Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngược Đời

26/04/201807:21(Xem: 3875)
Ngược Đời


tim con suoi moi-2


NGƯỢC ĐỜI


Thích Tâm Tôn  

Ngược dòng Mekong về hướng Thượng Lào. Nơi ngã ba sông Nam Khan chảy nhập vào dòng Mekong tạo nên một cảnh quang rất đặc trưng của cố đôLuangprabang cổ kính. Dòng sông với nhiều khúc quanh tạo nên những dãi uốn lượn có phần chảy xiết xuôi về hướng hạ Làokhiến con sông trông càng thêm đẹp. Nép dọc hai bờ, những rạng rừng núi nguyên sơ với những tàn cổ thụ rợp mát. Nhịp sống vẫn êm ả,sự thư thảcủa dân Lào có phần chậm lại vốn dĩ tạo nên nét rất đặc biệt nơi đây so với tất cả những danh thắng du lịch ở nơi khác. Và giữa rộn ràng của thói quen với những gì của thế giới hiện đại mà con người tiếp cận thường ngày, một quán Cà Phê trong không gian chỉ dành cho sự yên tĩnh của một người Pháp rất khéo ẩn dưới những bóng cây bên ghềnh đá của ngã ba con sông. Không có sự hiện diện của bất cứ một phương tiện nhộn nhịp nào của thế giới hiện đại được chào đón trong không gian mang tính thư giản này. Nơi ấy, không Wifi, không tiếng nhạc,hoạtđộng nhẹ nhàng của nhân viên phục vụ, chỉ có tiếng trải lòng hòa điệu với tiếng thiên nhiênđủ khiến du khách ý thức không nên ồn ào gây tiếng động lớn. Những dòng chú ý đại loại như thế được đặt trên mỗi bàn nước. Khái niệm “khách hàng là Thượng đế”, hẳn nhiên không tồn tại nơi đây. Tất cả đây quả thật đặc biệt rất “ngược đời”, nhưng khi trải nghiệm mới thấy được cái “ngược đời” ấy nó hay và độc đáo như thế nào giữa thế giới hiện đại này.

“Ngược đời” là một tính từ mang khái niệm với rất nhiều hàm ý. Với những gì diễn tiến theo chiều hướng tiêu cực đưa đến những kết quả sai lệch là ý nghĩa phổ biến nhất được liên tưởng đến khái niệm này. Nhưng không thể bỏ qua ý nghĩa tích cực lớn hơn rất nhiều của khái niệm “ngược đời” theo tư duy xây dựng ý tưởng “đảo ngược” sinh động trong dòng sống đa chiều, nhằm mang lại những giá trị chân thực và mới mẻ hơn,  hiệu quả cao hơn, vượt khỏi hẳn những giới hạn của khuôn khổ có tính chủ quan cổ hủ.  Đó chính là khái niệm “tư duy khác biệt”, “tư duy đảo ngược” mà thế giới hiện đại, cũng như trong lí luận triết học rất đề cao từnhững hiệu quả của nó mang lại.Đặc biệt,trong phương pháp giáo dục, trong lí luận học thuật, cũng như trong việc xử lí những vấn đề thuộc cộng đồng Tăng của Phật giáo; đức Phật vận dụng cách thức này trong rất nhiều tình huống để đối trị những diễn tiến thường tình, những phán đoán cảm tính, những thói quen suy xét xuôi chiều, nhằm mang lại kết quả trung thực và tốt đẹp nhất có thể.Những hiệu quả rất tích cực ấy, dễ dàng nhận thấy trong xuyên suốt những gì liên quan đến cuộc đời đức Phật và rõ ràng nhất là chính con đường “ngược đời” mà Ngài đi.

Một người biện minh cho lí lẽ  riêng nào đó của bản thân, bất chấp những hiểm nguy, chạy xe ngược vào đường cao tốc. Hành động ấy là hết sức ngược đời với sự nhìn nhận của tất cả mọi người. Đây chắc chắn là một hành động “ ngược đời” hết sức điên rồ nguy nhiểm, không thể chấp nhận bởi luật pháp, không được khuyến khích trải nghiệm.

