630 thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập Bộ Toàn từ trang 11 đến trang thứ 13 do Ngài Huyền Trang dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán và chúng tôi đã dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt, dịch xong vào ngày 20 tháng 7 năm 2004. Nay đọc lại 3 tác phẩm nầy cũng còn cảm thấy khó hiểu vô cùng. Khó vì cách lập luận, khó vì cách kết cấu câu văn, khó vì các từ dùng trong luận lý nầy.

Hôm nay nhân đọc bản dịch từ Phạn văn ra Việt ngữ nầy của Giáo Sư Lê Tự Hỷ, chúng tôi vô cùng hoan hỷ vì rằng đây là những tài liệu rất bổ ích cần phải tham khảo và chúng tôi rất hân hạnh để giới thiệu tác phẩm Đường Vào Luận Lý (NYÀYAPRAVESA) của Ngài SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ) đến với quý độc giả xa gần rằng, ai muốn học môn Lý Luận Học của Phật Giáo cũng đều nên tham cứu quyển sách giá trị nầy. Riêng bản thân chúng tôi Hán học không rành rẽ lắm, nhưng cũng gồng mình để dịch 3 tác phẩm trên và chính nhờ bản dịch gốc của Giáo Sư Lê Tự Hỷ mà chúng tôi sẽ san định lại phần dịch từ Hán văn ra Việt ngữ của mình cho sáng sủa hơn, để người đọc dễ đi vào nền triết học thuộc về Luận Lý học của Phật Giáo.

 

Viết xong vào ngày 17 tháng 8 năm 2018 tại chùa Khánh Anh Évry, Pháp Quốc.
Thích Như Điển


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 6761)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
26/03/2023(Xem: 1947)
Khi chúng ta có mặt trong bào thai, cho đến khi sanh ra, lớn lên và trưởng thành, là đang thọ nhận mọi sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của vạn vật, xã hội và tình đồng loại. Theo Đạo Phật đó là “Tứ ân” (Cha, Mẹ, Tam Bảo, Quốc Gia và Chúng Sanh). Lễ Vu Lan Báo Hiếu là biểu hiện cho sự biết ơn và đền đáp một trong bốn ơn ấy rõ ràng, nhiều ý nghĩa nhất. Cho nên, nếu là người, chúng ta phải biết ơn và lo đền ơn, thì đó mới là người đúng nghĩa. Lòng biết ơn, là trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ một cảm giác, ấn tượng đẹp, để có tâm lý
23/03/2023(Xem: 2122)
Thoáng chốc một giấc mơ trưa, Xuân thu ai biết, bốn mùa qua nhanh. Hơi thở như hạt tinh anh, Vô thường trước cửa, gõ thành trăm năm.
23/03/2023(Xem: 1947)
Tiến sĩ Doãn Minh Triết (윤명철) Giáo sư Đại học Dongguk, được biết đến rộng rãi và nổi tiếng như một nhà thám hiểm mỉm cười với bạn bè, năm 2003, ông thanh thản hồn nhiên từng bước chân an lạc, khởi hành từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và với thời gian trong 43 ngày đến Nhật Bản qua Incheon và đảo Jeju, Hàn Quốc.
22/03/2023(Xem: 2248)
Thật là một niềm hỷ lạc cho những Phật tử hay bất cứ những ai có nguyện lực, trí lực với đạo pháp (theo lời Ôn Cố Vấn HT Thích Tuệ Sỹ) được tham dự buổi giới thiệu Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh VN hôm nay 20/3/2023, lại trùng hợp với ngày Quốc Tế Hạnh Phúc (Ngày của yêu thương và chia sẻ). Và hẳn ai đã được tham dự dù trên Zoom thôi sẽ rất vui mừng và cung kính tri ân hoài bão và đức độ phụng hiến của Chư Tôn Thiền Đức và các thành viên trong Hội Đồng phiên dịch Tam Tạng Lâm Thời, được chỉ đạo và cố vấn từ Ngài Chánh Thư ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN HT Thích Tuệ Sỹ. Con, Phật tử Huệ Hương không hiểu được phước duyên gì mà có cơ hội được TT Thích Nguyên Tạng chỉ dẫn vào Zoom, để lắng nghe và tìm hiểu thêm những gì mình chưa được biết trong sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam Thống nhất tại Hải ngoại, để bước vào biển pháp mênh mông và gia tài đồ sộ mà Đức Thế Tôn đã để lại cho bốn chúng đệ tử sau hơn 2500 năm.
18/03/2023(Xem: 2347)
Thông thường, người ta thường quan niệm “từ bi là dành lòng từ cho những chúng sinh đang hiện hữu, đang còn một đời sống thực tại” còn đối với những người đã khuất, những vong linh không còn hiện hữu trên cõi đời thì ít khi người ta nghĩ đến thực niệm từ bi, thế nhưng đối với những vong linh đã khuất, lòng từ bi cũng là điều vô cùng cần thiết.
18/03/2023(Xem: 2439)
Gia đình tôi sống ở một vùng quê nhỏ, từ khi tôi còn bé, trong nhà ba mẹ tôi nuôi nhiều gia cầm như heo, dê, chó, thỏ, gà, vịt, cá … vv. Ba thường mua một ổ gà con và heo về nuôi. Chúng còn nhỏ, thì tôi bầu bạn với chúng, khi chúng lớn lên chúng trở thành món ngon của tôi. Thật là vô ơn bội nghĩa mà! Trong Liễu Phàm có nói: Nếu bạn không dứt trừ ăn thịt, có bốn thứ người ăn thịt phải tuân giữ là: Nghe giết không ăn, thấy giết không ăn. Tự nuôi không ăn, nghe nói giết vì mình cũng không ăn. Tôi thường xuyên vi phạm bốn điều này từ khi còn bé, tôi rất hoan hỷ khi thấy giết chóc.
18/03/2023(Xem: 7450)
Nghĩ tức cười, hồi nhỏ tới giờ tôi đọc kinh Phật nhiều, hiểu sát sinh là tội lớn, ăn mặn là không hay. Cho nên càng hiểu càng tin thì con kiến cũng không dám giết. Sợ ở ngoài đời, sợ lớn lên kết hôn khổ, dù mình không muốn sát sinh, nhưng nếu làm dâu sẽ bị nhà chồng ép giết chóc phục vụ giỗ quảy và phục vụ họ. Vậy thì đâu có gì sung sướng, sống mà tạo tội chồng tội. Thôi thì đi tu cho khoẻ, giải thoát nhiều cái khổ không đáng có.
14/03/2023(Xem: 10239)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
07/03/2023(Xem: 2900)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm thấy được như “tặng quà, tặng tiền, cúng kiếng…” cho tặng càng nhiều, mâm càng cao, cỗ càng đầy thì phước sẽ theo đó mà tăng dần, thực ra, “làm phước” và tích đức đôi khi chỉ đến từ những việc đơn giản nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]