Trong một khu rừng, bác cọp luôn xem mình là chúa tể sơn lâm. Phần lớn mọi loài thú khác cùng sống trong khu rừng ấy đều phải khiếp sợ trước oai phong của bác. “Kính nhi viễn chi” hẳn nhiên là suy nghĩ vì sự an toàn tánh mạng đối với mọi loài dành cho cọp. Hằng ngày, anh khỉ vẫn chứng kiến bao chuyện xảy ra với muôn loài hết sức tàn bạo mà bác cọp kia hành xử.Thế nhưng, khỉ lại là anh bạn đặc biệt có suy nghĩ rất ngược đời. Khỉ xem chuyện trêu đùa với cọp là thú vui không thể thiếu mỗi ngày. Bác cọp sau những chặng đường rong ruổi khắp đó đây, mỗi khi tìm nơi nghỉ ngơi dưới những bóng cây thì lại thường bị làm phiền bởi anh khỉ đủ đầy những chiêu trò nghịch ngợm. Anh khỉ tinh ranh không biết đâu cứ bất chợt từ cành cây cao nhảy nhào xuống giật mạnh đuôi, sờ tai, nhảy cả lên người bác cọp, rồi chớp nhoáng liền chuyền lên cành cao. Cứ thế mà khỉ vợn vờ giễu cợt,không một chút nễ nang,và thách đố với cảbác cọp dữ tợn. Ngày nào cũng diễn trò cảnh ấy, lòng bác cọp rất tức giận. Lúc đầu bác phản ứng rất mãnh liệt bằng tất cả oai phong của một chúa tể đối với thằng nhãi khỉ tinh ranh kia. Nhưng tất cả những phản ứng ấy đều không làm cho anh khỉ khiếp sợ mà ngược lại anh khỉ càng tinh nghịch trêu đùa nhiều hơn. Dần dần cọp thấy không thể làm được gì với nhóc khỉ lì lợmnày, nên rồi cũng dần tập chấp nhận nhắm mắt mặc nhiên cho những phá phách trêu đùa. Khi thấy bác cọp không còn những phản ứng gì nữa, thì anh khỉ lại cũng bớt dần những bầy trò tinh nghịch. Thế rồi bác cọp có hôm nằm cảm thấy buồn khi thiếu những trò của khỉ, nên lại có vẻ cũng tìm cách trêu chọc như muốn bọn khỉ đùa chơi với mình. Và như thế, ngày lại ngày cọp và khỉ vờn đùa với nhau làm cho khu rừng trở nên sinh động hơn với đời sống hoang dã. Đây là một suy nghĩ và hành động kiểu ngược đời rất đáng yêu của khỉ. Nhưng sinh động hơn là anh khỉ làm thây đổi rất lớn lối sinh hoạt của muôn loài trong khu rừng, và đặc biệt làm cho bác cọp thây đổi suy nghĩ cũng như lối hành xử cổ hủ của mình .

Với Phật giáo, con đường hướng đến những trải nghiệm thường đặt trong chiều hướng đảo ngược thực tế, đưa đến kết quả chuyển hóa rất nhiều nghĩa sống trở nên tốt đẹp. Cái chết, luôn là nổi ám ảnh rất kinh khủng hằng đeo mang trong sâu thẳm với hầu hết số đông. Càng sợ điều đó, phần lớn tìm cách phủ nhận nó như không hề liên quan và không chấp nhận như có sự liên quan gì đến nó. Từ đó họ cố tìm và lao vào những thứ cảm giác tạm bợ nào đó để sống, quên đi nổi ám ảnh của sự chết, che đậy bớt những khủng hoảng khó thoát của cuộc đời. Đức Phật với tư duy của Ngài khác biệt hơn, ngược đời với phần lớn số đông kia. Ngài lại tư duy nhiều hơn về cái chết, nói nhiều hơn về những gì liên quan đến cái chết, những chuyển biến vô thường, và đặt cả bản thân vào hoàn cảnh của sự chết. Không ít những thắc mắc được nêu ra cho Ngài và những ai đi theo con đường Ngài đại loại như: Ông Cù Đàm nói nhiều về cái chết là có ý gì thế? Và cuộc đời này không biết bao nhiêu điều thú vị để nói tới, việc gì cứ ngồi đó mà trầm tư về những chuyện không ai muốn như vậy?

Phật giáo nói nhiều về vô thường hay cái chết. Đây không phải là một tư duy tiêu cực bi quan. Bởi lẽ, “chiêm nghiệm nhiều về sinh tử sẽ thúc đẫy bạn suy nghĩ toàn diện hơnvề cuộc sống của mình và những gì bạn muốn để lại cho đời. điều này có ý niệm giúp bạn rõ ràng hơn về ý nghĩa và niềm vui trong cuộc sống của mình”- Alice Rebekah Fraser

Đây chính là hiệu quả tích cực theo hướng trải nghiệm tư duy “đảo ngược” của đức Phật và Phật giáo ứng dụng được tìm thấy qua những vần thi kệ ngắn của bài kinh Mũi Tên thuộc Tiểu Bộ Kinh: “ Sinh mạng của loài người/ Ở đời không ai biết/ Không tướng, nhiều phiền toái/Nhỏ nhoi, liên hệ khổ/Không có sự gắng nào/Khiến sống thoát khỏi chết/Sau khi già là chết/Pháp hữu tình là vậy/Như các trái chín mùi/Có sợ bị rơi sớm/Cũng vậy người được sanh/ Thường có sợ bị chết/….Như vậy thế giới này/Bị già chết chi phối/Do vậy, bậc nhiều trí/Biết đời, nên không sầu/Ai không biết con đường/Đường đến và đường đi/Do không thấy hai ngã/Than khóc, không lợi ích/….Không với sầu, nước mắt/Khiến nội tâm an tịnh/Khổ càng tăng trưởng thêm/Thân càng bị gia hại/….Ai tự tìm hạnh phúc/Hãy tự mình rút tên/Mũi tên là than khóc/Tham cầu tư âu sầu/Ai đã rút mũi tên/Không nương tựa nhờ cậy/Tâm vị ấy đạt được/Sự an lành an tịnh/Vượt khỏi mọi ưu sầu/Tâm không sầu, tịch tịnh”.

Thường tình số đông, khi bị tác động của cuộc sống theo xu hướng nào, thường có những phản ứng đối đãi trở lại tương tự như chính tác động kia mang đến. Anh ghét tôi, thì tất nhiên tôi không thể thương anh được. Anh sống có tình với tôi, làm sao tôi không lưu tâm nhiều để dành những tình cảm xứng đáng cho anh. Anh sống không chân thành với tôi, làm sao tôi có thể tặng một cách miễn phí cho anh sự chân thành của tôi được. Anh đã hành xử với tôi bằng những cái tát, tất nhiên phải có những cái tát tương ứng tôi sẽ dành cho anh..v.v..Cũng từ suy nghĩ này, có những dịch vụ gọi là “đập phá đồ đạc” nhằm đáp ứng giải quyết khủng hoảng tâm lí cho những người gặp những điều bất như ý trong cuộc sống tránh những nguy hại đáng tiếc. Nhưng đây là một dịch vụ không hoàn toàn có ý tưởng tốt, vì sẽ không tập kiểm soát tâm lí mà chỉ dẫn người ta lao theo những cảm xúc và càng làm tăng thêm tính khí tiêu cực về lâu dài.Đó đôi khi là lẽ sống mà nhiều người cho là giá trị “sòng phẳng” của cuộc đời. Xét cho cùng, những suy nghĩ ấy chỉ nhằm đối đãi nhau ở đời cho thỏa mãn những cảm xúc tâm lí chứ không xây dựng được giá trị tích cực gì cho đời. Có thể xem những suy nghĩ ấy trong ý nghĩa “ ngược đời” mang tính tiêu cực, vì nó sẽ mang lại những hệ quả làm tan vỡ cuộc đời.

Với đức Phật một quan điểm có tư duy rất tích cực trong ý nghĩa “ ngược đời” với phần lớn số đôngkia khi nói về sự đối trị lòng giận và cách giải quyết tâm thù hận theo phẩm Song Yếu thứ 4-5 trong kinh Pháp Cú:

-“Nó mắng tôi, đánh tôi,

Nó thắng tôi, cướp tôi,

Không ôm hiềm hận ấy,

Hận thù được tự nguôi”-

-“Lấy hận diệt hận thù,

Đời này không thể có.

Từ bi diệt hận thù,

Là định luật thiên thu”-

“Thayvìtìmcáchhạhỏathìviệcthểhiệnsựgiậndữrabênngoài hay trútgiậnchỉcànglàmbạn "nổiđóa" – Brock Atkinson.

Một trong rất nhiều câu chuyện cảm hóa những con người khó cảm hóa nhất được biết đến trong cuộc đời đức Phật đó là chuyển hóa Angulimāla (Vô Não)- một tên cướp sát nhân khét tiếng. Tránh xa lãnh địa mà tên cướp này trú ngụ là những cảnh giác hầu hết dân địa phương và các vùng lân cận luôn đề cao. Mạo hiểm một mình đi vào làng của tên cướp với một ai đó thì quả thật là chuyện ngược đời. Chính vì sự cảnh giác đó của mọi người,Angulimāla càng ngày càng trở nên khó thực hiện được mục đích của hắn. Trong trường hợp này, đức Phật không suy nghĩ theo số đông kia, không tìm cách xa lánh anh chàng đầy mông muội ấy. Một hôm, trên đường khất thực, đức Phật một mình khoan thai trên từng bước chân theo hướng lối dẫn vào làng vắng lạ thường. Angulimāla phát hiện thấy có người liền đuổi theo để thực hiện ý đồ sát hại. Đối diện với một tên cướp đầy sát khí, sự hoảng sợ là tâm lí biểu hiện của hầu hết mọi người. Thế nhưng, sự điềm tĩnh lạ thường của đức Phật khiến tên cướp thấy rất ngạc nhiên. ĐứcPhậtdùngthầnthông, trông rất bình yên bước nhẹ, nhưngtêncướpAngulimāla cố sức đuổi theo vẫnkhôngthểnàobắt  kịp. TêncướpAngulimālanghĩ: “Lạ thật, trướcđây ta có thể đuổikịp con voi, con ngựa, con naivà cả chiếcxeđangchạy, mà bâygiờ khôngthể đuổitheokịp Sa-mônCồ Đàmđangđibìnhthường”. Têncướpnói: “Hãydừnglại, Sa-môn! Hãydừnglại, Sa-môn!”. ĐứcPhậtkhoanthaiđáp: “Ta đãdừngrồi, nàyAngulimāla! Vàngươihãydừnglại!”. Têncướpnghĩ Sa-mônCồ Đàmkhôngbaogiờ nóidối, vậylờinóinày có ý nghĩagì. Thế là Angulimālahỏi: “Ôngđi mà lạinói ‘Ta đãdừngrồi’, còntôidừng, thì ôngnói ‘saotôikhôngdừng’ nghĩa là sao?” ĐứcPhậtgiảithích: “Vớimọichúngsanh, Ta bỏtrượng, kiếm; cònngươi, khôngtựkiềmchế, gieorắcgiếtchócvà hậnthù, nên ta đã dừng mà ngươichưadừng”. Đức Phật dường như đã làm chủ tình hình lúc này, càng khiến tên cướp trở nên bị động hoàn toàn.Đây là tình huống dẫn dắt theo cách “đảo ngược” rất thú vị mà đức Phật thực hiện.

Angulimāla bất ngờđứnglặngyên, trầmtư một lúc, rồi hạgiọngvàtừtốnthưa: “ThưaNgài, tộilỗicủatôithậttàytrời. Tôi có thể quay đầubằngcáchnào?” ThấyAngulimālađãchuyểntâm ý, ray rứtvớiviệclàmcủamình, ĐứcPhậtmở ramộtcơhộichongườibiết quay đầu, tiếpnhậnAngulimālavàoTăngđoànđể có thể làmmớicuộcđời.Angulimālaliềnquăngbỏkiếmvà khígiớixuốngvựcsâu, đảnhlễ ĐứcPhật, xinđượcxuấtgia. Tôngiả Angulimālatinhtấntu tập chẳngbaolâu, chứngđạttrạngtháigiảithoáthoàntoàn.

Khi gặp một người rơi vào sự tột cùng của khổ đau như mất con, mất chồng, cửa nhà tan hoang của người phụ nữ; đức Phật dành cho họ những pháp thoại về bản lĩnh chấp nhận thực tế để hướng đến con đường của hạnh phúc. Khi gặp những ai đấm nặng trong xung mãn những điều kiện và cảm giác như ông trưởng giả keo kiệt thì đức Phật tìm cách tiếp cận họ bằng những bài họcmở lòng về san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. Khi gặp những ai có số phận thế nào thì đức Phật hầu như cho họ con đường ngược lại bằng những luận lí có cơ sở hết sức thuyết phục.

Chứng kiến đoàn sư trẻ khất thực trên đường vào buổi sớm của một đất nước Phật giáo Nam truyền, cũng có thể trải nghiệm được giá trị nhẹ nhàng giải thoát có ý nghĩa như thế nào giữa dòng đời đầy bôn ba chộn rộn của muôn vàn cuộc sống. Vị sư trẻ cuối cùng của đoàn sư khất thực trong tư thế phải nhận hết tất cả những nắm xôi đầy ngập bát còn lại mà đoàn phật tử dâng cúng, sự hoan hỉ vẫn biểu hiện viên mãn cùng giá trị “ ngược đời” giữa đời thường chẳng chút ưu tư.

Hay một cư sĩ nghệ nhân rất nổi tiếng của làng Gốm cổ Bát Tràng, với tư duy “ngược đời” tạo những không gian thiền rất an tịnh đặc sắc có tên “Thuận An Đường” giữa dòng đời còn bao bày bộn chung quanh với kinh doanh thương mại. Ngày ngày ông vẫn dành những trải nghiệm cuộc sống với những vần thi ca giàu tính thiền học giữa cuộc đời và không quên câu “A Di Đà Phật” rất đẹp tròn nghĩa sống.

“Chuông ngân, lòng nhẹ nhõm.

Vơi đi mọi sầu lo,

Vui buồn hay sướng khổ,

Do mình,…nào ai cho?!..

Adidaphat!- Văn Thuận An-

Và đây:

Đêm qua thầnchếtnhắc:
Trongtimđãvài Ten ( Stent )
Tuổiđãngoàilụcthập 
Bậnlònggìchê, khen?!' 
-
Cầmtaythầncảmtạ:
"LờiThầnnhắchôm nay 
Nhiềunăm qua tôiđã 
Thựchiệntốtđiềunày ".
-
Nhạcthiền ,tràhươngngát 
Hươngtrầmthoảng bay xa 
Mọiannhiêntựtại
Bình an...do chính ta 
Adidaphat !' -Văn Thuận An    

 

Và giữa dòng đời thường xuôi dòng cùng lẽ sống, vẫn còn rất nhiều bước chân trải nghiệm “ngược đời” rất sinh động và rất đẹp trong cuộc sống này.

 “Vui thay chúng ta sống,

Không rộn giữa rộn ràng;

Giữa những người rộ ràng,

                          Ta sống không rộn ràng”- Pháp Cú số 199.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2013(Xem: 3533)
Không biết tôi đã đọc Bông hồng Cài áo của thày Nhất Hạnh bao nhiêu lần. Từ những ngày còn thơ ấu sống trong vòng tay mẹ, cho đến ngày hôm nay, khi nấm mồ của mẹ đã xanh ươm cỏ, bài viết luôn làm tâm hồn tôi chùng xuống trong những yêu thương dịu dàng nhất.
22/06/2013(Xem: 3607)
Trong cuộc đời đã bao lần bực dọc, hờn giận vì những việc thật nhỏ nhoi mà hư đi những chuyện quan trọng, làm mất lòng bạn bè, người thân, mà tâm cũng chẳng vui. Cuộc sống ngắn quá nên một lần nghe cô bạn kể chuyện này, ngẫm nghĩ và ngồi viết lại để mong lúc nào mình cũng sẽ làm được như thế. Bỏ hết những âu lo cho nhẹ nhõm trong lòng. (Thiên Hương).
22/06/2013(Xem: 6396)
Vậy là đã một năm, thời gian trôi quá nhanh nhưng lại thật không nhẹ nhàng khi những buồn thương vẫn còn hằn in trên dấu đá. Giờ này chắc chị đã bắt đầu một cuộc đời nào khác tại một nơi chốn bình yên vĩnh cửu, và tiếng cười của chị, những thương yêu của chị vẫn mênh mang trong một cõi thiên thu nào đó. Trong lúc ở đây, tại thế giới này, chúng em vẫn còn tưởng nhớ, vẫn cảm nhận những yêu thương vời vợi mà chị đã để lại trong đời sống ngắn ngủi của chị, và vẫn nghe trong tâm mình những khắc khoải đớn đau ...
22/06/2013(Xem: 3769)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân. Tiếng chim hót lảnh lót đầu hiên hòa nhịp dáng dấp nhí nhảnh của những chú chim sà mình xuống hàng rào rồi lại nhẹ cất cánh lên cao. Hồn nhẹ tâng theo những đám mây trời, tạ ơn đời sống, tạ ơn sự bình yên, tạ ơn những mượt mà của tạo hóa.
22/06/2013(Xem: 3222)
Tôi đã đi trên con đường này không biết đã bao nhiêu buổi sáng. Có buổi thành phố còn đang ngái ngủ, chỉ có những chiếc xe rửa đường rì rào lăn bánh, có buổi những toà cao ốc còn tắm đẫm sương đêm làm hai hàng mi long lanh những hạt nước trong suốt của hơi lạnh mùa đông. Và có những buổi như sáng nay, đường phố ngập những chiếc lá vàng và những hàng cây hai bên đường xôn xao đổ lá. Tự dưng, tôi nghe hồn mình chùng xuống vì một thoáng nhớ xa xôi.
21/06/2013(Xem: 2948)
Tháng 12, khi tui còn đi chơi lòng vòng. Sở làm dọn sang địa điểm mới. Ngày bắt đầu đi làm nơi mới cũng hơi bỡ ngỡ. Được cái chỗ làm mới ngay trung tâm thành phố. Đi một chuyến xe lửa 12 phút đã tới, mỗi ngày tiết kiệm được 50 phút cho 2 chuyến xe trams từ City xuống nơi làm cũ và trở về. 50 phút nhiều lắm chớ bộ. Nhưng...
28/05/2013(Xem: 3584)
Ai thật sự đã làm đời bạn khác đi? Hãy thử trả lời đôi điều dưới đây: - Hãy kể tên năm người giàu nhất trên thế giới. Hãy kể tên vài người đoạt vương miện hoa hậu hoàn vũ mấy năm gần đây nhất. Hãy kể tên 10 người đã đoạt giải Nobel hoặc giả Pulitzer
28/05/2013(Xem: 3382)
Cứ mỗi tháng tư, tôi lại rơi vào một nỗi băn khoăn cố hữu, đó là không biết mùa xuân mới liệu có thể như mùa xuân rồi hay không. Cảnh vật trông như hoang phế, từ bầu trời, những ngọn đồi đến các cánh rừng tuyền một màu xám, giống như nước sơn lót trên vải của những bức tranh nghệ thuật khi chưa thành kiệt tác.
28/05/2013(Xem: 3550)
Một ngày nọ, hai cậu bé đang chơi đùa thì một bà tiên xuất hiện trước mặt và nói: “Ta tặng cho các cháu món quà năm mới” Bà trao cho mỗi đứa một gói quà và biến mất. Carl và Philip mở những gói quà ra và thấy trong đó là những quyển sách xinh đẹp, những trang giấy trắng tinh như tuyết khi lật trang đầu tiên.
14/05/2013(Xem: 3123)
Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình ra khỏi hay trở lui cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân. Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không gì hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái gì cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên còn là những hạnh ngộ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]